K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2021

Đồ Sơn là một quận của thành phố Hải Phòng, nằm cách trung tâm thành phố 20 km về phía Đông Nam. Quận có 7 phường: Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn. 

Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục ngọn đồi cao từ 25 đến 130 m. Qúa trình phong hóa kéo dài, đá núi biến chất tạo ra loại đất Ferali thích hợp với nhiều loại cây trồng. Vùng đất chân núi do phù sa bồi tích là cánh đồng lúa Ngọc Xuyên, ruộng muối Bàng La… Phần còn lại là bãi cát ven biển. Chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển vịnh Bắc Bộ nhưng Đồ Sơn thường ấm hơn vào mùa Đông và mát hơn vào mùa Hè.
Đồ Sơn có cảnh quan thiên nhiên đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có giá trị kinh tế-xã hội và nghiên cứu về địa chất, khí tượng thủy văn, hải dương học... Bãi biển Đồ Sơn được người Pháp khai thác du lịch từ những năm đầu thế kỷ XX.

Trước đó hơn 2 thế kỷ, Đồ Sơn có tên gọi Batsha (Batshaw), một làng chài. Ngày nay, các công trình hạ tầng du lich phát triển, Đồ Sơn là khu nghỉ mát và tắm biển nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam, nơi có sự kết hợp hài hòa giữa cát trắng mịn màng, biển cả mênh mông đậm màu phù sa và những ngọn núi đồi thông, phi lao... 
Khu du lịch đảo Dáu có bể bơi nhân tạo thuộc hàng lớn nhất Châu Á, có vườn chim, vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn 3 đến 5 sao, đặc biệt là ngọn hải đăng hơn trăm năm tuổi. Tại đây còn có thêm khu "Đà Lạt thu nhỏ", được rất đông du khách đến vui chơi giải trí vào những ngày hè.

Đồ Sơn là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam - đảo Hoa Phượng được trang bị đầy đủ các tiện nghi hiện đại sang trọng: trung tâm thương mại cao cấp ở giữa đảo, bể bơi nhân tạo, phố ăn uống, khách sạn 5 sao, khu biệt thự, bến du thuyền...
Đồ Sơn có di tích Bến tàu không số nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, cuội nguồn của con đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồ Sơn còn có sòng bạc Do Son Casino, là nơi thu hút nhiều du khách quốc tế.
Từ Đồ Sơn bằng tàu cao tốc có thể đi ra đảo Cát Bà, Tuần Châu (TP Hạ Long) hoặc vịnh Hạ Long để thăm thú hết những tinh hoa của Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Dịp Tết, người dân khắp nơi đổ về Đồ Sơn viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hoà. Lễ hội đảo Dấu được tổ chức hàng năm, người dân buôn bán khắp nơi đi thuyền ra đảo cúng và thắp hương cầu may cho một năm buôn bán thuận lợi và sức khỏe bình an. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức vòng sơ loại vào ngày 8 tháng 6 âm lịch và vòng chung kết vào ngày 9 tháng 8 âm lịch.
Đò Sơn có tính đa dạng sinh học cao. Vùng đất đồi có các sản phẩm như: bứa, chè, chay, thị, mít, ổi, sắn thuyền, táo… Măng tây, khoai tây, đậu Hà Lan, cà phê… được người Pháp trồng thử đầu thế kỷ XX đều sinh trưởng tốt. Thông nhựa được trồng thành rừng kín trên các đồi. Vào những năm 60, một số cây làm thuốc như địa hoàng, bạch chỉ, dương quy, xuyên khung... được trồng thử cho năng suât và chất lượng cao.

Vùng bãi lầy ngập mặn có nhiều còng, cáy, tôm, cua, cá lác, cá nhệch… Đồ Sơn có nhiều loại cá biển như chim, thu, nhụ, đé, song, ngừ... Loài chân khớp có moi, tôm vàng, tôm sắt, tôm he, tôm nương, tôm hùm, bề bề… Loài giáp xác có cua, ghẹ, sam, sò, còng gáy…. Nhuyễn thể có vẹm, ngao, ngán, diệp, vọp, don, dắt…
Vốn là 1 vạn chài cổ nhất Việt Nam, nghề cá phát triển mạnh (đánh bắt ven bờ, xa bờ) như: cào nghêu, xét cua, đi te, đi xiếc, quai xăm, đóng đáy, lưới vùi, lưới gõi, giã đôi... Thủy sản nuôi có cá nước lợ, cua xanh, tôm sú, tôm rảo... Nghề muối Bàng La có trên 600 năm lịch sử trên nền phù sa cổ ổn định có chất lượng tốt: “Muối ngon nhớ tới Bàng La. Bưởi ngon lại nhớ Đại Trà Đông Phương”. 

Đến với Đồ Sơn, đặc biệt là tại chợ Cầu Vồng du khách có cơ hội thấy nhiều loại hải sản phơi một nắng trở thành những đặc sản biển Đồ Sơn.
 

Nhắc đến Đồ Sơn, người ta thường nghĩ đến vùng đất tâm linh huyền thoại của xứ sở phượng vĩ. Đồ Sơn không chỉ là nơi lưu giữ nhiều truyền thống tâm linh mà còn là nơi ghi dấu lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồ Sơn thu hút du khách gần xa bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp giữa một bên là núi, một bên là biển.

Quận Đồ Sơn nằm ở hướng đông nam của thành phố Hải Phòng. Từ trung tâm thành phố, men theo tỉnh lộ TL353 khoảng 22km, bạn sẽ đến được Đồ Sơn. Nơi đây có địa thế là bán đảo nhỏ nối liền dãy núi Rồng với hai mặt nhô ra biển. Còn lại phía Tây và Nam giáp với huyện Kiến Thụy và quận Dương Kinh của thành phố Hải Phòng.

Quận Đồ Sơn có tiền thân là Thị xã Đồ Sơn được thành lập từ năm 1963. Sau nhiều lần sáp nhập và chia tách của thị xã Đồ Sơn và Huyện Kiến Thụy từ 1963 đến 2007, đã lập nên quận Đồ Sơn ngày nay. Hiện tại bản đồ hành chính của quận Đồ Sơn có 6 phường gồm: Bàng La, Hải Sơn, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Xuyên, Vạn Hương. Tổng diện tích tự nhiên của Đồ Sơn là 42,37 km2 với dân số trên địa bàn khoảng 102.234 người

Khí hậu của Đồ Sơn mang nét đặc trưng của vùng biển nhiệt đới gió mùa. Từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều. Mùa rét từ tháng 12 đến tháng 3 với không khí lạnh và khô hanh.

Đồ Sơn được biết đến là một trong những khu du lịch biển nổi tiếng của khu vực phía Bắc. Bản đồ du lịch được chia thành ba khu vực với ba nét đặc trưng khác nhau.

Khu I có sóng lớn và nhiều mỏm đá lởm chởm nên không thích hợp tắm biển. Khu vực này còn có chùa Hang Cốc Tự, một di tích nổi tiếng thu hút du khách viếng cảnh

Khu II có nhiều bãi cát mịn màng và trải rộng. Đây là bãi biển nhộn nhịp nhất Đồ Sơn do tập trung nhiều du khách đến tắm biển. Khu vực này có nhiều khách sạn, quán ăn và các dịch vụ khác phục vụ du lịch. Ngoài ra ở đây còn có các điểm du lịch như biệt thự Bảo Đại, bến
Nghiêng, chợ Cầu Vồng…

Khu III khá vắng lặng hơn do vị trí cách xa trung tâm. Khu vực này có bãi tắm nhỏ nhưng lại tập trung nhiều resort và khu nghỉ dưỡng cao cấp. Khu vực này còn nổi tiếng bởi khu du lịch quốc tế Đảo Hòn Dấu, Casino Đồ Sơn và Bến Tàu Không Số.

Từ Đồ Sơn, khách du lịch còn có thể kết nối với các địa điểm du lịch khác như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Tuần Châu…

Đồ Sơn còn được mệnh danh là miền đất của những giá trị văn hóa lịch sử. Nơi đây còn tồn tại khá nhiều di tích lịch sử mang di sản tâm linh của dân tộc. Có thể kể đến hàng loạt tên đền, chùa nổi tiếng như: chùa Hang, đình Ngọc Xuyên, đền Nghè, đền Vạn Chài, tháp Tường Long… Các địa danh gắn liền lịch sử dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ như bến Nghiêng, bến K15…

Người dân Đồ Sơn còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống. Không thể không kể đến Hội Chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức vào tháng 8 Âm lịch hàng năm. Lễ hội này đã được cấp chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013.

Văn hóa ẩm thực Đồ Sơn không cầu kỳ nhưng lại mang nét đậm đà khó quên. Đến với Đồ Sơn, du khách có thể thưởng thức món bánh đa cua Đồ Sơn nổi tiếng. Món ăn này đặc trưng khác biệt do sử dụng bánh đa tươi mà không qua công đoạn sấy khô. Bên cạnh đó, Đồ Sơn còn có các món ngon khác mang đậm hương vị của biển như bún tôm, bún cá Đồ Sơn, nộm sứa Phú
Quý, Nem cua bể….

Ngày xưa, Đồ Sơn được xem là nơi tắm biển của vua chúa. Ngày nay Đồ Sơn với cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông kết nối rộng rãi thúc đẩy sự phát triển của các khách sạn, resort phục vụ nhu cầu lưu trú nghỉ dưỡng. Các khách sạn nổi tiếng có thể kể đến như: Biệt Thự Bảo Đại, khách sạn Đồ Sơn Resort, khách sạn Biển Nhớ, Hòn Dáu
Resort… Đây là các khách sạn được đánh giá cao với các dịch vụ tiêu chuẩn, mang lại cho du khách sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ.

Casino Đồ Sơn nổi tiếng cả nước. Đây là casino đầu tiên và duy nhất được cấp phép hoạt động hợp pháp. Sân Golf Đồ Sơn được đầu tư bởi tập đoàn BRG với sức chứa hơn 200 khách.

Nhắc đến Đồ Sơn người ta còn nhớ đến dự án nổi tiếng: Đảo Hoa Phượng. Đây là công trình đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam. Dự án được thiết kế nổi bật với hình dáng hoa phượng – một nét đặc trưng của Hải Phòng. Tuy nhiên dự án khởi công hơn một thập kỷ như vẫn chưa hoàn thành. Mới đây, một loạt dự án lớn đã được đầu tư tại Đồ Sơn. Có thể kể đến dự án khu phức hợp dịch vụ du lịch cao cấp Đồ Sơn với biểu tượng hoa sen của tập đoàn FLC. Hay siêu dự án đầu tư phát triển Đồi Rồng trở thành khu du lịch quốc tế.

Đồ Sơn có tiềm năng du lịch mạnh mẽ đang dần được các nhà đầu tư chú ý. Tuy nhiên sự phát triển của Đồ Sơn vẫn chưa được đồng bộ. Sự hạn chế về các loại hình dịch vụ du lịch chưa được đa dạng phong phú. Các dịch vụ vui chơi, giải trí chưa được đầu tư phát triển nhiều. Mặc dù vậy, Đồ Sơn vẫn đang phát triển và đổi thay từng ngày với những đặc trưng vốn có. Chính
vì vậy, nhắc đến Đồ Sơn người ta thường nhớ đến hai câu thơ:

Đồ Sơn cảnh đẹp tuyệt vời

Dưới chân sóng vỗ, trên đồi thông reo…

Đồ Sơn với nét đẹp thiên nhiên ban tặng và những giá trị truyền thống đã trở thành mảnh đất linh thiêng của vùng đất Cảng. Bạn hãy một lần ghé thăm Đồ Sơn để thưởng thức và trải nghiệm nét đẹp này nhé.

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

18 tháng 2 2017

Đồ Sơn là một quận của thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về hướng đông nam, hiện là một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển với phong cảnh tuyệt đẹp thu hút đông đảo khách du lịch đến đây hàng năm.

Đồ Sơn là khu nghỉ mát và tắm biển nổi tiếng ở miền Bắc. Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển, với hàng chục mỏm cao tù 25 đến 130m, nơi đây có bãi cát mịn, bên bờ biển rợp bóng phi lao. Về phía tây và tây bắc, quận Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Do ở phía bắc và phía nam của quận là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa ,cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dáu để xây dựng khu Resort cao cấp,nên nước biển ở khu vực này (nhất là khu II) đục nhưng vẫn có sức thu hút du khách.

Đồ Sơn hội tụ các điều kiện: cơ sở vật chất là nhà cửa, khách sạn, nhà hàng, đường xá, điện nước khá hoàn chỉnh. Trước đây Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa quan lại đô hộ. Nơi đây còn ngôi nhà bát giác kiên cố của Bảo Đại – ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu chính: khu 1 nằm ngay đầu quận Đồ Sơn, khu 2 có nhiều khách sạn hiện đại, khu 3 yên tĩnh và kín đáo. Cát ở Đồ Sơn rất mịn, ít vỏ sò, có màu vàng óng khi mặt trời lên và có màu đỏ hồng vào lúc hoàng hôn. Vào ngày hè, Đồ Sơn thật sống động. Du khách khắp mọi miền đất nước cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, ngắm nhìn ba thế biển đẹp.

Đồ Sơn có rất nhiều khách sạn nổi tiếng, đầy đủ tiện nghi rất thoải mái như Biệt Thự Bảo Đại, khách sạn Đồ Sơn Resort, khách sạn Biển Nhớ, khách sạn Hải Âu, khách sạn Hoa Phượng, khách sạn Lâm Nghiệp, khách sạn Công Đoàn Việt Nam, Hòn Dáu Resort….Những khách sạn này đều đảm bảo cho bạn tiện nghi nhất, tùy từng khách sạn sang trọng với mức giá khác nhau, bạn sẽ được tận hưởng những dịch vụ khác nhau tại các khách sạn này và lựa chọn cho mình một khách sạn phù hợp nhất khi đến với khu du lịch Đồ Sơn này.

Du lịch tại Đồ Sơn, bạn có thể tham quan rất nhiều cảnh đẹp hấp dẫn như: Đảo Dáu với bể bơi nhân tạo thuộc hàng lớn nhất Châu Á,có vườn chim,vườn thú,khu vui chơi giải trí,các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao, đặc biệt không thể thiếu ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi.Kể từ khi được tu sửa khang trang,nơi đây còn được gọi vui bằng cái tên “Đà Lạt thu nhỏ” ,hằng năm được rất đông du khách đến vui chơi giải trí vào những ngày hè. Ngoài ra khi đến với Đồ Sơn,du khách có thể đến thăm di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ. Tham quan quần thể di tích Đình Ngọc Xuyên- Suối Rồng- Tháp Tường Long. Đặc biệt, tại khách sạn Đồ Sơn Resort bạn còn được vui chơi thỏa thích tại casino trên tầng 3 của khách sạn. Đây là nơi duy nhất tại miền bắc mà bạn có thể thoải mái chơi trò chơi đặc biệt này.

Nếu đến đây vào đúng các mũa lễ hội, bạn sẽ bị thu hút bởi sự náo nhiệt tại nơi đây. Có thể kể đến một số lế hội như lễ hội đảo Dáu. Vào ngày này, người dân Đồ Sơn nói riêng và người dân buôn bán khắp nơi đi thuyền ra đảo cúng và thắp hương cầu may cho một năm buôn bán thuận lợi và sức khỏe bình an. Hay cứ vào mỗi dịp Tết đến,người dân khắp nơi lại đổ về Đồ Sơn viếng thăm đền Bà Đế,cầu phúc cho mưa thuận gío hoà,nhà nhà êm ấm. Đặc biệt, một lễ hội được người dân nơi đây cùng du khách bốn phương mong chờ nhất đó là lễ hội chọi trâu. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức 2 vòng: Vòng sơ loại vào ngày 8 tháng 6 âm lịch và vòng chung kết vào ngày 9 tháng 8 âm lịch,thu hút rất đông du khách cả ở trong và ngoài nước.

Được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những gì tinh hoa đẹp đẽ nhất của biển cả, cùng với sự khéo léo của người dân nơi đây, Đồ Sơn hiện đang là một trong những khu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Đồ Sơn đã và đang cố gắng hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng du lịch cũng như tên tuổi của mình đi khắp bốn phương.

5 tháng 1 2019

Bài viết cung cấp cho người đọc:

    + Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)

    + Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.

    + Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn

    + Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.

26 tháng 9 2021

Em tham khảo ở link này nhé:

Bài thuyết minh về bán đảo Sơn Trà 

7 tháng 10 2016

Xin chào các bạn hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn về nhân vật Thánh Gióng trong truyện cùng tên nhé!.Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy.Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.Đánh giặc xong Thánh Gióng bay về trời cả ngoòi lẫn ngựa.Thế đó bạn ạ,các bạn có thấy nó rất hoang đường không có rất nhiều chi tiết hoang đường kì ảo làm cho  người đọc hấp dẫn.Cảm ơn các bạn đã nghe phần giới thiệu về Thánh Gióng của mình


 

Thánh Gióng là một nhân vật có xuất thân kì lạ, sinh ra sau một lần đo đắn bàn chân và phải thụ thai đến một năm trời mới sinh. Ta nhận định được Gióng có tính cách mạnh mẽ và tự lập, yêu đất nước và yêu dân.

27 tháng 10 2021

Giúp mình với ạ đang cần gấp

13 tháng 4 2020

thank bn

13 tháng 4 2020

thanks!

2 tháng 2 2019

Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...
Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.

2 tháng 2 2019

Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ
Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay.​
Hồ Hoàn Kiếm, hay còn thường được gọi là Hồ Gươm từ lâu đã đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam và gắn liền với cuộc sống tinh thần của nhiều người. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa những khu phố cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Để rồi, bùng mình ngay giữa trung tâm phồn hoa, nhộn nhịp, Hồ Gươm trở thành một thắng cảnh tự hào của người Hà Nội – một lẵng hoa giữa lòng thủ đô.
Hồ đã có từ rất lâu, từ cái thuở song Cái còn nằm sâu trong lòng đất vài nghìn năm trước. Vào thời gian đó, hiện tượng song lệch dòng rất thường hay xảy ra. Sông Hồng cũng chuyển hướng chảy qua các phố mà ngày nay thường thấy như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt…rồi hình thành các phân lưu. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên Hồ Hoàn Kiếm ngày nay. Ban đầu, hồ chưa có tên là Hồ Hoàn Kiếm mà được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Thuở xa xưa, do nước hồ quanh năm xanh ngát nên có tên là hồ Lục Thủy. Còn tên Hồ Hoàn Kiếm bắt đầu được gọi vào khoảng thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết rùa thần đòi gươm. Tương truyền lại rằng, trong cuộc chiến chống quân Minh (1417 – 1427), khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, ông tình cờ bắt được thanh gươm có niên hiệu là Thuận Thiên. Gươm này đã theo ông suốt mười năm trinh chiến, giành lại nền độc lập. Lên ngôi vua đầu năm 1428, Lê Lợi – bấy giờ là vua Lê Thái Tổ trong một lần đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm chỉ vào thì rùa liền ngậm gươm mà lăn xuống. Nghĩ rằng đó là trời cho mượn gươm dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa đến đòi gươm nên hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Có thời gian vào khoảng cuối thể kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, lấy tên là Vọng. Hồ Hữu Vọng sau này bị Tây lấp mất còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm mà giờ được phổ biến với tên gọi Hồ Gươm.
Cách đây 6 thế kỉ, dựa vào bản đồ thời Hồng Đức, Hồ Hoàn Kiếm gồm hai phần chạu từ phố nơi song Hồng chảy qua tới phố Hàng Chuối nối tiếp với nhánh chính của sông Hồng. Ngày nay, Hồ Gươm có vị trí giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ như Tràng Thi, Tràng Tiền, Hàng Bài, Hàng Khay,…
Hồ có tổng diện tích 12ha, là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố. Hồ Gươm kéo dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m hướng Đông Tây. Nhờ vị trí thuận lợi, lại nằm chính giữa trung tâm thành phố nên dù không phải là hồ lớn nhất song Hồ Gươm vẫn đóng một vai trò quan trọng trong du lịch, đời sống và sinh hoạt văn hóa thủ đô. Ngoài ra, hồ còn gắn liền với các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc,…
Tháp Rùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 19, từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886. Nằm ở trung tâm hồ, trên gò Rùa (Quy Sơn), tháp chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Có thể thấy tháp có ba tầng và một đỉnh có nét như một vọng lâu vuông vức. Hai tầng đầu có kiến trúc giống nhau, gồm nhiều ô cửa hình vòm. Chiều dài có ba cửa, chiều rộng hai cửa. Tầng ba chỉ có một cửa hình vòm. Tháp Rùa ngoài giá trị là một công trình thẩm mỹ còn là nơi cho rùa phơi nắng và đẻ trứng. Đặc biệt hơn, đây là loài rùa lớn sống trong Hồ Gươm, hiếm khi nổi lên mặt nước. Tương truyền rằng hễ thấy rùa nổi lên thì tức là liên quan đến việc quốc gia đại sự. Năm 2011, loài rùa này được biết chỉ còn một cá thể sống sót, được gọi là Cụ Rùa đã được trục vớt và chữa trị vết thương. Rùa Hồ Gươm thuộc diện động vật quý hiếm đang được Nhà nước bảo vệ.
Hồ Gươm có hai đảo nhỏ, ngoài Quy Sơn thì đảo còn lại là đảo Ngọc – nơi được biết là vị trí tọa lạc của đền Ngọc Sơn. Đền nằm ở phía Bắc hồ, xưa kia có tên là Tượng Nhĩ, nghĩa tức tai voi. Sau này, đền được Lý Thái Tổ đổi là Ngọc Tượng khi rời đô ra Thăng Long và đến đời Trần mới được gọi là đền Ngọc Sơn. Dẫn vào đền là một công trình kiến trúc độc đáo khác của cây cầu cong màu đỏ rực. Đó là Cầu Thê Húc, nghĩa là nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm. Cầu do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng năm 1865.
Ngoài những công trình trên, hồ còn có nhiều công trình đặc biệt khác như: Tháp Bút, Đài Nghiên,… Vì vậy cũng có thể hiểu được lý do Hồ Hoàn Kiếm trở thành điểm du lịch ấn tượng, thu hút, là nơi những người Hà Nội xa quê nhớ về và là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận của những thi nhân, nhạc sĩ và văn nghệ sĩ. Trên tất cả, hồ gắn liền với huyền sử một thời, là biểu tượng khát vọng hòa bình và đức văn tài võ trị của toàn dân tộc.
Trên đà phát triển ngày nay, người ta có thể xây dựng nên vô vàn những kiệt tác kì vĩ. Nhưng người ta vẫn cảm nhận được đâu đây cái hồn cốt thủ đô, tâm hồn người Hà Nội giữa cái hồn nước mênh mang, mơ màng ấy. Dạo quanh hồ là những thảm cỏ cắt tỉa công phu, những kè đá quanh hồ, hàng cây bố trí, chăm sóc khéo léo cho ta thấy được vị trí của Hồ Gươm trong lòng nhân dân thủ đô. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần bảo tồn những di tích ấy để giá trị của chúng còn mãi với thời gian.

17 tháng 10 2017

Em đã từng đọc rất nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết; mỗi câu chuyện đều để lại trong em những cảm xúc riêng. Tuy nhiên em vẫn ấn tượng với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Đây là câu chuyện do nhân dân dựng nên, mượn hình ảnh của các vị thần để nói lên sự tàn khốc của thiên tai, bão lũ hằng năm. Đồng thời qua đó ngợi ca công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh xoay quanh cuộc đấu tài, đấu trí của hai vị thần Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao và thần Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm để có được công chúa Mỵ Nương. Sơn Tinh khi vẫy tay về phía đông thì phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần này đều rất tài giỏi. CHính điều này đã khiến vua Hùng không biết chọn ai nên bèn đưa ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì sẽ cưới được Mỵ Nương. Ngay trong chuyện lễ vật nhà vua đã có ý nghiêng về thần Sơn Tinh: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng. Tất cả những thứ đó đều là thức quà của đồng ruộng và núi rừng hùng vĩ.
Sơn Tinh là người đến trước và rước công chúa Mỵ Nương về, nhưng Thủy Tinh vì không cưới được công chúa đã nổi giận đùng đùng và lập kế hoạch cướp công chúa về. Thủy Tinh hô mưa gọi gió gây nên bão lũ, nước sông dâng tràn. CUộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không cân sức. Nhưng Sơn Tinh mưu dũng và tài trí đã chiến thắng được thủy tinh.

Cuộc chiến giữa hai vị thần đã gây ra bao nhiêu lầm than và nước mắt cho nhân dân. Lũ lụt triền miên, sạt lở đất là những thiên tai mà hằng năm nhân dân ta vẫn phải hứng chịu.

Nhân dân ta đã có một trí tưởng tượng phi thường mới có thể nghĩ ra một câu chuyện hư cấu nhưng lại mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống như vậy. Sự nổi giận của các vị thần sẽ gây nên hệ quả xấu đối với đời sống của nhân dân.

Chi tiết Thủy Tinh vẫn ôm hận hằng năm hô mưa gọi gió gây ra cảnh lũ lụt triền miên cũng là một cách lý giải cực kỳ sâu sắc cho việc thiên tai hằng năm vẫn đổ ập lên đời sống nhân dân. Thực tế năm nào cũng vậy, nhân dân ta luôn phải hứng chịu những trận bão lũ cuồng phong do Sơn Tinh và Thủy Tinh gây ra. Nhưng năm nào Sơn Tinh cũng chiến thắng Thủy Tinh. Chi tiết này ẩn dụ cho việc con người không bao giờ chịu khuất phục trước thiên nhiên, bằng mọi giá phải chống chọi và đẩy lùi nó. Một tinh thần quả cảm, anh hùng đáng khâm phục.

Cuộc chiến Sơn Tinh và Thủy Tinh đều không có thực, đều là do nhân dân tưởng tưởng nên nhưng vua Hùng và Mỵ Nương là những nhân vật lịch sử có thật. Điều này cho thấy rằng từ ngàn đời nay nhân dân đã hứng chịu thiên tai lũ lụt triền miên, đồng nghĩa với tinh thần kiên cường, không bất khuất của nhân dân.

Qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; chúng ta thấy được rằng hằng năm nhân dân ta phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, bão lũ nhưng tất cả đều không nao núng, vẫn kiên cường chống chọi và chiến thắng tất cả.

17 tháng 10 2017

minh cam on ban