K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2018

Có thể tham khảo bài viết sau nhé em!

Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

7 tháng 3 2016

Van la gi? Van la ve dep ,chuong la gi? .chuong la ve sang............sgk ngu van  7 trng 63

7 tháng 3 2016

Bạn ơi, hình như nó chứng minh giống như : nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình thương

 

"vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gọi lòng vị tha. 1 người hằng ngày chỉ cặm cụi lo láng vì mình, thế mà khi xem chuyện hay ngâm thơ cho thể vui, buồn, mừng, dận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải...
Đọc tiếp

"vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gọi lòng vị tha. 1 người hằng ngày chỉ cặm cụi lo láng vì mình, thế mà khi xem chuyện hay ngâm thơ cho thể vui, buồn, mừng, dận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực là lùng của văn chương hay sao? văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và trật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thăm trầm và rộng rãi đến trong nghìn lần. có kẻ nói từ khi các ki sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, nói non, hoa cả trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. lời ấy tưởng ko có gì là quá đáng"
a) đoạn trích trên trích từ văn bản nào tác giả là ai
b) nêu thao tác lập luận chính  được sử dụng trong văn bản
c) nêu công dụng của dấy chấm phẩy đc sử dụng trong đoạn trích
d) trong đoạn trích trên, tác giẩ sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả của biện pháp đó

1
13 tháng 4 2022

a ) Văn bản : Ý nghĩa văn chương

tác giả : Hoài Thanh

b ) Thao tác lập luận bàn luận.

c) Công dụng : ngắt quãng câu , liệt kê.

d) T/g sd BPTT :

+ Liệt kê 

hiệu quả : nêu rõ ràng những điều mà t/g muốn nói , muốn truyền đạt đến người đọc đồng thời cũng làm sự phân tích vấn đề cần bàn luận trở nên hay hơn .

+ Phép đối

hiệu quả : tăng mạnh khả năng diễn đạt của đoạn văn , làm cho câu văn trở nên trơn tru , mượt mà hơn.

 

23 tháng 3 2022

Em cảm ơn ạ!

 

 

 

 

 

 

23 tháng 3 2022

Chưa biết vì lí do gì mà cô Lan lại tick được cho 1 câu trả lời cop nhưng không ghi nguồn được?

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn

16 tháng 3 2017

Gợi ý:

+) Văn chương là nguồn cảm hứng gợi cho con người cảm xúc khác nhau

+) Văn chương cho ta hiểu về lòng vị tha

+) Văn chương dạy chúng ta về cách sống và rèn luyện tình cảm

+) V/chương là nguồn sống, dạy chúng ta nhiều điều....

16 tháng 3 2017

Tên Gì Kì Vậy

Đây là một lời bàn của nhà phê bình Hoài Thanh ^^ " nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài"
và:" Văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.."
Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Nghệ thuật.Để bình luận về văn chương, ông có viết: " nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài" và: văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống..."
Văn chương ở đây là các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, vẻ đẹp câu văn, lời nói. " Nguồn gốc cốt yếu"có nghĩa là nơi bắt nguồn, là yếu tố để hình thành tác phẩm văn chương.. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc chính của văn chương chính là lòng "thương người" và" muôn vật muôn loài".Câu văn đã khẳng đinh răng: "Văn chương bắt nguồn từ lòng nhân ái
Tất cả mọi vật đều có nguyên nhân nguồn gốc của riêng nó. Và sự thật ấy đã được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn chương của các thời đại từ xưa và nay.Từ lòng thương xot cho số phận của người phụ nữ "long đong, lận đận, sóng gió", nhà thơ bà chúa thơ Nôm hồ Xuân Hương mới có bài thơ :
Thân em vừ trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc đầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Hay những bài ca dao từ xa xưa của ông cha ta:
Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông mênh mông bát ngât
Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông bát ngât mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đong
Phất phơ dưới ngọn nắng hông ban mai.
Từ tình yêu gia đình, ta mới có được những thơ đặc sắc như mẹ ốm của thi sĩ Trần Đăng Khoa, hay như tình bà cháu thật cảm động trong tác phẩm " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh,...kho tàng ca dao dân ca Việt nam rất phong phú, có biết bao câu ca dao cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
núi cao biể rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Hay như bài ca doa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Từ tình yêu quê hương đất nước, ta mới được thửng thức bao bài thơ tuyệt tác. Đó là hình ảnh của vị quan trên bước đường công danh mà tinh quê vẫn vơi đầy trong lòng người li khách trong tác phẩm "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương, Hình ảnh của Hồ Chủ Tịch giữa cảnh rừng Việt Bắc dưới ánh trăng thơ mộng trong "Cảnh khuya".Nỗi nhớ quê nhà gửi gắm qua ánh trăng của đại thi hào Lí Bạch trong" Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh".Ta còn có thể kẻ thêm 1 số tác phẩm khác như: "bên kia sông Đuống " của Hoàng Cầm, "Từ ấy " của Tố Hữu,"Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên với "tiếng hát con tàu'', "nhớ con sông quê hương " của Tế Hanh, "Lan" của Kim Lân,...
Từ tình yêu thiên nhiên, ta có được Những tác phẩm rất nổi tiếng:" Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi,"Nguyên tiêu " của Hồ Chí Minh
Từ sự đồng cảm xót xa cho những số phận của nông dân nước ta trong c\xã hội thực đân nửa phong kiến, đã bao tác phẩm ra đời: " Sống chết mạc bay" của Phạm Duy Tốn."đông hào có ma" của Nguyễn công hoan,...
Và cũng từ tình yêu trai gái, ta cũng được thưởng thức bao bài thơ lãng mạn như: "Sóng ", thuyền và biẻn" của Xuân Quỳnh, hay những câu ca dao mộc mạc chân tình nơi thôn quê ngõ xóm:
Cô kia đội nón mới mua
Cho anh mượn tạm 1 mùa chăn trâu
về nhà mẹ hỏi nón đâu
Thì em cứ bảo qua cầu gió bay.
Từ đây, ta thấy được lòng thương người là 1 phần to lớn trong các tác phẩm văn chương
Ý nghĩa văn chương là “hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống”. Nguồn gốc của văn chương “cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Hoài Thanh đã có 1 cách nói riêng, chỉ ra 2 chức năng của văn chương là nhận thức và giáo dục. Văn học phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức hiện thực, giúp người đọc “hình dung sự sống muôn hình vạn trạng”; văn học còn “sáng tạo ra sự sống”, đó là điều kỳ diệu cảu thơ văn. Ví dụ ta đọc những bài thơ như “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ, hay “Bài thơ về tiểu đội xe ko kính” của Phạm Tiến Duật........ Ta hình dung được, tái hiện được Ccuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trả qua muôn vàn khó khăn ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng:
“Ko có kính, ko phải vì xe ko có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng....”
(Phạm Tiến Duật)Nguồn gốc của văn chương là “tình cảm, là lòng vị tha” ; thơ văn đích thực có “mãnh lực lạ lùng” có thể làm cho đọc giả vui, buồn, mừng, giận...... Đó chính là tính giáo dục của văn chương. Văn chương có tính nhân bản đã góp phần nhân đạo hoá con người. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồ gôc, về công dụng của văn chương rất tiến bộ, rất đúng đắn. Ta yêu kính mẹ cha hơn, hiếu thảo hơpn khi đọc bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Ta thầm nhớ công ơn người trồng cây, gieo hạt, nhờ họ, ta được nếm hương đời, vị đời:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần

Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi     Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]     Vậy thì, hoặc là hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

     Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]

     Vậy thì, hoặc là hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

(Trích văn bản Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, trang 60)

1.     Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào? Vì sao em biết?

2.     Trong 2 đoạn văn trên, tác giả Hoài Thanh lập luận theo quan hệ nào? Tìm các từ ngữ thể hiện quan hệ lập luận đó.

3.     Trong phần đầu văn bản, tác giả đã lý giải “nguồn gốc của văn chương”, tại sao trong đoạn văn trên, một lần nữa tác giả lại nhắc đến luận điểm này?

4.     Em hiểu như thế nào về quan điểm văn chương còn sáng tạo ra sự sống của Hoài Thanh? Bằng những hiểu biết của mình về các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 8 câu giải thích và chứng minh ý kiến trên, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu đặc biệt (gạch chân, chú thích rõ tác dụng của câu đặc biệt đó).

5.     Hãy cho biết tên của 2 tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCSlàm em hiểu rõ công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Lý giải vì sao em chọn 2 tác phẩm đó?

 

 

 

 

0
21 tháng 3 2018

Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên (1909 - 1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa - nghệ thuật. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn Thi nhân Việt Nam, in năm 1942. Bài Ý nghĩacủa văn chương sau này in lại đã đổi tự đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.

Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định : Nguồn gốc cốt yếu của văm chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.

Quan niệm đúng đắn đó thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc cùng thái độ yêu quý, trân trọng của tác giả dành cho văn chương.

Bố cục bài văn có thể chia thành hai phần. Phần một : Từ đầu đến... gợi lòng vị tha: Để cập đến nguồn gốc cốt yếu của văn chương. Phần còn lại: Bàn về vai trò quan trọng và công dụng to lớn của văn chương.

Trước khi phân tích bài văn, chúng ta nên tìm hiểu khái niệm văn chương. Vậy thế nào là văn chương ?

Học giả Phan Kế Bính đã định nghĩa ngắn gọn rằng: Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta, rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương...

Theo cách hiểu trước đây thì văn chương nghĩa rộng bao gồm cả triết học, sử học, văn học... Nghĩa hẹp dùng để gọi các tác phẩm văn học, nghĩa hẹp hơn nữa là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời thơ... Trong văn bản này, thuật ngữ văn chương được dùng theo nghĩa hẹp.

Hoài Thanh giải thích nguồn gốc của văn chương bắt đầu bằng một giai thoại hoang đường:

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhận đau thương ấy chinh là nguồn gốc thi ca.

Cách mở bài độc đáo như trên đã thu hút sự chú ý của người đọc. Tác giả mượn câu chuyện này để cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương. Văn chương thực sự chỉ xuất hiện khi người cầm bút có cảm xúc mãnh liệt trước một tình cảnh hay hiện tượng nào đó trong cuộc sống.

Tác giả kết luận: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Theo ông thì lòng nhân ái bao la chính là nguồn gốc của văn chương.

Đây là lời nhận xét rất đúng đắn. Tuy vậy, bên cạnh nó còn có những quan điểm khác nhau như văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người hoặc văn chương là nghệ thuật của ngôn từ cuộc sống lao động của con người hoặc văn chương là nghệ thuật của ngôn từ... Các quan niệm này tuy khác nhau nhưng không loại trừ nhau. Ngược lại, chúng bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa.

Để làm rõ hơn nguồn gốc văn chương, Hoài Thanh tiếp tục đưa ra nhận định về vai trò của tình cảm trong sáng tạo của văn chương.

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, lòng vị tha.

Ở câu thứ nhất tác giả nhấn mạnh: cuộc sống vốn dĩ thiên hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống theo đúng quy luật tự nhiên của nó. Văn chương thậm chí góp phần sáng tạo ra cuộc sống, làm cho đời sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Ở câu thứ hai, ông khẳng định : Văn chương sáng tạo nên những hình ảnh, những ý tưởng mới lạ, tiến bộ mà trong cuộc sống hiện tại chưa có, để mọi người phấn đấu, biến ý tưởng đó thành hiện thực.

Thực tế cho thấy sự sáng tạo văn chương bắt nguồn từ cảm xúc yêu thương chân thành của nhà văn, nhà thơ. Thông qua văn chương, các tác giả giúp người đọc nhận thức được nhiều điều bổ ích về cuộc sống trong quá khứ cũng như hiện tại. Đọc ca dao, tục ngữ hay thần thoại, cổ tích, chúng ta hình dung được tổ tiên xưa kia sinh sống ra sao trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Những ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên ; những bài học về đạo lí và kinh nghiệm sống ở đời được gần gũi qua các loại hình văn học cư thấm dần vào máu thịt, tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho mỗi con người.

Văn chương hướng con người tới Chân, Thiện, Mĩ của cuộc đời. Vì vậy nó là món ăn tinh thần không thể thiếu, giúp con người hoàn thiện nhân cách để trở nên hữu ích hơn đối với gia đình và xã hội.

Cách đây hàng trăm năm, ông cha ta đã có câu tục ngữ : Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Nguồn gốc của câu tục ngữ trên cũng xuất phát từ lòng nhân ái, từ mục đích muốn con người có cách ăn nói sao cho đúng, cho hay; có cách ứng xử với nhua tốt đẹp hơn.

Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra được lưu truyền tuef đời này sang đời khác, mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Vì bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo là thước đo phẩm chất đạo đức của con người.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có biết bao tiếng há, lời ru, câu chuyện... khuyên nhủ mọi người hãy xây dựng tình cảm gia đình đầm ấm, thuận hòa. Một trong những lời khuyên đó là:

Anh em như chân với tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Cuộc sống lao động chân lấm tay bùn của người nông dân xưa kia trở nên đẹp đẽ, thơ mộng biết bao trước cái nhìn yêu thương trìu mến đối với con người và thiên nhiên chốn quê nhà:

Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Chỉ bằng hai dòng thơ nhưng tác giả dân gian đã vẽ nên bức tranh sinh hoạt tuyệt đẹp, đó là cảnh thôn nữ tát nước đêm trăng. Ánh trăng tràn ngập khắp nơi, sóng sánh trong từng gàu nước, Một gàu nước là một gàu trăng. Cô gái múc nước mà như múc ánh trăng vàng. Sự liên tưởng độc đáo đã tạo ra hình ảnh đẹp đẽ và thơ mộng. Câu hỏi tu từ đầy tính nghệ thuật cũng là cách tỏ tình vô cùng tinh tế của người xưa.

Để ca ngợi vẻ đẹp của làng quê và phẩm chất cao quý của dân quê, ca dao có bài:

Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen. Hoa sen thường mọc trong đầm lầy và trong đầm không hoa nào đẹp bằng sen. Sen là loài hoa hương sắc ven toàn. Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, bài ca dao còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, dẫu sống gần bùn mà vẫn giữu được phẩm chất thanh cao, trong sạch. Lòng yêu quê hương tha thiết của người xưa được thể hiện rất rõ qua bài ca dao này:

Bàn về sự hấp dẫn đặc biệt và công dụng to lớn của văn chương, Hoài Thanh viết: ... Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những câu chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao ?

Đúng vậy ! Văn chương khơi dậy những cảm xúc cao thượng của con người. Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du, bao thế hệ người đọc say mê và vui buồn cungd nhân vật Thúy Kiều. Họ căm giận bọn WngKhuyeenr, Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám sinh bao nhiêu thì thương xót cho số phạn nàng Kiều bấy nhiêu và càng ghê tởm cái xã hội tôn thờ đồng tiền : Trong tay đã sắn đồng tiền, Dẫu lòng đổi trắng thay đen, Khó gì ! Đọc bài văn Cổng trường mở ra của Lí Lan, người đọc hiểu thêm tình thương yêu của mẹ đối với đứa con ; hiểu thêm về vai trò quan trọng của nhà trường đối với mỗi con người. Đọc bài thơ Tình dạ tứ của Lí Bạch, ta càng thấm thía tình quê hương sâu nặng của kiếp người sống trong cảnh xa nhà đằng đẵng suốt bao năm.

Nhận định về tác dụng to lớn của văn chương, Hoài Thanh viết: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sắn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

Đây chính là chức năng giáo dục của văn chương. Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người. Mục đích của văn chương là giúp con người tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân và có khát vọng hướng tới chân lí, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

Đặc điểm của văn chương là nâng con người vượt lên trên những lợi ích vật chất tầm thường. Đi vào thế giới của văn chương, người đọc sẽ sống cùng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với nhân vật. Những giờ phút đến với văn chương, tâm hồn ra thanh thản biết bao ! Có thể nói văn chương đã đem đến cho con người niềm vui lớn lao và một đời sống tinh thần phong phú.

Văn chương thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của con người vẻ đẹp ngôn từ, vấn điệu, bằng kết cấu khéo léo của cốt truyện... nhưng trước hết nó làm rung động tâm hồn người đọc bằng hình tượng nhân vật điển hình trong tác phẩm. Những hình tượng điển hình như Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, Huấn Cao, chị Dậu, Chí Phèo... có sức sống muôn đời bởi đó chính là hiện thân đầy đủ nhất, khái quát nhất vui buồn, sướng khổ trong cuộc sống con người.

Văn chương còn dạy cho ta bao điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Văn chương giúp ta nâng cao kiến thức, mở rộng tâm hồn. Vì vậy, văn chương vừa là người bạn thân thiết vừa là nười thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta trên đường đời.

Văn chương như một phép màu kì diệu làm cho những thứ bình thường trong cuộc sống bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường:

Có kẻ nói từ khi thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa quả trông mới đẹp ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay...

Chúng ta thử đọc lại bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi:

Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm. Trong rừng thông mọc như nêm, Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm. Trong rừng có bóng trúc râm, Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn...

Khung cảnh thiên nhiên hiện lên sinh động với dòng suối chảy róc rách, rì rầm như tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt. Phiến đá phẳng phủ rêu xanh mướt, mịn như chiếu êm, Thông, tùng mọc như nêm. Rừng trúc bạt ngàn màu xanh tỏa bóng râm che mát hồn người. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Trãi, CÔn Sơn có một vẻ đẹp riêng, không giống vói bất cứ cảnh đẹp ở mộ nơi nào khác.

Những vần thơ trên giúp chúng ta hiểu thêm cội nguồn tình yêu quê hương, đất nước của thi hào Nguyễn Trãi, đọc Côn Sơn ca, lòng ta xao xuyến, bồi hồi và càng thêm gắn bó với từng mảnh vườn, góc phố quê hương.

Văn chương có vai trò quan trọng và có tác dụng lón lao nư vậy nên nó là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống nhân loại. Thử hình dung một ngày nào đó : Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn đến bực nào! Đây chính là giá trị to lớn và vĩnh cửu không có gì có thể thay thế được văn chương. Các thi sĩ văn nhân từ xưa đến nay đã dùng văn chương để tạo dựng nên thế giới tinh thân phong phú của nhân loại.

Như thế là chỉ bằng bốn câu văn bàn uận về văn chương, Hoài Thanh đã giúp chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc và vai trò quan trọng của văn chương. Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phú tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuốc sống trên trái đất này.

Đặc sắc nghệ thuật trong văn bản Ý nghĩa của văn chương chính là cách lập luận chặt chẽ, khoa học kết hợp nhuần nhuyễn với cảm xúc tinh tế. Ta có thể nhận thấy thái độ và tình cảm của Hoài Thanh đối với văn chương bộc lộ khá rõ trong bài văn này. Ông rất am hiểu văn chương và dùng lí lẽ, tình cảm để bày tỏ quan điểm của mình. Qua quá trình bình luận, thái độ của ông trước và sau như một : trân trọng và đề cao giá trị của văn chương, Hoài Thanh đã khẳng định hế giới văn chương thật kì diệu, có sức hấp dẫn muôn đời đối với con người.

20 tháng 3 2018

Bạn có thể kham thảo đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng phân tích làm sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh về công dụng của văn chương: “Giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Có thể trình bày bố cục bằng nhiều cách khác nhưng cần tập trung vào các vấn đề sau:
+ Tình yêu thương con người: Bé Hồng có tình yêu mãnh liệt với người mẹ đáng thương.
+ Giàu lòng vị tha: Bé Hồng bỏ qua những lời dèm pha thâm độc của bà cô lúc nào cũng nghĩ tới mẹ với niềm thông cảm sâu sắc, mong muốn được đón nhận tình yêu thương của mẹ.
+ Bồi đắp thêm về tâm hồn tình cảm.

20 tháng 3 2018

bạn viết ra luôn được không?