K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2021

giúp với mai thi rồi

6 tháng 5 2021

lớp 6 j  khó thế?

cj chưa gặp dạng này bao h

Đắk Lắk từ thời nguyên thủy đến thế kỉ XV

- Phân bố dân cư tiền sử: Các di tích văn hóa của cư dân hậu kỳ Đá mới - Kim khí Đắk Lắk phân bố chủ yếu trên các cao nguyên M'Đrắk, Buôn Ma Thuột. Ngoài ra còn cư trú ở các vùng trũng như Krông Pắk - Lắk; ở vùng đồi núi thấp Ea H'Leo hoặc vùng bán bình nguyên Ea Súp. 

- Hoạt động kinh tế: Chủ yếu thời tiền sử Đăk Lắk là các hoạt động săn bắt, hái lượm, thủ công chế tác đồ đá, làm gốm, làm nông, trao đổi sản phẩm và bước đầu luyện kim.

- Kinh tế sản xuất: Khảo cổ học không có nhiều bằng chứng trực tiếp về các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi trong thời Đá mới và thời Kim khí ở Đắk Lăk. Tổ hợp công cụ làm nông nghiệp như cuốc đá, rìu và bôn đá... Trong các di chỉ tiền sử Đắk Lắk giống di vật cùng loại ở Lung Leng (Kon Tum), nơi đã tìm thấy những hạt thóc cháy đựng trong một nồi gốm, có niên đại tuyệt đối là 3.000 năm cách ngày nay.

- Thủ công đúc đồng: Cồng chiêng làm từ đồng là nhạc khí không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng các dân tộc hiện nay ở Đắk Lắk. Do chưa có bằng chứng về nguồn nguyên liệu, lò đúc đồng thủ công truyền thống nên có người cho rằng, đồng bào Tây Nguyên không biết đến luyện kim. Tất cả cồng chiêng của họ là do trao đổi voi và vàng bạc đá quý với các dân tộc người xung quanh.

- Tổ chức xã hội: Từ phương thức sống như đã trình bày ở trên có thể giúp ta hình dung xã hội của cư dân tiền sử Đăk Lắk  là một cộng đồng gồm nhiều bộ lạc sống dàn trải trên các địa hình khác nhau của vùng đất Đắk Lắk. Tuy nhiên mức độ tập trung, liên kết trong một địa bàn bằng một tổ chức xã hội nhất định đã xuất hiện, mặc dù có phần lỏng lẻo hơn so với cư dân cùng thời ở miền đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. 

Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến năm 1905

- Từ trước khi thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam (1858), vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, do vị trí địa lí, đặc điểm cư dân và các đặc điểm truyền thống nên hầu như cách biệt với vùng đất duyên hải ven biển miền Trung Việt Nam và các nước láng giềng về mặt văn hóa.

- Về mặt địa giới hành chính, do vị trí nằm ở ngã ba quốc gia vùng Đông Dương, luôn chịu sự tranh chấp giữa các thế lực bên ngoài với các tộc người bản địa, giữa các thế lực đó với nhau, nên vùng đất này chịu sự xáo trộn về ranh giới địa lý.

- Năm 1471, khi vua lê Thánh Tông vào phương Nam đánh bại Champa, nhà vua đặt vùng đất Tây Nguyên là nước Nam Bàn, một phiên quốc của Đại Việt. Tuy nhiên trên thực tế, cho dên lúc ấy và nhiều thế kỷ sau đó vẫn chưa có sự lệ thuộc nào giữa các bộ phận dân cư trong khu vực Tây Nguyên với quốc gia Đại Việt.

- Năm 1540, Bùi Tá Hán được bổ nhiệm vào trấn thủ Quảng Nam. Sau khi dẹp được loạn "Đá Vách", ông đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Đại Việt với các tộc người trên vùng cao nguyên. 

- Đén thé kỷ XVII, mối quan hệ giữa các chúa Nguyễn và các tộc người Thượng tại Tây Nguyên vẫn được duy trì chặt chẽ. Trong cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn, đồng bào Tây Nguyên đã ủng hộ nghĩa quân rất tích cực, góp phần không nhỏ vào những chiến thắng lịch sử của nghĩa quân. Đến Triều Nguyễn, do chính sách sai lầm trong việc cai quản vùng này, triều Nguyễn đã để vùng Tây Nguyên rơi vào sự cai trị của quân Xiêm.

- Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, nhà Nguyễn đã lùi dần từng bước, rồi chức thức đầu hàng với hiệp ước Pa- tơ - nốt năm 1884, công nhận sự thống trị của thực dân Pháp đối với nước ta. Tuy nhiên, sự đầu hàng của triều Nguyễn không đồng nghĩa với sự đầu hàng của cả dân tộc , nhân dân cả nước đã không ngừng đấu tranh bằng nhiều hình thức . Đến cuối những năm 90 của thế kỉ XIX, thực dân Pháp mới cơ bản bình định vùng đồng bằng và bắt đầu tiến quân xâm lược ra các vùng cao nguyên, miền núi.

- Năm 1984, hai toán quân Pháp theo thung lũng sông Ba và sông Krong H'Năng tiến lên Đắk Lắk nhưng bị đồng bào Mdhur, Êđê dưới sự lãnh đạo của N'Trang Guh đánh phải rút lui.

- Ngày 16/10/1898, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloche buộc triều đình Huế sắp đặt vùng Tây Nguyên dưới sự đặc trách của người Pháp. Năm 1899, thực đân Pháp từ CamPuChia sang xây dựng căn cứ Buôn Đôn. Ngày 02/11/1899, viên quan cai trị Bourgeois lập ra hạt điah lý Bản Đôn với mục đích làm thí điểm cho công cuộc bình định cao guyên Trung phần. Năm 1900, chúng tiến quân xuống phái Nam xâm chiếm vùng đất nơi đồng bào dân tộc Bih sinh sống. Năm 1905, thực dân pháp đặt địa lí tại M'Đrắk và khi tỉnh Đắk Lắk chính thức thành lập thì những tòa đại lí được phân bố khắp nơi, bộ máy cai trị của thực dân Pháp cũng được dần hoàn chỉnh.

- Ngày 22/01/1904, theo Nghị định của toàn quyền Đông Dương, Tỉnh Đắk Lắk chính thức thành lập, tách ra khỏi Lào, được quyền cai trị của khâm sứ Trung Kỳ. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là Buôn): người Êđê có 151 làng, người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người Mdhur có 120 làng, người Mnong có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Tên gọi và địa giới của tỉnh Đắk Lắk qua các thời kỳ lịch sử có nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng địa bàn của các cư dân sinh sống trên cao nguyên Đắk Lắk  vẫn chủ yếu là các dân tộc Êđê, Gia Rai, Mnong, Xơ Đăng. Đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây chịu ảnh hưởng của các dân tộc khác trong vùng phía Nam dãy Trường Sơn - Tây Nguyên như người Chăm, người Lào, người Khmer, đồng thời có quan hệ mật thiết với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

 

10 tháng 11 2023

Câu 1: Cư dân nguyên thủy ở Đak Nông có cuộc sống rất gần gũi với thiên nhiên và có những nét đặc trưng riêng của họ. Họ thường sống trong các ngôi nhà làm từ vật liệu tự nhiên như tre, cỏ cây, và gỗ. Cuộc sống của cư dân nơi đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp, săn bắn và thu thập động thực phẩm trong rừng.

Câu 2: Xã hội nguyên thủy ở Đắk Nông thường được tổ chức dưới hình thức cộng đồng, với sự tham gia chung của các thành viên trong làng. Các gia đình thường cùng nhau làm việc trong nông nghiệp và chăn nuôi, chia sẻ công việc và nguồn thực phẩm. Cộng đồng thường có các nguyên tắc và quy tắc xã hội mà mọi người phải tuân theo, và sự đoàn kết trong cộng đồng rất quan trọng. Các lãnh đạo trong làng có thể được xác định dựa trên sự tôn trọng và kinh nghiệm của họ trong việc quản lý các hoạt động cộng đồng.

10 tháng 11 2023

Muốn chính xác hơn thì vẫn nên dựa vào sách giáo dục địa phương để làm em hi

25 tháng 3 2021

tham khảo

Từ nội dung bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, em có rất nhiều suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước đặc biệt trong đại dịch Covid 19. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là tình yêu quê hương đất nước? Đó là tình cảm gắn bó bền chặt, sâu sắc, chân thành đối với sự vật và con người nơi ta sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, trong thời kì chiến tranh, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện rõ nét qua hành động của những người thanh niên không quản ngại khó khăn xung phong nhập ngũ, lên đường giành lấy độc lập cho Tổ quốc. Trong thời bình, tinh thần cao quý ấy vẫn được phát huy cao độ. Tiêu biểu như đại dịch Covid 19, nhiều người dân đã cùng nhau chung tay, đồng lòng, đồng sức kết thành những tấm lá chắn vững chãi, kiên cố để ngăn cản sự xâm nhập của virus corona, từ đó hạn chế sự ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của đất nước. Có lòng yêu Tổ quốc, mỗi con người sẽ sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên đi cội nguồn.

29 tháng 11 2021

 Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng,  những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương. 

6 tháng 5 2021
Từ đầu công nguyên đến thế kỉ XV, vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng đã trải qua nhiều xáo trộn vì chiến tranh, là nơi tranh chấp liên miên giữa các quốc gia cổ Phù Nam, Chân Lạp và Chăm - pa. Từ năm 1150, Chăm-pa đã chiếm đóng một phần Tây Nguyên. Kết quả của những đợt khai quật khảo cổ học cho thấy người Chăm có nhiều ảnh hưởng ở Đắk Lắk. Người Chăm đã để lại ở các vùng cư trú của người Ê - đê những dấu vết như thành Ea H'Leo (Yang Prông) tại Bắc Buôn Đôn, Rasungbatau (thùng lớn đựng nước) ở thành phố Buôn Ma Thuột. Tại xã Ea Rốc, huyện Ea Súp vẫn còn một ngôi tháp Chăm được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII.
 

Hình 5. Tháp Chăm Yang Prông (xã Ea Rốc, huyện Ea Súp)

   Bên cạnh đó, khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV, trong những cộng đồng thị tộc của người Gia - rai, Ê - đê đã hình thành tổ chức nhà nước sơ khai. Người đứng đầu nhà nước sơ khai lúc bấy giờ là vua Lửa – Hoả Xá và vua Nước - Thuỷ Xá.
   Vua Nước, vua Lừa ban đầu chỉ là những vị tù trưởng kiêm thầy phù thuỷ. Do sự phát triển của các tộc người, do nhu cầu bảo vệ nơi cư trú, lãnh thổ của mình, họ đã liên minh nhiều làng với nhau và trở thành thủ lĩnh của cả một vùng. Sách Đại Nam liệt truyện chép: “Trong nước không đặt quan chức, cũng không có bắt lính, đặt hình pháp. Dân không biết chữ, có vay mượn thì lấy dây thắt nút làm ghi, cách sinh nhai thì chặt cây, đào đất trồng cây, không cỏ cày bừa... ”. Có thể nói, trước thế kỉ XV, vùng đất Đắk Lắk chưa có hệ thống hành chính, chưa có một nhà nước hoàn chỉnh; về cơ bản, địa bàn, lãnh thổ của các tộc người vẫn được vận hành theo luật tục cua buôn làng.
   Năm 1471, hai nước Đại Việt và Chăm - pa xảy ra chiến tranh, Chăm - pa thất bại.
   Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Sau khi Trà Toàn (vua Chăm-pa lúc bấy giờ) bị bắt, tướng của hắn là Bổ Trì Trì chạy đến Phiên Lung (tức vùng Phan Rang) chiếm cứ đất ấy xưng là chúa Chiêm Thành, Bồ Trì Trì lấy được 1 phần 5 đất của nước Chiêm, sai sứ sang xưng thần, nộp cống, được phong làm vương. Vua lại phong cho cả Hoa Anh và Nam Bàn gồm 3 nước để ràng buộc”. Nam Bàn chính là vùng đất Tây Nguyên ngày nay, đứng đầu là hai vị Hoả Xá và Thuỷ Xá (người Gia - rai), có hơn 12 làng. Theo Việt sử thông giám cương mục: “Nam Bàn là đất của Thuỷ Xá, Hoả Xá (nay là vùng đất Tây Nguyên). Còn Hoa Anh là vùng đất từ Cù Mông đến Đại Lãnh (nay là vùng đất thuộc tỉnh Phú Yên)". Đối với các bộ tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các vua Đại Việt tôn trọng và giữ nguyên tập tục truyền thống của họ. Một mặt, nhà Lê tôn trọng đường ranh giới giữa nơi cư trú của các bộ tộc người thiểu số với người ở đồng bằng miền Trung, tôn trọng và giữ nguyên tập tục truyền thống của họ; mặt khác, từng bước tạo lập mối quan hệ giữa người Kinh và các dân tộc ở Tây Nguyên.
   Như vậy, sau năm 1471, vùng đất do các vị tù trưởng Thuỷ Xá, Hoả Xá cai quản đã chịu sự quản lí của quốc gia Đại Việt. Họ chấp nhận thần phục, trở thành chư hầu của Đại Việt và cứ ba năm triều cống một lần. Từ đây, Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đã trở thành một bộ phận của nhà nước phong kiến Đại Việt.
   Năm 1545, vua Lê Trang Tông cử Bùi Tá Hán làm Trấn thủ Quảng Nam (tương đương với tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên ngày nay), đồng thời cai quản toàn bộ Tây Nguyên. Bùi Tá Hán đã có công lớn trong việc củng cố mối quan hệ thuận hoà giữa người Kinh và các dân tộc Tây Nguyên, giữa miền đồng bằng với miền núi phía tây.
   Đến thế kỉ XVII, mối quan hệ giữa các chúa Nguyễn và các tộc người Thượng tại Tây Nguyên vẫn được duy trì thường xuyên. Dưới triều Nguyễn, khu vực Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng được xem là “ miền Thượng du Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và Bình Thuận ”. Nhà Nguyễn thiết lập đồn Trấn Man, Nha Sơn phòng Nghĩa Định để quản lí.
   Giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước xác lập chế độ cai trị trên đất nước ta. Đến cuối những năm 90 của thế kỉ XIX, sau khi cơ bản bình định được vùng đồng bằng, thực dân Pháp mới bắt đầu tiến quân xâm lược vùng cao nguyên và miền núi.
   Như vậy, từ sau cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông (năm 1471) cho đến cuối thế kỉ XIX (khi nước ta bị thực dân Pháp đô hộ), các triều đại phong kiến Việt Nam luôn thực thi chính sách “nhu viễn” đối với các dân tộc Tây Nguyên, tôn trọng và giúp đỡ họ trên tinh thần thân ái, đoàn kết nhằm củng cố và tăng cường nền thống nhất quốc gia
6 tháng 5 2021

dạ em cảm ơn chị,không có cái này thì sát định ở lại lớp,mà học xong lớp này là bắt đầu chương trình mới

22 tháng 3 2021

Tham khảo:

Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương, một Tổ Quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương, từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống, cội nguồn để hướng về, là nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ Quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước.

6 tháng 4 2020

Bạn thảo khảo nhé 

Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: "hăng, phăng, vượt" và sử dụng nghệ thuật so sánh "chiếc thuyền nhẹ" với "con tuấn mã", làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. "Cánh buồm" được so sánh với "mảnh hồn làng", thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.

Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: "giương, rướn, bao la" đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe"
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách "nghe", thật độc đáo!

Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.

Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Chúc bạn học tốt !

6 tháng 4 2020

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”

Quê hương – hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương, dạt dào! Trong mỗi con người chúng ta ai cũng ẩn sâu cho mình hình ảnh nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi luôn chan chứa tình yêu thương. Có lẽ cảm xúc về quê hương là những cảm xúc cao đẹp nhất. Và thoáng chút bâng khuâng khi chiều nay tiết văn cô giáo vừa giảng bài “Quê hương” của Tế Hanh – quê hương của tác giả thật đẹp, thật bình dị!
Tế Hanh sinh ra ở một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, cả tuổi thơ của ông gắn liền với nắng gió, với hơi thở của biển. Có lẽ hồn biển đã thấm sâu vào tim để rồi làm nguồn cảm hứng mãnh liệt giúp Tế Hanh viết nên những vần thơ về quê hương, về những con người miền biển chân chất, thật thà.
“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
Hai câu mở đầu như gợi lên hình ảnh một làng chài nhỏ nằm ngay sát biển. Họ mưu sinh bằng nghề đánh bắt, bằng những chuyến tàu đi về hằng ngày trên biển. Cụm từ “Làng tôi” như một tiếng gọi thân thương trìu mến của một người con xa quê bỗng cất lên nỗi nhớ da diết. Câu thơ ngắn gọn nhưng gợi tả được bức tranh về một làng chài ven biển bình dị, thân quen…
Ở nơi đó có những con người sinh ra từ biển, lớn lên từ biển. Mỗi sớm mai thức dậy, khi bầu trời trong xanh, biển im ắng họ lại “bơi thuyền đi đánh cá”. Những chàng trai làm nghề của biển họ mạnh mẽ, họ khỏe khoắn với “làn da ngăm rám nắng” ngày ngày đối mặt với sóng to gió lớn, lênh đênh hàng tháng liền trên biển mênh mông:
“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
Họ trở về từ biển, họ mang hơi thở của biển. “Vị xa xăm” – không chỉ là vị của biển mà còn là hương vị của những vùng đất họ đã đi qua, là vị mặn của những giọt mồ hôi, của tình yêu quê hương. Người ta nói, dân biển họ đậm tình đậm nghĩa lắm, đậm như chính nơi biển lớn họ sinh ra. Dù đi đâu lòng họ vẫn hướng về quê hương, về nơi xóm chài nghèo e ấp khi bão về…
Cuộc sống của những con người vùng biển quanh năm gắn liền với những con thuyền mộc mạc. Có những gia đình gần như sinh sống trên không gian nhỏ bé của thuyền. Chiếc thuyền là nơi sinh hoạt, là mưu sinh, là sự sống của họ. Trong kí ức của Tế Hanh những chiếc thuyền như chính linh hồn làng, con thuyền trong thơ ông hiện lên như một dũng sĩ xông pha nơi chiến trường:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

 Tác giả đã so sánh hình ảnh chiếc thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh. Động từ mạnh được sử dụng liên tục như càng tô đậm hơn sự dũng mãnh của chiếc thuyền chài “phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang” – ta tưởng như con thuyền rẽ mọi con sóng, vượt mọi ngọn gió, oai hùng tiến về phía trước không một chút nao núng. Con thuyền ấy sở dĩ hiên ngang như vậy bởi được bao bọc bởi cánh buồm trắng – cánh buồm như mang theo cả hồn của làng chài nghèo, của những người thân đang ngóng trông họ nơi quê nhà. Một cánh buồm đơn sơ được Tế Hanh thổi hồn nay bỗng trở nên thiêng liêng vô cùng. Mỗi ngày trên biển, nhìn cánh buồm tung bay trong gió những người dân chài như thấy thấp thoáng hình bóng quê hương, thấp thoáng bóng người vợ, người mẹ già ngày đêm đứng chờ ở bãi biển…
 Hàng tháng trời ở biển, đâu chỉ con người biết mỏi biết mệt, những chiếc thuyền cũng thấm mệt, lui dần về bến, lim dim ngủ:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

 Tế Hanh đã tinh tế khi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ trên. Nếu từ “nghe” là từ chỉ hoạt động của thính giác thì “thấm” là cảm nhận của xúc giác. Bằng nghệ thuật ấy, tác giả đã vẽ nên hình ảnh chiếc thuyền trở về nằm im mệt mỏi nhưng dường như từng “thớ vỏ” bên trong. Con thuyền nằm đó, im lặng nhưng vẫn dạt dào nguồn sống. Ta dường như thấy được nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để lặng ngắm không khí vui tươi ngày trở về…

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

 Đối với những con người làm nghề đi biển, họ mong lắm ngày được trở về. Những người mẹ, người vợ càng háo hức mong đợi nhiều hơn. Ấy thế nên khi ghe vừa đến bến cả mỗi vùng xôn xao náo nhiệt. “Ồn ào” , “tấp nập” – những từ láy gợi tả khung cảnh đông vui, náo nức được nhà thơ sử dụng như càng làm bừng lên không khí vui mừng nơi xóm nghèo. Họ nô nức đón ghe về, họ vui mừng khi “cá đầy ghe”. Những con người chân chất ấy họ sung sướng nhưng vẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến thần linh – “nhờ ơn trời biển lặng”… đã mang những con thuyền chở người thân của họ trở về trong bình yên.
 Tất cả những hình ảnh trên chỉ còn lại trong kí ức của tác giả bởi ông đang ở nơi xa, đang từng ngày mong nhớ quê hương nơi đất khách:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi,
Thoáng con thuyền sẽ sóng chạy ra khơi”

 Mọi thứ dường như đã rất quen thuộc, dường như đã ăn sâu nơi tiềm thức của nhà thơ. Bài thơ da diết, sâu lắng tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người làng chài sao mà chân thật, sống sộng đến thế? Phải chăng đây chính là nỗi niềm từ chính tâm tư của những con người xa quê… Để rồi Tế Hanh đã phải thốt lên:
“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
 Vâng, dù đi đâu, đi thật nhiều nơi nhưng cái hương vị quê nhà, mùi của đất, của biển, của tình người vẫn mãi thấm đượm trong tác giả. Là cả một ước mong ngày trở về…Vần thơ bình dị mà gợi cảm, hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, giọng văn nghẹn ngào cảm xúc – “Quê hương” như môt khúc nhạc nhớ thương quê hương trong sáng, da diết của nhà thơ! Quê hương – hai tiếng ấy sao mà thân thương! Mỗi lần thốt lên hay nghĩ về đều rất thiêng liêng:

“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”

tham khảo ạ

Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Nói cách khác, quê hương có tác động rất lớn trong quá trình trưởng thành cả về nhân cách và trí tuệ của chúng ta. Ngoài ra quê hương tạo cho chúng ta những mối quan hệ tốt đẹp từ tấm bé và những kỉ niệm tuổi thơ vui vẻ. Khi chúng ta trưởng thành đến những miền đất thì quê hương vẫn sẽ là điểm tựa tinh thần cho chúng ta tìm về sau những lo toan mệt mỏi trong cuộc sống. Đồng thời quê hương cũng là mái ấm để ta trở về trong vòng tay của những người mình thương yêu. Vì vậy mỗi chúng ta phải học cách yêu quý và trân trọng quê hương của mình.

10 tháng 7 2024

Quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Quê hương, xứ sở như một mảnh tình con theo ta đến suốt cuộc đời. Dù có đi đâu thì quê hương cũng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm thức của mỗi người . Quê hương - hai tiếng đơn sơ mà cũng thật ấm áp và gần gũi vô ngần. Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. Có một điều không thể phủ nhận rằng bất kể đi tới đâu người ta cũng luôn nhớ về quê hương và hướng về mái ấm gia đình.Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. Đó cũng chính là lí do vì sao quê hương trở nên thân thương và ấm áp đến lạ thường. Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình và rồi trở thành dòng suối mát lành tắm mát và gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống.

5 tháng 12 2017

- Thấm đượm trong bài thơ là nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, bình dị như: chiếc thuyền, cánh buồm, mái chèo,... là những hình ảnh hết sức gần gũi và thân quen với tác giả. Những đồ vật ông chỉ cần nhớ đến đều gợi lên từng kỉ niệm tại quê nhà. Mỗi hình ảnh ông đều miêu tả với tâm thế nâng niu, lưu luyến.

- Con người trong bài thơ được nhắc đến với tình cảm yêu mến, gần gũi, sự kính trọng của một người con xa xứ luôn hướng tới quê nhà.

- Cuộc sống của những người dân chài quanh năm gắn liền với biển cả, gắn liền với chuyến ra khơi và bội thu trở về. Cuộc sống bình dị, yên ả trôi qua trên mảnh đất chài lưới thân yêu của tác giả.