K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 6 2022

Thiên nhiên trong thơ ca luôn là nguồn đề tài bất tận: trăng, sao, mây núi, chim,...được tái hiện một cách chân thật nhưng cũng rất mỹ lệ. Tiếng suối trong thơ ca vốn ít được sử dụng, thế nhưng khi nhắc đến hình ảnh đó thì người ta sẽ nghĩ ngay đến sự đồng điệu của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh qua hai tác phẩm Côn Sơn ca và Cảnh khuya.

Phải nói rằng, cho dù là bất cứ giai đoạn nào, thiên nhiên luôn khiến các thi nhân xao xuyến. Nguyễn Trãi- Hồ Chí Minh: Hai con người, hai thời đại nhưng lại có chung một tiếng thơ- đó là tiếng suối- âm thanh của núi rừng. Tuy vậy, tiếng suối ở mỗi bài lại mang những vẻ đẹp khác. Tiếng suối trong Côn Sơn ca đó là:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Tiếng suối rì rầm được Nguyễn Trãi nghe thật êm tai, du dương "như tiếng đàn cầm bên tai" khiến tác giả say mê. Tiếng suối ấy thể hiện tâm trạng thanh thản của tác giả khi được hòa mình vào thiên nhiên, rời xa chốn quan trường nhiễu nhương nhiều bon chen danh lợi. Tiếng suối ở Côn Sơn giúp ta cảm nhận được sức sống tràn trề của vạn vật, đằng sau đó là khao khát lối sống nhàn tản, trở về sống giữa thiên nhiên, quên hết mọi ganh đua. Sự trong trẻo của nó khiến thi nhân như được gột rửa hết những muộn phiền của vòng xoay lợi danh, còn lại duy chỉ là sự yên tĩnh trong tâm hồn giữa không gian thanh vắng mà người hiền triết có được. Trở về với thiên nhiên, nhà thơ thoát khỏi sự ngột ngạt và tù túng để mặc sức phiêu bồng với cuộc đời. Khác với Nguyễn Trãi, Bác Hồ thể hiện tiếng suối trong Cảnh khuya mang màu sắc tâm trạng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Tiếng suối ở đây cũng là sự trong trẻo nhưng được ví "như tiếng hát xa". Giữa núi rừng vắng lặng, Bác nghe thấy tiếng suối và tưởng như tiếng hát ai đó vọng lại giữa không gian, đó cũng có thể là tiếng hát của đại ngàn rộng lớn đang mời gọi người nghệ sĩ thả hồn vào. Thế nhưng, nếu Nguyễn Trãi say mê thả hồn vào âm điệu ấy thì Bác lại không hề lãng quên hiện thực. Trái tim của Người vẫn cháy, mải miết lo toan cho vận mệnh dân tộc, nước nhà. Người say trước cảnh vật, mê mẩn tiếng hát ấm áp và ngân vang nhưng không chìm đắm hoàn toàn trong đấy. Trong tâm khảm của Người, Bác vẫn "quên mình cho tất cả" bởi hiện thực tàn khốc của cuộc Cách mạng là nốt lặng khiến cho sự xao xuyến trước cảnh vật chiến khu Việt Bắc cũng chỉ là nhất thời. Qua đó, ta thấy được sự vĩ đại trong trái tim của vị lãnh tụ kính yêu.

Hình ảnh tiếng suối được tái hiện qua nghệ thuật so sánh kết hợp ẩn dụ trong phần mở đầu của hai bài thơ thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế của hai nhà thơ. Thiên nhiên được cảm nhận bằng thính giác, nhưng qua sự tinh tế của những người nghệ sĩ thì nó trở thành những sản phẩm nghệ thuật thật sự, tiếng suối ấy đã trở thành một bản đàn, bài hát một cách dung dị và tự nhiên. Đằng sau đó, ta thấy được là cả sự hòa điệu của hai người nghệ sĩ lớn. Nguyễn Trãi- Hồ Chí Minh: Họ đều trân quý thiên nhiên theo một cách rất riêng, rất thơ, rất trữ tình, qua đó, ta nhận ra được tình yêu thiên nhiên đến say đắm, hòa hợp với thiên nhiên lạ kì và ẩn chứa trong đó là khao khát cuộc sống giản dị mà rất thanh cao.

Bằng bút pháp nghệ thuật tinh tế, thiên nhiên- tiếng suối trong Côn Sơn ca và Cảnh khuya đều hiện lên gần gũi. Ở đó, ta thấy được trái tim của hai người nghệ sĩ lớn rung động trước thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ. Qua đó, vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh khiến người đọc càng trân trọng, nâng niu đến mãi về sau.

8 tháng 6 2022

Tiếng suối rừng thật dễ chịu làm sao

Từng hàng từng lớp cứ lao đao

Lao đi lao lại rồi lao xuống

Suối lại nhận lấy một dòng mưa.

Tự tả

29 tháng 7 2021

19.a

20.c

15 tháng 12 2021

19A

20C

 là A

꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂

14 tháng 3 2022

B

18 tháng 2 2022

câu 19 ý A nhéhihi

18 tháng 2 2022

phân tích:trạng ngữ là trong rừng

                chủ ngữ là tiếng suối

                vị ngữ là chảy róc ráchhihinói chung là đầy các thành phần limdim

 

18 tháng 11 2016

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng cứu nước có công lao vô cùng to lớn đối với dân tộc ta. Bác đã mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm oanh liệt nhất trong lịch sử nước nhà. Kháng chiến chống Pháp thành công với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động hoàn cầu, miền Bắc giải phóng, Bác cùng Chính phủ và cán bộ, chiến sĩ chia tay với Việt Bắc để về xuôi. Để ghi lại tình cảm sâu nặng giữa đồng bào Việt Bắc với Chính phủ, bộ đội đặc biệt là tình cảm đối với Bác Hồ, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Đoạn thơ dưới đây nói về Bác Hồ, một vĩ nhân – người rất đỗi khiêm tốn và giản dị:

 
Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương,
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo,
Người đi rừng núi trông theo bóng Người…
 
Tố Hữu đã vẽ lên chân dung Bác – một lãnh tụ cách mạng đồng thời là một thành viên thân thiết trong đại gia đình các dân tộc ở chiến khu.
Mở đầu đoạn thơ là hai câu mang đậm âm hưởng ca dao, dân ca, rất phù hợp với việc bày tỏ tấm lòng đinh ninh thương nhớ của đồng bào:
 
Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
 

Sáu câu thơ tiếp theo là bóng dáng, hình ảnh Bác in đậm trong tâm khảm sắt son, trung thành ấy.

Người dân chiến khu gọi Bác Hồ bằng cách gọi thành kính và thân mật: Ông Cụ. Nhớ Ông Cụ trước hết là nhớ đôi mắt sáng ngời, biểu lộ trí tuệ sắc sảo và lòng nhân ái bao la. Những năm tháng sống ở rừng, Bác gần gũi, hòa hợp với đồng bào các dân tộc từ cách nói, dáng đi đến lối ăn mặc dân dã: Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường. Nét đẹp tâm hồn và phẩm giá cao quý từ bên trong tỏa sáng ra bên ngoài làm cho hình ảnh Bác càng trở nên rạng ngời trong những tấm lòng thành kính yêu thương.

22 tháng 11 2018

chào bnhehe

11 tháng 11 2016

Help me !

14 tháng 11 2016

_Tự sự : là kể lại sự việc tác giả cùng với Bác từ Việt Bắc trở về miền xuôi

_Miêu tả : hình ảnh của Bác Hồ về ngoại hình và về phong thái : mắt sáng ngời , áo nâu túi vải, đẹp tươi , ung dung , yên ngựa

_Tình cảm của tác giả với mọi người đối với Bác kính trọng , yêu quý

Chúc bạn học vui vẻ !

21 tháng 11 2016

/hoi-dap/question/125266.html

18 tháng 11 2016

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng cứu nước có công lao vô cùng to lớn đối với dân tộc ta. Bác đã mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm oanh liệt nhất trong lịch sử nước nhà. Kháng chiến chống Pháp thành công với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động hoàn cầu, miền Bắc giải phóng, Bác cùng Chính phủ và cán bộ, chiến sĩ chia tay với Việt Bắc để về xuôi. Để ghi lại tình cảm sâu nặng giữa đồng bào Việt Bắc với Chính phủ, bộ đội đặc biệt là tình cảm đối với Bác Hồ, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Đoạn thơ dưới đây nói về Bác Hồ, một vĩ nhân – người rất đỗi khiêm tốn và giản dị:

 
Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương,
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo,
Người đi rừng núi trông theo bóng Người…
 
Tố Hữu đã vẽ lên chân dung Bác – một lãnh tụ cách mạng đồng thời là một thành viên thân thiết trong đại gia đình các dân tộc ở chiến khu.
Mở đầu đoạn thơ là hai câu mang đậm âm hưởng ca dao, dân ca, rất phù hợp với việc bày tỏ tấm lòng đinh ninh thương nhớ của đồng bào:
 
Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
 

Sáu câu thơ tiếp theo là bóng dáng, hình ảnh Bác in đậm trong tâm khảm sắt son, trung thành ấy. Người dân chiến khu gọi Bác Hồ bằng cách gọi thành kính và thân mật: Ông Cụ. Nhớ Ông Cụ trước hết là nhớ đôi mắt sáng ngời, biểu lộ trí tuệ sắc sảo và lòng nhân ái bao la. Những năm tháng sống ở rừng, Bác gần gũi, hòa hợp với đồng bào các dân tộc từ cách nói, dáng đi đến lối ăn mặc dân dã: Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường. Nét đẹp tâm hồn và phẩm giá cao quý từ bên trong tỏa sáng ra bên ngoài làm cho hình ảnh Bác càng trở nên rạng ngời trong những tấm lòng thành kính yêu thương.

16 tháng 11 2017

nêu.

14 tháng 11 2016

_Tự sự : là kể lại sự việc tác giả cùng với Bác từ Việt Bắc trở về miền xuôi

_Miêu tả : hình ảnh của Bác Hồ về ngoại hình và về phong thái : mắt sáng ngời , áo nâu túi vải, đẹp tươi , ung dung , yên ngựa

_Tình cảm của tác giả với mọi người đối với Bác kính trọng , yêu quý

Chúc bạn học vui vẻ !

22 tháng 11 2016

Nhờ yếu tố tự sự và miêu tả đoạn thơ đã diễn tả được sâu sắc tình cảm của những người đồng bào Việt Bắc đối với Bác Hồ với lòng kính yêu , trân trọng và tôn kính.

Kể:+ từ đầu .... nhớ người

+Nhớ người những sáng tinh sương

Tả:+Nhớ Ông Cụ....Lạ thường

Biểu cảm : 2 câu cuối

Chúc bn học tốtvui