K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2021

 đây nhé

10 tháng 5 2021

có thấy đâu

24 tháng 11 2023

- Học sinh tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh về quê hương mình.

- Học sinh tùy khả năng, sở thích vẽ một bức tranh về quê hương.

20 tháng 1 2022

TL:

K đăng dc ảnh lên OLM, và nếu bạn vẽ thì sẽ đẹp hơn, tôi k bt bn muốn vẽ j trên khổ giấy.

HT

24 tháng 1 2022

nhưng mà tôi muốn kết bạn với bạn

19 tháng 1 2022

undefinedđây nha

24 tháng 6 2021

google nhìu lắm á!!!

5 tháng 1 2021

Từ vựng tiếng Nhật về ngày tết phổ biến nhất   

                                                                 Về ngày Tết đóa

8 tháng 2 2021

Tranh của mk là: Tranh vẽ đề tài đường phố ngày Tết.

Kết quả hình ảnh cho Hãy vẽ cho tôi một bức tranh chủ đề về lễ hội quê em

5 tháng 6 2021

QUÊN NX, HOK ĐC COPY TRÊN MẠN NHA

5 tháng 6 2021

mik ko chụp đc cũng ko vẽ đc

 mn kb vs mik nho

16 tháng 5 2020

    Người con nào xuất thân từ những vùng nông thôn Việt Nam lam lũ, sau này đi xa sẽ nhớ vô cùng bóng dáng của những phiên chợ quê gắn liền với các bà, các mẹ. Đó như một miền kí ức khó quên mà ai cũng rưng rưng khi nhớ về.

    Chợ quê Việt Nam hình thành rất đặc biệt. Ở nông thôn, thường mỗi xã hoặc một vài làng liền kề nhau có một cái chợ. Chợ là nơi trao đổi hàng hoá của cư dân địa phương. Chợ đặt ở làng nào, xã nào thường lấy tên của làng, xã ấy mà gọi. Nói nôm na đó là loại chợ quê. Quang cảnh chợ quê rất đơn giản, vài cái lều lợp gianh, lợp lá trên mấy cái cọc tre nhỏ, đơn giản. Có khi không có lều quán mà chỉ là một bãi đất trống. Người bán bày sản phẩm thành hàng, thành dãy hai bên lối di. Chủng loại hàng hoá, đa phần là những sản vật địa phương do vậy mà thay đổi theo mùa, vụ.

     Chợ quê cũng có sự "phân cấp" một cách tự nhiên thành chợ Làng, chợ xã, chợ huyện, chợ tình... Người ta gọi chợ theo cấp hành chính và quy mô chợ cũng từ đó mà to dần lên. Ngày nay chỉ còn dấu vết chợ quê ở làng, ở xã, còn chợ huyện, chợ tỉnh hầu như đã biến thành những trung tâm buôn bán lớn trong vùng. Do nhu cầu trao đổi, mua bán nên ngày nào cũng họp chợ. Vì vậy mà mất đi phiên chợ truyền thống ngày trước.

     Chợ quê lại có hai loại, chợ phiên và chợ hôm. Chợ phiên họp vào những ngày theo một chu kỳ nhất định. Khi nói chợ họp ngày ba và ngày tám, có nghĩa là phiên chợ họp vào những ngày mồng ba, mồng tám, mười ba, mười tám, hai ba, hai tám hàng tháng (theo âm lịch). Gần đây nhiều chợ chọn ngày chủ nhật làm phiên họp chính. Phiên chợ chính bao giờ cũng đông người hơn phiên chợ xép (chợ họp không đúng phiên). Ngoài những sản phẩm địa phương, ở chợ phiên mặt hàng đa dạng hơn bởi sự góp mặt của các hàng công nghiệp đắt tiền.

     Chợ hôm thì ngày nào cũng họp. Người mua người bán chỉ thưa thớt, trao đổi những hàng thiết yếu hàng ngày, hàng tươi sống như rau, hoa quả, dầu, muối, tôm cá, trứng... Chợ thường họp vào buổi sáng sớm hay chiều. Nếu chợ họp vào buổi chiều người ta hay gọi là chợ chiều.

      Chợ quê đặc biệt hơn cả vào những dịp lễ tết. Khi ông mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Trẻ em đi theo mẹ để được sắm những bộ đồ đón tết. Ai cũng hồ hởi, nô nức sắm những thức ngon về dâng lên bàn thờ tổ tiên và đón năm mới.

     Niềm vui ở chợ quê theo bước chân lon ton của các bé em đến tận nhà và theo cả niềm trông chờ của những đôi mắt hấp háy nô đùa ở ngoài sân đợi mẹ đi chợ về để được cái bánh, cây kẹo. Chợ quê mãi là miền hồi ức xinh đẹp của những người con lớn lên từ nông thôn. Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, chợ quê mãi là một nét văn hóa đẹp đẽ của người Việt in đậm dấu ấn thôn dã bình yên.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/gioi-thieu-ve-cho-que-c36a1755.html#ixzz6MZMToFyX

16 tháng 5 2020

   Chợ Tết ở quê chính là đặc sản của mỗi vùng quê mỗi dịp tết đến xuân về, đây chính là phong tục tập quán trao đổi hàng hóa,mua bán hình thành từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Được về lại thăm chợ quê thanh bình của làng, em thực sự cảm thấy choáng ngợp vui thích khi được hòa mình vào dòng người náo nức, đón 1 cái Tết đoàn viên. Chợ Tết quê em thường bắt đầu từ ngày 22 Tết hàng năm, nhưng có những năm thì tầm đến ngày 24 thì chợ mới bán do hàng hóa bị chậm. Do nhu cầu tiêu dùng lớn nên chợ thường mở từ 5h sáng đến 9h tối mới ngớt khách. Chợ ở quê thì chủ yếu bán những nông phẩm, đồ tiêu dùng mộc mạc, giản dị chứ không như siêu thị trên thành phố vì nhu cầu của người nông thôn cũng khá dung dị. Với những người nông thôn, họ ưa thích những đồ tươi ngon, giá cả hợp lý hơn là đồ đóng gói sẵn. Em đã thức dậy rất sớm với mẹ và đi chợ quê sắm sửa đồ Tết vào ngày 25. Mới sáng sớm nhưng chợ đã đông nghịt dòng người. Những sạp bán rau tươi rói, những sạp bán thịt của nhà đã bày chật kín đường. Chợ quê vô cùng bình dị, những lồng trứng, lồng gà,... được bày bán khắp nơi. Tiếng nói cười náo nhiệt nhưng ấm áp, tràn ngập không khí Tết vô cùng. Em đã cùng mẹ mua hoa thắp hương, mua thực phẩm làm cơm, mua cả 1 cành đào đặt bàn thờ nữa. Hai mẹ con phải đi đến trưa mới xách được đống đồ về được đến nhà. Thực phẩm của chợ thì sạch sẽ và tươi ngon nên đảm bảo lắm. Tóm lại, chợ quê là phong tục đẹp của làng quê Việt Nam, em rất thích đi chợ quê để được sắm sửa đón Tết sang.