Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về Địa đạo Củ Chi.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
(*) Kể lại câu chuyện: Đào hầm Địa đạo Củ Chi
- Đường hầm trong Địa đạo Củ Chi được đào trong thời kì kháng chiến chống Pháp, với mục đích ban đầu là để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí. Đến kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi được chọn làm căn cứ lâu dài nên phong trào đào hầm địa đạo đã phát triển mạnh mẽ.
- Đào địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người dân và các chiến sĩ dùng cuốc đào sâu vào lòng đất tạo thành những đường hầm nhỏ và hẹp. Sau khi đào xong, miệng hầm được nguỵ trang để dẫn không khí vào địa đạo. Vào những lúc cấp bách, quân dân tranh thủ đào liên tục ngày đêm.
- Nhờ có địa đạo, quân và dân Củ Chi đã có nơi trú ẩn an toàn hơn, chiến đấu giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.Địa đạo Bến Dược: Căn cứ Khu ủy & Quân khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh.Địa đạo Bến Đình: căn cứ Huyện ủy huyện Củ Chi được bảo tồn tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Lần này chúng tôi đến thăm khu địa đạo Bến Dược.Sau khi thăm đền Bến Dược chúng tôi đến khu tái hiện căn cứ kháng chiến. đến đó rồi tôi mới hiểu tại sao ngay một huyện ven đô lại tồn tại một khu căn cứ cách mạng anh hùng như vậy. sau chuyến đi, tôi cứ bị ám ảnh bởi những gì mình được nhìn thấy tại địa đạo Củ Chi, cha ông ta đã làm được những chuyện phi thường.
1. Họ sinh là những nông dân hiền lành và chân chất:
Đầu tiên, khi bước vào thăm đền, điều đầu tiên khiến tôi cảm thấy bị choáng ngợp chính là những dòng tên các anh hùng liệt sĩ trên 3 vách tường trong đền. những dòng chữ chi chít ghi tên và năm sinh, năm hi sinh của các anh, các chị, các mẹ cứ hằn mãi trong tâm trí tôi. ở đó có tới hơn 4 nghìn liệt sĩ, có người tuổi đời chỉ mới 15, họ đã hiến dâng cả tuổi xuân cho non sông đất nước để chính chúng tôi, tuổi trẻ hôm nay được thanh bình hạnh phúc.
Sau đó chúng tôi đến thăm khu tái hiện căn cứ kháng chiến, tất cả khiến cho tôi càng thêm cảm phục những trái tim và khối óc phi thường của nhanh dân ta. Các chú cán bộ hướng dẫn chúng tôi đến thăm lần lượt từng gia đình, mỗi gia đình mang một nếp sống riêng nhưng nhìn chung tất cả đều rất mộc mạc, điều kiện sống hết sức vất vả. không hiểu tại sao tôi lại có cảm giác rất thân thuộc khi bước vào những căn nhà ấy, có một cảm giác rất thân quen, vì đó chính là nếp sống của gia đình tôi, từng góc nhà tạo cảm giác rất gần gũi, thân thuộc. Các chiến sĩ chính là những người nông dân lương thiện, cuộc sống thật khiến tôi như chạm vào quá khứ, chạm vào công cuộc kháng chiến kiên cường của nhân dân vùng đất thép. Mỗi nếp nhà đều có hầm tránh đạn, đâu đó trong làng tôi thấy có người vót chông, mỗi người một việc, các chiến sĩ chế tạo vũ khí, các em nhỏ chăn trâu, cuộc sống diễn ra thật thanh bình, có vườn rau, ao cá. các chiến sĩ được sinh ra từ những người nông dân chân chất, yêu làng, yêu đất. Trong làng có trường học, có đài phát thanh, có chợ, Củ Chi cũng bình yên như bao nhiêu làng quê khác của Việt Nam, chỉ khác là ở đó, những con người đã biến thành những anh hùng. Họ trồng rau, nuôi heo, chài lưới, chăn trâu, hái rau, bắt cá, nhưng họ cũng vót chông, chế tạo vũ khí, cho con em mình kí tên tham gia thực hiện nghĩ vụ với non sông. Cả một lực lượng chiến sĩ anh dũng ở đó đã được chở che bởi tinh thần yêu nước của nhân dân. Họ là những anh hùng chân đất.
2. Họ là những kĩ sư tài ba:
Địa đạo Củ Chi cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, là một công trình kiến trúc độc đáo, nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km.
Những sự tích có thật từ địa đạo đã vượt quá sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần chui xuống một đọan đường hầm, bạn sẽ hiểu vì sao nước Việt Nam bé nhỏ lại chiến thắng kẻ thù là một nước lớn và giàu có bậc nhất. Vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Trong cuộc đọ sức này, nhân dân Củ Chi đã chiến thắng oanh liệt. Dựa vào hệ thống đường hầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và đồng bào Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ. Quân xâm lược Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”, “Việt cộng không thấy đâu mà đâu đâu cũng có”…. Từ những tư liệu trích dẫn trên dễ dàng thấy được địa đạo Củ Chi đã trở thành huyền thoại không chỉ đối với người Việt mà còn là nỗi kinh hoàng của bọn thực dân xâm lược.. cả một thế giới sống tồn tại dưới lòng đất với đầy đủ phòng giải trí, phòng ăn, phòng họp, trại cứu thương, ….tất cả được nối kết bằng hệ thống đường chằng chịt hơn 200km đường hầm đã tạo ra một căn cứ vững chắc cho những “chiến binh” chân đất của vùng đất anh hùng. “Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở.” Đường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom.Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ. Cả hơn 200km đường hầm được đào trong suốt mười mấy năm, đó là thành quả của những con người tuy bé nhỏ mà lại không hề bé nhỏ. Nhờ vào sự thông minh sáng tạo mà các chiến sĩ đã tạo ra cả một thế giới ngầm, thế giới đã làm điên đảo bọn thực dân: “Củ Chi còn thì Sài Gòn mất” và thật là Sài Gòn đã mất khi bọn thực dân đã rất cố gắng vẫn không thể xóa sổ được vùng đất thép. Có đi xuống địa đạo mới thấy cuộc sống ở đó thiếu thốn nhiều thứ, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, thiếu không khí, nhưng tất cả không thế khuất phục được những chiến sĩ cách mạng và nhân dân ta, trong suốt hơn 20 năm kháng chiến chống thực dân. Hệ thống đường hầm Củ Chi đã trở thành 1 trong năm đường hầm trứ danh thế giới. không chỉ có hệ thống hầm ngầm mà cả những tiện nghi sinh hoạt cũng thể hiện tư chất thông minh sáng tạo của con người Việt Nam. Sống dưới lòng đất, xưởng cơ khí vẫn đàm bảo rèn được vũ khí, những lò rèn thô sơ được đào ngầm xuống đất, được thổi gió bằng hệ thống tay cầm, bếp Hoàng Cầm lại một lần nữa khẳng định óc sáng tạo trong giai đoạn kháng chiến gian khổ. Sáng tạo nhằm cải thiện điều kiện sống thiếu thốn khó khăn, không chỉ vậy trong cả cách đánh giặc cũng sáng tạo không kém. Trong hoàn cảnh điều kiện vũ khí thiếu thốn, lực lượng không được huấn luyện tinh nhuệ, nhân dân vùng đất thép đã chọn cách đánh riêng của mình. Hầm chông, bẫy chông, vũ khí tự chế đã làm kinh hoàng biết bao quân Pháp. Chông tre, chông sắt đều là tự chế, được tạo ra bằng phương pháp thủ công, được đặt và ngụy trang khéo léo đã cản được bước chân thù vào khu căn cứ…. Con người đã chứng minh được rằng họ không hề bé nhỏ,và cho dù Việt Nam là một quốc gia nhỏ nhưng điều đó không có nghĩa là quốc gia đó, dân tộc đó không làm được những điều vĩ đại.
Cuộc sống tái hiện khiến tôi cảm thấy vừa tự hào vừa cảm phục những thế hệ cha anh của mình. Tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước đã khiến những con người bình thường có thể làm được những việc phi thường. không chỉ có thế, trong khu kháng chiến, cong tác tư tưởng cũng hết sức được chú trọng, đài phát thanh giải phóng luôn cập nhật thông tin kháng chiến trên cả nước, trường học cũng được mở để dạy chữ, nâng cao được dân trí, khai sáng cho người dân sẽ giúp cho nhận thức được nâng cao, từ đó tinh thần yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm ngày càng cao. Và mặc dù điều kiện sống và chiến đấu hết sức thiếu thốn nhưng không vì thế mà mất hết niềm tin vào cuộc sống, không vì thế mà sự sống không nảy nở trên những mảnh đất khô cằn.
Và họ giàu tình yêu cuộc sống: Trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy ta vẫn thấy được tình yêu cháy lên trong từng trái tim. Quanh những nếp nhà luôn có vườn rau, giàng cây say trái, bầy lợn, con trâu được chăm chuốt yêu thương, họ cũng là những người bình thường và họ cũng mong muốn cuộc sống hết sức bình thường. từ trong tuyến lửa, từ trong bom đạn họ vẫn mong muốn một điều, chính vì điều đó họ đã chiến đấu cả cuộc đời mình: Cuộc sống thanh bình. Từ trong lòng đất vẫn có phòng đọc báo, phòng chơi cờ, phòng giải trí cho các chiến sĩ. Có lẽ chính sự lạc quan đó đã giúp họ có thêm sức mạnh kiên trì bám trụ trong suốt hơn 20 năm. Không chỉ có thế, không chỉ có tình yêu mà sự sống cũng nảy nở từ trong bom đạn. một bước tranh ghi lại cảnh một gia đình đã làm sáng lên trong tôi một niềm vui, một niềm tin, tin rằng chiến thắng là điều tất yếu vì không có điều gì có thể hủy diệt được sự sống từ mảnh đất này. Hình ảnh ghi lại cảnh hai vợ chồng đang chơi với đứa con thơ mới sinh, người vợ bế con ngồi trên võng, người chồng bắt ghế ngồi bên cạnh, hạnh phúc tràng trên khuôn mặt họ. con phòng hạnh phúc của họ là xác một chiếc máy bay. Đúng là không gì có thể vùi dập được niềm tin vào cuộc sống, không gì có thể tiêu diệt được khát khao mãnh liệt của con người. và đúng như những gì chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong bản tuyên ngôn độc lập “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc (Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ)……tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do……Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Là một lời dạy của Bác Hồ mà chúng em luôn ghi nhớ. Lịch sử nước ta đã trải qua hơn bốn nghìn năm văn hiến, với biết bao thăng trầm, sóng gió nhưng vẫn mãi hiên ngang tồn tại và ngày càng phát triển sánh vai với cường quốc năm châu. Bác Hồ là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, Người bạn thân thiết của các dân tộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Vì vậy, chuyến tham quan Bến cảng Nhà Rồng và Địa đạo Củ Chi do TS. Võ Minh Hùng và quý thầy cô của Trung tâm Đào tạo đại cương và Phát triển kỷ năng mềm tổ chức vào ngày 27.05.2017 đã mang đến cho em rất nhiều bài học bổ ích, những trải nghiệm thú vị và thêm yêu quý nền độc lập mà bao thế hệ cha ông đã góp phần xây dựng và giữ gìn.
Tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng tại Bến Nhà Rồng xưa đã mang đến cho em rất nhiều kiến thức bổ ích về cuộc đời và sự nghiệp của Người. Ấn tượng nhất đối với em là bức tượng anh thanh niên Nguyễn Tất Thành với đôi mắt kiên nghị, tự thế hiên ngang dứt khoát khi ra đi tìm đường cứu nước. Anh thanh niên hai mươi mốt tuổi ấy ra đi với đôi bàn tay trắng, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, vượt bao gió sóng, đặt chân đến bao vùng đất lạ, chứng kiến hết tất cả những áp bức bóc lột của các đế quốc lên các thuộc địa. Và cuối cùng Người cũng đã tìm ra được chân lý và trở về đất nước giúp nhân dân ta giành độc lập dân tộc.
Bước vào không gian bên trong bảo tàng, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác dần dần được chị hướng dẫn viên giới thiệu qua các bức ảnh, hiện vật một cách sinh động và đầy đủ. Cảm xúc của em dâng trào khi nghe kể về những năm tháng hoạt động ở nước ngoài của Bác, bôn ba khắp nơi trên thế giới, từng phụ bếp trên tàu Pháp, từng hứng cái giá lạnh của thành Pa-ri, từng vào tù ra khám,… nhưng những khó khăn ấy không thể khiến người Bác của chúng ta lùi bước. Bác của chúng ta thật đáng tự hào.
Chia tay với Bến Nhà Rồng, chúng em được đến với Địa đạo Củ Chi - một di tích lịch sử nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Chiến tranh đã đi qua hơn bốn mươi năm nhưng những chứng tích mà nó để lại đã cho chúng ta thấy sự tàn khốc của nó.
Sau giờ ăn trưa, chúng em được hướng dẫn tham quan địa đạo. Ven con đường quanh co, khúc khuỷu đi vào rừng, chúng em được giới thiệu những hầm chông được dùng để bảo vệ khu vực căn cứ chiến đấu và tham quan hai địa đạo đầu tiên dài 70m và 120 m. Bước vào bên dưới lòng đất, em không khỏi cảm thán trước tài trí, bàn tay tài hoa của những con người xưa. Một căn phòng họp nằm sâu dưới lòng đất với những vách tường kiên cố, vượt qua con đường ngầm chúng em đến với giếng nước, bệnh xá, nhà bếp,… tham quan địa đạo em mới hiểu sâu sắc hơn về nhũng khó khăn mà dân tộc ta đã trải qua để có được độc lập như hôm nay.
Ngoài ra, chúng em còn được thăm Đền Dược là một đền thờ những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh trên mảnh đất thép Củ Chi. Ngôi đền có một kiến trúc khá truyền thống mang đậm chất văn hóa Việt Nam, bao gồm năm phần: cổng tam quan, nhà văn bia, đền chính, tháp và hoa viên. Đoàn chúng em cũng đã vào tham quan, tưởng niệm những con người anh dùng hi sinh cho đất nước.
Kết thúc chuyến tham quan, chúng em đều có những cảm nhận cho riêng mình. Trong em vẫn còn đọng lại rất nhiều lưu luyến, tiếc nuối… Cả Bến Nhà Rồng và Địa đạo Củ Chi đã mang đến cho em rất nhiều cảm xúc, những phút giây hoài niệm về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc qua đó càng thêm yêu quê hương, đất nước. Em rất cảm ơn nhà trường, Trung tâm ĐTĐC – PTKNM, đặt biệt là thầy Võ Minh Hùng đã tổ chức một chuyến tham quan đầy ý nghĩa, giúp chúng em có những trải nghiệm, bài học sâu sắc ngoài những giờ lý thuyết trên lớp, thêm tự hào về lịch sửu hào hùng của đất nước. Có lẽ, sự kết thúc của hành trình này sẽ mở đầu cho một hành trình khác, em mong trong thời gian tới nhà trường sẽ tổ chức thêm nhiều chuyến tham quan ý nghĩa cho sinh viên, nhằm tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cũng như giúp sinh viên nâng cao hiểu biết về lịch sử của dân tộc.
Tham khảo!
Cảm nghĩ: việc đào hầm và chống càn quét ở Địa đạo Củ Chi đã cho thấy: lòng yêu nước; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm; đồng thời thể hiện lối đánh giặc rất mưu trí, đầy sáng tạo của quân dân Củ Chi nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
Mục đích đào hệ thống hầm ngầm trong địa đạo Củ Chi
Giúp mình nhanh lên đi đang gấp lắm
Em tham khảo:
Chi tiết khiến em cảm động nhất là khi hai anh em Thành và Thủy chia đồ chơi với nhau.Thành là một người cực kì thương em vì vậy khi chia đồ chơi Thành đều nhường cho Thủy nhiều đồ chơi.Thủy là một người em rất tốt ,nhưng khi nhìn thấy hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ thì không kìm được lòng.Hai con búp bê tượng trưng cho tình anh em của Thành và Thủy.Thủy không hề muốn chia cắt nên đã để lại tất cả hai con búp bê ở lại với anh, cho ta thấy Thủy không hề muốn chia cắt tình anh em và không muốn rời xa anh trai mình. Sự chia tay đột ngột đã khiến Thành từ mạnh mẽ đến khóc rất nhiều và mọi kí ức cũ luôn cuốn quanh Thành. Khi nhìn hai con búp bê quàng tay lên vai nhau mà ta biết tình cảm hai anh em Thành và Thủy dù có rời xa nhau nhưng không có nghĩa tình cảm hai anh em bị chia cắt.
Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)
Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời.
Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì.
Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.
Dế Mèn biết sống tự lập, biết phòng xa khi đào hang sâu, biết lo cho bản thân nhưng không nghĩ đến người khác, khoác lác, tự cao tự đại, với bản tính của mình chú đã gây hại cho người kẻ yếu hơn. Nhưng sau cùng cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ. Chính Dế Mèn đã hiểu bản tính của mình đã gây họa cho người vô tội. Sự phục thiện Dế Mèn trong phần cuối của đoạn trích chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía với chú.
Ai cũng sẽ mắc sai lầm, Dế Mèn cũng vậy, nhân vật Dế Mèn trong truyện vừa đáng trách mà cũng đáng thương, khi vượt qua những bài học cuộc sống Dế Mèn sẽ trưởng thành và sống tốt đẹp hơn.
Tham khảo:
Những di tích địa đạo đã góp phần khơi lại, hun đúc lòng yêu nước trong mỗi đoàn viên thanh niên, ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc. Khâm phục những khó khăn, gian lao, vất vả và sự hy sinh cống hiến của những vị anh hùng đất thép. Tự hào về tinh thần dân tộc không ngại đấu tranh gian khổ của các vị anh hùng liệt sĩ.
Những di tích địa đạo đã góp phần khơi lại, hun đúc lòng yêu nước trong mỗi đoàn viên thanh niên, ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc. Khâm phục những khó khăn, gian lao, vất vả và sự hy sinh cống hiến của những vị anh hùng đất thép. Tự hào về tinh thần dân tộc không ngại đấu tranh gian khổ của các vị anh hùng liệt sĩ.