K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

 - Lấy cớ Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh huy động lực lượng sang xâm lược Đại Ngu (1406).

- Cuối tháng 1/1407, quân Minh chiếm được thành Đa Bang và Đông Đô , Nhà Hồ phải rút quân về cố thủ ở Tây Đô, Tháng 6/1407 cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.

- Nguyên nhân thất bại: 

+ Nhà Hồ chỉ chú trọng vào việc xây dựng các phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy nên tự "giam mình" trong thế phòng ngự bị động.

+ Nhà Hồ chưa tập hợp sức mạnh của nhân dân.  

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ II):

+ Năm 207 TCN, Triệu Đà lập nước Nam Việt ở phía nam Trung Quốc, sau đó tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.

+ Sau nhiều lần tấn công Âu Lạc nhưng thất bại, Triệu Đà lập kế giảng hòa với An Dương Vương: cầu hôn công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy; sau đó đưa Trọng Thủy sang ở rể tại Âu Lạc để tìm hiểu bí mật quân sự; đồng thời Triệu Đà dùng kế li gián, kiến nội bộ triều đình Âu Lạc mâu thuẫn.

+ Năm 179 TCN, Triệu Đà bất ngờ tấn công, đánh thẳng vào thành Cổ Loa, cuộc chiến đấu của nhân dân Âu Lạc nhanh chóng thất bại.

- Kết quả: Âu Lạc rơi vào ách thống trị của Nam Việt.

30 tháng 10 2024

sia

sia

si

SIA

sia

sia

sa

si

á

sa

s

ia

s

ai

s

ai

s

ai

s

ia

ái

í

áiais

si

aiis

í

iaisai

ái

iiasi

áiai

sáiaiasi

íiasiasi

áias

siais

ía

ía

íaisisia

ss

sai

sai

si

ái

áia

 

30 tháng 10 2024

nếu 1 con chim rơi xuống đất thì nó làm gì đầu tiên

 

18 tháng 3 2022

Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc ngắn gọn ( chi tiết bạn có thể tự tra mạng ):

Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.

Các quan cai trị phương Bắc chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc, lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày cấy. Chúng cũng áp đặt chính sách tô thuế nặng nề, đặc biệt là dưới thời Đường.

Ngoài ra, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền về sắt và muối, bắt nhân dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vật quý để đưa về Trung Quốc.

Kháng chiến:

Hai Bà Trưng-Bà Triệu-Lý Bí-Mai Thúc Loan-Phùng Hưng- Khởi nghĩa Lam Sơn.

Đại Việt thế kỉ X-XV: trải qua thời kì nhà Ngô-Đinh-Tiền Lê-LýTrần-Hồ-Hậu Lê. Đất nước quân chủ chuyên chế phong kiến được thành lập và từng bước phát triển, hoàn thiện đạt đến đỉnh cao. Kinh tế được phát triển.

Đại Việt thế kỉ XVI-XVIII: chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài đến cuối thế kỉ XVIII. Hai đàng lấy sông Gianh làm ranh giới. Đất đai phát triển và mở rộng, kinh tế phục hồi - ngoại thương phát triển, nhưng rồi dần dần mục nát và bị Nguyễn Huệ lật đổ.

Tham khảo: Việt Nam thế kỉ XIX: nhà Nguyễn vẫn thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. Việt Nam rơi vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.

Kinh tế, văn hóa thế kỉ X-XV:  Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.

Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.

Những thành tựu văn hóa đạt được, vừa là sản phẩm của sự nghiệp chung nói trên, vừa là nền móng vững chắc lâu dài cho dân tộc 

Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI-XVIII: Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt.  Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.  Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.

Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. - Phật giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển. Nếp sống văn hóa truyền thống được nhân dân ta giữ gìn, các hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội cũng góp phần thắt chặt tình yêu quê hương, đất nước trong nhân dân.

 

 

 

 

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hoàn cảnh:

+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán. 

+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta. 

+ Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Ông đã sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở vùng cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng

- Diễn biến chính:

+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền  cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm. 

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn,  Lưu Hoằng Tháo tử trận.

- Ý nghĩa: 

+ Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

22 tháng 8 2023

Tháng 10-1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý bất ngờ tấn công vào châu Ung (Quảng Tây) và châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông). Sau khi rút quân về nước, nhà Lý khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến quy mô lớn ở bờ nam sông Cầu, phía bắc kinh thành Thăng Long.

Đầu năm 1076, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt và bị chặn lại ở phòng tuyển bên bờ sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt sông đánh sang phòng tuyến của quân nhà Lý nhưng đều thất bại. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng,  rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc. Lúc này, nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hoà. Quân Tống nhanh chóng chấp nhận và rút quân về nước.

28 tháng 7 2018

-Năm 981 quân Tống theo hai đường thủy và bộ sang xâm lược nước ta.

-Vua Lê trực tiếp chỉ huy quân sĩ đóng cọc ở sông Bạch Đằng để chống giặc. Nhiều trận ác liệt diễn tra trên song Bạch Đằng, cuối cùng quân thủy bị đánh lui.

-Trên bộ, ta chặn đánh địch ở Chi Lăng, buộc địch rút lui.

-Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt địch. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

4 tháng 3 2022

tra gg đi

4 tháng 3 2022

tui tiết lộ thật mấy đứa mà trả lời tham khảo là tra gg á

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Hoàn cảnh: sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.

- Diễn biến chính:

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.

 

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

+ Từ đêm 30 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn lần lượt tiêu diệt các đồn luỹ của quân Thanh đóng ở phía nam Thăng Long. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, cánh quân do Quang Trung chỉ huy tiến đánh và hạ đồn Ngọc Hồi. Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long tấn công và hạ dồn Đống Đa.

- Kết quả: Quân Thanh nhanh chóng tan vỡ. Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng tháo chạy về nước.

- Ý nghĩa:

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.