Cho ΔABC vuông tại A (AB < AC) nội tiếp đường tròn (I;r). Gọi P là trung điểm của AC, AH là đường cao của ΔABC.
a, C/m: Tứ giác APIH nội tiếp được trong đường tròn (K). Xác định tâm K của đường tròn này.
b, C/m: 2 đường tròn (I) và (K) tiếp xúc nhau.
a) Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)
mà ΔABC nội tiếp (I;r)
nên BC là đường kính của (I;r)
hay I là trung điểm của BC
Xét ΔABC có
I là trung điểm của BC(cmt)
P là trung điểm của AC(gt)
Do đó: IP là đường trung bình của ΔABC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
Suy ra: IP//AB và \(IP=\dfrac{AB}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
Ta có: IP//AB(cmt)
AB\(\perp\)AC(ΔABC vuông tại A)
Do đó: IP\(\perp\)AC(Định lí 2 về từ vuông góc tới song song)
Xét tứ giác APIH có
\(\widehat{AHI}\) và \(\widehat{API}\) là hai góc đối
\(\widehat{AHI}+\widehat{API}=180^0\left(90^0+90^0=180^0\right)\)
Do đó: APIH là tứ giác nội tiếp(Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)