Thuyết minh về Rừng Tràm Trà Sư ( An Giang)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu có dừng chân qua vùng Thất Sơn – An Giang thì chắc chắn rằng các bạn sẽ không thể nào quên ghé thăm để thưởng thức cái đẹp của vùng bảy núi. Nhưng các bạn muốn vừa du lịch vừa tìm hiểu lịch sử thì xin dừng chân lại ngọn đồi Tức Dụp thuộc núi Tô (Phụng Hoàng Sơn) tại tỉnh An Giang.
Đồi Tức Dụp nằm tại xã An Tức huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Gọi là Tức Dụp vì người Khơ- me gọi riêng nó là nước đêm. Đồi cao khoảng 216 m, diện tích hơn 2 km vuông, chu vi hình cánh cung khoảng 3m.
Tương truyền ngày xưa các nàng tiên nữ giáng trần dạo chơi trên ngọn núi Tô, các nàng nghịch phá lấy đá ném xuống chân núi các phiến đá chồng chất lên nhau tạo thành đồi Tức Dụp với nhiều lò ảng (hang trong núi) chi chít như tổ ong vĩ đại, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy An Giang.
Từ những năm 30-40 của thế kỉ XX , Tức Dụp đã mang trong mình ngọn lửa đấu tranh của cách mạng. Năm 1940 là căn cứ của các chiến sĩ vô danh. Năm 1960 là căn cứ quan trọng của Tỉnh ủy An Giang. Cho đến năm 1968 Quân đội Hoa Kỳ đã biết chỗ ẩn náu của cách mạng nên bắn phá dữ dội.
Những trận chiến liên tục nổ ra nhưng trận chiến khiến mọi người nhớ nhất đó là trận 128 ngày. Để chuẩn bị cho trận chiến này Quân lực VNCH đã chuẩn bị rất cặn kẽ. Trung tướng Mĩ Ét-ca đã cho 18000 quân gồm các sư đoàn 9, 21 và các tiểu đoàn biệt động quân, biệt động dù, biệt động mĩ,… với những vũ khí chiến tranh hết sức hiện đại như một thiết đoàn M.113( 36 chiếc), một lữ đoàn pháo binh với 6 trận đại pháo từ 105 li đến 155 li, 12 khẩu đại bác, bom B52,B57,F4…. bên phía cách mạng có 40 người với những vũ khí thộ sơ , những trái bom tự chế và những chiến lợi phẩm không đáng kể.
Cuộc chiến không cân sức đã diễn ra nhưng bên phía những người cách mạng đã giành thắng lợi. Thiệt hại của người Mĩ là 2700 quân nhân thiệt mạng, 11 xe thiết giáp bị phá hủy, làm hỏng 9 khẩu pháo 105 li , 2 máy bay bị bắn rơi cùng 3 trực thăng. Thiệt hại về chiến phí của Mỹ lên đến 2 triệu USD và cũng từ đó ngọn đồi này nổi tiếng với cái tên “ngọn đồi 2 triệu đô la”.
Chiến tranh đã qua đi cho đến 1/4/1985, Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia và được nhà nước trao tặng 8 chữ vàng ” kiên cường bám trụ, giữ vững núi Tô”.
Bây giờ Tức Dụp không còn xơ xác như xưa nữa, nhờ bàn tay con người, màu xanh đã trùm lên trên ngọn đồi này. Các bạn có thể thử tài thiện xạ của mình khi các bạn vào phòng bắn súng. Các bạn có thể đi hóng mát, dã ngoại quanh đồi Tức Dụp.
Ngoài ra còn có sở thú với nhiều loài thú qúy hiếm như đà điểu châu Phi, cá sấu, vọoc mũi sếch và các bạn còn có thể chơi các trò chơi dân gian,…. thưởng thức những món ngon đồng quê. Đặc biệt các bạn có thể vào trong hang để khám phá di tích lịch sử,….
Tức Dụp đã được con người điểm tô trở nên xinh tươi và đẹp đẽ hơn nhưng có phai đâu những dấu tích xương máu những biến cố chiến tranh đã in hằng vào vách đá. Nó đã được lưu giữ mãi mãi. Nó đã được người dân chúng tôi bảo vệ xây dựng để ngày càng đẹp hơn. Tức Dụp- niềm tự hào của An Giang và cũng là niềm tự hào của đất nước Việt Nam đang hiện hữu sừng sừng uy nghiêm giữa đất trời Việt Nam.
Ở độ cao 710m từ trên Vồ Bò Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trên đỉnh Cấm Sơn, du khách ta có cảm giác một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc Thiên Cấm Sơn như: Võ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế… Chính vì độ cao và địa hình như vậy, nên từ lâu Núi Cấm được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, thu hút khách du lịch, hành hương nơi đây sẽ đến với những huyền thoại, truyền thuyết đầy vẻ kỳ thú, bí ẩn.
Về tên của ngọn núi, truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Trước kia Núi Cấm rất hiểm trở, lại nhiều thú dữ, không ai dám tới, trừ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên thiên đình. Vì thế, một quy định bất thành văn của những người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực núi thiêng đó. Một truyền thuyết khác kể lại rằng, ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Núi Cấm.
Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng, nhà hàng Kaolin nơi phục vụ các món ăn đặc sản vùng Bảy Núi. Từ Lâm Viên theo lối mòn lên núi, du khách có thể dừng bước chân lãng du đầm mình trong dòng suối Thanh Long mát rượi, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, vừa để nghỉ dưỡng sức khoẻ. Tiếp tục cuộc hành trình lên đến ngã ba, du khách đã bước vào khu “Cao nguyên Núi Cấm”. Rẽ phải khoảng chừng 1km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở về ngược hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi du khách ghé thăm Động Thuỷ Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi). Tiếp đến là chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Hong - đỉnh cao nhất của Núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, vào ngày thời tiết không mưa, nắng đẹp bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn ra tận vùng biển Hà Tiên.
Giữa mênh mông, bạt ngàn màu xanh cây trái của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cấm Sơn hiện hữu, sừng sững đem đến cho du khách một cảm nhận mới, một khúc lãng du êm dịu giữa đồng bằng.
Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập – Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đây là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích vật chất của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện cách đây khoảng 2.000 năm. Đến với khu di chỉ Óc Eo du khách sẽ có cơ hội tham quan, tìm hiểu và khám phá về nền văn minh cổ xưa. Rất nhiều du khách đi Tour du lịch miền Tây có hành trình về An Giang đã dành thời gian để ghé thăm khu di chỉ Óc Eo.
Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển mạnh ở khu vực đồng bằng Nam Bộ trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công Nguyên. Theo tìm hiểu của Viet Fun Travel, vào khoảng đầu Công Nguyên, Óc Eo là một cửa biển thông qua vịnh Thái Lan. Khu vực này nằm trên trục đường thương mại hàng hải giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ, một bên là sông Mê Kông và Trung Quốc. Do đó, Óc Eo trở thành một địa điểm trung chuyển khá thuận lợi giữa các khu vực. Đến khoảng thế kỷ VI – VII, các thương thuyền có thể di chuyển ngoài khơi xa với khoảng cách lớn hơn mà không phải dừng lại khắp nơi hay đi dọc theo bờ biển. Từ đó, Óc Eo mất dần vị thế hấp dẫn, sức thu hút giảm dần vì hàng hóa không còn phong phú như trước. Nền văn hóa Óc Eo dần bước vào thời kỳ suy sụp khi nước Chân Lạp bắt đầu trỗi dậy cùng với đó là sự phát triển thương mại vùng Mê Kông.
An Giang nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng và phong phú, du lịch đến đây du khách có cơ hội khám phá nhiều điểm đến ấn tượng. Du lịch An Giang mùa nước nổi cũng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho những du khách thích trải nghiệm. Dù là du lịch An Giang mùa nào thì du khách cũng nên dành thời gian để ghé thăm khu di chỉ Óc Eo. Đây là khu di tích mang giá trị lịch sử to lớn thu hút đông đảo du khách, các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ đến tham quan, tìm hiểu. Vào thập niên 1920, nhà khảo cổ học người Pháp tên là Louis Malleret đã dùng không ảnh (chụp hình từ trên không) chụp miền Nam Việt Nam. Khi chụp ảnh, Malleret đã phát hiện ra khu vực quanh chân núi Ba Thê có nhiều khả năng ẩn chứa các di chỉ của một nền văn hóa cổ. Năm 1944, Malleret đã tiến hành khai quật khảo cổ và phát hiện dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc cổ cùng nhiều hiện vật như hạt cườm, mảnh vàng, đồ trang sức được chế tác tinh xảo... Khu vực tìm thấy hiện vật có diện tích khoảng 4.500ha. Các kết quả nghiên cứu cho rằng tại Nam Bộ hơn ngàn năm về trước từng hiện diện vương quốc Phù Nam vốn được ghi chép nhiều qua các thư tịch cổ Trung Hoa.
Tên gọi “Óc Eo” ban đầu dùng để chỉ cấu trúc hình chữ nhật trong khu vực nhưng sau đó Malleret dùng để chỉ toàn bộ khu vực. Các nghiên cứu khảo cổ sau này cho thấy không gian của văn hóa Óc Eo có thể tìm thấy ở nhiều ở các khu vực như Núi Sam, Lò Mo (An Giang); Nền Chùa, Cạnh Đền, Mốp Văn… (Kiên Giang); Gò Tháp (Đồng Tháp)
Sau ngày đất nước thống nhất, các nhà khảo cổ, nhà khoa học Việt Nam và quốc tế tiếp tục khai quật, nghiên cứu thêm hàng loạt di chỉ ở khu vực quanh núi Ba Thê và đã phát hiện thêm vô số di chỉ, di vật quý giá. Một số di chỉ được tìm thấy như các loại tượng to nhỏ, nhẫn, hoa tai, hạt đá quý, mã não, hạt thủy tinh, con dấu, bùa đeo, cộng cụ bằng đồng và bằng đá… Bên cạnh đó là các loại hiện vật bằng đất nung như dọi xe sợi, bếp lò, đĩa đèn, chậu, nồi, vò… Những thực thể và các di chỉ khảo cổ này được xếp thuộc nền văn hóa Óc Eo, do đây là nơi phát hiện đầu tiên và có nhiều di chỉ đặc trưng, tiêu biểu nhất của nền văn minh Phù Nam. Với những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu, năm 1998 khu di tích Óc Eo được công nhận là khu di tích quốc gia. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định xếp hạng di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê là di tích quốc gia đặc biệt.
Những di chỉ khảo cổ được phát hiện trong đợt khai quật gần đây nhất ở vùng quanh núi Ba Thê là các di chỉ kiến trúc như mộ táng và di chỉ cư trú với trên 270 hiện vật. Trong số các hiện vật được tìm thấy có 196 hiện vật bằng vàng, 22 hiện vật bằng đá, 47 hiện vật bằng đất nung… Đây đều là những di vật của nền văn hóa Óc Eo. Ngày nay, khu di chỉ Óc Eo không những đón nhận nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu mà còn hấp dẫn rất nhiều du khách từ trong và ngoài nước đến tham quan.
Đề xuất bảo vệ danh lam thắng cảnh - Cảm nghĩ danh làm thắng cảnh bên dưới nhé.
- Tuyên truyền giá trị về danh lam và di tích lịch sử về việc bảo tồn và gìn giữ di tích với người dân địa phương và khách du lịch.
- Phát triển du lịch bền vừng, tạo điều kiện cho nhân dân xung quanh di tích tham gia vào việc bảo tồn, có thể có thu nhập từ việc kinh doanh bên vừng đó. Ví dụ cho con em họ hay bản thân họ vào bộ phận bảo tồn hoặc tạo điều kiện (Như tham gia vào hội biểu diễn, hướng dẫn khách..) hoặc họ có thể mở hoạt động kinh doanh thu hút khách...
- Đảm bảo cân đối việc khai thác du lịch với việc bảo tồn để phát triển bên vững.
-Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:
+ Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.
+ Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa
+ Không vứt rác bừa bãi
+ Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật
+ Tham gia các lễ hội truyền thống.
Bài tham khảo 1:
Núi Cấm từ ngày xa xưa đã được biết đến là ngọn núi linh thiêng, huyền bí nhất trong vùng Bảy núi. Về tên gọi cũng là một vấn đề luôn được du khách quan tâm, bởi nó còn có tên gọi chính thức bằng văn tự là Cấm Sơn. Dưới đây là mốt ố bài thuyết minh về Núi Cấm được tuyển chọn khá kĩ lưỡng, các bạn có thể đọc ngay tại đây nhé
Bài viết:
Núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao và lớn nhất trong dãy thất sơn hùng vĩ thuộc địa phận tỉnh An Giang, nằm trong khu tam giác Tịnh Biên-Nhà Bàng-Tri Tôn. Núi Cấm có vị trí địa lý vô cùng đặc biệt, nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km và cách thành phố Châu Đốc khoảng 37km. Đây còn là ngọn núi cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long, đỉnh Bồ Hong cũng là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn với chu vi 28600m và độ cao 705m. Với độ cao này, từ trên Bồ Hong nhìn xuống là chùa Phật Lớn, núi Cấm mang trong mình vẻ hùng vĩ, uy nghi, rộng lớn, cảm giác như một các lòng chảo lớn giữa vùng đồng bằng sông cửu long đươc bao quanh bởi các ngọn núi san sát liền kề. Vì ở trên độ cao như vậy, là điều khiến cho khí hậu ở đây trở nên vô cùng mát mẻ, thanh khiết với cảnh sắc thiên nhiên sinh động, người dân đặt cho nó với cái tên là Đà Lạt thứ 2 của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Núi Cấm từ ngày xa xưa đã được biết đến là ngọn núi linh thiêng, huyền bí nhất trong vùng Bảy núi. Về tên gọi cũng là một vấn đề luôn được du khách quan tâm, bởi nó còn có tên gọi chính thức bằng văn tự là Cấm Sơn. Trong sách còn miêu tả danh lam thắng cảnh này là một nơi “thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt,…” Còn theo tương truyền trước đây ngọn núi còn có tên gọi khác ấn tượng hơn là Đoài Tốn.
Truyền thuyết kể lại rằng, xưa núi Cấm là khu vực vô cùng nguy hiểm, hiểm trở lai có cả những loài thú hung dữ, không một ai dám đến đó ngoai trừ những nhân vật siêu nhiên mà được người dân tương truyền kể lại. Đây là một khu vực linh thiêng, ngày xưa tướng Nguyễn Ánh khi bị quân Tây Sơn vây đuổi đã chạy trốn ở đây và không cho phép ai vào nên từ đó người dân gọi đây là núi Cấm.
Vào mùa xuân, là khí hậu thích hợp nhất để ngao du ngắm cảnh, tiết trời mát dịu nhẹ, cây cối xanh tươi đua nhau khoe sắc. Đặc biệt ở trên các chop núi càng cao thì về đêm khí hậu càng trở nên lạnh, sáng sớm còn được tận mắt thấy sương mai phủ đầy giăng kín cả lối đi. Từ trên cao nhìn xuống, là toàn cảnh đồng lúc mênh mông, bát ngát, bạt ngàn trải dài đến tận vùng biển Hà Tiên và biên giới Tây Nam. Núi cấm quanh năm mây mù giăng phủ, trên đỉnh núi có đỉnh Bát Tiên là nơi mà du khách có thể ngắm nhìn biển Hà Tiên hay dãy núi Tà Lơn trên mảnh đất địa Campuchia. Từ chân núi lên đến đỉnh núi đều được tráng nhựa để thuận tiên đi lại, hai bên đường là những vách đá thẳng đứng sừng sững làm bệ cho những dòng thác chảy ào ạt. Núi Cấm được bao bọc trong những rừng cây xanh ngút bạt ngàn đan xen những cây cỏ hoa lá sắc màu, khung cảnh toát lên vẻ yên bình, thanh tĩnh, tươi mát như cõi bồng lai tiên cảnh.
Dưới chân núi chệch về hướng đông của núi Cấm là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, là nơi phục vụ các đa dạng các loại hình giải trí, nhà hàng, khách sạn với diện tích rộng khoảng 100ha. Từ chân núi đi theo lối mòn của núi du khách sẽ lại một lần nữa đắm chìm vào sự tươi mát, thoáng đãng của dòng suối Thanh Long. Đây là dòng suối có nguồn gốc bắt nguồn từ mạch nước ngầm trong lòng đá len lỏi qua các khe đá tạo nên một dòng suối lớn. Được đắm mình vào dòng nước trong vắt, mát lành, nghe tiếng róc rách của nước chảy như xua tan đi sự mệt mỏi tất bật của cuộc sống hằng ngày.Tiếp tuc di chuyển trên đường mòn du khách lại được ghé thăm động Thủy Liêm. Tiếp đó sẽ đi qua chùa Phật Lớn rồi đến chùa Vạn Linh những nơi linh thiêng cao quý là sẽ đến đỉnh cao nhất của núi Cấm là Vồ Bò Hong.
Ngoài ra có vồ Ông Bướm, vồ Bà, vồ Thiên Tuế là những nơi mà du khách thường đến chiêm bái, đãnh lễ hành hương. Đi từ chân núi lên đến đỉnh núi đều là những địa điểm hấp dẫn, mỗi nơi lại có những sự tích li kì riêng biệt, làm nên một không gian huyền ảo, sống động mang đầy màu sắc tín ngưỡng, truyền thống của dân tộc. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, rừng cây bạt ngàn sừng sững trăm năm tất cả đã góp phần tạo nên một núi Cẩm hùng vĩ, nên thơ, trở thành một khu du lịch sinh thái lí tưởng mỗi khi nhắc đến An Giang.
Đến khám phá núi Cấm, ngoài cảnh quan sinh động huyền bí còn là sự đa dạng về nhiều loại ẩm thực đặc trưng như xoài núi, mít núi, sầu riêng, mảng cầu núi. Nói đến địa điểm ấn tượng khi du lịch núi Cấm phải kể đến tượng phật Di Lặc, được coi là một công trình kiến trúc đồ sộ nhất từ trước đến nay trên vùng Bảy Núi.
Bức tượng phật Di Lặc với chiều cao 3360m đứng trong hàng cao nhất Đông Nam Á vẫn sừng sững trải qua bao thăng trầm của thời gian. Điều ấn tượng là dù ở bất cứ chổ nào trên các vồ núi cũng có thể ngắm nhìn chiêm ngưỡng hình tượng phật trắng sáng uy nghi giữa cả một vùng trời rộng lớn với sự hiền từ bao dung và thánh thiện.
Núi Cấm giờ đây đã trở thành địa điểm hành hương, bái lễ của du khách, là nơi linh thiêng, huyền bí thu hút với vẻ uy nghi rộng lớn đến khó tả. Núi Cấm mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí nơi giao thoa giữa đất trời chìm đắm trong chiều dài lịch sử hơn một thế kỷ. Giữa một vùng trời tươi mát, giữa bạt ngàn rừng cây xanh trái ngọ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Núi Cấm hiện lên sừng sững giữa không gian mang đến cho du khách một cảm giác dịu êm, một khúc ca lãng du hoang sơ em dịu giữa đồng bằng rộng lớn.
Qua bến phà Châu Giang ở Châu Đốc là đến làng Chăm. Một dãy nhà sàn, vách ván, lợp ngói đỏ tươi hiện ra, nằm san sát nhau bên dòng sông Châu Đốc. Con đường đất chạy dài, uốn lượn theo bờ sông. Hai hàng cây xanh tươi, mát rượi bên đường. Trên đường, nhiều đàn ông Chăm đội mũ vải màu trắng, có khi mặt áo thun, áo sơ mi hoặc ở trần, vận sà rông kẽ sọc xanh, đỏ. Phụ nữ Chăm thường ít khi ra đường, đặc biệt là khi nhà có khách là đàn ông họ lại càng tránh mặt. Người Chăm tỏ ra khá thân thiện và hiền lành. Họ sống cởi mở và dễ tiếp xúc.
nguoi cham
Kinh tế trong gia đình người Chăm khá dư dả. Nghề nghiệp chính của bà con là buôn bán nhỏ, đánh bắt thủy sản và làm các nghề thủ công truyền thống. Người Chăm ít buôn bán qua trung gian. Phần lớn, họ trực tiếp tiếp cận thị trường. Hàng hóa do họ làm ra trực tiếp đem ra chợ bán. Chính điều này là ưu điểm giúp người Chăm có sự giao lưu văn hóa với những dân tộc khác.
Người dân ở đây có tập quán sống theo triền sông, vì vậy nghề đánh bắt thủy sản đã là nghề truyền thống từ bao đời nay. Họ không chỉ quăng lưới hay mà còn đẹp nữa. Nếu có dịp nào bạn đứng bên bờ sông Châu Đốc, thấy những người đàn ông mình trần, vận sà rong, quăng một tay lưới nặng, phủ cả mặt sông tạo thành một vòng to, lượn sóng từ không trung rồi từ từ phủ xuống mặt sông, thì đó chính là người Chăm.
tho cam Chăm
Đồng bào Chăm ở An Giang còn nổi tiếng với nghề dệt lụa và thổ cẩm… Đó là do họ sở hữu được những bí quyết gia truyền của nghề như: phải dùng tơ chín, nhuộm bằng vỏ trái mặc nưa, kỹ thuật dệt hoa mây, lồng đèn, vân, lãnh… Đặc biệt xà rông hoa, tơ thổ cẩm, áo thổ cẩm, bóp, khăn thêu, hộp đựng nữ trang… cũng là những mặt hàng được du khách rất ưa chuộng, tìm kiếm. Làng nghề dệt lụa của người Chăm ở An Giang đã từng một thời nức tiếng xa gần, góp phần quan trọng hình thành nên một trung tâm tơ lụa lớn nhất miền Nam trước năm 1975.
Bà con ở đây theo đạo Hồi nên họ cử thịt heo. Con trai lớn lên khoảng 13, 14 tuổi thì phải chịu lễ cắt da qui đầu, con gái thì khuê môn bất xuất. Khi dựng vợ gả chồng cho con thì đưa rể chứ không rước dâu. Mỗi ngày người Chăm hành lễ 5 lần, và mỗi năm phải chịu một tháng Ramadan, là tháng họ phải nhịn đói, không được hút thuốc và phải kiêng cử cả việc chung chạ với đàn bà.
phu nu Cham
Người Chăm có thói quen ở nhà sàn, cột thường bằng cây nguyên bào nhẵn, cao khỏi đầu người. Mặt tiền nhà nào cũng có một cái thang bằng gỗ, dùng để bước lên nhà. Phía dưới sàn họ thường để trống cho mát, đôi khi chất ít củi. Bên trong nhà hầu như không có bàn ghế, nên khi khách đến nhà thì chủ nhà trải chiếu hoặc tấm thảm ra để chủ và khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ.
Trong khu vực cư trú của người Chăm thường có nhiều thánh đường để tiện cho việc hành lễ. Thánh đường được người địa phương gọi là chùa, như: chùa lớn, chùa nhỏ, trong đó tiêu biểu và nổi bật nhất là Thánh đường Mubarak, tọa lạc trên một sở đất rộng, bên bờ Châu Giang hiền hòa, thuộc xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, cách thị xã Châu Đốc bởi bến phà Châu Giang.
Mubarak xa Chau Giang
Mubarak được xem là một thánh đường tiêu biểu có lối kiến trúc hết sức độc đáo của cộng đồng người Chăm ở Châu Giang. Kiến trúc công trình thể hiện đường nét riêng, mang đậm tính tôn giáo của dân tộc Chăm theo đạo Hồi. Vì vậy, Mubarak có dáng dấp của các thánh đường Hồi giáo trên thế giới. Nó tôn trọng những qui định về kiến trúc bên ngoài cũng như cách bay trí bên trong.
Một chuyến hành trình du ngoạn tại vùng đất huyền bí An Giang bạn có thể đến bất kỳ nơi nào mà không cần phải đắn đo, suy nghĩ. Thế nhưng dù đi đâu làm gì thì bạn cũng đừng quên ghé thăm làng Chăm Châu Giang, một nơi không thể thiếu trong các lịch trình khám phá nét đẹp văn hóa của An Giang. Cuộc sống của cộng đồng dân tộc Chăm An Giang luôn có sức cuốn hút lạ kỳ và đây cũng chính là niềm cảm hứng sáng tác của biết bao nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ.
Di chuyển đến làng Chăm Châu Giang như thế nào?
Làng Chăm Châu Giang là một xóm có đông dân tộc người Chăm sinh sống, chỉ cách Châu Đốc một con sông. Với khoảng cách 5km đường bộ (mất hơn 20 phút di chuyển) và 3,5km đường sông (mất hơn 15 phút di chuyển) nếu xuất phát từ trung tâm thành phố Châu Đốc. Việc di chuyển đến làng Chăm Châu Giang sẽ chọn một trong hai hình thức này. Cụ thể:
Nếu di chuyển bằng đường bộ thì bạn có thể sử dụng phương tiện xe ôtô hoặc xe gắn máy để đến bến phà Châu Giang cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 3km. Tại đây, bạn sẽ chờ phà để qua địa phận xã Châu Phong của huyện Tân Châu. Qua phà, bạn đi hơn 1km nữa là đến làng Chăm Châu Giang.
Bằng đường sông thì bạn sẽ đến ngã ba Châu Đốc (cách khách sạn Victoria khoảng 500m) hoặc tại bến đò Châu Giang nằm bên kia TP Châu Đốc để thuê tàu. Giá thuê thuyền tại mỗi điểm sẽ có nhiều mức khác nhau, tùy theo chuyến đi của bạn đến những điểm nào và đi bao nhiều người. Tuy nhiên một điều mà bạn có thể an tâm là giá tương đối rẻ và rất hợp lý. Đây là hình thức được nhiều du khách yêu thích và lựa chọn nhất.
Tham quan Làng Chăm Châu Giang
Trong số các làng Chăm ở An Giang thì có thể nói, làng Chăm Châu Giang là nơi còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nổi bật trong số đó có thể kể đến nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tập tục sinh sống nhà sàn và tín ngưỡng Hồi giáo dưới bóng thánh đường. Chính từ điều này mà làng Chăm Châu Giang thường được các các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tìm đến để lấy cảm hứng sáng tác nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật.
Xe bán hàng di động ở Làng Chăm
Bước vào làng Chăm là bạn đã lạc vào một thế giới khác. Đến đây, trong không gian vùng quê yên tĩnh đậm chất sông nước miền Tây bạn sẽ được cảm nhận sự thân thiện và hiếu khách của bà con. Với cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi lớn, An Giang có rất nhiều thánh đường và tiểu thánh đường; nổi bật nhất trong số đó là thánh đường Mubarak được công nhận là di sản quốc gia. Từ bến phà Châu Giang, bạn rẽ tay trái là có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình này. Thánh đường Mubarak lỗng lẫy – nơi tôn nghiêm trong tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Chăm theo Hồi giáo. Thánh đường có kiến trúc độc đáo, tháp tròn, cổng chính hình vòng cung, rất đặc sắc. Nóc thánh đường có một tháp lớn hai tầng hình bầu dục, chân tháp có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao, tượng trưng cho đạo Hồi. Đây là một trong những công trình có giá trị cao, và là điểm tham quan hấp dẫn tại làng Chăm Châu Giang.
Thánh đường Mubarak
Hằng năm họ có ba kỳ lễ lớn: Lễ Roja vào ngày 10 tháng 12 Hồi lịch; Lễ Ramadam (hay còn gọi là lễ ăn chay) kéo dài từ ngày 1 đến hết ngày 30 tháng 9 Hồi lịch; Lễ sinh nhật của Giáo chủ Muhammed vào ngày 12 tháng 3 Hồi lịch. Hàng ngày, các tín đồ đến thánh đường 5 lần để cầu kinh, mỗi lần khoảng 15 phút. Riêng ngày thứ 6 thì tín đồ đến gần như đông đủ vào lúc 12 giờ trưa và tập trung nghe ông giáo cả đọc kinh trong vòng một giờ đồng hồ.
Về nguồn gốc của những người Chăm ở đây, có ý kiến chia sẻ: “Người Chăm tại Châu Giang không xuất phát cùng một gốc tích. Cộng đồng chúng tôi gồm nhiều tộc người: Malaysia, Indonesia và Campuchia”. “Chúng tôi nói tiếng Mã Lai, nhóm khác nói tiếng Campuchia. Nếu không hiểu nhau thì có thể sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ phổ thông để trao đổi.” (theo lời của ông Mouhamach, Giáo cả Thánh đường Mubarak tại ấp Châu Giang).
Một ý kiến khác, theo sách xưa, người Chăm An Giang có nguồn gốc từ vương quốc Chămpa – Ninh Thuận. Khi chiến tranh xảy ra, họ di cư lánh nạn tới Kampong Chàm của Campuchia. Về sau từ đó lại di cư về Việt Nam và định cư ở An Giang ngày nay. Hiện vẫn còn một bộ phận người Chăm ở Campuchia là những xóm làng xung quanh Biển Hồ.
Lại có người nói rằng, với danh hiệu “Chàm chiến thắng” người Chăm từ duyên hải miền Trung, (Tà Kiệu – Mỹ Sơn) đã có mặt tại đây từ hồi chinh chiến cùng quân đội chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1699.
Do theo đạo Hồi (Islam giáo) nên tập tục của người Chăm ở đây cũng gắn liền với các quy tắc trong đạo Hồi. Đàn ông mặc xà rông – gọi là chăn. Đàn bà mặc xà rông gọi là váy. Đàn ông đội mũ, già thì mũ trắng, trẻ thì mũ đen. Phụ nữ thì đội khăn Mat’ra. Đàn ông ở đây không uống rượu. Phụ nữ Chăm Islam ở đây thường không được ra ngoài mà chỉ quanh quẩn trong nhà làm nội trợ, dệt vải. Họ không ăn thịt heo; không được đeo vàng.
Phụ nữ Chăm
Cũng tại đây, bạn sẽ được tham quan tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã có từ hàng trăm năm qua. Mặc dù thổ cẩm ở đây không khác gì mấy với thổ cẩm của đồng bào Chăm tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Nhưng vì có sự tiếp biến văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo giáo khác nhau nên mỗi hoa văn được thể hiện trên từng sản phẩm đã tạo nét ấn tượng riêng biệt.
Nơi đây nổi tiếng cảu nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Xen lẫn với những món hàng thổ cẩm được dệt hoàn toàn bằng thủ công, tại cơ sở được xem như là điểm tham quan còn có những mặt hàng trang sức như vòng, dây chuyền, hoa tai, bông tai, … cũng được đồng bào Chăm nơi đây làm hết sức công phu và bắt mắt. Nếu muốn mua để sử dụng hoặc để làm quà cho người thân và bạn bè thì những món đồ này là một sự lựa chọn hợp lý.
Bạn đừng quên mua một vài sản phẩm kỷ niệm hay làm quà
Song cùng với nghề dệt thổ cẩm và làm trang sức truyền thống, điểm nhấn trong văn hóa tín ngưỡng người Chăm Châu Giang chính là những ngôi nhà sàn gỗ đã có tuổi đời hàng trăm tuổi. Đây mới thật sự là những điều được nhiều người quan tâm khi đến làng Chăm Châu Giang nói riêng và các làng Chăm khác ở An Giang nói chung.
Khác với những ngôi nhà sàn của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, nhà sàn ở làng Chăm Châu Giang được cất rất cao và hoàn toàn sử dụng các loại gỗ quý nguyên khối như cẩm lai, căm xe, cà chất… đặc biệt có nhiều ngôi nhà dùng cả gỗ giáng hương.
Qua quan sát và tìm hiểu thì mới biết, nhà sàn của người Chăm làng Châu Giang được thiết kế hết sức tinh tế theo không gian rộng, thoáng mát với thiên nhiên. Nhà khi làm sẽ được chia thành hai loại là nhà nhỏ 4 gian và nhà lớn 5 gian. Theo phong thủy thì mặt tiền luôn quay về hướng nam và phải có một cái thang bằng gỗ để đi lên đi xuống. Hai cửa cái ra vào hơi thấp so đầu người để khi người lạ vào nhà phải cúi thấp với ý chào chủ nhà. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà loại gỗ dùng cất nhà sẽ thể hiện đẳng cấp của gia chủ.
Có một điều khác biệt của nhà sàn ở làng Chăm Châu Giang bên trong không có bàn ghế, vì vậy mà khi khách đến nhà thì chủ nhà thường trải chiếc chiếu hoặc tấm thảm để chủ khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ. Đặc biệt trong nhà có một khung cửa có màn che được trang trí tùy được trang trí bắt mắt để ngăn cách với gian nhà trong. Theo tập tục, đây là khu vực sinh hoạt hoàn toàn dành riêng cho đàn bà con gái, đàn ông con trai không được vào. Do đó mà khu vực này rất được coi trọng khi có khách hoặc người là đến nhà chơi.
Đến Làng Chăm Châu Giang ăn gì
Tại làng Chăm Châu Giang này, Cơm nị và cà púa là hai món ăn truyền thống nổi tiếng của đồng bào dân tộc nơi đây. Hai món ăn này là sự kết hợp hài hòa, bổ sung cho nhau, cách nấu tương đối cầu kì, độc đáo và khá lạ đối với cả du khách Việt và du khách quốc tế.
Cơm nị
Cơm nị thì nấu gạo chung với sữa, còn cho thêm trái nho khô tùy theo sở thích riêng biệt của mỗi người, còn món cà púa thì dùng thịt bò để chế biến rất riêng, sử dụng nhiều nguyên liệu như rượu, gừng, nước cốt dừa, cà ri,hành, động phộng….tạo nên nét độc đáo cho món ăn của đồng bào dân tộc Chăm tại Châu Giang này. Cơm nị – cà púa mang mùi ngọt béo của sữa, vị bùi của đậu phộng, vị mặn ngọt của thịt bò cùng với vị cay xè của ớt, vị ngọt của nho khô làm ngẩn ngơ lòng thực khách. Tất cả đem lại cho người ăn một cảm giác thơm ngon, thật lạ miệng, no bụng mà chẳng thấy ngán.
Chiều đến, du khách có thể bắt gặp các hàng rong với món ăn đặc trưng của An Giang. Đó là những thức quà vặt dân dã như bánh tằm, chuối hấp, xôi sắn.. Bạn có thể mua một bọc 3.000 – 5.000 đồng để thưởng thức trên đường khám phá.
Đáp án cần chọn là: C
Những dạng biến động số lượngtheo chu kì là: (1) và (4).
Dạng biến động (2) và (3) là biến động không theo chu kì thời gian
Rừng tràm Trà Sư ở An Giang hấp dẫn khách du lịch bởi những trải nghiệm thi vị và các món ngon đậm đà tình quê, đặc biệt là vẻ đẹp quyến rũ của những “dòng sông bèo” xanh nõn mượt mà, ôm lấy những gốc tràm đã nhiều năm tuổi.
Giới thiệu rừng tràm Trà Sư
Diện tích rừng tràm trải rộng gần 850ha, là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, nơi sinh sống của nhiều loài chim nước, động vật hoang dã và thủy sinh vật, thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.
Hệ động vật ở rừng tràm khá phong phú. Hệ chim gồm 70 loài, trong đó có 2 loài chim quý hiếm là giang sen và điêng điểng. Hệ thú nổi bật với 15 loài dơi và 4 loài gặm nhấm, trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm đã được ghi trong sách Đỏ Việt Nam. Hệ bò sát, ếch, nhái ghi nhận 25 loài, gồm cả rắn hổ mang và rắn cạp nong.
- Trà Sư cũng là nơi trú ngụ của 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài cá chỉ xuất hiện vào mùa lũ, trong đó có 2 loài cá có giá trị khoa học và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là cá còm và cá trê trắng.
Hệ thực vật ở đây cũng khá đa dạng với 140 loài, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh. Nổi bật nhất là cây tràm, và thảm bèo mơn mởn giăng kín mặt nước.
Ngoài ra, vùng đệm rừng tràm còn là nơi sinh sống của của cộng đồng người Khmer và người Kinh, với các nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, nấu đường thốt nốt, chưng cất tinh dầu tràm, nuôi ong lấy mật...
Du lịch rừng tràm Trà Sư
Chạy dọc con đường thơ mộng dẫn lối vào khu du lịch rừng tràm Trà Sư An Giang, hai bên là những đồng lúa trải rộng ngút ngàn, điểm tô những tụm cây thốt nốt cao cao, khoe dáng hình độc đáo... dễ khiến du khách mải mê ngoạn cảnh thanh bình, và chẳng mấy chốc đã đến nơi.
Tại đây, du khách sẽ có dịp ngồi trên chiếc tắc ráng đặc trưng miền sông nước. Thuyền lướt nhẹ trên thảm bèo màu mạ non, ngang qua vạt sen, khóm súng, rồi men theo “tuyến đường nước” đưa du khách vào sâu trong rừng tràm.
Tới một bến đò nhỏ trong rừng, du khách sẽ được chuyển sang chiếc xuồng ba lá mộc mạc, thân thương. Cô thôn nữ mặc áo bà ba, nón lá che nghiêng, tay khua mái chèo điệu nghệ, chầm chậm đưa du khách vào khám phá khu vực đẹp nhất của rừng tràm, nơi tấm thảm bèo xanh hơn bao giờ hết và cũng là vương quốc của các loài chim.
- Bạn sẽ được dịp chiêm ngưỡng những gốc tràm cổ thụ khoe bộ rễ như chiếc váy xòe duyên dáng, hay những cây thủy liễu lay mình mềm mại theo từng gợn sóng, và ánh mặt trời không ngừng nhảy múa, phản chiếu những sắc màu mê đắm. Thi thoảng lại bắt gặp vài chú chim đang bói cá, ngụp lặn quanh vạt bèo tai tượng; hay ngụy trang kín đáo bên nhánh tràm, tò mò quan sát những vị khách đến thăm...
- Chợt cô thôn nữ khua mái chèo chậm lại, khẽ nói với du khách rằng sắp đến vườn chim. Đi thêm đoạn ngắn nữa, ai nấy cũng chăm chú ngước nhìn những tổ chim xuất hiện mỗi lúc một nhiều hơn, và rộn ràng khắp không gian là âm thanh của hàng trăm cá thể chim cò đang ríu rít gọi nhau trên những tán cây sum suê, rợp mát. To tiếng và đáng yêu nhất có lẽ là những chú chim non háu đói, liên hồi “chiếp chiếp” đợi mẹ mớm mồi...
Sau chuyến vi vu rừng tràm bằng thuyền, bạn có thể leo lên đài cao quan sát, có sẵn ống nhòm tầm xa cho bạn thỏa thích ngắm nhìn toàn cảnh rừng tràm mênh mông bát ngát, và những cánh chim chao lượn giữa không trung...
Khám phá rừng tràm Trà Sư ăn gì ?
Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư có quán ăn chuyên phục vụ các món đồng quê hấp dẫn. Ngồi trên gian chòi lá giữa khung cảnh hữu tình, du khách sẽ có dịp thưởng thức các món ăn dân dã thời khai hoang mở đất và những đặc sản miền nước nổi như: cá lóc nướng trui, canh chua cá linh nấu bông điên điển, chuột đồng nướng muối ớt, cua đồng chấm mắm me, gỏi sầu đâu trộn cá sặc...
Du lịch bụi rừng tràm Trà Sư ở đâu ?
- Hiện trong khu vực rừng tràm chưa có cơ sở lưu trú, nhưng phía trước cổng vào đã có nhà nghỉ với tiện nghi tương đối. Hoặc bạn có thể tham quan trong ngày, tối chạy về thị trấn Nhà Bàng, thị trấn Chi Lăng, TP. Châu Đốc nghỉ ngơi.
- Theo kinh nghiệm du lịch rừng tràm Trà Sư, nếu muốn thử cảm giác ngủ đêm trong rừng, bạn có thể liên hệ với cán bộ kiểm lâm để được cho phép nghỉ đêm trên Đài Quan Sát. Nhớ mang theo lều, mùng, mền và thuốc chống muỗi.
Rừng tràm Trà Sư mùa nào đẹp ?
Rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi là đẹp nhất, khoảng từ tháng 8 - 11 âm lịch (tháng 9 - 12 dương lịch). Bèo phủ dày như tấm thảm xanh mượt mà, hai bên tràm vòng tay che mát. Dưới nước vô số cá tôm, phía trên họ nhà chim tụ hợp. Những bông hoa tràm nở trắng, tỏa hương thơm thoang thoảng... tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động.
- Đặc biệt, buổi sáng từ 7h - 9h, các loài chim tụ tập rất đông, líu lo không dứt dưới nắng vàng trong trẻo. Buổi chiều từ 5 - 6h, là thời điểm ngắm hoàng hôn rất đẹp từ đài quan sát và cũng là lúc đàn chim về tổ, bay lượn rợp trời.
Từ thị trấn Nhà Bàng thuộc huyện Tịnh Biên, đi theo đường tỉnh lộ 948 đến cầu Bưng Tiên tại Km số 6 thì rẽ trái và tiếp tục đi theo một con đường đã được trải nhựa dài khoảng 4 km là đến rừng tràm Trà Sư. Tại đây, du khách đi tắc ráng (tên gọi một phương tiện đường thủy có gắn động cơ của người miền Tây Nam Bộ) và xuồng để đi tham quan rừng tràm.
Với diện tích 845 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là tràm (trên 10 tuổi, cao 5 - 8 m). Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống nhiều loài động vật và thực vật. Ở đây hiện có:[2]
70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điên điển phương Đông (Anhinga melanogaster)11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ, các bộ có số loài nhiều nhất là gặm nhấm (4 loài) và dơi (15 loài), trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào Sách đỏ Việt Nam25 loài bò sát và ếch nhái, gồm 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang, rắn cạp nong10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũKhông chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài cây thuốc và 22 loài cây cảnh,...[3]
Tràm Trà SưTheo kết quả khảo sát của BirdLife International và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, rừng tràm Trà Sư được đánh giá là nơi có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại đồng bằng sông Cửu Long.[4][5][6] Năm 1999, cả hai tổ chức ấy đều đã đề xuất chính quyền địa phương xây dựng khu bảo vệ tại khu vực này. Ngày 27 tháng 5 năm 2003, chính quyền tỉnh An Giang đã ra quyết định phê duyệt thành lập khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, để đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái và phục vụ công tác nghiên cứu bảo tồn môi trường.[5]
Nhìn chung, chính sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người ham mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Hiện ngành du lịch An Giang đang khai thác điểm tham quan du lịch sinh thái này.[7]
Lập kỷ lục[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 15 tháng 1 năm 2020, tại thành phố Long Xuyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công ty Cổ phần Du lịch An Giang tổ chức lễ đón nhận kỷ lục Việt Nam cho 2 hạng mục rừng tràm Trà Sư và cây cầu tre dài nhất Việt Nam.[1][8][9]
Khu du lịch rừng tràm Trà Sư do Công ty cổ phần Du lịch An Giang thuê lại với diện tích trên 160 ha để phát triển du lịch. Với kinh phí trên 10 tỷ đồng, Công ty xây dựng "cây cầu tre vạn bước" xuyên qua khu rừng có chiều dài hơn 10 km qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1 có chiều dài gần 4 km, sử dụng trên 500.000 cây tre các loại, kinh phí xây dựng trên 5 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng từ ngày 1 tháng 1. Giai đoạn 2 có chiều dài khoảng 6km, dự kiến hoàn thành vào ngày 30 tháng 4. Năm 2019, đã có hơn 200.000 du khách đến Trà Sư và sau sự thay đổi này, dự kiến lượng khách đến An Giang tăng đột biến trong năm nay.[8]