Trao đổi với bạn về ý nghĩa của một bài thơ hoặc một bài hát về Bác Hồ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- PV: Chào bạn, sắp tới là kỉ niệm 120 năm ngày sinh của Bác Hồ. Và chúng mình có thực hiện một trò chơi nho nhỏ là tìm hiểu về Bác. Không biết bạn có muốn chơi không?
- M: Tất nhiên rồi.
- PV: Đầu tiên, Bác sinh ngày tháng năm nào, quê ở đâu?
- M: Bác sinh ngày 19/5/1890 tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- PV: Chính xác. Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
- M: Tên thật của bác là Nguyễn Sinh Cung, ngoài ra bác còn có rất nhiều tên gọi khác khi hoạt động cách mạng như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh, ...
- PV: Hoàn toàn chính xác, cảm ơn bạn rất nhiều.
a. Học sinh nghe bài hát “Cả nhà thương nhau”
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống cha
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ gần nhau là cười
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống cha
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ gần nhau là cười
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống cha
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ gần nhau là cười
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống cha
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ gần nhau là cười
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống cha
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ gần nhau là cười
Ba thương con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống cha
Cả nhà ta cùng thương yêu nhau
Xa là nhớ gần nhau là cười
Xa là nhớ gần nhau là cười
b. Nội dung: Bài hát nói về tình cảm gia đình dù đi xa nhưng vẫn nhớ về nhau, nhớ về mái ấm gia đình mình ở đó có tình yêu của mẹ tình thương của cha dành cho con.
c. Em thấy bài hát rất hay và ý nghĩa. Tình cảm gia đình là thứ đáng quý, đáng trân trọng. Tình cảm gia đình có thể vượt qua những rào cảm về địa lý, về không gian và thời gian, là sợi dây gắn kết mọi người trong gia đình. Dù có đi xã đến đâu, các thành viên trong gia đình luôn nhớ về nhau, là chỗ dựa vững chắc cho những lúc chúng ta mệt mỏi, chán chường, mất đi định nghĩa về cuộc sống, thì gia đình luôn là nơi chở che, là nơi giúp ta lấy lại động lực và cố gắng phấn đấu trở thành một phiên bản tốt hơn.
Tham khảo nha
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương …
bài thơ:
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.
bài hát:
- "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng" (Phong Nhã)
- "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" (Huy Thục)
- "Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên" (Lê Lôi)
- "Bác Hồ, một tình yêu bao la" của (Thuận Yến):...Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa, Bác yêu đàn cháu nhỏ Trung Thu gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương..."
- "Bác Hồ - Người cho em tất cả" (Hoàng Long, Hoàng Lân, thơ Phong Thu)
- "Bác Hồ trên đỉnh Trường Lệ" (Lê Đăng Khoa) [3]
Thơ Về Bác Hồ : tác giả : Trần Đăng Thơm
Lời Thơ Dâng Bác : tác giả : Nhung Phạm
Chúc Mừng Sinh Nhật Bác Hồ : tác giả : Trần Văn Huân
Viếng Bác : tác giả : Đức Trung
Hồ Chí Minh là 1 vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Từ hình ảnh người cha mái tóc bạc dịu hiền, đến người lãnh đạo tài ba xuất chúng của Việt Nam, hình ảnh Bác Hồ được các nhà thơ, nhà văn lưu giữ trong từng câu thơ và từng tác phẩm nghệ thuật. Nhà thơ Minh Huệ cũng vậy, ông đã khéo léo xây dựng lên một bài thơ chứa đựng nhiều cảm xúc về hình ảnh Bác.
Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ sáng tác vào năm 1951, là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ Việt. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác với đồng bào. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp với miêu tả. Đây là bài thơ tự sự có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật
Hình ảnh Bác được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Cũng như Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ, ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động với lòng yêu nước của Bác Hồ, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu. Chú đội viên mơ mơ màng màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên ấy. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ lúc tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ vậy. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng vô bờ. Tình nhân ái của Bác đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh của Bác là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương cho vị lãnh tụ, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái rộng lượng vô bờ của vị Cha dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, nhà thơ Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Bác Hồ vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa, mái tóc bạc phơ, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
- Hình ảnh so sánh: Nắng chiều - sợi chỉ; hoa chuối - tàn lửa.
- Hình ảnh nhân hóa: Chuồn kim khâu lá trong vườn; con chim giấu chiều trong cánh; hoàng hôn say về chạng vạng; lục bình líu ríu cầu ao; cánh diều ca hát rong chơi; lúa bá vai nhau chạy miết; dừa cầm gió lọt kẽ tay; mây trốn đâu rồi chẳng biết; chiều lo đến tím mặt mày.
Câu 1: Tóm tắt một câu chuyện kể về Bác Hồ trong thời gian tìm đường cứu nước:
=> Từ năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Bác đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man. Cuối năm 1917, từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.
Câu 2: Nêu tên và chép lại một đoạn lời bài hát hoặc bài thơ nói về sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước:
=>
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương …
Tình làng nghĩa xóm trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua chi tiết bà cụ hàng xóm đã sang thăm và cho gia đình nhà chị Dậu mấy bơ gạo để nấu cháo. Chi tiết này thể hiện tình làng nghĩa xóm vô cùng sâu sắc bởi trong hoàn cảnh đói kém là vậy. Mọi người lo cho thân mình còn khó khăn cùng cực. Vậy mà bà cụ sẵn sàng đem bơ gạo (khi ấy bơ gạo còn quý hơn vàng) cho nhà chị Dậu và khuyên chị bằng những lời lẽ hết sức chân tình: "Bảo anh ấy có chạy trốn đi đâu thì chạy chứ cứ nằm đây chốc nữa sai nha đến thúc sưu họ lại đánh cho thì khổ." Lời lẽ ấy và hành động ấy là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình làng nghĩa xóm và truyền thống đạo lí tự ngàn đời của người Việt Nam "Lá lành đùm lá rách".
Bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" - Nhạc sĩ Phong Nhã: Ngôn ngữ và bút pháp của nhạc sĩ trong tác phẩm này khiến người nghe không bị ước lệ về không gian và thời gian, lúc nào cũng mang đến cảm giác như một ca khúc vừa mới được sáng tác. Ca khúc của nhạc sĩ Phong Nhã đều dành cho trẻ em. Sự chăm sóc ân cần của Bác đối với thiếu nhi, nhất là với các cháu thiếu nhi nghèo khổ trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám đã thấm vào tâm hồn mỗi người Việt Nam.