Viết bài văn nghị luận giải thích lòng nhân đạo
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1
trong đời sống :
-Giải thích giúp ta hiểu những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực
-Muốn giải thích được thì cần phải có các tri thức khoa học ; chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
Trong văn nghị luận :
- Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ; đạo lí ; phẩm chất ; quan hệ ;... cần được giải thích
-Nhằm nâng cao nhận thức ; trí tuệ ; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người
2. Có 4 bước làm một bài văn lập luận giải thích:
B1:Tìm hiểu đề ; tìm ý
B2:lập dàn bài
B3:viết bài
B4:đọc lại và sửa chữa
3. Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích.
MB:-Nêu luận điểm cần giải thích
- Trích dẫn câu tục ngữ ; ca dao ; châm ngôn ;... ( nếu có)
TB: giải thích nghĩa của câu ca dao ; châm ngôn (nếu có) theo trình tự sau :
nghĩa của từ nghĩa cụm từ nghĩa của cả câu => nghĩa bóng => nghĩa sâu
-Nêu lí lẽ chứng minh luận điểm
-Nêu dẫn chứng chứng minh luận điểm
Lưu ý : dẫn chứng không được lấn lướt luận điểm
KB: Khẳng định lại luận điểm , rút ra bài học cho bản thân
II bài tập :
bài 1 :
Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo
phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa
+Nêu các biểu hiện
+So sánh ; đối chiếu với các hiện tượng ; vấn đề khác
+ Chỉ ra nguyên nhân ; mặt lợi ; ý nghĩa ; cách noi theo
1.Trong văn chương, một trong hai nguồn cảm hứng chủ đạo chảy xuyên suốt bao thế kỉ nay đó là cảm hứng yêu nước. Tình yêu quê hương đất nước như dã thấm vào máu thịt con người Việt, trở thành một phần tích cách rất đặc trưng và đáng tự hào. Hiểu và trân trọng điều này, Bác viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nhằm khơi gợi nên tình yêu nước ẩn sâu trong trái tim mỗi người.
Lời đầu tiên, Bác khẳng định nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước và nêu ra một quý luật rất xứng đáng: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Bác so sánh tinh thần yêu nước nước vô hình ấy trở thành một thứ mạnh mẽ hữu hình đó là làn sóng mà mỗi khi làn sóng mạnh mẽ ấy nổi lên thì sẽ trở thành một lực lượng vượt qua mọi khó khăn, đánh bại những kẻ gây hại cho tổ quốc. Điều này chứng tỏ, Bác muốn khẳng định một điều rằng tinh thần yêu nước của nhân dân ta chính là vũ khí mạnh mẽ nhất có thể giúp nhân dân, đất nước vượt qua tất cả những gian khổ, thử thách mà dùng tất cả nhiệt huyết của mình để đánh đuổi quân bán nước và cướp nước, bảo vệ độc lập chủ quyền tổ quốc.
Bác đã khẳng định nhân dân Việt Nam ai cũng mang trong mình một lòng nồn nàn yêu nước và điều ấy đã trở thành một truyền thống, theo đó là những dẫn chứng vô cùng thuyết phục trong lịch sử và cả trong ngày nay. Đầu tiên là ở trong lịch sử, Người chỉ ra “những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...”, đó là những “cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”. Tuy nước ta là một nước nhỏ, mỗi lần có đại quân phương Bác xang xâm lược, ta đều yếu thế hơn mọi mặt nhưng lần nào ta cũng khiến cho thực dân phương Bắc phải tủi hổ rút lui bởi tinh thần yêu nước đã thôi thúc nhân dân nổi dậy, đoàn kết chiến đấu vì non sông tổ quốc.
Và “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”, tinh thần yêu nước của đồng bào ta ngày nay không hề nhỏ. Những câu văn tiếp theo, Người liệt kê tất cả những đối tượng trong cuộc sống, từ cụ già đến em nhỏ, từ con trai đến con gái, từ Nam ra Bắc,… ai cũng có tình yêu nước và thể hiện tình yêu nước ấy bằng những hành động riêng rất đáng quý, đáng ngợi ca qua việc hăng hái đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bở cõi. Bác nói: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.
Ở đoạn văn cuối cùng, Bác khẳng định và định nghĩa lại một lần về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bác so sánh: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Bác đã khẳng định một điều rằng ai cũng có một tình cảm với quê hương đất nước chỉ là nó nằm dưới nhiều hình thức khác nhau, khi có chiến tranh nó trỗi dậy mãnh liệt, dễ nhận ra nhưng thời bình nó luôn ở sâu trong tim mỗi người, không phải lúc nào cũng bộc lộ nhưng lúc nào cũng tồn tại. Vì thế mỗi chúng ta đều phải có bổn phận “ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
Và trong thời đại ngày nay thanh niên phải luôn nhớ bộc lộ tình yêu nước của mình bằng việc rèn luyện, tu dưỡng cả tài năng lẫn đạo đức để góp phần xây dựng và đưa mảnh đất hình chữ S vươn tầm ra thế giới, sánh vai với các cường quốc năm châu.
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là câu nói in tạc vào lòng người nhất và tạo ra biết bao con sóng trong tâm khảm mỗi người, từ đó mà nhân dân mọi thời đại đều ý thức được trách nhiệm và bổn phận của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2.Karl Marx từng nói rằng: “ khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất , ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn.Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn , tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại” . Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lữu những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.
#Hk_tốt
#Ken'z
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
Tham khảo nha em:
Bài 1:
Tình yêu thương giữa con người với con người là thứ tình cảm có thể xua tan đi mọi băng giá. Con người có lối sống vị tha càng là những người đáng trân trọng. Họ sống vì người khác, không ích kỉ hay mưu lợi cá nhân với xuât phát điểm không gì khác ngoài một trái tim biết yêu thương đồng loại. Chính những con gười sống vị tha như vậy đã giúp ta tìm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn. Đồng thời, lòng vị tha cũng kéo người gần lại với nhau hơn, xua tan đi mọi khoảng cách. Những điều xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn có thể chạm tới trái tim người khác, làm cho nó trở nên tuyệt đẹp. Mỗi chúng ta hãy học cách lắng nghe, chia sẻ và tha thứ cho người khác, hãy cùng nhau lan tỏa yêu thương vì một cuộc sống tốt đẹp.
Bài 2:
Chúng ta cũng sẽ có phải những nhiều khó khăn và gian khổ trong cuộc sống nhưng mà để vượt qua nó cần phải có một lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm – một điều rất quan trọng mà mỗi người cần và nên có. Lòng dũng cảm là sự can đảm, không run sợ, nản chí trước bất kỳ một điều gì, dù có khó khăn vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, tự tin. Nếu ta gặp những thất bại mà lại bị gục ngã, sợ sệt không bao giờ dám đứng lên, làm lại từ đầu thì bạn sẽ không bao giờ vượt qua được sự khó khăn đó. Vậy nên là lòng dũng cảm chính dám đối diện với khó khăn và lỗi lầm của bản thân mình. Bên cạnh đó, khi mọi thứ dường như quá sức hoặc ngoài tầm tay của ta thì lòng dũng cảm sẽ giúp đơn giản hóa mọi chuyện, cho ta bản lĩnh, sự tự tin, kiên cường để đối diện với mọi điều đang chờ ở phía trước. Người có lòng dũng cảm sẽ dám đương đầu, dám dấn thân, còn kẻ yếu đuối sẽ chẳng bao giờ đi đến được cái đích của mình. Mỗi người chúng ta, cần biết rèn luyện cho mình một lòng dũng cảm vì nó rất cần thiết với mỗi người. Có lòng dũng cảm, thì mọi sự tăm tối của cuộc sống ta đều có cách giải quyết được.
Bài 3:
Tự lập là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành công của con người. Tự lập là chúng ta có khả năng tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỉ lại, không nhờ vả người khác. Nó thể hiện sự tự tin của bản thân ta. Tính tự lập còn giúp cho ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác nữa như: cần cù, chịu khó, kiên nhẫn,…Giúp cho ta dần dần hoàn thiện trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tính tự lập còn tạo cho bản thân những thử thách mới lạ, tạo niềm vui cho cuộc sống. Có tính tự lập thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tự lập là một đức tính rất tốt, quý báu. Chúng ta cần phải rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính quý báu này để ta có thể đương đầu một cách tự tin trước cuộc đời đầy bon chen xô bồ này.
Vận dụng văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " hãy viết 1 bài văn nghị luận về lòng nhân ái
2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận
4) A. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...
B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Lòng đố kị là một thói xấu trong xã hội hiện nay)
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm lòng đố kị là gì?
Biểu hiện của lòng đố kị:
+ Luôn ghen ghét với sự thành công của người khác
+ Coi thường người khác, không công nhận tài năng của họ
+ Tự nâng cao mình hơn so với người khác
...
Tác hại của lòng đố kị:
+ Khiến con người trở thành hẹp hòi, ích kỉ
+ Hình thành một thói xấu, khiến cho người khác tránh xa mình
+ Khó thành công trong mọi lĩnh vực
...
Nguyên nhân:
+ Do tính ích kỉ
+ Do tư duy hạn hẹp
+ Do sự trở ngại trong sự học hỏi
...
Giải pháp:
+ Luôn phải học hỏi, biết quan sát thành tích của người khác
+ Tập gạt bỏ thói sân si, ghen ghét người khác
+ Luôn học hỏi, nâng cao giá trị bản thân
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
Em tự liên hệ bản thân em
_mingnguyet.hoc24_
Những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm:
- Cách làm nghị luận chỉ xác đáng, chặt chẽ, còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc khiến người đọc nhớ mãi
- Kết hợp giữa hiện thực với thơ văn khiến bài viết mạch lạc, dễ hiểu, tác động và tạo ra sức thuyết phục lớn với người đọc
- Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình
→ Bằng cách nhìn, nghĩ sâu rộng, mới mẻ làm sáng tỏ mối quan hệ của tác phẩm văn chương với hiện trạng của đất nước lúc bấy giờ, tác giả ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu một con người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu.
Dàn ý cho bạn:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu về vấn đề nghiện game online hiện nay.
2. Thân bài:
Giải thích:
- Game online đánh vào tâm lý ham mê những điều mới lạ của giới trẻ và luôn tạo một sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với mọi người chơi.
- Nghiện game được định nghĩa là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục đến mức lệ thuộc vào game và ngày càng cô lập bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội.
Biểu hiện:
- Không quan tâm đến những công việc khác ngoài game, người nghiện game bỏ bê những mối quan hệ xung quanh như gia đình và bạn bè. Việc học tập, làm việc trì trệ, không được tiến hành.
- Cảm xúc bất ổn: khi chơi game, người nghiện game sẽ có trạng thái kích thích, hưng phấn khi chơi và thất vọng nếu thua một ván game. Cảm xúc tiêu cực quá nhiều dễ sinh ra tâm lý bất mãn, bạo lực với mọi thứ xung quanh.
- Rối loạn tâm thần vận động: hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế.
- Sức khỏe kiệt quệ vì ngồi chơi game trong thời gian dài.
Tác hại:
- Dù có tác dụng giúp chúng ta giải trí sau những giờ học căng thẳng nhưng nó cũng gián tiếp gây ra một vài vấn đề :
+ Thành tích học tập của những học sinh nghiện game sụt giảm nghiêm trọng.
+ Nhiều em vì nghiện game mà đi vào con đường tội lỗi như ăn cắp vặt, trộm tiền của bố mẹ và bạn bè để nạp vào game
+ Khi ngồi trước màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và cả tinh thần của các em.
+ Nhiều học sinh quá đắm chìm vào game mà quên mất cuộc sống ở thực tại, buông thả bản thân hoặc nhầm lẫn giữa thực và ảo => tinh thần không được minh mẫn.
Nguyên nhân:
- Cảm giác thỏa mãn sau khi đánh thắng một ván game do não bộ tiết ra chất gây hưng phấn.
- Nhu cầu giải tỏa stress trong cuộc sống nhưng không biết kiểm soát điều độ.
- Thiếu sự quan tâm từ gia đình khiến trẻ em nghiện game ngày càng tăng lên.
Giải pháp và hướng khắc phục:
+ Mỗi người cần tự đặt cho mình giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử.
+ Ta có thể chọn các cách giải trí khác như chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động xã hội....
=> Rút ra bài học bản thân
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề và nêu ra suy nghĩ cá nhân.
'Lá lành đùm lá rách' là một câu tục ngữ được nhiều người nhắc đến khi nói về lòng nhân đạo. Câu tục ngữ này nhắc nhở chúng ta: Sống, phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống tràn đầy tình thương và tươi đẹp hơn.
Lòng nhân đạo không phải là một thứ gì đó trìu tượng, xa vời mà chỉ đơn giản là những lời nói ấm áp dành cho nhau, một cái ôm thật chặt khi buồn bã hoặc chỉ cần một người chân thành ở bên cạnh khi cuộc sống của mình gặp khó khăn.. Những hành động, tình cảm ấy xuất phát từ trái tim của mỗi con 'Người'. Lòng nhân đạo còn giúp những người sai lầm trở lại con đường đúng đắn; giúp đỡ những người gặp khó khăn khiến tình cảm thiêng liêng giữa người với người càng thêm gắn kết.
Gần gũi nhất là trong gia đình: Đó chính là sự tôn trọng, kính trọng, yêu thương lẫn nhau; con cháu lễ phép với ông bà, cha mẹ; ông bà, cha mẹ lại chỉ dạy, chăm sóc con cháu.. Rộng hơn nữa chính là xã hội: Quyên góp tiền ủng hộ cho những bệnh viện, những người nghèo khó.. yêu thương, bảo vệ lẫn nhau.
Từ những việc làm trên, những người được giúp đỡ sẽ cảm thấy vui vẻ và rất biết ơn mình; còn đối với bản thân mình khi giúp đỡ người khác sẽ cảm thấy rất là thanh thản, trưởng thành hơn và đặc biệt hơn cả là không chỉ mình mà cả mọi người xung quanh cũng tự hào về mình. Tóm lại, giá trị của lòng nhân đạo rất quan trọng, đó là giá trị của lòng yêu thương, sự kính trọng, sự cảm thông, sẻ chia...
Liệu có phải tất cả mọi người đều có lòng nhân đạo? Không! Không phải vậy! Có rất nhiều người vô cảm với những mảnh đời bất hạnh, ngược đãi họ. Xã hội hiện đại khiến nhiều người chạy theo đồng tiền, vì những đồng tiền ấy mà họ lợi dụng, 'dẫm đạp' lên nhau để có lợi về mình nhiều nhất. Chính vì những kẻ này mà khiếm rất nhiều người không tin vào người khác, tình cảm thiêng liêng giữa người với người ngày càng phai nhạt và biến mất.
Lòng nhân đạo- một đức tính không thể thiếu, một thước đo phẩm chất của mỗi con người. Chúng ta nên mở rộng lòng thương người, chia sẻ, cảm thông cho nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn.
TK#
Người Việt Nam ta từ xa xưa đã có câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" hay "Lá lành đùm lá rách", đó là những lời răn dạy của cha ông muốn nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương lẫn nhau. Tương thân tương ái hay chính là lòng nhân ái là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta bao đời nay, lòng nhân ái là một trong những biểu hiện tình cảm tốt đẹp. Nó gắn kết con người gần với nhau hơn, tạo dựng những mối quan hệ xã hội bền vững.
Lòng nhân ái, thực ra không phải thứ tình cảm gì đó xa xỉ mà đó chính là những tình cảm được xuất phát từ trái tim một cách chân thành nhất. Lòng nhân ái là sự cho đi mà không cần so đo tính toán thiệt hơn, cũng không mong cầu sẽ được nhận lại, lòng nhân ái đơn giản là những hành động chia sẻ, giúp đỡ và cảm thông lẫn nhau. Lòng nhân ái là biểu hiện của một nhân cách và tâm hồn cao đẹp, đức hạnh của mỗi người, "nhân" là "người", "ái" là "yêu thương", "nhân ái" chính là tình yêu thương giữa những con người với nhau. Lòng nhân ái luôn có sẵn trong tâm hồn mỗi con người, có chăng là chúng ta đã đánh thức nó dậy hay chưa mà thôi, ai cũng có thể có lòng nhân ái và ai cũng có thể trao đi lòng nhân ái đó dành cho mọi người xung quanh. Không cần phải là những việc làm to tát, lòng nhân ái hiện diện xung quanh cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Từng lời nói, cử chỉ, hành động và biểu hiện của chúng ta đều có thể là công cụ trao đi lòng nhân ái tới mọi người, đơn giản như giúp đỡ người già đi bộ qua đường lúc đèn đỏ, giúp người hỏng xe giữa đường, cho người khác đi nhờ xe,... đó là một số trong vô vàn những sự việc diễn ra hàng ngày. Trên phạm vi rộng hơn, lòng nhân ái là khi giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt, xây dựng trường học cho các em vùng sâu vùng xa... Đó là những chương trình, hành động rất thiết thực mà rất nhiều những cơ quan, tổ chức và Nhà nước ta đã và đang thực thi, tất cả vì mục đích trao đi yêu thương, giúp đỡ và sẻ chia mang niềm vui hạnh phúc đến những số phận kém may mắn. Lòng nhân ái giữa đồng bào với nhau chính là sức mạnh giúp đất nước ta trải qua biết bao cuộc chiến tranh, là nền tảng vững chắc đưa nước ta hiên ngang tiến bước sánh vai với các cường quốc năm châu. Con người có sự gắn kết và yêu thương lẫn nhau sẽ tạo nên một khối đoàn kết dân tộc vững mạnh và sẽ không có kẻ thù nào có thể xâm phạm tới.
Tuy nhiên, xã hội vẫn tồn tại những người không có lòng nhân ái, họ chỉ sống cho riêng cá nhân mình, mọi việc làm, suy nghĩ và hành động chỉ cốt lấy lợi ích cho bản thân mà không quan tâm đến người khác. Không những không giúp đỡ những người xung quanh mà còn nhẫn tâm đẩy người khó khăn vào hoàn cảnh bi kịch. Ví dụ điển hình nhất là những tổ chức cho vay tín dụng đen, chúng lợi dụng sự kém hiểu biết và hoàn cảnh của người khó khăn để mời vay tiền rồi lừa họ vay với mức lãi suất cao ngất ngưởng, phi pháp khiến cho con nợ đã khó khăn càng thêm chật vật, thậm chí khi không có đủ khả năng chi trả, chúng lại gây áp lực, siết nợ, dồn con nợ tới đường cùng. Đó là một trong những biểu hiện của sự vô nhân đạo, trái ngược hoàn toàn với lòng nhân ái, ngoài ra còn nhiều biểu hiện khác như sự vô tâm, vô cảm và thờ ơ giữa những con người với nhau. Con người không có lòng nhân ái chỉ là người nhỏ nhen, ích kỷ và vô tâm, đi ngược lại với nhân cách con người. Một xã hội chỉ toàn những người không có lòng nhân ái, xã hội đó sẽ luôn xảy ra mâu thuẫn, bất hòa và xung đột, không thể tồn tại lâu dài chứ chưa nói đến việc phát triển. Vì vậy, dù là một hành động nhỏ thôi, chúng ta hãy cùng trao đi lòng nhân ái của mình, đem lòng nhân ái của mình lan tỏa và lay động đến mọi người, cùng nhau sống trong yêu thương, xây dựng xã hội văn minh và phát triển bền vững.
Trong xã hội hiện nay, khi người với người có quá nhiều rào cản để bày tỏ tình cảm và trao đi yêu thương lẫn nhau thì lòng nhân ái chính là điều quan trọng và quý giá nhất để gắn kết cộng đồng. Đất nước ta còn đang trong quá trình phát triển, còn nhiều khó khăn chồng chất, gìn giữ và phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc chính là củng cố sức mạnh cho khối đại đoàn kết dân tộc trước các thế lực thù địch bên ngoài.