Kể 1 câu chuyện về bác Hồ Chí Minh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1:
vấn đề VB:
- Ca ngợi lối sống giản dị mà thanh cao của bác
-Nói về sự hội nhập thế giới và giữ gìn bản sác dân tộc
câu 2:
Phương diện : trang phục , nơi ở , bữa ăn , tư trang
câu 3:
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Nguồn : internet
Refer:Mỗi người con đất việt, yêu quê hương, yêu Tổ Quốc, mỗi lần ngắm nhìn bóng hình đất nước đều thấy dáng hình vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta - chủ tịch Hồ Chí Minh
Năm 1911 nơi cảng Nhà Rồng người đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba 30 năm trời mới quay lại đất mẹ yêu thương. Từ ấy, người cùng nhân dân làm cách mạng, dẫn dắt cả dân tộc tìm đến với con đường tự do. Cả cuộc đời người vì dân vì nước, ngay cả đến lúc ra đi vẫn không ngôn nguôi niềm lo lắng
Yêu nước như Bác, được mấy người? Từ mùa hoa năm ấy người từ biệt quê hương, rũ bỏ đằng sau mọi những tình cảm cá nhân, từ bỏ gia đình, từ bỏ bạn bè, từ bỏ người yêu cất bước ra đi. Tình yêu nước đã rộng lớn bao trùm lên mọi tình yêu cá nhân riêng tư. Và tình yêu ấy lớn đến nỗi trở thành động lực khiến bác không bỏ cuộc trong những ngày làm thuê, học thêm vất vả, những giwof tăng ca, những ngày cơm đói, dù làm nghề gì, dù khó khăn đến đâu vẫn cần mẫn làm, cần mẫn học. Vì Bác biết chỉ có nỗ lực hết sức mới có thể tìm được con đường giải phóng dân tộc. Ngày trở về, Bác đã cúi xuống hôn đất mẹ yêu thương, rồi từ đây đánh dấu quãng đời làm cách mạng. Một đất nước đi ra từ đói nghèo, lạc hậu, để làm được cạc mạng khó khăn đến đâu. Người vẫn không hề bỏ cuộc, kiên nhẫn, trường kì dẫn dắt nhân dân đi qua bao mùa chiến dịch. Bác dạy "trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi". Yêu quê hương nâng lên thành yêu con người quê hương chân chất, thật thà, yêu thiên nhiên quê hương rừng vàng biển bạc. Nhà thơ Tố Hữu đã nhận xét bằng một câu "nâng niu tất cả chỉ quên mình". Người lo cho các cụ già như mẹ cha của mình, quan tâm các chú, các bác như anh em của mình, chăm chút cho các cháu nhi đồng như các con của mình. Vậy nên, mãi mãi:
Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
Mãi mãi trong lồng ngực mỗi người con xứ An Nam, một quả tim lớn mang dáng hình người lặng thầm từng ngày, từng tháng bên bàn làm việc với cây chì đỏ "vạch đường đi từng bước từng giờ". Cả cuộc đời người chưa một giây ngơi nghỉ. Đến lúc mất người vẫn nặng lòng với miền Nam. Bác hỏi cô du kích miền Nam "Trong ấy bây giờ thế nào rồi", Bác khuyến khích các cô các chú dũng cảm đánh giặc đừng lo cho Bác, mặc dù lúc ấy Bác đã yếu lắm rồi. Ngày Người ra đi, toàn dân Việt nam khóc, dân quốc tế cũng khóc, trời cũng khóc. Người không ra đi, người chỉ hóa thân vào đất nước, cùng anh em chiến đấu trong tinh thần.
Với một tầm vóc vĩ đại, dưới cương vị chủ tịch nước như Hồ Chí Minh sống thật giản dị. Ngôi nhà sàn, vài khóm dâm bụt, và cây vạn tuế,... như sống giữa thuần hậu quê hương. Hàng ngày bữa cơm canh rau đạm bạc. Bác không sống theo lối nhà tu hành mộ đạo khắc khổ. Người chỉ sống cho hợp với hoàn cảnh, với tinh thần của sự phát triển đất nước.
Trái tim của người, sự uyên bác của người, tình yêu của người, phẩm chất của người đã tạo nên một bức tượng đài vĩ đại có lẽ không chỉ trong lòng những người dân Việt Nam mà còn trong cả trái tim những người dân quốc tế chuộng hòa bình. Người ra đi nhưng còn mãi trong tim ta những lời người đã dạy:
"Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước"
Tham khảo:
https://scr.vn/viet-doan-van-ngan-ke-ve-bac.html
Kể 1 câu chuyện ngắn về sự khoan dung của Bác Hồ
Tấm lòng khoan dung của Hồ Chí Minh không những đối với đồng bào trong nước, với người Việt Nam mà còn đối với cả kẻ thù. Đối với những người ngã xuống vì chiến tranh, Người thương xót cho sự hy sinh của chiến sĩ mình bao nhiêu thì cũng ngậm ngùi bấy nhiêu trước mất mát của những người đi xâm lược đã tử trận, bởi Người luôn quan niệm một điều rằng máu của người Việt Nam hay máu người Pháp cũng đỏ như nhau.
1. Chú sang xông nhà cho Bác
Vào các dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” ở lại trực cơ quan.
Mồng một tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơ quan.
Khoảng 9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới.
Thấy nhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tôi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tôi một chiếc bánh chưng, một gói kẹo, chúc tôi nhân dịp năm mới, rồi Bác hỏi:
- Mồng một tết chú khai bút cái gì đó?
- Thưa Bác, cháu đang viết báo cáo tổng kết công tác năm 1955 của đội ạ.
Bác khen:
- Các chú thật cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả. Những ngày mưa dầm gió bấc, Bác ngủ trên nhà, còn các chú phải thức suốt đêm ở dưới vườn. Tết còn phải làm việc.
Bác nói tiếp:
- Chú viết báo cáo ngắn thôi. Kết luận là: toàn đội hết lòng bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ được an toàn. Không nên nói: bảo vệ Hồ Chủ tịch, vì trong Trung ương Đảng và Chính phủ là có đủ mọi người rồi.
Bác nắm tay tôi:
- Chú sang xông nhà cho Bác đi.
Bác phân công tôi rửa ấm chén, còn Bác thì lau bàn ghế và cắm hoa để đón các đồng chí trong Bộ Chính trị sang chúc tết.
Tết năm ấy, tôi lại là người vui nhất.
2.Nước nóng, nước nguội
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng là giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hôi, người như bốc lửa.
Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa…
3.Chú ngã có đau không?
Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều…
Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:
- Chú nào ngã đấy?
Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:
- Chú ngã có đau không?
Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:
- Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!
Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!
Tôi trả lời Bác:
- Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.
Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào.
Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.
4.. Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sỹ
Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất.
Mùa đông, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ.
Bác thường nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được!”. “Chiến sĩ còn rách rưới, mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi!”.
Mùa hè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khỏe Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổi già cũng suy nhược, dễ bị to¸t mồ hôi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quần áo, có khi hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hòa nhiệt độ. Bác bảo: mùi nó hôi lắm, Bác không chịu được ! ( Bác không dùng nên nói vậy thôi, chứ máy đã có nút xả thơm).
Thấy trời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:
- Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì chịu sao được ? Các chú ấy có đủ nước uống không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.
Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nếu địch bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm.
Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:
- Các đồng chí có nước ngọt uống không?
- Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!
Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:
- Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!
Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu.
Tại sao Bác có tiền tiết kiệm? Lương Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉ đủ tiêu. Mọi chi phí cho sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lông gà, đều ghi vào lương cả.
Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác cũng đã có tiền tiết kiệm. Đến dịp tết Nguyên đán, Bác lại đem chia cho cán bộ các cơ quan chung quanh Bác, mua lợn để đón xuân.
Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:
- Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương với khoảng 60 lạng vàng).
Bác bảo:
- Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng không uống, không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!
Về sau, Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: số tiền của Bác đủ mua nước uống cho bộ đội phòng không, không quân được một tuần!
5. Để Bác quạt
Năm ấy, Bác Hồ đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội.
Tin Bác đến nhanh chóng lan ra khắp trại. Anh chị em thương binh ai cũng muốn len vào gần Bác, quên cả nạng phải dùng để đi.
Đang lúc Bác thăm hỏi sức khoẻ thương binh bỗng một đồng chí hỏng mắt nhờ một y tá dẫn đến xin đứng bên Bác. Đồng chí Ninh đi với Bác định bước lại đỡ đồng chí ấy, nhưng Bác đã đi tới, giơ hai tay ra đón. Đồng chí thương binh ôm chầm lấy Bác nghẹn ngào "Bác ơi"! Bác lặng đi giây lát rồi mới tiếp tục câu chuyện thăm hỏi.
Bác đến từng giường anh chị em đau nặng hỏi thăm bệnh tật đã đỡ chưa, mỗi bữa ăn được bao nhiêu bát cơm.
Hôm ấy, trời nóng bức, Bác lấy cái quạt giấy vẫn dùng, quạt cho các thương binh. Có người định làm thay, Bác nói:
- Để bác quạt.
Hôm ấy, lúc ra về Bác không vui.
Và có lẽ vì thế mà khi cơ quan định lắp máy điều hoà nhiệt độ nơi Bác ở, Bác bảo đem ra cho các đồng chí thương binh
6. Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc
Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.
Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác "đãi" với rau, thịt gà… những "sản phẩm" do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.
Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột...
Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể:
"Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân.
Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:
- Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình.
Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:
- Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?
Tôi thưa:
- Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác.
Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ...
Bác nói:
- Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi".
Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.
7. Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ
Ngày 10 tháng 3 năm 1946 báo Cứu quốc đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ. Trong thư có đoạn Người viết: "Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng".
Tiếp sau đó, trong Thư gửi đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết: "Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng".
Hơn nửa tháng sau khi đi Pháp về, ngày 7 tháng 11 năm 1946, Người đã đến dự lễ "Mùa đông binh sĩ" do Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội, vận động đồng bào ở hậu phương đóng góp tiền của để may áo trấn thủ cho chiến sĩ, thương binh, bệnh binh.
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thương binh, bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dầu anh chị em tình nguyện chịu đựng không kêu ca, phàn nàn.
Trước tình hình ấy, tháng 6 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm "Ngày thương binh" để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Có lẽ - trừ những ngày kỷ niệm quốc tế - "Ngày thương binh" là ngày kỷ niệm trong nước đầu tiên được tổ chức.
Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị đã khai mạc tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gồm có một số đại biểu ở Trung ương, khu và tỉnh. Hội nghị nhất trí lấy ngày 27 tháng 7 hàng năm là ngày thương binh liệt sĩ và tổ chức ngay lần đầu trong năm 1947.
Báo Vệ quốc quân số 11, ra ngày 27 tháng 7 năm 1947 đã đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thường trực Ban tổ chức " Ngày thương binh toàn quốc " Đầu thư Người viết :" Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù? Đó là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh".
Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích:"thương binh là người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy ".
Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ăn một bữa của Người và của tất cả các nhân viên của Phủ Chủ tịch, tổng cộng là một ngàn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127 đồng) để tặng thương binh.
Năm sau, ngày 27 tháng 7 năm 1948, trong một thư dài đầy tình thương yêu, Bác nói: " Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc, đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con, dân ta. Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào".
Người xót xa viết: " Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nên bà goá. Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ. Tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh".
8. Tấm lòng của Bác
Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi ( vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):
- Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.
Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:
- Chú Đảnh bị sốt ra sao?
Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác. Bác nhắc:
- Cô phải cho các cô, các chú ấy ăn uống đầy đủ, chú ý các món ăn của địa phương để các cô, các chú ấy ăn được nhiều, sức khỏe mới tốt.
Một hôm khác, Bác chỉ vào Trần Dưỡng và hỏi tôi:
- Cô Bi, tại sao chú Dưỡng hơi gầy?
Bác nghe anh hùng Vai kể chuyện quê hương miền núi nghèo khổ của mình. Bác cảm động nói:
- Thống nhất Bác vô Nam, thế nào cũng về thăm quê hương cháu Vai.
Trong những ngày sống bên Bác, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam. Chị Tạ Thị Kiều nói với tôi:
- Càng được gần Bác, càng thấy Bác thương yêu dân miền Nam ta quá chị à.
Nói xong, hai chị em lại khóc vì sung sướng và cảm động trước tấm lòng của Bác Hồ.
9. Bác Hồ tắm cho trẻ ở Việt Bắc
Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pắc Bó cuối năm 1944.
Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp. Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước.
Người tự tay cởi quần áo cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kỳ cọ cho từng cháu. Chúng vừa tắm, vừa đùa, bắn cả nước vào mặt Bác.
Trong số bọn trẻ được Bác tắm cho hôm đó có cháu Thân (con trai tôi) chốc đầu, tóc dính bết. Tắm gội xong, Bác còn làm thuốc dịt cho. Thuốc xót, thấy cháu kêu, Bác Hồ dỗ dành ngọt ngào:
- Không sao, chỉ một lát là hết xót ngay thôi cháu ạ.
Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đứng quanh đó:
- Các cô, các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quanh năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.
Chúng tôi im lặng, cảm động. Trông thấy mấy cháu mặc quần áo bẩn và rách, Bác không vui:
Các cháu này con cô chú nào đây. Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn mang quần áo bẩn đi giặt, chỗ nào rách thì khâu lại.
Bà cố tôi gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục, nói:
- Ông già này là con người quý giá lắm đấy.
Rồi bà cố bảo bố tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ. Bác tỏ vẻ không bằng lòng:
- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn các đồng chí?
Và Người đứng dậy bê bát cháo trứng gà mời cố tôi ăn và nói:
- Đây mới là người cần được đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi rồi, khổ cực nhiều nhiều, cần ăn cho khoẻ để sống đến ngày đất nước độc lập, vui hưởng thái bình.
Để Việt Nam có thể bây giờ sống trong hòa bình, vui vẻ, hạnh phúc và ấm no, tất cả đều nhờ các anh hùng chiến sĩ đã hi sinh cứu nước. Nhưng công lao lớn nhất mà trên thế giới đều công nhận thì chỉ có mỗi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có một nhà báo nước ngoài từng viết: “Người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh, nhưng ở Hồ Chí Minh, người ta có thể học được một điều gì đó để làm cho mình trở thành tốt hơn”.
Thật đúng như vậy, không ai có thể thay thế và trở thành một Hồ Chí Minh khác được, nhưng từ ở những tấm gương của Bác thì mọi người có thể học theo để trở thành một con người tốt hơn và có ích cho đời hơn.!
Cũng như chúng ta biết, Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà giáo dục lớn, là người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam.Không những thế Người là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược tài ba, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất.Bác đã trải qua một cuộc đời rất oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh, vô cùng phong phú và cao đẹp. Bác đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc. Sự hi sinh của Bác đã làm cho đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách nô lệ. Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ người Việt Nam noi theo. Tên tuổi Bác, sự nghiệp cách mạng của Người sống mãi cùng non sông, đất nước. Tất cả những việc làm của Bác xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn, lòng thương dân, thương những kiếp người lầm than cực khổ. Và Bác đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh. Thời đại Hồ Chí Minh là gia tài vô cùng đồ sộ, là thực tiễn đang hiển hiện trước mắt chúng ta.
Những phẩm chất tốt đẹp nhất có thể nói tất cả đều có ở Bác Hồ, để trở thành một công dân tốt và càng tốt hơn, tấm gương mà chúng ta nên noi theo có lẽ không ở đầu xa, mà ngay chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gây dựng nước Việt Nam. Trách nhiệm của chúng ta và các thế hệ mai sau là phải mãi mãi giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và phát huy một cách tốt đẹp nhất những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người và bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta ngày càng tươi đẹp, để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển. Vì vậy, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết, không chỉ là yêu cầu của cách mạng, mà còn là tình cảm, nguyện vọng của nhân dân ta, của Đảng ta và mọi người Việt Nam yêu nước.
Ngay từ khi Người còn sinh thời, đã có rất nhiều phong trào thi đua học tập, làm theo Bác. Sau khi Bác qua đời, chúng ta có một khẩu hiệu hành động, một phong trào rất sâu rộng: Sống, chiến đấu, lao động, học tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Nơi nào cũng có phong trào làm theo lời Bác, thanh niên làm theo lời Bác, phụ nữ làm theo lời Bác...
Nhưng chúng ta nên học gì từ Bác? Câu trả lời là có rất nhiều điều cần học, nên học, phải học.! Bởi vì Bác Hồ là tấm gương sáng về mọi mặt. Cả cuộc đời Bác là biểu tượng cao đẹp về ý chí cách mạng kiên cường; tinh thần độc lập tự chủ; lòng yêu nước, thương dân tha thiết; trí tuệ anh minh, mẫn tiệp, có tầm nhìn xa rộng, sâu sắc; có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tác phong, phong cách khiêm tốn, giản dị; có tấm lòng nhân hậu, tình cảm chan chứa yêu thương con người; là một mẫu mực tuyệt vời về cách sống, cách nghĩ, cách viết, cách nói, cách làm việc, được cả thế giới ca ngợi, ngưỡng mộ. Cuộc sống của Người vô cùng cao đẹp. Đây là kết tinh những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, với tinh hoa văn hóa thế giới. Bác là một người không bao giờ có ai thay thế dược Bác cả và chúng ta phải học theo Bác để trở thành và làm cho mình ngày càng tốt hơn trong cuộc sống xung quanh, cũng như với đất nước, có ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Muốn vậy, mỗi người phải phấn đấu, tu dưỡng không ngừng trong học tập và công tác. Trước hết, nên xác định cho mình một lí tưởng cao đẹp: phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Từ đó, định hướng cho mọi hành động trong suốt cuộc đời.
Học Bác, là phải giữ gìn phẩm chất chính trị, kiên định lý tưởng cách mạng, con đường cách mạng, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; tinh thần lạc quan tin tưởng, phẩm chất kiên cường bất khuất giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục. Vào lúc này, chúng ta học Bác, càng phải kiên định, tin tưởng vào mục tiêu, lý tưởng thể hiện ở Cương lĩnh, đường lối của Đảng.
Học Bác là học về đạo đức cách mạng trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, học về tư cách người cách mạng, đặc biệt là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân - kẻ thù ở trong mỗi con người, đấu tranh với cái ác, nâng cái thiện lên để giảm cái ác đi... Bác phê phán những cái xấu, quan liêu, xa dân... Bác dạy đối với mình, với người phải thế nào; đối với Đảng, với dân phải thế nào; đối với địch thế nào...
Học Bác là học phong cách, lối sống giản dị, khiêm tốn, thanh bạch, gần dân, không quan liêu, quan cách, từ ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc, xuống với dân thì thế nào... Bác dạy từ cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, công an, thanh niên, phụ nữ, đến cả người già, các thiếu nhi,.. rất cụ thể, rõ ràng, sâu sắc . Học tập, làm theo Bác thì có rất nhiều việc để học, học ngay trong cách học, trong thái độ đối với việc học, trong cách nói, cách viết, cách làm, cách ăn, ở, đối nhân xử thế, cách ngoại giao của Bác.
Học Bác là học suốt đời, học hàng ngày, thiết thực, thiết thân. Học Bác là việc làm tự giác của mỗi người, mỗi tổ chức, không ai có thể làm thay được. Nói đi đôi với làm, học để làm theo, làm theo rồi lại học, lại bổ sung, thường xuyên liên tục, không phải một lần là xong. Học Bác bằng nhiều hình thức, phong phú, sinh động: Học qua sách báo, ở trường, lớp; qua thực tiễn công việc, trường đời; qua sinh hoạt chi bộ đảng, đoàn thể, ở cơ quan, trong gia đình; tự phê bình và phê bình; qua mạn đàm, trao đổi kinh nghiệm; qua phong trào thi đua người tốt, việc tốt, nêu gương những điển hình tiên tiến, phê phán những việc làm xấu, tiêu cực... Học Bác qua các hình thức sinh hoạt tập thể, như: chào cờ đầu tuần, tham quan du lịch về nguồn, di tích lịch sử, đăng ký chương trình công tác. Rất nhiều hình thức, nhiều con đường.
Bác còn khá là đề cao các Học sinh - Thanh niên và Tuổi trẻ. Học sinh - Thanh niên – Tuổi trẻ đối với Bác là mùa xuân, là hạt mầm, là một cái nhân quan trọng của dất nước. Đất nước có trở nên tươi đẹp hay không, có sánh bằng các cường quốc non châu hay không, tất cả đều nhờ các học sinh, thanh niên và tuổi trẻ làm nên. Là công dân nước Việt Nam, ai cũng đều phải có trách nhiệm học và làm theo tấm gương của Bác, đặc biệt là các Học sinh, Thanh niên và Tuổi trẻ! Đấy cũng là tỏ lòng biết ơn, kính trọng Bác. Chúng ta thực hiện tốt 5 điều Bác dạy và góp phần đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lúc sinh thời Bác đã từng mong ước.
Mãi mãi chúng ta cũng không thể học hết từ Bác, lúc nào cũng phải học và học làm theo tấm gương Bác để chúng ta tuy không bằng Bác nhưng cũng phải xứng đáng là con cháu của Bác và xứng đáng với những công lao mà Bác đã dành cả cuộc đời của Bác để cho chúng ta được như bây giờ. Bác là niềm tự hào của đất nước Việt Nam.
Một số câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh:
Câu chuyện 1:
Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài ăn qua ngày. Có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng cá kia. Bác Hô về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của người kham khổ đạm bạc, cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô, sợ Người không đủ sức khỏe nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng mà Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí :
- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?
Các đồng chí thưa:
- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.
Bác đáp lời:
- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quý.
Câu chuyện 2:
Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối. Bác đã chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.