K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2023

*Tham khảo:

- Một trong những đặc điểm thiên nhiên của châu Á là sự đa dạng về địa hình và khí hậu, từ núi non cao nguyên đến sa mạc khô cằn và rừng nhiệt đới. Điều này mang lại lợi thế cho việc sử dụng và phát triển các nguồn tài nguyên tự nhiên như nước, đất đai, và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, đa dạng này cũng đặt ra thách thức lớn trong việc bảo vệ môi trường và tự nhiên, đặc biệt là trước những vấn đề như đất đai bị xâm lấn, mất rừng và ô nhiễm môi trường.

10 tháng 1

1. Đặc điểm dân cư xã hội châu Á:

Dân số đông: Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới, chiếm khoảng 60% dân số toàn cầu. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Tỷ lệ gia tăng dân số: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao ở nhiều quốc gia, gây ra nhiều thách thức về kinh tế, xã hội, môi trường.

Thành phần dân tộc đa dạng: Châu Á có nhiều dân tộc, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa khác nhau. Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng biệt, tạo nên sự đa dạng văn hóa của châu lục.

Đô thị hóa: Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều thành phố lớn xuất hiện, kéo theo các vấn đề về nhà ở, giao thông, ô nhiễm môi trường.

Tôn giáo: Châu Á là nơi khởi nguồn của nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo, Hindu giáo, Thiên Chúa giáo, Khổng giáo...

Trình độ phát triển: Trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các quốc gia, khu vực. Một số nước có nền kinh tế phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao; một số nước còn chậm phát triển, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.

Nền văn hóa đa dạng: Châu Á có nền văn hóa lâu đời, đa dạng và phong phú, với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận.

2. Ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:

Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa với lượng mưa lớn và nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới như lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả.

Khó khăn: Các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, bão gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.

Ảnh hưởng đến phân bố sinh vật:

Đa dạng: Khí hậu đa dạng tạo ra các kiểu thảm thực vật phong phú như rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc...

Phân bố: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố các loài động vật, thực vật.

Ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế:

Thương mại: Khí hậu ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, khai thác và chế biến khoáng sản, thủy sản.

Giao thông: Thời tiết xấu có thể gây gián đoạn các hoạt động giao thông.

Ảnh hưởng đến cuộc sống:

Sức khỏe: Khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, sốt rét...

Sinh hoạt: Khí hậu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời.

Ý nghĩa trong việc bảo vệ tự nhiên:

Bảo vệ rừng: Rừng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ đất, chống xói mòn, là môi trường sống của nhiều loài động thực vật. Cần có các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh.

Sử dụng hợp lý nguồn nước: Nguồn nước là tài nguyên quý giá, cần được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Cần có các biện pháp bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm nguồn nước.

Phòng chống thiên tai: Cần có các biện pháp phòng chống thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất.

Phát triển năng lượng tái tạo: Cần tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện để giảm thiểu tác động đến môi trường.

Giảm thiểu khí thải: Cần có các biện pháp giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ bầu khí quyển.

Tóm lại, đặc điểm dân cư xã hội châu Á rất đa dạng và phức tạp, đặt ra nhiều thách thức trong quá trình phát triển. Khí hậu có vai trò quan trọng đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên, cần có các biện pháp khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường bền vững.

4 tháng 2 2023

- Một số sông và hồ lớn ở châu Á:

+ Sông lớn: Ô-bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,...

+ Hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can, A-ran, Ban-khat,...

- Đặc điểm sông ngòi châu Á:

+ Nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều.

Các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.

 

Các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á): mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy.

+ Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy…

+ Vào mùa mưa thường có lũ, gây nhiều thiệt hại lớn.

- Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc bảo vệ tự nhiên:

+ Sông cung cấp nước cho cây sinh trưởng và phát triển;

+ Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.

17 tháng 1 2023

Ví dụ: Đặc điểm sông, hồ châu Á

– Mạng lưới sông ngòi khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn, tuy nhiên phân bố không đều và chế độ nước phức tạp.

– Khu vực bắc Á: mạng lưới sông dày, sông thường bị đóng băng vào mùa đông, mưa lũ vào mùa xuân.

– Khu vực Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á: mạng lưới sông ngòi dày, nhiều sông lớn, mùa lũ trùng với mùa khô, mùa cạn trùng với mùa khô.

– Tây Nam Á, Trung Á: mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

– Các hồ lớn như hồ Ca-xpi, Bai-can, A-ran… được hình thành từ đứt gãy hoặc miệng núi lửa.

=> Ý nghĩa đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

– Các con sông ở châu Á có vai trò rất quan trọng, là cái nôi hình thành một số nền văn minh như Hoàng Hà, Ấn – Hằng,…

+ Ngày nay, sông ngòi châu Á có vai trò vô cùng quan trọng trong giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường nước và xây dựng những công trình thủy lợi là thách thức mỗi quốc gia phải đối mặt.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

- Đặc điểm khí hậu châu Á:

+ Có đầy đủ các đới khí hậu, mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu.

+ Những khu vực nằm sâu trong nội địa và phía tây nam châu lục có kiểu khí hậu lục địa.

+ Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa

- Ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện phát triển đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

+ Chú trọng tính mùa vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của khí hậu (bão, hạn hán, lũ lụt,…).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

- Đặc điểm sông, hồ châu Á:

+ Nhiều hệ thống sông lớn (Hoàng hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na,…).

+ Các sông phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Nhiều hồ lớn (Bai-can, Ban-khat,…). Một số hồ có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là “biển” như: biển Ca-xpi, Biển Chết.

- Ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên.

+ Cần sử dụng hợp lí nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):

– Đới lạnh:

+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.

+  Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.

+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.

– Đới ôn hòa:

+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.

+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.

+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.

+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

– Đới nóng:

+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.

+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.

– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.

+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.

=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

- Đặc điểm địa hình châu Á: phân hóa đa dạng.

+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây.

+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và nam.

+ Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh….

- Đặc điểm khoáng sản châu Á: 

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.

+ Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, crom, man-gan,…

- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế.

+ Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường,...