K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2021

Nam quốc Sơn Hà là câu nói của Lí Thường Kiệt

7 tháng 4 2021

Là câu nói của Lý Thường Kiệt 

21 tháng 9 2017

- Số câu :4 câu suy ra là tứ tuyệt

- Số chữ :7 chữ suy ra là thất ngôn

- Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu 1-2-4 (ư) đều là vần bằng

Suy ra: Nam Quốc Sơn Hà được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

12 tháng 8 2017
a. Đẹp vô cùng, /Tổ quốc ta ơi! VN CN b. Dưới gốc tre, tua tủa/ những mầm măng. TN VN CN

- Câu trần thuật đơn không có từ

6 tháng 10 2017

có ý nghĩa giúp người đọc người nghe hiểu rõ ý nghĩa của từng từ hán việt có trong bài thơ đó. Người đọc người nghe sẽ dễ hiểu hơn

Tra google là ra

Đơn giản

Cái j không làm đc mới đăng nhé!

Hội con 🐄 chúc bạn học tốt!!! 

24 tháng 8 2019

Bài 3

X=5

Đúng r đó phá ngoặc ra thì 2x=10

X=5

9 tháng 11 2016

Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn độc lập.
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Bài thơ trên có ý nghĩa là khẳng định chử quyền dân tộc nên gọi là bài tuyên ngôn độc lập và nó được ra đời trước bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ nên ta có thể nói nó là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

9 tháng 11 2016

Sử học Việt Nam hiện nay coi là Việt Nam có cả thảy 3 bản tuyên ngôn độc lập:

1. Bài thơ Nam quốc sơn hà: là tác phẩm được sử dụng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (Lê Hoàn) và lần thứ 2 (Lý Thường Kiệt) nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy hiếp tinh thần giặc Tống.
2. Bình Ngô đại cáo: Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thay lời Bình Định vương Lê Lợi năm Đinh Mùi (1427), tuyên bố bình định giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.
3. Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2 tháng 3 2016

thì đều có vỏ ;phôi và chất dinh dưỡng dự trữ

2 tháng 3 2016

Cây 1 lá mầm gồm:

Phôi:

+ Lá mầm chứa chất dinh dưỡng dự trữ.

+Chồi mầm

+Thân mầm

+Rễ mầm

Cây  lá mầm gồm:

Phôi:

+Lá mầm

+Chồi mầm

+Thân mầm

+Rễ mầm

Phôi nhũ chứa chất dinh dưỡng

16 tháng 11 2017

cac ban giup minh nha

16 tháng 11 2017

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

10 tháng 5 2016

a ) Quốc lộ 1A từ Hà Nội đến Vinh dài là :

             154 + 137 = 291 ( km )

b) Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Vinh dài là :

             154 + 291 = 445 ( km )

                           Đáp số : a) 291 km

                                         b) 445 km

18 tháng 1 2018

Câu 1:

*Giống:

-Có vỏ bao bọc để bảo vệ hạt và phôi

-Phôi có:chồi mầm,lá mầm,thân mầm,rễ mầm

*Khác:

Cây 1 lá mầm

Cây hai lá mầm

-Có 1 lá mầm

-Chất dinh dưỡng ở phôi nhũ

-Có 2 lá mầm

-Chất dinh dưỡng ở 2 lá mầm

Câu 2:

Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy. không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.

Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.

Câu 3:

Có bạn nói rằng: hạt lạc gồm 3 phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Câu nói của bạn đó cũng đúng, nhưng chưa thật chính xác là vì chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt lạc (cũng như ở hạt đỗ đen) nằm trong 2 lá mầm (tức là nằm trong phôi).

19 tháng 1 2018

cau 1 : tim nhung diem giong va khac nhau giua hat cua cay hai la mam va hat cua cay mot la mam ?

Bài 33. Hạt và các bộ phận của hạt

cau 2 : vi sao nguoi ta chi giu lai lam giong cac hat to,chac,may,khong bi sut seo va khong bi dau benh ?

Bài 33. Hạt và các bộ phận của hạt

cau 3 :

* TRẢ LỜI :

  • Có bạn nói rằng: hạt lạc gồm 3 phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
  • Câu nói của bạn đó cũng đúng, nhưng chưa thật chính xác là vì chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt lạc (cũng như ở hạt đỗ đen) nằm trong 2 lá mầm (tức là nằm trong phôi).
18 tháng 5 2017

DỄ ỦNG HỘ NHA MK TRẢ LỜI ĐẦU TIÊN LUN ĐÓ

Số dân Hà NỘi năm đó là

2627 x 921 = 2419467 người

số dân tỉnh sơn la là

61 x 14210 = 866810 người

Số dân tỉnh sơn la bằng số phần trăm số dân của hà nội là

866810 : 2419467 = 35 , 82%

b) số dân của tỉnh sơn là phải tăng nếu mật độ dân số tăng là

39 x 14210 = 554190 người