lap dan y ta mot ngay moi o que em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Muốn tả cảnh cần:
* Xác định được đối tượng miêu tả:
* Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu:
* Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự nhất định ( không gian, thời gian)
Quang cảnh những ngày mùa đông nơi em ở.
+ Hình ảnh cảnh vật.
+ Hình ảnh con người.
Dàn bài:
I. Mở bài:
_ Quê em: một làng nhỏ bé, nằm ven bờ sông Nhuệ, bốn mùa tươi xanh, yên bình.
_ Những ngày đông tháng giá mang nét đặc trưng của mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ.
II. Thân bài:
1. Hình ảnh cảnh vật:
_ Cơn gió mùa đông bắc đột ngột kéo về, mấy hôm trước nóng bức, oi nồng, nay giá rét.
_ Lúc đầu gió thổi theo từng đợt, cuốn bụi và lá khô xào xạc, sau thổi hun hút, kéo theo hơi lạnh giá. Cầm tay xuống nước thấy buốt giá, cắt da cắt thịt.
_ Cành tre vặn vẹo, thân tre cọ vào nhau cọt kẹt như đưa võng.
_ Cây lá trong vườn lao xao, rì rào.
_ Chậu hoa trước hiên nhà rung nhẹ, lá và nụ như sắt lại vì rét.
_ Trời u ám, nặng nề, từng đám mây xám khổng lồ trôi dần tới, báo hiệu những ngày mưa phùn sắp tới.
_ Cảnh ven làng: dòng sông xám bạc, lững lờ, trầm mặc.
_ Cánh đồng mùa đông nâu sẫm lại dưới gió rét.
2. Hình ảnh con người:
_ Người già, trẻ nhỏ mặc ấm, ngồi túm tụm quanh bếp lửa để sưởi hoặc đợi cơm.
_ Phụ nữ nấu nướng, chuẩn bị giống má cho vụ cấy.
_ Đàn ông chuẩn bị cày, bừa, chăm sóc gia súc, gia cầm.
_ Mọi người đợi tan giá, ra đồng muộn hơn mọi ngày.
III. Kết bài:
Khẳng định lại tình cảm của mình về quang cảnh mùa đông nơi em ở.
* Lựa chọn được hình ảnh tiêu biểu để miêu tả:
".Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây. Xa xa, đám sương mù làm cho bầu trời dường như thấp xuống. Gío bấc hun hút thổi. Bước ra khỏi phòng, từng cơn gió ùa vào, làm người ta có cảm giác lạnh buốt.Ngoài vườn, những chiếc lá vàng cuối cùng đã rụng khỏi thân cây để trơ lại những cành khẳng khiu, xơ xác.Trong bếp, dưới ánh lửa bập bùng, chú mèo mướp, chú chó đốm nằm cuộn tròn để sưởi ấm."
* Liên tưởng tốt, sử dụng nhiều hình ảnh So sánh, nhân hoá thú vị, độc đáo:
".Bầu trời thật là âm u.Từng cơn gió lạnh buốt thổi những đám mây bay đi như người chăn cừu lừa đàn cừu của mình về.Những cái cây khẳng khiu, trơ trụi, già nua như những cụ già gầy còm, làn da nhăn nheo.Những ngôi nhà dưới làn gió cắt da, cắt thịt cũng run lên bần bật. Ngoài đồng, thay vì năm trước mạ đã mọc xanh um mà năm nay chẳng cây mạ nào sống sót dưới trời đông giá lạnh.Trong vườn, những tàu đu đủ xoăn héo, vàng úa như buồn bã, héo hon vì chẳng biết bao giờ nắng ấm của mùa xuân sẽ tới."
* Văn viết có cảm xúc:
".Cuối mùa thu, em thường đạp xe quanh xóm để thưởng thức cảm giác lành lạnh của gió heo may. Gío vờn những chiếc lá khô vàng úa, chạy vòng tròn, dọc xóm.Khung cảnh ấy như muốn báo hiệu rằng: mùa đông năm nay đến sớm hơn.Nhắm mắt lại, em cảm giác thấy cái lạnh đang lan dần trong da thịt. Cơn gió mùa đông bắc tràn về nhanh chóng, không kịp vẫy tay chào gió heo may đang lướt đi vội vã.Có lẽ một cảm giác dễ cảm nhận nhất là mùa đông ở đây buồn, buồn lắm.Người thì mong chóng về nhà sau một ngày mệt mỏi,mong muốn được ấm áp bên vợ con trong bữa cơm chiều và nhanh chóng thu gọn mình trong chiếc chăn bông.Có người lại trốn vào quán nước dọc đường, gọi một chén trà nóng để xua tan cái lạnh của mùa đông.Còn rất nhiều người khác cứ đi qua, đi lại vội vã lắm, chẳn còn chào hỏi nhau như mọi khi............
Mở bài: Giới thiệu chung mùa đông đã đến
II/Thân bài: tả cảnh chi tiết theo một thứ tự
1/ Bầu trời: âm u, mây đen kịt, bay thấp quấn sát ngọn cây, mái nhà
2/ Không khí: ướt át bởi những cơn mưa dầm dề không ngớt
3/ Cây cối:
4/ Trên đường:
III/ Kết bài: Cảm nghĩ của em về mùa đông
Bài làm Thời gian trôi nhanh thật. Tiếng trống khai trường đầu năm như còn vang vọng đâu đây. Thế mà bây giờ mùa thu đã kết thúc. Không khí đã lành lạnh cùng những cơn mưa rả rích dấm dẳng đã trở về báo hiệu đất trời lại bắt đầu một mùa đông nữa !
Không còn bầu trời thu "xanh ngắt mấy tâng cao", không còn bầu trời sáng trong như pha lê nữa mà thay vào đó là một không gian âm u, mây đen kịt giăng kín muôn nơi. Từng tảng mây nặng trịch đen ngòm, mang đầy hơi nước, sà thấp xuống sát tận mái nhà, quấn cả vào các ngọn cây, sẵn sàng đổ nước xuống bất cứ lúc nào. Gió vun vút thổi bứt đi những chiếc lá nhỏ cố sức bám lại trên cành. Vậy mà chị gió cứ rủ về từng đám mây đen ngòm, để rồi lát sau chúng biến thành những dòng mưa ào ...
Có thể bạn quan tâm
ĐỀ (VÀ GỢI Ý ) THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN TPHCM
- 3
- 45
- 1
... ạt xôi xả như có một người khổng lồ nào đó đứng giữa không trung dội nước xuống mặt đất. Nước ngập đầy sân nhà, nước chảy đầy đường không thoát kịp khiến người đi đường phải bì bõm trong mưa trông thật vất vả tội nghiệp. Không khí càng trở nên buồn bã lạnh lẽo và ẩm ướt. Không có việc cần chẳng ai muốn ra đường, cứ co ro cúm rúm trong những chiếc áo bông dày sụ.
Cũng có lúc mưa ngớt, bầu trời hửng sáng lên một chút nhưng không đủ xua hết những tảng mây dày nặng trịch. Gió heo may vẫn vi vút thổi mang theo những chiếc lá lìa cành. Lũ chim mới hôm nào còn ríu ra ríu rít đầy cành cây ven đường thế mà hôm nay chúng đã đi tránh rét tận đâu không thấy tăm hơi. Hai bên đường, những cây bàng, lá đỏ ối đang cố sức thắp lửa lên để xua bớt không khí giá lạnh sưởi ấm ngày đông. Cây sầu đông cũng thế, tuy chỉ còn trơ lại cành khô nhưng những chùm quả vàng lịm lúc lỉu đầy cành buông lơ lửng khiến bức tranh đông tươi tắn lên đôi chút. Trên tường rào nhà ai, mấy cây hoa trạng nguyên vẫn bình thản phô những chiếc lá màu đỏ rực không hề sợ mưa rét.
Ngày đông, người qua lại cũng thưa thớt hẳn. Thỉnh thoảng có bóng mấy cô gái trẻ mặc những chiếc áo ấm màu sắc rực rỡ, khăn quàng cổ phất phơ cùng những chiếc ô che màu tím làm khung cảnh ngày đông tươi hẳn lên.
Mùa đông là thế ! Tuy lạnh giá, xác xơ và có vẻ tiêu điều nhưng chẳng ai ghét bỏ mùa đông vì đó là lúc để muôn loài chuẩn bị chuyển mình bước sang cảnh rực rỡ huy hoàng của ngày xuân. Đừng trách mùa đông mà hãy yêu mùa đông thật nhiều. Bạn nhé !
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nói đến
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắn bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi.
II. Thân bài
1. Quê tôi trước đổi mới
a. Cơ sở hạ tầng
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….
- Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngoái cũ;….
- Chợ: diện tích nhỏ; ích hàng hóa; ít người mua bán;….
b. Đời sống con người:
- Con người vất vả và lam lũ
- Làm ruộng là chủ yếu
- Thu nhập rất thấp
- Trẻ em không được đến trường, phải nghỉ học sớm; lâm vào tệ nạn xã hội;….
2. Quê tôi sau đổi mới:
a. cơ sở hạ tầng:
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự đổi mới của quê hương
- Quê em có rất nhiều đổi mới
- Em rất yêu quê em
- Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nói đến
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi.
II. Thân bài
1. Quê tôi trước đổi mới
a. Cơ sở hạ tầng
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….
- Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngoái cũ;….
- Chợ: diện tích nhỏ; ích hàng hóa; ít người mua bán;….
b. Đời sống con người:
- Con người vất vả và lam lũ
- Làm ruộng là chủ yếu
- Thu nhập rất thấp
- Trẻ em không được đến trường, phải nghĩ học sớm; lâm vào tệ nạn xã hội;….
2. Quê tôi sau đổi mới:
a. cơ sở hạ tầng:
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự dổi mới của quê hương
- Quê em có rất nhiều đổi mới
- Em rất yêu que em
- Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn
Hk tốt
dàn ý nè bạn
+ Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)
Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.
+ Thân bài:
+ Tả hình dáng của em bé:
Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...
+ Tả hoạt động, sở thích của em bé:
- Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.
- Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...
- Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.
- Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.
- Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.
+ Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.
còn đây là văn
Trong gia đình em có một nàng công chúa nhỏ đáng yêu là bé Kẹo. Em đã được 24 tháng tuổi.
Kẹo thật bụ bẫm nên trông bé như một chú gấu bông xinh xắn, dễ thương. Tóc em là tóc tơ, lưa thưa như những ngọn cỏ non mới mọc bay trong gió.
Khuôn mặt Kẹo tròn trịa, bầu bĩnh trông thật đáng yêu. Em có làn da mịn màng, hồng hào như một thiên thần nhỏ dễ thương.
Cặp mắt tròn xoe, đen láy dưới hàng lông mi cong và dài của Kẹo ánh lên vẻ thông minh, nhanh nhẹn.
Nó khắc sâu vào tâm trí em dễ dàng như sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ.
Cái mũi của nàng công chúa Kẹo hơi tẹt trông yêu ơi là yêu! Em có má bầu lúm đồng tiền hồng hồng phính ra hai bên như hai quả cà chua khiến ai đi qua cũng chỉ muốn bẹo mấy cái.
Trên đôi môi đỏ thắm, chúm chím của Kẹo hay rạng ngời nụ cười tươi tắn y như nụ hoa xinh vừa hé mở.
Và mỗi khi nụ hoa ấy bung nở thì để lộ năm cái răng trắng nõn của bé. Em có đôi bàn tay mũm mĩm hình búp măng cứ nắm chặt vào nhau, ngọ nguậy như những con sâu đo.
Trên đôi bàn tay trắng trẻo ấy được mẹ đeo cho chiếc lắc vòng bạc óng ánh rất đẹp.
Móng tay, móng chân bé như những nụ hồng chúm chím. Ở nhà, miệng em bi bô suốt ngày không lúc nào nghỉ.
Nàng công chúa nhỏ đáng yêu của em không những dễ thương mà còn rất ngộ nghĩnh.
Mỗi lần không vừa ý điều gì hay bị trêu là Kẹo lại giả vờ khóc, úp mặt xuống gối rồi đợi mọi người đi lại ngẩng đầu lên, nom thật buồn cười!
Mỗi khi tập đi, mẹ và bà phải đỡ bên cạnh nếu không bé sẽ ngã. Kẹo đi lẫm chẫm, vài bước rồi lại đòi bò.
Đặc biệt, mỗi lần ăn em lại tự xúc cháo bằng thìa nhưng đang ăn thì cô bé tinh nghịch này lại vứt thìa và bò đi chơi chỗ khác.
Bé mỗi lần ăn lại nhai chóp chép trông thật ngộ! Những lúc như vậy Kẹo lại dang rộng hai chân ra ôm chọn cái mâm.
Em thường hay cho bé tập vẽ nhưng mỗi khi vẽ cô bé nghịch ngợm này lại vẽ ra những nét nguệch ngoạc trông rất buồn cười.
Những lúc như vậy, Kẹo ngỡ em chê xấu nên lại lăn ra ăn vạ đòi mẹ. Lúc ấy, mắt em húp lại thật đáng yêu! bé rất thích xem phim hoạt hình. Mỗi lần được xem lại reo hò sung sướng.
Em rất yêu quý Kẹo – cô công chúa nhỏ đáng yêu luôn mang lại niềm vui cho ngôi nhà của em.
đây nha bạn
nhớ tk mk đấy
1. Mở bài
- Suốt chín tháng học tập ở thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.
- Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.
- Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.
2. Thân bài
a) Giới thiệu về quê nội
Quê nội em ở tỉnh Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.
Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sữa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.
Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...
Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.
b) Kỉ niệm đáng nhớ trên quê nội
- Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sữa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.
- Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.
- Kì nghỉ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.
- Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cùng muốn diều của mình bay cao nhất.
- Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.
- Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều của mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.
- Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.
- Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.
- Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.
- Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.
- Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.
3. Kết bài
- Một tháng về quê nội trôi qua thật nhanh. Em phải về nhà để chuẩn bị cho năm học mới.
Rồi một năm học sẽ trôi qua, em sẽ lại được về vùng quê yên bình của nội để được đi chăn trâu thả diều cùng các anh các chị ở quê.
Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kỉ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.
Tham khảo :
I. Mở bài: Nêu lên vấn đề môi trường và tầm quan trọng của vấn đề.
– Môi trường sống thế giới đang ngày càng ô nhiễm do nhiều yếu tố khác nhau tác động trong đó con người là tác nhân chính.
– Vấn đề môi trường đang được toàn thế giới quan tâm.
II. Thân bài:
1. Nêu lên thực trạng môi trường hiện nay
– Môi trường đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng do chính con người gây nên.
– Mỗi năm có hàng triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh ung thư….
2. Chứng minh khi con người tàn phá môi trường là tự làm hại bản thân
– Các thành phố lớn chất thải dân cư, chất thải y tế…không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn đất nguồn nước nhiễm bẩn, độc hại gây nên nhiều bệnh tật khác nhau.
– Khí thải xe máy, ô tô, ngày càng lớn do lưu lượng xe cộ tăng đột biến gây nên các vấn đề bệnh hô hấp.
– Khu công nghiệp, xí nghiệp xả thải nước thải trực tiếp vào các con sông gây nhiễm bẩn nguồn nước, nguồn đất. Khí thải ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon…
– Nạn chặt phá rừng bừa bãi, phá hại rừng đầu nguồn gây lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,..ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên và con người.
– Khai thác triệt để nguồn tài nguyên từ sông, hồ, biển, đánh bắt tràn lan gây cạn kiệt nguồn sinh thái.
=> Nêu lên nhiều dẫn chứng khác và đi kèm là những tác hại trực tiếp mà con người tạo ra cho thiên nhiên để làm rõ nhận định bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống chúng ta.
3.Hành động của con người
– Kêu gọi con người hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống bắt đầu từ việc nhỏ nhất đó là vứt rác đúng nơi quy định.
– Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
– Tham gia các buổi dọn vệ sinh khu phố, vệ sinh bãi biển..để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
III. Kết bài:
– Bảo vệ môi trường, thiên nhiên chính là trực tiếp bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
– Hãy hành động thiết thực ngay từ hôm nay không bao giờ là quá muộn.
I. Mở bài Nêu lên vấn đề môi trường và tầm quan trọng của vấn đề.
– Môi trường sống thế giới đang ngày càng ô nhiễm do nhiều yếu tố khác nhau tác động trong đó con người là tác nhân chính.
– Vấn đề môi trường đang được toàn thế giới quan tâm.
II. Thân bài
1. Nêu lên thực trạng môi trường hiện nay
– Môi trường đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng do chính con người gây nên.
– Mỗi năm có hàng triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh ung thư….
2. Chứng minh khi con người tàn phá môi trường là tự làm hại bản thân
– Các thành phố lớn chất thải dân cư, chất thải y tế…không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn đất nguồn nước nhiễm bẩn, độc hại gây nên nhiều bệnh tật khác nhau.
– Khí thải xe máy, ô tô, ngày càng lớn do lưu lượng xe cộ tăng đột biến gây nên các vấn đề bệnh hô hấp.
– Khu công nghiệp, xí nghiệp xả thải nước thải trực tiếp vào các con sông gây nhiễm bẩn nguồn nước, nguồn đất. Khí thải ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon…
– Nạn chặt phá rừng bừa bãi, phá hại rừng đầu nguồn gây lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,..ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên và con người.
– Khai thác triệt để nguồn tài nguyên từ sông, hồ, biển, đánh bắt tràn lan gây cạn kiệt nguồn sinh thái.
=> Nêu lên nhiều dẫn chứng khác và đi kèm là những tác hại trực tiếp mà con người tạo ra cho thiên nhiên để làm rõ nhận định bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống chúng ta.
3.Hành động của con người
– Kêu gọi con người hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống bắt đầu từ việc nhỏ nhất đó là vứt rác đúng nơi quy định.
– Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
– Tham gia các buổi dọn vệ sinh khu phố, vệ sinh bãi biển..để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
III. Kết bài
– Bảo vệ môi trường, thiên nhiên chính là trực tiếp bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
– Hãy hành động thiết thực ngay từ hôm nay không bao giờ là quá muộn.
Dàn ý mang tính chất tham khảo, lưu ý khi sử dụng
1. Mở bài :
- Giới thiệu mẹ em khi đang nấu cơm trong bếp
Mẹ em thường bảo " Kho tàng của bố là vườn cây, kho tàng của chị em là góc học tập và kệ đồ chơi còn kho tàng của mẹ là gian bếp ". Em rất thích ngắm nhìn hình ảnh mẹ khi đang nấu cơm.
2. Thân bài :
a. Giới thiệu mẹ em: (Ngoại hình, tính cách)
- Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi. Mẹ có dáng người dong dỏng, tóc mẹ cắt ngắn ngang vai đen nhánh ôm lấy khuôn mặt hình trái xoan. Mẹ có nước da trắng tự nhiên. Đôi mắt bồ câu của mẹ long lanh ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến dành cho con. Mẹ có chiếc mũi dọc dừa, đôi môi đỏ hồng tự nhiên, khi mẹ cười để lộ hàn răng trắng bóng.
- Mẹ rất nhẹ nhàng, duyên dáng nên ai cũng yêu quý mẹ. Giọng nói mẹ ấm áp. Mẹ ăn mặc rất giản dị, mộc mạc.
- Mẹ là giáo viên dạy Văn ở trường cấp hai.
- Mẹ là người rất chu đáo và tỉ mỉ.
b. Miêu tả khi mẹ nấu ăn :
- Nhưng mẹ em đẹp nhất đó là khi nấu nướng. Món ăn mà em thích nhất là món sườn xào chua ngọt do mẹ làm.
- Mẹ đi chợ sớm để mua được sườn tươi ngon về. Ngoài ra để làm được món này mẹ mua thêm cà chua, hành lá, ...nên món ăn rất ngon, và là món khoái khẩu của em.
- Đầu tiên mẹ chặt nhỏ miếng sườn rồi rửa sạch cho vào luộc qua. Mẹ khéo léo rửa sạch cà chua, hành lá rồi cắt nhỏ. Sau đó mẹ lấy chiếc chảo rồi đổ một chút dầu vào , cho cà chua và hành nếm thêm chút mắm, đường và chút cay của ớt để tạo sốt . Sau khi sốt quyện và mịn nhẹ mẹ cho sườn vào đảo nhẹ để lửa cháy nhỏ đủ thời gian để sốt thấm vào sườn. Mẹ lấy chiếc đĩa, đổ món ăn ra đĩa trang trí trông rất hấp dẫn. Thế là món sườn xào chua ngọt đã được hoàn thành. Sau khi nấu xong mẹ dọn dẹp bếp sạch sẽ như chưa hề vào bếp nấu . Ngoài món sườn chua ngọt mẹ nấu các món khác cũng rất ngon như gà sốt me, cá nướng....
3. Kết bài :
- Tình cảm, cảm nghĩ của em
Khi mẹ nấu ăn trông thật xinh đẹp. Em biết mẹ đã rất vất vả để nấu những món ăn ngon cho cả gia đình. Em muốn nói cảm ơn mẹ rất nhiều.
Dàn bài:
I. Mở bài:
_ Quê em: một làng nhỏ, nằm ven bờ sông, bốn mùa tươi xanh, yên bình.
_ Những ngày đông tháng giá mang nét đặc trưng của mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ.
II. Thân bài:
1. Hình ảnh cảnh vật:
_ Cơn gió mùa đông bắc đột ngột kéo về, mấy hôm trước nóng bức, oi nồng, nay giá rét.
_ Lúc đầu gió thổi theo từng đợt, cuốn bụi và lá khô xào xạc, sau thổi hun hút, kéo theo hơi lạnh giá. Cầm tay xuống nước thấy buốt giá, cắt da cắt thịt.
_ Cành tre vặn vẹo, thân tre cọ vào nhau cọt kẹt như đưa võng.
_ Cây lá trong vườn lao xao, rì rào.
_ Chậu hoa trước hiên nhà rung nhẹ, lá và nụ như sắt lại vì rét.
_ Trời u ám, nặng nề, từng đám mây xám khổng lồ trôi dần tới, báo hiệu những ngày mưa phùn sắp tới.
_ Cảnh ven làng: dòng sông xám bạc, lững lờ, trầm mặc.
_ Cánh đồng mùa đông nâu sẫm lại dưới gió rét.
2. Hình ảnh con người:
_ Người già, trẻ nhỏ mặc ấm, ngồi túm tụm quanh bếp lửa để sưởi hoặc đợi cơm. Hơi ấm gia đình.
_ Phụ nữ nấu nướng, chuẩn bị giống má cho vụ cấy.
_ Đàn ông chuẩn bị cày, bừa, chăm sóc gia súc, gia cầm.
_ Mọi người đợi tan giá, ra đồng muộn hơn mọi ngày.
III. Kết bài:
Khẳng định lại tình cảm của mình về quang cảnh mùa đông quê.
Tạm biệt mùa thu ấm áp, trời đã chuyển sang mùa đông từ bao giờ em cũng không biết rõ chỉ cảm nhận được rằng gió mùa đông bắc thổi ngày một nhiều và cả xóm làng nơi em ở đều chìm vào trong sương mù vào những sáng sớm mùa đông.
Mùa đông – mùa của cái lạnh mà người ta có thể nói là cắt da cắt thịt, thậm chí ở nhiều nơi còn có tuyết, nước lạnh giá như đóng băng, cây cối thì không còn vẻ tươi trẻ, xanh tốt như mùa xuân và mùa hè nữa, tất cả đều cằn cỗi nghèo nàn. Cuộc sống sinh hoạt của mọi người trong xóm em nói riêng và của những người ở những vùng lạnh nói chung cũng có sự thay đổi khi thời tiết chuyển từ mùa này sang mùa kia.
Ta thường nghe có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là như vậy, tháng năm thuộc mùa hè và tháng mười thuộc mùa đông. Xóm em ở là một xóm nhỏ dưới chân núi, vào những sáng sớm mùa đông một làn sương mù bao phủ lấy cả xóm, mọi người thức dậy muộn hơn, chúng em cũng vậy, vào mùa đông nhà trường sẽ lùi thời gian học lại muộn hơn nên chúng em cũng không phải dậy sớm, trời lạnh thì ai muốn chui ra khỏi cái chăn ấm cơ chứ, mọi người phải mặc quần áo thật ấm, thường thì nhà em có bếp củi và mọi người cùng ngồi quay quần để sưởi ấm, ai có công việc gì hay chúng em đi học thì phải chuẩn bị đầy đủ tất, găng tay,mũ len, quần áo ấm rồi mới ra đường. Gió mùa đông bắc thổi đều đặn mang đến cảm giác tê tái da thịt, mùa đông cũng có nắng nhưng những tia nắng rất yếu ớt, và đặc biệt hay có mưa phùn.
Những cành cây trơ trọi lá, khẳng khiu, rau cỏ mùa này thường không mọc được vì lạnh quá. Mùa đông hay có những đợt rét đậm, rét hại và mọi người xem ti vi thấy rất nhiều gia súc chết vì không chịu nổi lạnh, mỗi nhà lại tìm những cách khác nhau để bảo vệ đàn gia súc nhà mình. Em hay xem dự báo thời tiết và hay thấy những nơi nhiệt độ xuống thấp quá nên có tuyết, mặc dù lạnh nhưng nhìn thật đẹp. Sau một ngày làm việc mọi người trở về nhà và quây quần bên mâm cơm thật ấm cúng.
Mùa đông thật lạnh nhưng thiếu nó thì sao còn có thể gọi là bốn mùa, có nóng thì phải có lạnh. Xuân qua thì hè tới, thu tàn rồi đến đông cứ như thế bốn mùa tuần hoàn nhau tạo nên sự đa dạng của thời tiết.
1. Mở bài
Giới thiệu về ngày mới bắt đầu trên quê em
2. Thân bài
* Không gian xung quanh:
- Mọi vật chìm trong giấc ngủ
- Sương mù bao phủ không gian
- Âm thanh tiếng gà gáy báo hiệu ngày mới bắt đầu.
* Vẻ đẹp của quê hương khi ngày mới bắt đầu:
- Cảnh vật:
+ Ánh nắng chiếu rọi xuống mặt đất
+ Cây cối vươn mình trong nắng sớm.
+ Trên những tán lá còn đọng những giọt sương long lanh.
+ Trên cánh đồng thấp thoáng cánh cò trắng chao liệng.
+ Con đường làng tấp nập, nhộn nhịp
- Con người:
+ Vui vẻ, háo hức đón chào ngày mới
+ Người đi học, đi làm rộn rã, vui vẻ.
3. Kết bài
Tình cảm của em với quê hương.
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sớm ở quê em (tiếng gà gáy ò ó o o.... báo bình minh đến).
2. Thân bài:
a. Tả cảnh bao quát:
- Mọi vật đang say ngủ trở mình thức giấc. Gà lục tục xuống chuồng, lợn ụt ịt đòi ăn, mọi người chuẩn bị đưa trâu bò ra bãi chăn thả, các bà các chị nhóm bếp nấu cơm sáng.
b. Tả cảnh chi tiết:
- Màn đêm dần dần tan loãng trong ánh sáng của ông mặt trời đang nhô lên.
- Những hạt bụi nắng rắc lên cánh đồng còn mờ sương, phủ lên mái nhà, vòm cây ánh sáng tinh khôi như bụi phấn của hoa cỏ.
- Xe bò đi lộc cộc trên đường làng.
- Nhà nhà trở dậy dọn dẹp, giặt giũ, cho gia cầm, gia súc ăn.
- Thoảng trong không gian mùi khói bếp lẫn hương thơm của hoa cau.
- Trên mái bếp, những làn khói nhạt bay lên mảnh như tơ.
- Bầy gà mái mẹ lục tục dẫn con đi ăn. Chú gà trống bỗng chốc gáy vang ò ó o o... giục giã rồi lục tục gọi mấy cô gà mái bới giun.
- Ông mặt trời toét miệng cười phô ánh hồng rực rỡ chiếu sáng cánh đồng.
- Những mái ngói nhà dân đỏ tươi dưới nắng.
- Màn sương loãng dần trên lá lúa, ngọn cỏ, những giọt nước lấp lánh dưới mai hồng.
- Vườn cây, ngọn tre lao xao với gió lời chào hỏi của một ngày mới. Em đi bộ tới trường với tâm hồn hăng hái, sảng khoái của buổi ban mai.
- Một ngày mới thanh bình của làng quê em bắt đầu.
3. Kết luận:
- Em yêu quê, gắn bó với quê và yêu từng buổi sáng, từng cảnh vật quen thuộc của làng quê em.
- Lớn lên, đi học xa, em chắc chắn sẽ nhớ quê nhiều lắm.