So sánh cuộc khởi nghĩa Hương Khê và khởi nghĩa Yên Thế
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những điểm khác nhau | Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương | Khởi nghĩa Yên Thế |
Lãnh đạo. | -Quan lại, sĩ phu yêu nước | -Những người xuất thân từ nông dân |
Địa bàn hoạt đông | Những địa bàn nhỏ ,hẹp, phân tán, thiếu sự lãnh đạo thống nhất | Địa bàn được mở rộng, nhất là giai đoạn cuối |
Lực lượng tham gia | -Chủ yếu là nông dân ở các địa phương , nơi diễn ra khởi nghĩa | -Nhân dân các địa phương, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp |
Câu 1: So sánh Phong trào Cần Vương và Khởi nghĩa Yên Thế Tiêu chí Phong trào Cần Vương (1885–1896) Khởi nghĩa Yên Thế (1884–1913) Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu yêu nước, gắn với triều đình Huế Nông dân, tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám Mục tiêu “Phò vua, cứu nước” – khôi phục nhà Nguyễn Bảo vệ đất sống, chống lại sự đàn áp của thực dân Lực lượng Văn thân, nông dân Chủ yếu là nông dân miền núi, thổ dân Tính chất Mang màu sắc phong kiến, gắn với triều đình Tự phát, có phần độc lập, mang yếu tố dân dã Địa bàn hoạt động Trải dài khắp cả nước Chủ yếu ở vùng Yên Thế (Bắc Giang) Kết quả Thất bại vào cuối thế kỷ XIX Kéo dài đến năm 1913 mới bị dập tắt Câu 2: Chứng minh Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1896), do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo, là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì: Thời gian kéo dài nhất: 11 năm, dài hơn các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương. Lực lượng tổ chức chặt chẽ, có hệ thống chỉ huy, chia thành nhiều căn cứ ở vùng rừng núi Nghệ Tĩnh. Chiến thuật linh hoạt, dùng chiến tranh du kích, địa hình hiểm trở để kháng chiến lâu dài. Tinh thần chiến đấu kiên cường, lãnh tụ như Phan Đình Phùng sẵn sàng hy sinh, không khuất phục dù bị mua chuộc hay đe dọa. Gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp, khiến Pháp phải dồn quân, tổ chức nhiều cuộc tấn công quy mô lớn mới dập tắt được. → Vì vậy, Hương Khê là đỉnh cao và tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương. Câu 3: Qua một số phong trào đấu tranh từ năm 1858–1884, em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Tinh thần yêu nước mãnh liệt, sẵn sàng đứng lên chống giặc ngoại xâm dù vũ khí thô sơ. Lực lượng tham gia đông đảo, gồm cả văn thân, nông dân, nhân dân các địa phương. Chiến đấu anh dũng, có những trận đánh tiêu biểu như trận Cầu Giấy, trận đánh ở Đà Nẵng... Dù thất bại, nhân dân không lùi bước, tiếp tục chuyển sang các hình thức đấu tranh khác. → Điều đó cho thấy tinh thần quật cường, bất khuất, không chịu khuất phục trước ngoại bang của nhân dân Việt Nam. Câu 4: Kể tên các hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp. Hậu quả của những hiệp ước đó Các hiệp ước: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) Hiệp ước Giáp Tuất (1874) Hiệp ước Harmand (1883) Hiệp ước Patenôtre (1884) Hậu quả: Mất đất, mất chủ quyền: triều đình nhượng lại nhiều vùng đất cho Pháp, mở đường cho Pháp xâm lược toàn bộ Việt Nam. Triều đình bị biến thành tay sai: mất quyền điều hành thực tế, lệ thuộc vào Pháp. Làm suy yếu phong trào kháng chiến: gây chia rẽ, mất niềm tin trong nhân dân. Thực dân Pháp từng bước thiết lập chế độ thực dân ở Việt Nam. Câu 5: Ý nghĩa lịch sử của Phong trào Cần Vương Khẳng định tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước. Là cuộc đấu tranh chống Pháp quy mô lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước. Góp phần bảo vệ độc lập dân tộc trong thời gian đầu, làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp. Làm tiền đề cho các phong trào yêu nước sau này, như phong trào Duy Tân, Đông Du, và sau đó là cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
Khác nhau:
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng:
diễn ra ở vùng núi Hương Khê Hà Tĩnh,nghĩa quân đã đánh thắng được nhiều trận và dành thắng lợi tuy nhiên do không có đường lối chinh sách đánh trận hợp lý nên khởi nghĩa mau chóng bị đàn áp.
- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
diễn ra ở vùng núi phía bắc,khởi nghĩa do Hoàng Hoa Thám chỉ huy,cuộc khởi nghĩa có qui mô rộng hơn,thu hút được đông đảo nhân dân tham gia,bên cạnh đó,nhờ chính sách hợp lí nên khởi nghĩa kéo dài rất lâu đến hơn 10 năm.
Giống nhau:
Cả hai cuộc khởi nghĩa đều cho thấy tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam, đồng thời khắc sâu mối thù của quân dân ta với thực dân Pháp dã man.Thêm đó,do các cuộc khởi nghĩa thời kỳ này do chưa có đường lối đúng đắn nên dễ dàng bị đàn áp.Các cuộc khởi nghĩa thời kỳ này đã tạo tiền đề cho hàng loạt các cuộc khởi nghĩa mới của đầu thế kỷ 20 dành thắng lợi.
Tham khảo
a. giống nhau :
+Thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
+Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân.
+ Cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn .
b. Khác nhau :
+ Thời gian
Khởi nghĩa Yên Thế
30 năm (1884 — 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Hương Khê
hơn 10 năm (1885- 1895)
+Thành phần lãnh đạo
Khởi nghĩa Yên Thế
Nông dân
Hương Khê
Quan lại, sĩ phu yêu nước
+ Mục tiêu đấu tranh
Khởi nghĩa Yên Thế
Chống Pháp, bảo vệ quê hương, làng xóm....
Hương Khê
Gíup vua đánh Pháp, khôi phục chế độ PK
+ Kết quả( nêu ở phần giống nhau)