K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2023

Đề 1 :

                                                    Bài làm

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo nhiều nỗi lo về sự gia tăng của các tệ nạn và các vấn đề ngày càng phức tạp. Một trong những vấn đề nóng nhận được sự quan tâm của dư luận hiện nay là việc học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến.

Để hiểu rõ hơn về tác hại của thuốc lá điện tử trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về nó. Thuốc lá điện tử là một thiết bị chạy bằng pin làm nóng chất lỏng có chứa nicotin, biến chất này thành hơi mà người hút có thể hít vào phổi. Một số thuốc lá điện tử có bề ngoài tương tự như thuốc lá truyền thống hoặc xì gà. Những cái khác trông giống như bút hoặc ổ đĩa flash hoặc có thiết kế hoàn toàn khác.

Theo thống kê, năm 2019, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi 13-17 tại Việt Nam hút thuốc lá điện tử là 2,6%. Có rất nhiều sinh viên hút thuốc lá điện tử trong và ngoài khuôn viên trường. Việc sử dụng thuốc lá điện tử hiện nay đang gia tăng. Có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh, sinh viên hút thuốc lá điện tử ở mọi lúc, mọi nơi, mọi vùng miền, kể cả nơi công cộng.

Nguyên nhân của vấn đề này trước hết là do nhận thức chủ quan của người dân, họ thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá điện tử nên đã hút, chất nicotin trong thuốc lá dẫn đến nghiện và cuối cùng là nghiện. Có nhiều bạn trẻ vì muốn thể hiện, muốn người khác thấy mình sành điệu, chịu chơi nên đua nhau hút. Nguyên nhân khách quan có thể kể đến như yếu tố ngoại cảnh, được mọi người xung quanh, bạn bè quan tâm nên lôi kéo.

Nghiện thuốc lá điện tử có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hút thuốc ảnh hưởng đến người hút thuốc đầu tiên. Nó gây ra 90% ca ung thư phổi, 75% bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% bệnh thiếu máu cơ tim. Hút thuốc nói chung làm giảm tuổi thọ 13,2 năm ở nam giới và 14,5 năm ở nữ giới; Những căn bệnh do hút thuốc gây ra không chỉ rút ngắn tuổi thọ mà còn lấy đi chất lượng cuộc sống của bạn từ nhiều năm trước. có khi chết do hạn chế hoạt động do thở gấp, mệt mỏi khi vận động, làm việc, vui chơi. Hút thuốc lá thụ động gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, khói thuốc thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và sinh non. Ở trẻ em, việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, phổi hoạt động kém…

Để giảm thiểu vấn nạn thuốc lá điện tử hiện nay, trước hết mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn về tác hại to lớn của thuốc lá và không sử dụng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tuyên truyền cho những người xung quanh về tác hại của thuốc lá điện tử; Gia đình cần giáo dục cho con em biết tác hại của chúng để phòng tránh. Ngoài ra, Nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử và xử lý nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng. Mỗi hành động nhỏ của mỗi người sẽ cùng nhau giảm thiểu vấn nạn thuốc lá.

Thuốc lá điện tử không còn quá xa lạ trong cuộc sống mỗi người. Biết rằng chúng chỉ mang lại tác hại, vì vậy tất cả chúng ta hãy chung tay, góp sức hạn chế hút thuốc lá để vừa bảo vệ chính mình, vừa bảo vệ môi trường sống trong lành.

6 tháng 4 2021

Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.

Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,… được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng  rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu…

Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.

24 tháng 3 2023

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số hóa nên các trò chơi điện tử, game online hiện nay cũng rất phát triển với sự đa dạng về thể loại phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận lớn thanh thiếu niên cũng như học sinh đang sa đà quá vào trò chơi điện tử khiến công việc học hàng sa sút kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Như chúng ta đã biết, trước đây việc ra đời của các trò chơi điện tử mang tính chất giải trí giúp con người giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ làm  việc. Thì ngày nay, với sự phát triển của xã hội đã ra đời game online.

Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.

Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.

 

Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.

Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?

Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.

10 tháng 5 2018

Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, cá độ, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là cờ bạc. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tác hại to lớn của cờ bạc để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.

Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Cờ bạc được định nghĩa như là may rủi trong tiền bạc nhằm mục đích có nhiều tiền nhưng không phải từ việc làm kiếm thêm. Ngoài ra nó cũng được xem như một loại ma túy, một khi đã sa chân vào thì khó có thể mà rút ra. Cờ bạc là trò chơi đỏ đen, may rủi, hên xui nhưng lại cực kì kích thích sự ham muốn chiên thắng trong mỗi con người chúng ta thật khó có thể mà cưỡng lại được. Ông cha ta đã ví cờ bạc như câu nói "ma đưa lối, quỷ dẫn đường". Không những ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp, cờ bạc còn làm cho con người ta mất hết nhân cách, gia đình không hạnh phúc, an ninh xã hội kém. Cờ bạc cũng có nhiều loại như : tổ tôm, bài cào, sạp xám, cá độ đá banh...

Chúng ta thường nghe nói cờ bạc là vi phạm pháp luật, là nguy hiểm nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến điều đó, mọi người cho rằng cờ bạc chỉ là một thú vui bình thường giúp mọi người xả stress. Thế nhưng công nghệ đánh bạc ngày càng phát triển, cùng với việc gia tăng số lượng người trẻ tham gia vào các hoạt động này đã làm dấy lên nhiều mối đáng lo ngại cho xã hội. Theo như thống kê của một số quốc gia ; điển hình là nước Úc "Trung bình trẻ em trong độ tuổi 12 - 15 đã bắt đầu chơi bài bạc hoặc cá độ và khi tới độ tuổi 16 - 17, một số em tham gia các hoạt động bài bạc mang tính thương mại" Ngày nay, cùng với sự phổ biến của Internet, bài bạc trên mạng thông tin toàn cầu này đang trò thành loại hình giải trí ngày càng phổ biến. Các công ty cờ bạc và cá độ trên Internet rất tích cực "chiêu mộ" người trẻ bằng nhiều biện pháp tinh vi khác nhau và "nhử" họ bằng những phần thường hấp dẫn... Đặc biệt hơn là học sinh chúng ta cùng với hiện tượng mang bài bạc vào lớp đê chơi. Và theo như Qui định của Bộ Giáo Dục thi đó là một trong 5 điều cấm kỵ nhất. Nhiều người cho rằng việc đánh bạc nhằm thể hiện đẳng cấp và trình độ kỹ thuật của họ. Thế nhưng ít ai nghĩ tới những hậu quả tương lai mà họ sắp phái trả như: Nợ nần tăng cao, phải vất vả trong việc trả các sinh hoạt phí thường ngày, phải sống phụ thuộc vào bạn bè và gia đình, ngày càng cảm thấy bất an, dễ cáu giận, bỏ việc hoặc gặp khó khăn khi phải tập trung làm việc, tiêu tốn thời giờ và tiền bạc vào bài bạc hơn là dành thời gian cho gia đình, bạn bè liên tục nghĩ rằng việc tiếp tục đánh bài sẽ giúp giải quyết các khó khăn tài chính, nghĩ rằng bài bạc đã chi phối mọi hoạt động trong đời sống. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nổi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương! Chốt lại, cờ bạc là mối nguy hiểm mà tất cả học sinh chúng ta phải tránh. Hãy vì tương lai tương đẹp cuả mỗi chúng ta.

Không dừng lại ở đó, cờ bạc như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tự, quốc phòng bất ổn. Để thoả được sự ham muốn, cám dỗ, con bạc không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền cờ bạc. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do người nghiện bạc gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện... Rồi các nước láng giếng sẽ nghĩ sao về đất nước ta, điều đó quả thật là một thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế nưóc nhà.

Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn cờ bạc nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung... Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của bài bạc để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với cá độ, bài bạc bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh đế chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.

Cờ bạc quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quý dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với bài bạc, xây dựng một mái trường, một xã hội thân thiện.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-te-nan-co-bac-ngu-van-12-c30a19835.html#ixzz5F61AbWkc

10 tháng 5 2018

tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay . theo cá nhân tôi , tệ nạn xã hội không chỉ làm mất đi nhân cách con người mà còn làm mất đi gia đình , người thân , anh em ,bạn bè , sự nghiệp ... của họ nữa . một số loại tệ nạn xã hội như : trộm cắp, buôn ma tuý ... làm cho xã hội trở nên lo lắng , làm cho chính những gia đình có con hay người thân là tệ nạn xã hội trở nên đau khổ , lâm vào cảnh nghèo túng , bất hạnh . vậy làm sao để phòng tránh tệ nạn xã hội ? đây vẫn còn là một câu hỏi mà từ rất nhiều năm nay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng . theo tôi ,thứ nhât ,  chúng ta cần phải tuyên truyền cho mọi người cùng biết hậu quả của tệ nạn xã hội gây ra ảnh hưởng trực tiếp đối với gia đình và mọi người xung quanh . thứ hai , mọi người phải cùng chung tay bài trừ tệ nạn xã hội một cách triệt để . tôi mong chỉ trong một thời gian ngắn nữa là mọi vấn đề về tệ nạn xã hội sẽ được giải quyết một cách công bằng trước pháp luật và có một câu trả lời thoả đáng cho nhân dân , công chúng hay chính những người thân của tệ nạn xã hội 

27 tháng 9 2024

Cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được cải thiện, không chỉ về vật chất mà cả trên lĩnh vực tinh thần, thẩm mĩ. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực thì cũng tồn tại rất nhiều mặt trái của sự phát triển đấy. Một bộ phận không nhỏ những con người trong xã hội vì đã có cuộc sống vật chất no đủ, dư thừa mà sa đà vào những hoạt động tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình cũng như xã hội. Những hoạt động tiêu cực ấy không chỉ nằm ở phạm vi nhỏ hẹp nữa mà nó đã trở thành vấn nạn của xã hội ngày nay, mà người ta vẫn gọi chung những tiêu cực ấy với cái tên là tệ nạn xã hội.

Tệ nạn xã hội là những vấn nạn tiêu cực, nhức nhối, gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ cho bản thân của người tạo ra nó mà còn mang đến những rắc rối, đau khổ cho những người thân và toàn xã hội. Ngày nay, thực trạng tệ nạn xã hội thực sự đã trở thành một vấn nạn lớn của xã hội, thu hút sự qua tâm của đông đảo của những con người trong xã hội. Nói một cách công bằng thì tệ nạn xã hội thời nào cũng có, chẳng hạn như trong xã hội phong kiến xưa, tệ nạn xã hội gồm những hoạt động tiêu cực như: cờ bạc, cường hào áp bức, rượu chè, thuốc phiện…. Ngày nay, những tệ nạn này phần nào vẫn tồn tại, nhưng bên cạnh đó còn có sự gia tăng, phát triển những tệ nạn mới gây ra nhiều nhức nhối hơn cho con người như: ma túy, tham nhũng, mại dâm, hút chích các loại thuốc kích thích gây hại cho sức khỏe của con người.

Đất nước ta đang phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy mà hoạt động nông nghiệp không còn phát triển mạnh mẽ, chủ đạo như trước, hoạt đống sản xuất công nghiệp dần dần thay thế, các khu đô thị mọc lên ngày càng nhiều. Người dân ở những vùng nông thôn vì bán đất, bán ruộng cho những nhà kinh doanh, những chủ xí nghiệp mà có những khoản tiền dư giả trước mắt. Những nguồn tiền lớn như vậy, họ không biết làm gì nên một bộ phận không nhỏ những người, đặc biệt là những người thanh niên không có mục đích sống đã sa vào những tệ nạn, dùng số tiền đó để ăn chơi trác táng. Cũng từ đó mà làm nảy sinh những tệ nạn xấu của xã hội.

Một trong những tệ nạn đang gây nhức nhối của xã hội ngày nay có thể kể đến tệ nạn ma túy. Ma túy là một loại thuốc kích thích có thể gây nghiện cho người sử dụng, vì vậy mà một khi đã sa vào con đường ma túy thì khó có thể dứt ra được. Bởi nó tạo cho con người một cảm giác kích thích, mơ hồ, khi không dùng thì sẽ lên cơn nghiện, cơ thể sẽ trở nên vô cùng bứt dứt, khó chịu. Trong những lúc như vậy, con người có thể làm ra những hành động sai trái, những hành động mà lí trí của con người không thể kiểm soát được. Cũng chính vì vậy mà bao nhiêu vụ việc thương tâm đã sảy ra từ tệ nạn này. Con nghiện có thể cướp đoạt những tài sản của người khác, cũng có thể là chính gia đình, người thân của họ. Khi không cướp được, có người còn sẵn sàng giết chết bố, mẹ, người thân bằng những hình thức man rợ, dã man nhất.

Đặc biệt, tệ nạn ma túy còn gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch trong cơ thể, làm cho con người không còn khả năng đề kháng với bất kì loại vi rút nào, loại bệnh nào. Người ta gọi loại bệnh này với cái tên y khoa là HIV _AIDS. Đây được coi là căn bệnh thế kỉ mà đến bây giờ vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa trị, người vô tình mắc phải nó hay do lây nhiễm thì chỉ có một kết cục cuối cùng, đó là chết. Không chỉ là một loại bệnh nguy hiểm mà HIV_AIDS còn là loại bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, căn bệnh này có thể lây lan qua ba con đường chính, đó là con đường tình dục, từ mẹ lây sang con và lây qua con đường máu.

Vì vậy mà HIV_ AIDS đã trở thành một hiểm họa khôn lường trong xã hội, nó đã đang và sẽ gây nhức nhối cho cuộc sống của con người nếu thực trạng này vẫn tiếp diễn, duy trì. Nó sẽ làm suy giảm cả một xã hội, gây ra nhiều vụ việc đau thương, mất mát. Không chỉ có tệ nạn ma túy mà rất nhiều tệ nạn khác như: tham nhũng, mại dâm, cờ bạc cũng đang là những vẫn đề vô cùng nhức nhối trong xã hội, nó dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự sa đọa của con người trong lối sống, cách sống. Nó đặt ra yêu cầu là cần có giải pháp cụ thể, ưu việt để giải quyết tận gốc những tệ nạn này.

Tệ nạn xã hội là mặt trái của nền sản xuất kinh tế phát triển, của đời sống nâng cao, đủ đầy của ngày nay. Nhưng trên hết những tệ nạn này bùng nổ gây ảnh hưởng đến xã hội lại do chính ý thức không tốt của con người. Con người ngày nay có một bộ phận lớn sống không có mục đích, không tìm kiếm được ý nghĩa thực sự cuộc sống, sự vô tình, một phút lỡ lầm cũng có thể gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ đối với bản thân họ mà còn đối với gia đình và xã hội. Vì vậy, để giảm thiểu tệ nạn xã hội rồi đi đến tiêu diệt nó thì chúng ta , những con người trong xã hội cần nâng cao ý thức, nói không với tệ nạn của xã hội. Chỉ có như vậy cuộc sống của chúng ta mới trở nên tốt đẹp, lành mạnh.

 

22 tháng 4 2022

refer

Hiện nay, Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà, song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.

Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn nạn,những việc làm sai trái gây nguy hiểm cho xã hội như: ma tuý, mại dâm, tội phạm… Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự an nguy của Việt Nam mà còn là mối đe dọa khủng khiếp của toàn nhân loại. Ai trong chúng ta cũng đều có thể là nạn nhân của những tệ nạn trên. Vì thế, ta cần tự chủ bản thân. Kiên quyết bài trừ và tiêu diệt “con quỷ giết người không dao này”. Nếu mọi người trên Trái Đất này cùng chung tay góp sức với nhau, cùng nhau tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã hội sẽ không còn là một vấn đề nan giải nữa. Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người trên thế giới.

Thay vì cam chịu đứng nhìn, chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện, tạo điều kiện để họ vui sống,lạc quan và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. Nghiêm khắc trừng trị những kẻ buôn bán ma tuý, những “má mì”chăn dắt gái mại dâm để góp phần chặn đứng lưỡi hái của “nàng tiên nâu”. Nhưng hơn bao giờ hết, tệ nạn xã hội có thể bị tiêu diệt còn tùy thuộc vào ý thức của chính bản thân mỗi người. Vì thế, ai trong số chúng ta cũng phải làm chủ bản thân, nói “Không” với những lời lẽ khiêu khích, những trò ăn chơi sa đoạ. Tuy một ngày, chúng có thể không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng theo thời gian, chúng sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã hội.

Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm: “Vui có chừng - Dừng đúng lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay, làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng. Những người cả tin, sống ăn chơi, đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội thật đáng phê phán. Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gây ra đã tạo nên một lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình. Những con người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của tòa án lương tâm.

Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng. Họ xứng đáng nhận được sự thương yêu và trân trọng của mọi người. Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ đó, chúng ta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của toàn nhân loại.

22 tháng 4 2022

Tham khảo:

Khi xã hội của chúng ta ngày càng phát triển thì kéo theo sự phát triển đó là rất nhiều tệ nạn xã hội có thể làm ảnh hưởng tới nhân cách đạo đức của các bạn trẻ chúng ta. Những người trẻ thường là những người ham học những cái mới, tính tình còn suy nghĩ chưa chín chắn sốc nổi nên thường thích thể hiện cái tôi cá nhân của mình. Các bạn trẻ cũng thường dễ bị cám dỗ lôi kéo vào các tệ nạn xã hội khiến cho các bạn dần dần sa ngã tuột dốc và đánh mất đi tương lai của tươi đẹp của mình. Vì vậy chúng ta cần nói Không với các tệ nạn xã hội

Các tệ nạn xã hội không bao giờ loại trừ bất kỳ một ai nếu chúng ta không cương quyết tránh xa nó, không mạnh mẽ nói không với các tệ nạn xã hội, thì tới một lúc nào đó chính chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của các loại tệ nạn xã hội. Hiện nay, có rất nhiều tệ nạn xã hội nguy hiểm có khả năng tàn phá sức khỏe và tâm hồn của các bạn trẻ một cách nhanh chóng và ghê gớm như ma túy, game online, các loại chất kích thích như cồn, thuốc lá, cờ bạc.. Những loại tệ nạn xã hội này đều đáng nguy hiểm và biến một con người khỏe mạnh trở thành nô lệ của nó. Biến một người học sinh chăm ngoan học giỏi, hiếu lễ với thầy cô trở thành một học trò cá biệt, nỗi đau trong lòng thầy cô cha mẹ…Khi một con người bị lây nhiễm các tệ nạn xã hội thì thường đánh mất đi những phẩm chất tốt đẹp của mình. Họ không còn được mọi người yêu mến, dần dần biến chất, từ một người trung thực ngay thẳng, hiền lành, chăm ngoan, họ dần dần biến thành một kẻ gian dối, thường xuyên lừa dối bạn bè thầy cô, cha mẹ của mình. Khi họ đã dính vào các tệ nạn xã hội thì thường bê trễ học hành, và nhu cầu về tiền bạc tăng cao. Lúc đầu để có tiền họ sẽ nói dối cha mẹ để xin tiền, sau nữa họ bắt đầu vay mượn bạn bè của mình, rồi để có tiền đáp ứng cho những thói hư tật xấu của mình, đáp ứng cho nhu cầu của các tệ nạn xã hội họ có thể ăn cắp, ăn trộm trở thành những con người đáng sợ trong xã hội.

Sức mạnh của tệ nạn xã hội là vô cùng lớn nó hủy hoại tâm hồn, nhân cách, sức khỏe, tương lai của một con người. Khi một người đã dính vào các tệ nạn xã hội thường con người đó không còn giữ được sự tôn nghiêm của mình nữa. Họ trở thành một thành phần đáng sợ bị xã hội lên án và xa lánh. Họ trở thành một phần tử làm nhiễu loạn cuộc sống bình yên của những người dân lương thiện. Tất cả các loại tệ nạn xã hội đều nguy hiểm và có sức tàn phá vô cùng mạnh mẽ. Khi là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường là thế hệ trụ cột của tương lai, là những chủ nhân mai sau của đất nước ta, thì chúng ta cần phải nói không với các tệ nạn xã hội. Hãy tránh xa sự cám dỗ của các tệ nạn xã hội, không để cho các thành phần xấu lôi kéo mình vào con đường sai trái. Bởi khi đã sa chân vào dù chỉ một lần bạn muốn rút chân ra cũng khó. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải tỉnh táo để làm chủ tương lai, làm chủ vận mệnh và cuộc sống của chính mình.

Mỗi chúng ta hãy phát huy vai trò bản lĩnh của mình để không bao giờ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Một xã hội văn minh là một xã hội mà mỗi người dân đều sống lành mạnh, sống có ích cho xã hội và nói không với các tệ nạn xã hội. Muốn xây dựng một cuộc sống như vậy mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ tác hại của tệ nạn xã hội và thái độ tự phòng tránh miễn nhiễm với các tệ nạn xã hội không nên để cho các thói hư tật xấu mua chuộc lôi kéo mình.

Bên cạnh đó gia đình nhà trường cần phải có nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền cho học sinh của mình thấy rõ được tác hại của các tệ nạn xã hội để các bạn học sinh tự ý thức được và tránh xa nó. Trong thực tiễn cuộc sống nhiều gia đình đã vô cùng ngỡ ngàng đau xót khi thấy con em mình rơi vào các tệ nạn xã hội, và phạm tội vô cùng nguy hiểm. Nhưng họ không bao giờ ngờ được rằng con em mình lại có thể hành động như vậy, điều đó cho thấy sự quan tâm theo dõi bám sát tâm lý của con trẻ của các bậc phụ huynh chưa thật sự tốt. Họ luôn để con em mình tự phát triển và chỉ mải mê chạy theo cuộc sống mưu sinh mặc con mình muốn làm gì thì làm, chỉ tới khi xảy ra chuyện thì họ mới ngỡ ngàng hối hận thì đã muộn màng.

Chúng ta đừng để tình trạng khi đã mất bò mới lo làm chuồng. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức với cuộc sống của mình, hãy cương quyết nói không với các tệ nạn xã hội và tuyệt đối tránh xa chúng để xây dựng một tương lai lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội.

 

15 tháng 5 2022

Tham Khảo: 

I. Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Về Tác Hại Của Tệ Nạn Với Đời Sống Con Người (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác hại của tệ nạn với đời sống con người.

2. Thân bài:

a. Giải thích

- Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người.
- Một số tệ nạn đã và đang trở thành vấn nạn của xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…

b. Thực trạng

- Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội.
- Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%.
- Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 trong đó có hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất.

=> Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống của con người.

c. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Sự thiếu hiểu biết, lơ là cảnh giác trước sự rủ rê, dụ dỗ của các đối tượng xấu.
+ Lối sống buông thả, thích hưởng thụ, thiếu tự chủ.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Do điều kiện, môi trường sống, sự giáo dục: cha mẹ nuông chiều, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo,…
+ Sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy.
+ Những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại.

d. Tác hại

- Đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội:

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức.
+ Hủy hoại sức khỏe, cuộc sống: những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV.

- Đối với gia đình: Tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.
- Đối với xã hội

+ Gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội.
+ Cản trở sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

e. Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

- Nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn.
- Tuân theo quy định của pháp luật.
- Rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Tệ nạn xã hội là mối nguy hại lớn, cần tích cực đấu tranh loại trừ.

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người tại đây

 II. Bài Văn Mẫu Nghị Luận Xã Hội Về Tác Hại Của Tệ Nạn Với Đời Sống Con Người
1. Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người, mẫu số 1 (Chuẩn)

Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khoa học - công nghệ - kĩ thuật đã góp phần nâng cao, cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhịp sống hiện đại cũng là môi trường hấp dẫn để các tệ nạn xã hội xuất hiện và gia tăng. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, tệ nạn đang là hiện tượng tiêu cực gióng lên hồi chuông báo động về lối sống của con người và gây ra những hậu quả xấu đối với bản thân, gia đình, xã hội.

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người. Những tệ nạn nguy hiểm nhất bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm,... Trong đó, cờ bạc là hình thức cá cược, được thua bằng tiền hoặc hiện vật; nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con nghiện vào chất gây nghiện; còn mại dâm là hình thức mua bán, trao đổi tình dục. 

Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội. Theo số  liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi từ 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 người, trong đó hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện  ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất. Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống con người.

Sự lây lan, gia tăng không ngừng của tệ nạn xã hội xuất phát từ chính ý thức của con người. Đó là lối sống lười nhác, sống ỷ lại, tâm lí thích hưởng thụ, lười lao động, ăn chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống như tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ, thích chứng tỏ bản thân. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan như sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy, những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại; những nhân tố khác như do gia đình, cha mẹ nuông chiều hoặc do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.

Tệ nạn xã hội đã gây ra những hậu quả to lớn và nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trước hết, đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội, tệ nạn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức. Đồng thời, hủy hoại sức khỏe của con người. Những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Đối với gia đình, tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, đối với xã hội, tệ nạn gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội và suy thoái giống nòi. Những tác hại tiêu cực trên đã đặt ra vấn đề cấp bách về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội.

Để phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết, mỗi một con người cần nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn; tuân theo, chấp hành quy định của pháp luật. Đồng thời, rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định tệ nạn đã và đang gây ra những hậu quả to lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện lối sống lành mạnh, giản dị, rèn luyện sự tự chủ, biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của bản thân để không sa vào các tệ nạn xã hội.

15 tháng 5 2022

Tham khảo

 

Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khoa học - công nghệ - kĩ thuật đã góp phần nâng cao, cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhịp sống hiện đại cũng là môi trường hấp dẫn để các tệ nạn xã hội xuất hiện và gia tăng. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, tệ nạn đang là hiện tượng tiêu cực gióng lên hồi chuông báo động về lối sống của con người và gây ra những hậu quả xấu đối với bản thân, gia đình, xã hội.

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người. Những tệ nạn nguy hiểm nhất bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm,... Trong đó, cờ bạc là hình thức cá cược, được thua bằng tiền hoặc hiện vật; nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con nghiện vào chất gây nghiện; còn mại dâm là hình thức mua bán, trao đổi tình dục. 

Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội. Theo số  liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi từ 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 người, trong đó hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện  ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất. Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống con người.

 

Sự lây lan, gia tăng không ngừng của tệ nạn xã hội xuất phát từ chính ý thức của con người. Đó là lối sống lười nhác, sống ỷ lại, tâm lí thích hưởng thụ, lười lao động, ăn chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống như tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ, thích chứng tỏ bản thân. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan như sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy, những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại; những nhân tố khác như do gia đình, cha mẹ nuông chiều hoặc do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.

Tệ nạn xã hội đã gây ra những hậu quả to lớn và nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trước hết, đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội, tệ nạn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức. Đồng thời, hủy hoại sức khỏe của con người. Những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Đối với gia đình, tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, đối với xã hội, tệ nạn gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội và suy thoái giống nòi. Những tác hại tiêu cực trên đã đặt ra vấn đề cấp bách về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội.

Để phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết, mỗi một con người cần nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn; tuân theo, chấp hành quy định của pháp luật. Đồng thời, rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định tệ nạn đã và đang gây ra những hậu quả to lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện lối sống lành mạnh, giản dị, rèn luyện sự tự chủ, biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của bản thân để không sa vào các tệ nạn xã hội.