K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 7 2017

Đáp án A

Cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc năm 1978 chủ trương: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.

=> Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, là quốc gia trong thập kỉ 80 có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới.

Việt Nam có thể học tập được bài học lấy phát triển kinh tế làm trung tâm vì kinh tế là nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế, là yếu tố quan trọng để xây dựng thực lực quốc gia.

28 tháng 12 2022

haha ko ai dép

 

29 tháng 12 2022

6 tháng 8 2017

Đáp án B

Quang Trung Hoàng đế (1753 – 1792), miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ (西山太祖; được dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà Nguyễn), danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên khai sinh là Hồ Thơm, sau đổi tên thành Nguyễn HuệNguyễn Quang Bình[1], là nhà chính trị, nhà quân sự và là vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc bách chiến bách thắng, mà còn là nhà cai trị tài giỏi. Ông đã đưa ra nhiều chính sách cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong mười bốn vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.[2]

Nguyễn Huệ và 2 người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào.

Có những người cho rằng tài năng của Quang Trung chỉ thiên về làm tướng cầm quân đánh trận, nhưng thực ra ông cũng rất có tài năng về chính trị, kinh tế, ngoại giao để cai trị đất nước trong cương vị của một hoàng đế. Nhà sử học Phan Huy Lê đã đánh giá “Quang Trung không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có biệt tài”[3] Với nhãn quan tiến bộ, chỉ trong 3 năm, ông đã liên tiếp đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.[4] Về nhân sự, ông đã xuống chiếu cầu hiền và trọng dụng nhiều nhân tài như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiệp, Nguyễn Huy Lượng... Về quân sự, ông cho xây dựng quân đội trang bị hiện đại (hải quân thời Tây Sơn còn hiện đại hơn cả hải quân nhà Nguyễn sau này). Về kinh tế, ông cải cách chế độ đinh điền và ruộng đất, khuyến khích thủ công nghiệp, mở rộng ngoại thương với phương Tây. Về giáo dục, ông cải tiến thi cử theo hướng thiết thực và ban hành chính sách khuyến học, khuyến khích dùng chữ Nôm thuần Việt thay cho chữ Hán, sắp xếp lại chùa chiền dư thừa và bài trừ mê tín dị đoan. Giới sử học đánh giá rất cao những cải cách này bởi chúng mang xu hướng rất tiến bộ và vượt trên các nước châu Á đương thời, có thể đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ đã kéo dài trên 100 năm của chế độ phong kiến thời Trịnh - Nguyễn. Đến tận mãi sau này (năm 1822), Hoa kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây Sơn vẫn còn hoài niệm về sự cai trị của Nguyễn Huệ, họ nhận xét với thương gia người Anh cho rằng Quang Trung cai trị ôn hòa và công bằng hơn các vua nhà Nguyễn (Gia Long và Minh Mạng)[5] (xem chi tiết tại những cải cách tiến bộ của vua Quang Trung).

Về mặt đối ngoại, Quang Trung tỏ rõ tham vọng vượt xa các vị vua khác trong lịch sử Việt Nam. Ông là vị vua Đại Việt duy nhất đã xúc tiến việc giành lấy lãnh thổ của Trung Quốc (tỉnh Quảng Tây) để mở rộng lãnh thổ cho Đại Việt, cũng là hoàng đế Đại Việt duy nhất có đủ khí phách để chủ động cầu hôn với một công chúa Trung Hoa (để thông qua đó ép vua Càn Long của Trung Quốc cắt tỉnh Quảng Tây, nếu không được thì sẽ dùng quân sự đánh chiếm[6]) Vua Càn Long, vị vua nổi tiếng với Thập toàn võ công trong thời cực thịnh của nhà Thanh, cũng phải đánh giá rất cao tài năng ngài Quang Trung. Sau này, trong bài thơ Lịch sử nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi Quang Trung là người “phi thường", có "chí cả mưu cao".

Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn[7] Sau 20 năm liên tục chinh chiến và 3 năm trị nước, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39. Sau cái chết của ông, Nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Người kế vị ông là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ khả năng để lãnh đạo Đại Việt, triều đình lâm vào mâu thuẫn nội bộ và đã thất bại trong việc tiếp tục chống lại Nguyễn Ánh.

Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian. Khi Quang Trung mất, nhân dân nhiều nơi đã xây lăng, lập đền thờ, dựng tượng đài và bảo tàng để tưởng nhớ công lao của ông. Dù sau này Nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín của Quang Trung (nhà Nguyễn là hậu duệ của chúa Nguyễn, từng bị nhà Tây Sơn đánh đổ) như phá bỏ đền thờ, cấm người dân thờ cúng, truy lùng các bề tôi, con cháu của Quang Trung... Các đời hoàng đế Nhà Nguyễn đều coi ông là "giặc" trong các tài liệu triều đình. Bất chấp những điều đó, ký ức về các chiến công của Quang Trung vẫn được những người mến mộ ông truyền tụng suốt 150 năm.

Ngày nay, Nguyễn Huệ được coi là vị anh hùng dân tộc của Việt Nam, nhiều trường học và đường phố ở các địa phương được đặt các tên Quang Trung và Nguyễn Huệ, riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh có một đường phố đồng thời là một đường hoa và cũng là phố đi bộ mang tên ông.

13 tháng 4 2021

Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

=> Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.

=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

* Về văn hóa, giáo dục:

- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

7 tháng 11 2017

Đường lối giáo dục mới quán triệt khẩu hiệu “khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông”, được cụ thể hóa trong chỉ dụ của Thiên hoàng ban hành (năm 1890). Do đó chính phủ Nhật Bản tuyển dụng các giáo sư ngoại quốc, cùng với đó là gửi sinh viên đi du học ở mỗi nước phương Tây ngành nào mà nước đó giỏi giang hơn hết. Đồng thời, nhà nước chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy,… Đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Như vậy, trong quá trình phát triển đất nước, lĩnh vực được xem là quốc sách hàng đầu của Nhật Bản là giáo dục.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 1: Điểm tương đồng về mục tiêu của Nguyễn Ái Quốc với các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh trong quá trình tìm đường cứu nước làA.  giải phóng dân tộc.B.  tiến hành cách mạng thế giới.C.  đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.D.  lật đổ chế độ phong kiến.Câu 2:Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm...
Đọc tiếp

Câu 1: Điểm tương đồng về mục tiêu của Nguyễn Ái Quốc với các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh trong quá trình tìm đường cứu nước là

A.  giải phóng dân tộc.

B.  tiến hành cách mạng thế giới.

C.  đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

D.  lật đổ chế độ phong kiến.

Câu 2:Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?

A.  Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc.

B.  Cứng rắn về nguyên tắc.

C.  Luôn mềm dẻo trong đấu tranh.

D.  Mềm dẻo và nhân nhượng với kẻ thù.

Câu 3. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra cách giải quyết vấn đề cách mạng ruộng đất như thế nào trong các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng diễn ra vào năm 1939 và 1941?

A.  Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo.

B.  Tiến hành cải cách ruộng đất.

C.  Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.

D.  Không đề cập đến vấn đề  ruộng đất.

Câu 4. So với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), phong trào yêu nước Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX có điểm mới là

A.  có hai khuynh hướng đấu tranh quyết liệt để giành quyền lãnh đạo.

B.  có một Đảng thống nhất lãnh đạo.

C.  diễn ra với nhiều hình thức đấu tranh.

D.  xuất hiện khuynh hướng vô sản.

Câu 5. Khi thực hiện chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Mĩ và chính quyền Sài Gòn dồn dân lập ấp chiến lược nhằm

A.  tách dân khỏi cách mạng.

B.  tiến hành chiến tranh tổng lực.

C.  làm cho chiến tranh tàn lụi dần.

D.  tìm diệt quân chủ lực của ta.

Câu 6. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình cuộc chiến chống Pháp xâm lược của Việt Nam trong năm 1950?

A.  Mĩ từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

B.  Chưa có quốc gia nào công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C.  Thực dân Pháp có ưu thế về tiềm lực kinh tế.

D.  Bộ đội chủ lực của ta vẫn chưa trưởng thành.

1

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 3: A

Câu 4: C

Câu 5: D

Câu 6: D

12 tháng 3 2019

Chọn A