K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2022

1. Phần Mở bài

-Giới thiệu chung về câu chuyện Thạch Sanh

-Em yêu thích câu chuyện này từ khi nào,vì sao ?

2. Phần Thân bài

a). Cảm nghĩ về nội dung tác phẩm

+Em yêu thích truyện trước hết bởi em cảm thương cho hoàn cảnh của Thạch Sanh

+Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì câu chuyện lên án những kẻ gian xảo, mưu mô, độc ác.

+Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì truyện ca gợi tài năng và lòng vị tha của người lao dộng.

b). Cảm nghĩ về nghệ thuật của tác phẩm

3. Phần Kêt bài

-Y nghĩa của câu chuyện

-Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện

16 tháng 3 2022

cảm ơn ạ

 

18 tháng 1 2022

Tham khảo

Thạch Lam - một trong những nhà văn tiêu biểu khuynh hướng văn học lãng mạn. Một trong những tác phẩm mang đậm dấu ấn phong cách của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.

Mở đầu tác phẩm, Thạch Lam đã khắc họa cho người đọc thấy được một khung cảnh buổi sáng mùa đông bằng những chi tiết rất tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc. Sơn thức dậy thì đã thấy mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ một vài hình ảnh nhỏ nhưng cũng cho thấy được sự chuyển biến của thời tiết thật rõ rệt.

 

Tiếp đến, tác giả đã dẫn dắt người đọc đến khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Cái áo bông chính là kỉ vật gợi lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng, tình anh em sâu đậm và tình thương của vú già nhân hậu.

Cuộc sống sung túc của gia đình Sơn được nhà văn khắc họa. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Ngược lại, sự nghèo khổ, khó khăn được thể hiện qua hình ảnh những đứa trẻ trong xóm chợ. Đó là những nhân vật như thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Nhưng truyện giàu giá trị nhân văn khi nhà văn khắc hóa thái độ của chị em Sơn - thân thiện chứ không khinh khỉnh như chị em họ.

 

Sơn và chị gái đều là những đứa trẻ ngây thơ, lương thiện. Khi chị Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Chị Lan và Sơn đã bàn với nhau cho cái Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho cái Hiên chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương. Hành động của chị em Sơn tuy nhỏ bé nhưng lại thật cao cả, đáng quý.

Truyện không dừng lại ở đó. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Còn với hai chị em Sơn, bà chẳng những không tức giận mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Cả mẹ Sơn hay mẹ Hiên đều là những người phụ nữ đức hạnh, giàu lòng tự trọng.

Có thể khẳng định rằng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Qua tác phẩm, người đọc đã cảm nhận được những bài học về lòng trắc ẩn.

18 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài trẻ em. Truyện đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

 

Tác giả đã khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa thật tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ vài chi tiết nhưng người đọc đã thấy được sự chuyển biến về thời tiết, thiên.

Câu chuyện tiếp tục diễn biến, đem đến cho người đọc niềm đồng cảm sâu sắc. Mẹ Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc. Điều đó cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết, sâu sắc.

Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn. Những nhân vật trẻ em trong xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.

 

Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để lại những dấu ấn nhất định trong lòng độc giả.

18 tháng 4 2022

các bạn giúp mình với mình đang cần gấp lắm

13 tháng 8 2021

Tham khảo:

image

16 tháng 12 2017

I. DÀN Ý
1. Mở bài:
Giới thiệu chung:
- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.
2. Thân bài:
Diễn biến của truyện :
- Hai vợ chổng già không có con.
- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.
- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.
- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.
- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.
- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.
- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.
- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.
3. Kết bài:
* Kết thúc truyện:
- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.
- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.
- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.
- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.
- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.
 

11 tháng 2 2022

truyện thạch sanh mà

Bạn tham khảo :

a, Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín

- Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương

+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính

+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu

b, Vẻ đẹp của việc đồng cam cộng khổ với hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, đau thương

 

- Họ chia sẻ những gian lao, khổ cực, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, “chân không giày”

+ Tác giả xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, bao giờ người lính cũng nhìn bạn nói về bạn trước khi nói tới mình.

+ Cách nói thể hiện nét đẹp thương người như thể thương thân, trọng người hơn mình

+ Tình đồng chí, tri kỉ đã giúp họ vượt lên trên buốt giá

- Họ quên mình để động viên nhau, cùng nhau vượt lên trên buốt giá và những bàn tay động viên, truyền cho nhau hơi ấm.

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

- Yêu thương nhau bằng cả tấm lòng chân thành sâu nặng với những cử chỉ nghĩa tình

- Họ cùng nhau vượt qua mọi gian khổ với tinh thần lạc quan, sức mạnh của tình đồng đội “miệng cười buốt giá”

→ Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện trong khó khăn gian khổ

c, Biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí

- Tình đồng chí được tôi luyện khi họ cùng nhau sát cánh thực hiện nhiệm vụ đánh giặc

 

- Chính ở nơi thử thách, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết gần kề tình đồng chí thực sự thiêng liêng cao đẹp

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

- Trên nền khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng khắc nghiệt, những người lính với tư thế chủ động “chờ” giặc thật hào hùng.

- Hai câu thơ cuối đối nhau thật chỉnh khi ca ngợi tình đồng chí giúp người lính vượt lên tất cả khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết

- Hình ảnh đầu súng trăng treo bất ngờ, là điểm nhấn làm sáng bừng bài thơ: đây là sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn

+ Nghĩa tả thực: người lính cầm súng hướng lên trời, người lính như thấy trăng treo lơ lửng nơi họng súng

+ Ý nghĩa biểu tượng: súng biểu tượng cho đấu tranh khó khăn nguy hiểm - đây là hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Trăng là biểu tượng thanh mát, yên bình.

- Hình ảnh này kết hợp, cô đọng vẻ đẹp tâm hồn người lính với sự tỏa sáng vẻ đẹp của tình đồng chí, khiến người lính ngay cả trong hiểm nguy vẫn bình thản, lãng mạn.



 

2 tháng 5 2022

Cậu tham khảo nhé:

1. Mở bài:

Ra đời năm 1980, “Nói với con” là một trong những bài thơ hay nhất của Y Phương.Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” 

2. Thân bài

Khái quát bài Nói với con: gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người – gia đình và quê hương – đó là nôi êm tổ ấm nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con – đó là cội nguồn của hạnh phúc. Phân tích, cảm nhận những vẻ đẹp (đức tính tốt đẹp) của người đồng mìnhNgười đồng mình đáng yêu bởi sự giản dị và tài hoaNgười đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước.Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồnNgười đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộcLối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.

3.Kết bài

Qua lời thủ thỉ, tâm tình của người cha đối với con, hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đọc bài thơ, hiểu về vẻ đẹp của những con người quê hương, ta yêu hơn, trân trọng hơn những con người làm giàu đẹp quê hương, đất nước.
2 tháng 5 2022

- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” là:

      + Dễ thương, giàu tình cảm.

      + Thủy chung, gắn bó với quê hương.

      + Hồn nhiên, mạnh mẽ.

      + Bản lĩnh, bền bỉ

      + Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh.

25 tháng 1 2024

Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp của một bài ca dao

Mở bài:
    - Giới thiệu về bài ca dao cần phân tích.
    - Nêu cảm nhận chung về vẻ đẹp của bài ca dao.

Thân bài:
    - Phân tích từng yếu tố tạo nên vẻ đẹp của bài ca dao:
          Nội dung:
             -  Bức tranh thiên nhiên, con người được thể hiện trong bài ca dao.
            - Ý nghĩa, thông điệp của bài ca dao.
          Hình thức:
            - Thể thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu của bài ca dao.
            - Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao.

Kết bài:
    - Khái quát lại vẻ đẹp của bài ca dao.
    - Đánh giá chung về bài ca dao.