Nghị luận về sự tha thứ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lòng biết ơn là một giá trị quan trọng trong cuộc sống và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ và bền vững cộng đồng. Trong bài nghị luận này, tôi sẽ trình bày về những lợi ích của lòng biết ơn và cung cấp một số cách để phát triển nó.
Trước tiên, lòng biết ơn là một cảm xúc tích cực giúp chúng ta nhận ra và đánh giá cao những điều tốt đẹp xảy ra trong cuộc sống. Khi chúng ta biết ơn những điều tốt đẹp đã xảy ra, chúng ta cảm thấy hạnh phúc, tạo động lực và tăng sức khỏe tinh thần.
Thứ hai, lòng biết ơn giúp chúng ta xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt với người khác. Khi chúng ta thể hiện lòng biết ơn, chúng ta thể hiện sự tôn trọng và trân trọng đối với người khác. Điều này giúp chúng ta tạo ra môi trường tốt hơn để giao tiếp và hợp tác, cũng như xây dựng mối quan hệ tình cảm khắc phục khó khăn.
Để phát triển lòng biết ơn, có một số cách mà chúng ta có thể thực hiện.
Biểu đạt lòng biết ơn: Chúng ta nên thường xuyên biểu đạt lòng biết ơn bằng cách nói "cảm ơn", viết lá thư, hoặc gửi tin nhắn cho những người đã giúp đỡ mình.
Quan sát tích cực: Chúng ta nên hướng sự chú ý của mình về những điều tích cực trong cuộc sống và quan sát những điều tốt đẹp ngày qua ngày.
Lắng nghe và cảm nhận: Chúng ta cần lắng nghe và cảm nhận sự giúp đỡ từ người khác, và nhìn nhận những điều mà họ đã làm cho chúng ta.
Tổng kết lại, lòng biết ơn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống tích cực và các mối quan hệ tốt đẹp. Bằng cách biểu đạt lòng biết ơn và thực hiện các cách phát triển lòng biết ơn, chúng ta có thể tạo ra một môi trường tốt hơn cho bản thân và người xung quanh
| Cảm nhận của em |
Trước khi đọc | Chưa có cảm nhận sau sắc về bài thơ Cảnh khuya bởi lẽ bài thơ này đã được sáng tác từ rất lâu trước đây |
Sau khi đọc | Biết được đặc sắc trong nghệ thuật, hiểu sâu hơn về nội dung tác phẩm đồng thời cũng cảm nhận được rõ nét tâm hồn, tâm trạng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài thơ |
Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt | - Xoáy sâu và nội dung vào từng từ ngữ - Kết hợp với sự tưởng tượng đã tái hiện được hết vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cảnh khuya. |
Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế…Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da…có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác.
Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.
Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.
Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa.
Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhât. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai.
Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được.
Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh,. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp một bà lão già mắt kèm nhem dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bồ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.
Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất.
Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.
Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình.
Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.
Tham khảo!
Nghệ thuật nghị luận của tác giả được tổ chức vô cùng mạch lạc và logic chặt chẽ, mở đầu đi thẳng vào vấn đề được nhắc tới là nhà thơ Nguyễn Khuyến và ba bài thơ của ông. Đồng thời đưa ra các luận điểm chính để phân tích và lập luận lí lẽ để chỉ ra tại sao mình lại nói như vậy và đan xen các câu nói chia sẻ của tác giả về các bài thơ khác nhau vừa tác ra cái chung và cái riêng ở trong mỗi bài thơ thu của Nguyễn kHuyến. Ngôn ngữ gần gũi, phân tích dễ tới với người đọc chặt chẽ và mang đậm dấu ấn làng quê đất nước. Đặc biệt tác giả sử dụng rất nhiều những câu từ mang tính chất dân tộc như mùa thu Việt Nam, nước ta, đất nước của mình,....
Tham khảo
Nhận xét về nghệ thuật nghị luận:
Bài viết được tổ chức mạch lạc và chặt chẽ.
- Ngay trong phần mở đầu, Xuân Diệu đã đi thẳng vào vấn đề bàn luận là nhà thơ Nguyễn Khuyến cùng với ba bài thơ thu kinh điển.
- Tiếp đến, tác giả lần lượt đưa ra các luận điểm chính và lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ quan điểm, ý kiến đã nêu.
- Ngôn ngữ nghị luận giản dị, gần gũi. Cách phân tích ngọn ngành và mạch lạc, có sự so sánh với một số tác phẩm khác giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được vấn đề nghị luận.
- Giọng văn nhẹ nhàng, dẫn dắt người đọc tìm hiểu lần lượt ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, đi đến sự đồng tình với quan điểm được nêu.
Mình gợi ý cho bạn một phần bàn luận mình từng viết bạn có thể tham khảo và bổ sung thêm để bài viết được hoàn thiện:
Nếu ví cuộc đời là một bản trường ca bất tận thì bài học về lòng khoan dung như một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc và ý nghĩa. Lòng khoan dung là sự cảm thông, rộng lượng tha thứ cho những sai lầm của người khác. Từ lâu, khoan dung đã trở thành đạo lí sống của dân tộc. Con người không thể là "một phiên bản hoàn hảo", trong mọi người đều tồn tại "gót chân Asin" có thể trở thành bả ngọt đưa con người đến với sai lầm. Khi con người cứ tập trung nhìn vào thiếu sót của nhau, dựa vào sai lầm đó phán người khác, liệu "người với người sống để yêu nhau" ( Tố Hữu)? Khoan dung tồn tại để gỡ bỏ mọi khúc mắc còn vướng bận trong lòng người trở thành sợi dây liên kết bền chắc cho những mối quan hệ. Nếu hai người lựa chọn gắn bó với nhau nhưng họ không thể chấp nhận tha thứ cho sai lầm của nhau thì chẳng khác nào đi trên một nhịp cầu đứt gãy không thể bước tiếp cũng không thể quay lại. Con người mang trong mình những ích kỷ cá nhân để nó che lấp đi lòng khoan dung vốn có, mối quan hệ đó có còn bền lâu hay chỉ là những mảnh chắp vá lâu dài. Ai cũng giữ cho mình suy nghĩ ích kỷ tình yêu thương liệu có còn mãi hay vắng bóng trên thế gian này? Vì vậy, con người luôn phải giữ cho mình một tấm lòng khoan dung, độ lượng đối với sai lầm của người khác. Đó là cách để chúng ta yêu thương cũng là giữ lửa cho một mối quan hệ bền vững.”
Lòng khoan dung không chỉ là chất keo kết dính một mối quan hệ còn là cánh cửa dẫn lối cho những mảnh đời bất hạnh tìm đến ngưỡng cửa mới trở lại làm người. "Người thành công luôn có một quá khứ, kẻ tội đồ luôn có một tương lai". Họ có thể vì vốn hiểu biết hạn hẹp hoặc sự bồn bột của tuổi trẻ mà đi vào con đường tha hóa đạo đức. Nhưng điều quan trọng họ nhận thức như thế nào về sai lầm của mình? Quý giá hơn hết thảy là những kinh nghiệm họ rút ra được từ những lần "lầm đường lạc lối" để thay đổi, hoàn thiện phần "người" còn thiếu sót . Khoan dung của mọi người cũng như của toàn xã hội chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đưa họ đến một tương lai mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc từng nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác. Nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ”. Khi họ được chấp nhận bước vào thế giới con người lần thứ hai là cho họ cơ hội thay đổi tốt hơn, cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Nhưng ngược lại nếu một lần nữa họ bị chối bỏ, đồng loại xa lánh tiếp tục dồn họ vào vũng bùn nhơ của xã hội thì chẳng có sự cảm hóa nào xảy ra. Cánh cửa tương lai giành cho họ cũng đóng khép nhốt họ trở lại trong cuộc đời tăm tối bủa vây phía trước. Chắc hẳn chúng ta không thể quên được anh Chí hiền lành sống những trang văn của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao. Vốn là một anh canh điền lương thiện chỉ với ước mơ có một mái ấm trọn vẹn, gia đình hạnh phúc nhưng lại chịu cảnh tù tội, án oan sai không thể tẩy sạch. Khi ra tù, Chí bị chối bỏ bởi chính những người dân làng Vũ Đại. Có lẽ đó là lý do lớn nhất khiến cho Chí rơi vào thảm kịch cuộc đời từ anh canh điền hiền lành trở thành con quỷ làng Vũ Đại ngày ấy. May mắn thay còn một người với tấm lòng yêu thương, khoan dung độ lượng vô điều kiện đối với Chí Phèo là Thị Nở. Cô đã đánh thức được những khát khao được hòa nhập trở lại làm người chân thật nhất trong con người Chí. Thật đáng thương! Hạnh phúc không thể mỉm cười với anh canh điền ấy. Bà cô Thị Nở đại diện cho định kiến ích kỉ chì chiết, lăng nhục, giày vò; một lần nữa Chí đã chết trên ngưỡng cửa trở về làm người. Nếu xã hội ấy có một chút yêu thương, vị tha đối với Chí Phèo liệu chúng ta có thấy được anh Chí khác được trở về cuộc sống hằng mơ ước ?
Sống giản dị là một triết lý sống mà người ta tìm cách tối giản hóa cuộc sống và tập trung vào những điều cơ bản và quan trọng nhất. Nó liên quan đến việc giảm bớt sự phức tạp, tiêu thụ không cần thiết và tập trung vào những giá trị thực sự.
Sống giản dị có thể mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Đầu tiên, nó giúp chúng ta giảm căng thẳng và áp lực từ việc cố gắng đạt được nhiều thứ và sở hữu nhiều tài sản. Thay vào đó, chúng ta tập trung vào những điều quan trọng như sức khỏe, gia đình, tình bạn và trải nghiệm cuộc sống.
Sống giản dị cũng giúp chúng ta tiết kiệm tài chính và tài nguyên. Thay vì tiêu xài không kiểm soát, chúng ta học cách đánh giá xem những gì thực sự cần thiết và tạo ra sự cân bằng trong việc sử dụng tài nguyên.
Ngoài ra, sống giản dị còn giúp chúng ta tạo ra môi trường sống đơn giản và gọn gàng. Bằng cách giảm bớt đồ đạc không cần thiết và tập trung vào những vật phẩm thực sự mang lại niềm vui và ý nghĩa, chúng ta có thể tạo ra không gian sống thoải mái và tĩnh lặng.
Tuy nhiên, sống giản dị không phải là một phong cách sống phù hợp với mọi người. Mỗi người có những giá trị và ưu tiên riêng, và cách sống giản dị có thể khác nhau đối với mỗi người. Quan trọng nhất là tìm ra cách sống mà mang lại sự hài lòng và cân bằng cho bản thân.
Chính vì thế , sống giản dị là một quá trình liên tục và không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi chúng ta có thể bị cuốn vào cuộc sống phức tạp và tiêu thụ không kiểm soát. Tuy nhiên, bằng cách nhìn nhận lại giá trị thực sự và tập trung vào những điều quan trọng, chúng ta có thể tạo ra một cuộc sống đơn giản và ý nghĩa hơn.
Trong cuộc sống luôn có những điều mà ta chẳng bao giờ hài lòng, có những lời nói khiến ta bị tổn thương, có những cách đối xử làm ta buồn bã… Nhưng điều quan trọng là sau tất cả những điều đó,ta vẫn có lòng vị tha. Ngạn ngữ có câu: “Hãy tha thứ và hãy quên”. Nhưng phần lớn chúng ta thường cảm thấy quên dễ hơn nhiều so với việc tha thứ cho một người nào đó đã làm ta đau lòng, việc tha thứ đòi hỏi một người phải có tấm lòng nhân hậu sâu sắc,biết yêu thương mọi người và bỏ qua tất cả tội lỗi mà họ đã làm. Nhưng so với thực tế,chẳng mấy ai có thể làm được như vậy.
Song nếu nhìn lại, việc tha thứ cho một người nào đó có thể khiến ta cảm thấy thật sự thanh thản,nhẹ nhõm. Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, ta sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ. Tha thứ được thể hiện qua nhiều hành động trong cuộc sống hằng ngày, vui vẻ nở nụ cười khi có ai đó vô tình giẫm phải chân mình,hay chẳng chấp người bạn ngồi cùng bàn hay có tính mượn đồ của mình trong giờ học… Những việc làm đó sẽ khiến cho mình đáng yêu hơn trong mắt của mọi người. Vì vậy, hãy học cách sống mà có lòng vị tha vì nó là đức tính quý báu của mỗi con người chúng ta.