K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2022

Tham Khảo:

Nhà thơ Tản Đà - một ngôi sao sáng trên thi đàn Việt Nam vào giữa những năm 20 của thế kỉ XX, sống giữa hai thế hệ Nho học và Tây học, thơ của Tản Đà được xem như viên gạch nối giữa hai thời đại văn học trung đại và hiện đại. Phong cách thơ Tản Đà đầy cá tính, đặc biệt là tính "ngông", bài thơ "Hầu Trời" đã thể hiện cái tôi ngông của tác giả cũng như nỗi ngậm ngùi trước cảnh ngộ bản thân và các nghệ sĩ đương thời, đồng thời bộc lộ một trí tưởng tượng đầy phóng túng và tấm lòng ưu ái của Tản Đà.

Bài thơ được bắt đầu với cách vào đề rất độc đáo và có duyên, tác giả tạo ra một câu chuyện vừa có cảm giác không có thật lại vừa tạo niềm tin là câu chuyện có thật, kích thích sự tò mò cho người đọc, đó là câu chuyện "lên tiên - hầu trời" của Tản Đà với một giọng kể đầy li kì, hấp dẫn. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, nhà thơ đã vẽ nên một quang cảnh tiên giới vừa lộng lẫy vừa trang nghiêm "cửa son đỏ chói", "thiên môn đế khuyết", "ghế bành như tuyết vân như mây". Hơn thế, tác giả còn diễn tả sự tiếp đón có phần long trọng của Trời đối với mình "Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc", "pha nước để nhấp giọng", sau khi trải qua tuần tự các bước lên trời, tiếp đón, Tản Đà bắt đầu đi vào công việc của mình, đó là việc đọc văn "hầu trời". Đây chính là lúc nhà thơ hào hứng và tự hào nhất bởi được Trời mời lên đọc văn, thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc với văn thơ của mình:

"Đọc hết văn vần sang văn xuôi

Hết văn lý thuyết lại văn chơi

Đương cơn đắc ý đọc đã thích

Chè trời nhấp giọng càng tốt hơn."

Nhân vật trữ tình đã có một cơ hội đặc biệt để phô trương sự nghiệp văn chương và tài năng của mình, đến mức "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay" nghĩa là cả Trời và Chư tiên đều cảm thấy phấn khích, xúc động và tán thưởng cùng hâm mộ trước tài năng và sự giàu có của kẻ đang hầu trời. Có thể thấy, cả một đoạn thơ dài dường như chỉ là lời tự đắc và khoe khoang của tác giả, bộc lộ một cái tôi Tản Đà rất ngông nghênh, độc đáo và đầy cá tính. Tuy nhiên điều đó cũng thể hiện rằng Tản Đà ý thức rất rõ về tài năng của bản thân và khao khát được khẳng định tài năng của mình. Sau khi trình bày sự nghiệp thơ văn, thi nhân giới thiệu về mình và nói về cảnh ngộ của người làm văn:

"Văn chương hạ giới rẻ như bèo,

Kiếm được đồng lãi thực rất khó.

Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều,

Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu."

Đó là thực tế nghề văn, tuy cũng là nghề kiếm sống nhưng bèo bọt, cuộc sống của kẻ theo đuổi nghề văn đầy cơ cực, nghèo khó, đến một tấc đất để ở cũng không có, lại thêm thân phận bị coi thường, rẻ rúng và o ép nhiều bề. Nhà Trời nghe cũng thấu hiểu và khuyên nhủ, an ủi "Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết", nhưng Tản Đà vẫn thầm trách sự bất công đó của nhà trời. Bán văn trên Trời được nhiều thiên tiên đón nhận nồng nhiệt, nhưng với tấm lòng ưu ái của mình, Tản Đà vẫn chấp nhận quay trở về hạ giới để gánh vác "việc thiên lương của nhân loại" mà Trời sai cho. Trở về trần thế trong tâm trạng ngậm ngùi, chua xót "Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi", tiếng gà và tiếng người đã đánh thức nhà thơ, để rồi Tản Đà lại thèm khát được lên trời, một năm có ba trăm sáu mươi đêm "Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!", có lẽ không chỉ một năm mà có khi cả một đời người thi sĩ vẫn phải thèm khát như thế.

 

26 tháng 1 2022

Bạn ơi tưởng tượng mk đc lên hầu trời mà bn

7 tháng 8 2018

=> Đáp án C

22 tháng 12 2018

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.

Xác định rõ đề bài, đây là dạng kể chuyện sáng tạo

1. Mở bài: Tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa bản thân với ông Hai. Thời điểm, thời gian, dẫn dắt hợp lý.

2. Thân bài:

- Nói được hoàn cảnh khiến nhân vật ông Hai phải tản cư. Kể về niềm kiêu hãnh, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm tới kháng chiến của nhân vật ông Hai

- Nêu diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, thấy được tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, Tổ quốc

- Từ sự bàng hoàng, sững sờ, tới cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn, chán nản

- Sự bế tắc, tuyệt vọng của ông Hai, sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc lựa chọn làng, hay lựa chọn kháng chiến, giữa đi nơi khác hay trở về làng.

- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắc của ông Hai với cách mạng và kháng chiến, tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai

3. Kết bài

Ấn tượng, cảm xúc của em sau cuộc trò chuyện đó.

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó. Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó. Xác định rõ đề bài, đây là dạng...
Đọc tiếp

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.


Xác định rõ đề bài, đây là dạng kể chuyện sáng tạo


1. Mở bài: Tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa bản thân với ông Hai. Thời điểm, thời gian, dẫn dắt hợp lý.


2. Thân bài:


- Nói được hoàn cảnh khiến nhân vật ông Hai phải tản cư. Kể về niềm kiêu hãnh, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm tới kháng chiến của nhân vật ông Hai


- Nêu diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, thấy được tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, Tổ quốc


- Từ sự bàng hoàng, sững sờ, tới cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn, chán nản


- Sự bế tắc, tuyệt vọng của ông Hai, sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc lựa chọn làng, hay lựa chọn kháng chiến, giữa đi nơi khác hay trở về làng.


- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắc của ông Hai với cách mạng và kháng chiến, tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai


3. Kết bài


Ấn tượng, cảm xúc của em sau cuộc trò chuyện đó.

1
17 tháng 6 2017

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.

Xác định rõ đề bài, đây là dạng kể chuyện sáng tạo

1. Mở bài: Tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa bản thân với ông Hai. Thời điểm, thời gian, dẫn dắt hợp lý.

2. Thân bài:

- Nói được hoàn cảnh khiến nhân vật ông Hai phải tản cư. Kể về niềm kiêu hãnh, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm tới kháng chiến của nhân vật ông Hai

- Nêu diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, thấy được tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, Tổ quốc

- Từ sự bàng hoàng, sững sờ, tới cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn, chán nản

- Sự bế tắc, tuyệt vọng của ông Hai, sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc lựa chọn làng, hay lựa chọn kháng chiến, giữa đi nơi khác hay trở về làng.

- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắc của ông Hai với cách mạng và kháng chiến, tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai

3. Kết bài

Ấn tượng, cảm xúc của em sau cuộc trò chuyện đó.

3 tháng 6 2016

Đường quanh co ở giữa hai bên rừng núi phần nhiều là hẹp và xấu lắm, chúng tôi phải cho ngựa dàn hàng một tiến lên.

Ở Pakha, chỗ nghỉ sau cùng tới đây, từ mười hai giờ trưa đến bây giờ gần sáu giờ chiều, mà chỉ đi được chừng ba mươi cây số. Hồi ấy vào trung tuần tháng 2. Trời về tiết xuân, nhưng gặp được lúc ấy cùng ấm áp dễ chịu.

Chúng tôi dừng ngựa lại trước một cái nhà lều rộng lớn, làm trên một khoảng đất san phẳng, lấn vào khu rừng phía tay trái độ bốn năm sào. Lều dựng theo lối ta, mái lợp tranh, ba phía vách bằng phên nứa hãy còn xanh tươi; cửa cũng bằng phên, nhưng đan chưa xong, còn đặt dưới đất. Chỗ này dựng lên để cho những người đi xa nghỉ chân và nhân thể cho bọn người Thổ săn bắn ở vùng này làm nơi tạm trú. Cái lều cao rộng hơn nhà ta ở nhiều lắm, nhưng trống hơn, không có bầy biện gì. ở mặt đất giữa lều, chỉ thấy một đống củi gỗ dấm, một tia khói đưa lên thong thả, với năm ba chiếc ghế thấp vứt bỏ chung quanh. áp theo cả chiều dài bức vách trong cùng và bức vách phía trái, còn có một thứ tầng cũng đan bằng nứa, rộng ngót một thước tây, cao lên tới ngực, buộc vào những cột chống là mấy khúc cây nhỏ mới đẵn về. Thấy có hai người Thổ đang thõng chân nằm ngủ ở trên, tôi đoán đó là một thứ chõng hay một thứ giường phên mới ứng chế.

Gởi người buộc ngựa rồi, chúng tôi vào lều giở bánh tây, cơm nắm, lạp sường và giò chả ra ăn với nhau. Trong lều không có đèn, chúng tôi ngồi quây lấy đống củi bấy giờ đã thổi cháy to lên cho sáng. Những chuyện Mán Thổ núi rừng tất nhiên được dịp đem ra nói. Người thì khoe những cảnh lạ, những điều kỳ quái ghê sợ mà mình đã trải qua; người thì thuật những phen thập tử nhất sinh ở chốn ma thiếng nước độc; nhưng đậm đà nhất là chuyện trăng gió đường rừng, những chuyện hát đúm ở các chợ phiên. Mỗi người đều có một chuyện "tìm hoa" trong làng để nhắc lại.

Nhân đó một người bạn kể cho tôi nghe những bước phiêu lưu của một người đàn ông mà thỉnh thoảng tôi được gặp trong cái thì giờ đứng uống bát nước ở một hàng quán. Ông này là người Kinh, nhưng nét mặt với tiếng nói thì y như người Thổ; vóc trông đẫy đà lực lưỡng, bao giờ cũng mặc một bộ quần áo bằng vải ka-ki. Ông ta rất táo tợn; trong bọn đi rừng đến cả người Thổ cũng phục ông ta là người thạo và xông pha nhất. Họ gọi ông là Ba-đi-ghệt nhưng cái sính đi ghệt ông ta đã bỏ, chỉ còn lưu lại cái tên hiệu thôi - Ông Ba chẳng ở lâu được một chỗ nào; gặp việc gì ở đâu cũng nhận làm ngay, thấy cái gì cũng buôn: gỗ, vải vóc, thuốc phiện lậu, xương hùm, nấm hương, nhung hươu, đủ mọi thứ. Có một điều ai cũng chú ý nhất mà ông vẫn đem khoe với bất kỳ người nào muốn nghe chuyện, là đến đâu, ở đâu ông ta cũng tìm được một người con gái kết duyên hờ với mình. ở với nhau được ít ngày rồi một hôm, người con gái Thổ thấy ông ta đi không bao giờ trở về nữa. Tôi chưa ngồi nói chuyện với ông Ba-đi-ghệt bao giờ nên không biết rõ tâm địa của người đàn ông ấy. Nhưng tôi xem ra thì không mấy người ưa. Họ bảo rằng ông ta bạo dạn thì không ai hơn, nhưng mà giảo quyệt nham hiểm cũng không ai bằng nữa.

Ăn uống xong, tôi để các bạn ngồi đó, rải áo khoác lên chiếc chõng bên cạnh một cái cửa sổ mắt cáo rồi nhẩy lên ngả lưng. Tôi duỗi thẳng chân ra nằm, vươn vai mà thở một hơi thực dài đuổi hết những cái mệt nhọc nặng nề từ trước. Không gì khoái bằng được nghỉ ngơi sau một cuộc treo non lội suối đường trường.

Hai người Thổ vẫn ngủ say, tiếng ngáy rờn rợn. Các bạn đi đường thì bàn nhau vào ngủ trong làng, nhân tiện để tìm mấy đoá hoa rừng. Hôm ấy có cuộc hát thi, vì gặp ngày làng mở hội.

Tôi lẳng lặng nhắm mắt không trả lời ai hết, vì tôi không muốn theo họ và để phí mất lúc khoan khoái dễ chịu bấy giờ. Tâm hồn tôi thấy bâng khuâng như nằm ở trên mây, trí tưởng tượng chập chờn... rồi giấc ngủ dịu dàng dần tới.

Tôi mở mắt ra thì trăng xuyên qua khung cửa sổ mắt cáo đã đặt trên mình tôi những mảng sáng vuông nhỏ. Bấy giờ có lẽ đã nửa đêm, hai người Thổ không còn ngủ gần tôi, mà các bạn người Kinh cũng đi cả.

Tôi không muốn ngồi dậy, cứ để nguyên giầy mà nằm yên đó, hai mắt lim dim.

Nhưng tôi không buồn ngủ thêm nữa.

Trong mình thấy tỉnh táo vui lắm. Huyết mạch lưu thông như gió thổi; tôi tưởng chừng có thứ thuốc tiên trong thân thể, khiến cho người tôi bỗng chốc thành khinh khoái như bay...

Tôi lắng tai nghe, một dải suối róc rách ở gần, tiếng sóng như thuỷ tinh reo vào trong thứ giọng rù rì tối tăm của những côn trùng dưới cỏ. Sau lều thì khu rừng cây yên lặng như ngủ kỹ, nhưng ở trong đưa những tiếng bí mật, khiến cho mình cảm thấy được cái sinh hoạt của nó trong lúc đêm khuya. Một con hươu đang ngẩn ngơ nhìn cái lều vắng không. Những tiếng rất nhẹ của con sóc chạy trên cành; những tiếng lá cựa dưới mình một con vật đang nằm, một tiếng vỗ cánh nặng nề của con chim lớn. Từng trận gió thổi qua, một loạt lá rơi rào rạt, rồi tát cả lại im lặng như ngóng đợi, như nín hơi. Xa xa, rõ thực xa, giọng thác ào ào, để ý thì mỗi lúc thấy gần thêm, rồi lại xa dần, rồi lại như biến mất. Có khi nghe như tiếng muôn nghìn người ồn ào đưa từ đâu tới; phảng phất trong trí não tôi hình dung ra cảnh chợ búa xe pháo ở chốn thị thành.

Tôi cứ nằm đó nghe hoài. Nghe càng lâu muôn tiếng càng hỗn độn. Sau cùng thành một thứ giọng rì rào mờ ám mỗi khắc một nhạt dần.

Thần trí lại chịu một sức thôi miên ma tuý đưa lại đâu từ chốn bồng lai. Văng vẳng trên không, chỉ còn những tiếng nhạc gần rồi lại xa, với những hơi sáo rất nhỏ, rất trong và cao tít.

Bỗng đâu, một cơn gió lạnh thổi qua làm tôi hơi rùng mình. Tôi thở dài rồi hé mắt; trên lông mi những phấn bụi ánh sáng đang nhẩy nhót rập rờn. Tôi lại thấy như không phải nằm đó một mình... Hình như có ai đứng bên tôi. Mà "ai" đó hình như là một người thiếu nữ. Tôi chức đó chỉ là hình ảnh của sự mơ màng thôi, nên cứ lặng yên, bỗng thấy một bàn tay, một bàn tay nhỏ bé dịu dàng, êm ái để lên vai tôi:

- Đêm trăng sáng đẹp như thế này mà không đi nghe hát một lúc chơi, lại nằm đây ngủ!...

Câu nói tiếng Thổ, giọng dẻo dang trong trẻo nghe rất hay. Chưa nhìn cũng chắc người đứng đó là đẹp lắm. Tay người thiếu nữ lại lay tôi lần nữa.

Tôi mở hẳn mắ nhìn thì cô ta nhoẻn miệng cười:

- Đi dậy đi anh. Dậy đi chơi một tí!

Cô ta đứng trước cái cửa sổ vách liếp và ngảnh mặt ra phía rừng. Người trạc mười chín, hai mươi, hai mắt tinh anh, đẹp lạ thường, đôi má đầy, mơn mởn đào non, nhỏ và mướt.

Trời ơi! Con gái thổ mà có người nhan sắc đến thế này ư? Tôi mơ hay tỉnh?

Tôi nghĩ bụng thế, rồi ngồi dậy, thì ra tỉnh chứ không phải mơ.

Tôi hỏi cô ta:

- Cô em ở đâu đến?

- Tôi ở trong làng (Cô vừa nói vừa lấy bàn tay lau miệng).

- Làng có xa không?

- Không xa lắm.

- Cô em có đi với ai nữa không?

- Không.

Tôi bối rối quá, vì cô ta bỗng dưng có vẻ thẹn. Tôi ngẩn người ra, không biết hỏi thêm câu gì. Tôi nhìn cô ta một lúc lâu, cô ta ngẩng lên nhìn tôi rồi trông đi chỗ khác.

Giá tôi đừng nín lặng, hỏi chuyện nữa đi mới phải. Nhưng biết hỏi gì? Những phút đối diện yên lặng ấy sao mà dài và khó chịu đến thế!

Tôi ngượng nghịu quá chừng. Xin thú thực rằng xưa nay tôi nói đùa với các chị con gái Thổ đã nhiều, nhưng tôi đều coi thường, không để ý gì đến ai hết. Cũng nhiều cô kháu lắm, song không ai có thể gọi là đẹp, đẹp trong trẻo và say đắm như cô gái này.

Tôi nghĩ mãi, mà chẳng có câu nào cho hợp lúc cả, mãi sau mới hỏi lên được:

- Cô em ở đâu đến?

Thì lại là câu mình đã hỏi rồi.

Cô con gái nhìn tôi hơi ngạc nhiên, song cũng đáp:

- Tôi ở trong làng.

- Gần không?

- Không xa lắm.

- Nhưng cô em đi đâu thế?

Cô Thổ đã hết thẹn, tươi cười nét mặt và nhanh nhẹn trả lời:

- Tôi đi chơi. Tôi đến đây thấy có ngựa buộc ở ngoài kia, tôi vào, không có ai, chỉ có anh ngủ... Tôi vào rủ anh đi nói chuyện chơi.

Rồi cô cười, mà cười quá chừng; tiếng cười giòn và đầy đặn. Tôi cũng cười góp nhưng nghĩ thầm:

- Quái lạ, chả nhẽ người này lẳng lơ đến nỗi đi tìm một người đàn ông ngủ một mình để nói chuyện với, hay sao?

Tôi nhìn người thiếu nữ một lần nữa: Không! Cô ta chỉ có vẻ đẹp, trong sạch và rất đáng yêu quý thôi. Đôi mày đưa cong lên ở dưới trán bịt khăn chàm, có vẻ kín đáo ý nhị, tôi ưa nhìn quá. Tôi hỏi cô:

- Thế cô em vào đã lâu chưa?

- Vào lâu rồi. Tôi xem anh ngủ mãi.

- Tôi không ngủ, mà sao tôi không biết.

- Anh ngủ đấy mà!

Cô vừa thong thả nói lại vừa cười. Cô cười sao xinh thế! Con người nhan sắc mà có duyên thay.

- Này cô em...

Cô bé nhìn tôi, nhưng tôi không tiện hỏi câu ấy. Miệng cô vẫn hé mở, để lộ ra một nét trắng nhỏ của đầu hàng răng trên. Cô lại ưỡn ẹo dựa cái thân mềm mại vào chân tôi, làm cho tôi gợn cả người lên và không nghĩ đến những cái vẩn vơ như trước nữa. Tôi mỉm cười và liều để tay lên vai cô ta. Người con gái nói luôn:

- Anh nhé, anh đi chơi nói chuyện với tôi nhé. Tôi... tôi đến rủ anh đi chơi...

- Cô thích đi chơi với tôi à?

- Thích. Mà thế nào cũng đi nhé?

- Ở đây nói chuyện cũng được chớ sao?

Nói rồi, tôi liền xốc nách bế cô ngồi lên với tôi, và lấy áo phủ khoác cho tấm thân xinh bé ấy. Cô ta có ý không bằng lòng, bỏ áo của tôi xuống và ngồi nhích ra một chút. Cô mặc một chiếc áo chàm mới, lúc ấy trông thẫm đen, áo cài một bên nách, hở cổ, thân ngắn, tay rộng, thắt ở ngang lưng; chiếc váy cộc cũng bằng vải chàm và cũng mới. Cái đen tối dưới lều trong trẻo dịu dàng; chúng tôi hình như ở dưới bóng rợp của một thứ "nắng trăng". Cửa trước lều không đóng, lại thêm có ba cái cửa sổ mắt cáo ở vách trong, nên chúng tôi trông được rõ mặt nhua và cả những gói hành lý để ở một góc.

Lúc ấy hai tay cô gái thu lại để chồng lên một đùi. Chân cô buông thõng và hơi đưa đẩy, nét mặt cô có vẻ buồn bực làm cho tôi lo ngại.

Tôi lấy tay nhẹ nâng cằm người thiếu nữ rồi kéo lại cho trông tôi:

- Cô em không muốn ngồi với tôi sao?

Cô khẽ mỉm cười:

- Sao không muốn? Không thì tôi "lại với anh" làm gì?

- Thế cô muốn nói chuyện với tôi lắm sao?

Cô Thổ lại cười:

-Ừ, muốn!

Tôi đánh liều hỏi thêm một câu nữa:

- Thế cô em yêu tôi chứ?

- Anh bảo cái gì hả?

Tôi ghé vào tai cô nói:

- Em... có yêu tôi không?

Cô vơ vẩn trả lời:

- Không biết.

Rồi lai vơ vẩn nhìn tôi.

Bây giờ, tấm lòng xuân phơi phới của cái tuổi hai mươi lăm bị kích động mà sôi nổi trong người tôi, khiến cho tôi quên cả chủ định từ trước. Tôi liền ôm lấy cô bé, ôm bằng cả một tấm lòng chứa chan yêu dấu và bảo cô rằng:

- Sao lại "không biết" hở em? Em đến đây với tôi như một người trong giấc mơ màng, tôi có biết em là ai đâu; nhưng tôi yêu em ngay, mà sao em cứ lững lờ không để cho tôi biết bụng em thế?

Tôi còn nhiều câu rất ngọt ngào, nhiều lời rất hay, mà cái vốn tiếng Thổ của tôi có thể cho nói được.

Hơi nóng trong người cô thiếu nữ như thấm vào người tôi, vào tận trong huyết mạch; tôi mơn trớn cô ấy như một con chim bé nhỏ mà người ta nâng lên để vào trái tim mình...

Bỗng nhiên, cô khẽ đẩy tôi ra, ngồi thẳng lên, buộc lại cái khăn chàm rồi tụt đứng xuống đất. Tôi nhìn cô ra ý hỏi duyên cớ, thì cô cau đôi mày lại, bảo tôi:

- Tôi không bằng lòng thế! Tôi lại rủ anh đi đằng này với tôi kia mà.

Tôi cũng đứng xuống đất, giữ lấy hai vai cô, rồi nhìn vào cái mặt lạnh lùng của cô và nói:

- Trời ơi! Em biết không! Trong lúc đêm khuya canh vắng em đến đây, em gọi tôi, em làm cho tôi vui sướng vô cùng; em là con gái, mà em lại xinh đẹp dường này! Thế thì em bảo tôi không yêu mến em sao được?

Cô Thổ nhìn tôi:

- Nhưng anh đi đằng này với tôi đã.

Tiếng cô nói gọn, nhất quyết; tôi hơi sinh nghi. Nhưng cô mỉm cười ngay; cô lại kéo lấy tay tôi nói một cách nũng nịu:

- Đi chơi một lúc thì sao? Anh nhé, đi chơi với tôi, một lúc nhé, anh bằng lòng đi!

- Mà đi đâu bây giờ?

- Chơi bên rừng, trên bờ thác, xem nước chảy. Đêm trăng đẹp, đẹp quá, không đi cũng hoài...

- Tôi nói:

- Không sợ hổ à?

Cô ta cười mấy tiếng khẽ:

- Sợ hổ! Đây không có hổ, hay có cũng ít khi lắm.

- Vả lại có trăng kia mà. Anh nằm đây còn không sợ thì đi chơi có sợ gì? Anh à, anh đi với tôi nhé.

Bên rừng tối trên thác sâu, ở những nơi phong cảnh đêm khuya hoang dại này phải đâu là nơi để khách đa tình đến cùng nhua than thở? Người con gái Thổ chắc cũng chả ưa gì những chốn ấy cho lắm, thế mà cứ tha thiết nài tôi đi cho được, hẳn cũng có duyên cớ gì đây? Mà duyên cớ gì? Trông cái mặt nhan sắc dịu hiền thế kia, không thể cho cô ta là một người có lòng bí hiểm được.

Tôi ngẫm nghĩ một lát, rồi quyết thử "đi chơi" với cô ấy xem sao.

Tôi lấy cái áo phủ khoác lên vai, thắt lại cái thắt lưng da ở áo ngoài rồi đi lấy mũ đội.

Cô ấy trông theo tôi từng cử chỉ một: lúc thấy tôi thu gọn lại cái đống dây thừng to nằm cuộn tròn trong một góc lều, để lấy một cái gậy ở dưới, thì cô Thổ liền chạy lại hỏi ngay:

- Ồ, Anh có những cái dây tốt nhỉ! Để làm gì thế?

- Để qua cầu.

- Sao lại để qua cầu?

- Cầu nhỏ ở ven núi trên này chật chưỡng lắm. Giá không có cuộn dây này thì tôi rơi xuống núi mấy lần rồi.

Cô Thổ cười:

- Thế mà tôi đi không việc gì đấy!

Chúng tôi đã ra tới cửa, cô Thổ dắt tôi theo một lối tắt đi về bên rừng. Bỗng cô đứng yên, mắt nhìn vào tôi, rồi chạy vào trong lều bên cuộn dây chão. Tôi hỏi:

- Cô làm gì thế?

- Anh à, đem cái này đi!

Cô vừa nói vừa lôi cuộn dây ra. Tôi hỏi lại:

- Đi chơi kia mà?

- Cứ đem đi, anh ạ.

Tức khắc, tôi không nói một lời nào, đi vào bỏ gậy và mũ áo ra, rồi toan trèo lên cái "giường" phên nằm nhất định không đi dâu nữa. Cô ta liền chạy lại bên tôi níu lấy tay tôi năn nỉ:

- Anh đi với tôi một tí, đi với tôi một tí thôi mà.

- Không! đilàm gì thì cô phải nói cho tôi biết đã.

- Rồi anh biết ngay mà!

- Nói ngay bây giờ kia!

Người thiếu nữ ra chiều vô cùng thất vọng:

- Không... anh đi, anh đi với tôi một tí thôi, rồi anh thấy cái nà hay lắm.

Cô ta vừa nói vừa cầm mũ và dìu tôi ra cửa, cuộn chão đeo nặng một cánh tay.

Tôi không còn hiểu gì trong cái cử chỉ lạ lùng của người con gái nữa. Miệng cười của cô ta cũng không còn duyên gì hết; tôi thấy bực lắm; nhưng tôi vẫn cứ theo.

Ra đến ngoài thì thấy mặt trắng đã chếch về tây. Đám rừng âm u với dãy núi chập chùng tắm trong một bầu ánh sáng rõ ràng và lạnh lẽo. Tiếng ve sang sảng kêu ran như đã kêu từ mấy thế kỷ; bóng trăng theo đó mà rung trên ngọn cỏ, bụi cây.

Chúng tôi xuống một con đường dốc nhỏ đi vào nách rừng. Cô Thổ trước còn cười đon đả để tôi vui lòng; đến sau, thấy tôi nhất định đi theo, thì cô chỉ rảo chân bước. Người thiếu nữ ấy cũng đủ nhan sắc và dịu dàng để tôi quên được cái lo ngại; vả lại trường hợp cũng đủ ly kỳ để gợi tính tò mò và lòng mạo hiểm của tôi.

Xuống hết đường dốc này lại trèo lên một khu rừng nhỏ nữa. Chúng tôi đi qua một đám cây rất rậm chỉ lác đác được một ít mảng trăng sáng. Rồi cây cối mỗi lúc một thưa dần, lối đi mỗi lúc một rõ.

Tôi đi rừng đã quen, và chỗ này tôi cũng không khó đi lắm, nên tôi chỉ để mắt trông những bóng lá đi lần lần trên má và trên vai người thiếu nữ, với hai ống chân trăng trắng thoăn thoắt ở trong đám tối mập mờ.

Có một lần tôi đi sát lưng cô ta, để tay lên vai mà giữ cô lại. Cô ngoảnh đầu cười gượng. Tôi hỏi:

- Cô định dẫn tôi đi đâu?

- Đi đằng này, mà!

- Làm gì? Hả?

Mặt cô bỗng ra vẻ thương khó. Cô ta muốn cười nhưng không được, chỉ quay đầu đi, rồi vừa nói vừa thở dài:

- Anh đi một lúc nữa rồi anh biết: Anh! Anh! Đi, đi!

Xuống một đường dốc.

Rồi lên một đường dốc nữa.

Chỗ này trèo rất khó nhọc, lại không rõ lối như trước, chỉ có người thiếu nữ đi quen nên đã lên được xa. Tôi phải bảo cô ấy quãng một đầu dây xuống cho tôi và lên trước, buộc đầu kia vào một gốc cây để tôi bám leo lên cho dễ. Qua một lớp cây rậm và um tối thì đường dốc xuống; đi một lát nữa thì đã rõ lối và dễ đi. tôi nghe thấy tiếng ào ào ở đâu từ lúc nãy; bây giờ nghe càng gần thêm.

- Có phải gần đây có một cái thác không?

Tôi hỏi người thiếu nữ thế. Cô ta đáp:

- Phải. Gần đến nơi rồi.

- Đến nơi? thế ra đi đến đấy à?

- Phải.

- Nhưng đến làm gì mới được chứ?

- Anh cứ đi rồi biết mà!

Tôi nghĩ bụng chưa bao giờ gặp cảnh ngộ nào lạ kỳ hơn. Thực vậy, mà cho cả về sau này cũng thế, trong suốt cuộc đời phiêu lưu của tôi, tôi không hề gặp một đêm nào như cái đêm hôm ấy cả.

Tôi tự hỏi xem cái kết quả cuộc "đi chơi" này rồi sẽ ra sao. Nhưng không tìm được câu trả lời, thì tôi cứ gia chân bước.

Tôi có ý xem xét những chỗ vừa đi qua, thì phần nhiều đường lối giống nhau không thể phân biệt và nhớ được rõ. Phải là người ở lâu và quen đây lắm mới thuộc những đường tắt này.

Chúng tôi đang đi ở trong bóng những cay lá chen nhau, bỗng đến ngay một nơi quang quẻ rộng rãi toàn ánh trăng sáng. Tôi nhíp mắt lại vì hơi chói, trông ra thì núi non nhấp nhô, tỏ mờ trước mặt; khuôn trăng tròn vẹn, kê ngay trên một đỉnh núi, bình tĩnh như có ý đợi chờ.

Tiếng thác nghe thấy từ lâu, bấy giờ đang rồn rã cuồn cuộn ở phía dưới chân. Nhưng tôi chưa trông thấy nước: nguồn thác sâu lắm, mà chỗ ấy thì cao. Một con đường nhỏ chạy qua mặt tôi, dẫn đến một cái cầu ghép bằng thân cây như tôi thường gặp. Cầu này thay một chỗ đất sụt làm lở một quãng đường ven núi đất và cắt đứt mất lối đến Hoàng Su Phì. Bấy giờ tôi đã nhận ra rằng cô con gái dẫn tôi đi toàn nẻo tắt và hà tiện được tới ba phần tư đường. Vì từ chỗ lều tranh đến đây, đi khỏi một quãng đường thấp rồi lên những đường leo lưng chừng núi, còn phải qua một khúc cầu nữa.

Chúng tôi tiến lên chừng hai chục bước thì đến bên cầu. Cầu hẹp và dài, chỉ có mươi khúc cây đâm ngang cắm sâu vào núi để nâng đỡ. Cô Thổ nhẹ nhàng đi ra tới giữa rồi ngoảnh lại đợi tôi đi theo. Tôi trông xuống, thấy dưới sâu lắm, và rải rác có những tảng đá lớn; nước thác chảy xiết, ầm ầm từ một nẻo khuất giữa hai chân núi, vòng khúc rắn xông ra. Tôi còn ngập ngừng một hồi chưa dám đi lên vội. Sau đánh bạo tiến lên được ba bước. Một khúc gỗ cựa mình một cái làm tôi sởn cả gai ốc, đã tưởng cái cầu gẫy nhưng không việc gì.

Tôi phải hết sức dè giữ mới dám bước lên, dò đi như người "leo cầu vồng" vậy. Dưới chân, nước vẫn gầm như chuyển đá, mà bên trái thì cái núi dốc như tường xiêu, lại ở quá tầm tay không thể nào vịn được.

Dò được nửa cầu rồi. Càng thấy ghê sợ thêm. Liệu chừng không thể qua được khỏi cầu mà không ngã, tôi phải lấy cuộn dây định tìm quăng lên một cái trạc cây nào trên lưng núi, rút chung đôi lại rồi víu lấy mà sang.

Bỗng người con gái Thổ giữ lấy tay tôi nói:

- Thôi! Không phải đi nữa.

Tôi vừa ngật ngưỡng vừa nhìn cô ta, lấy làm kinh dị. Cô Thổ điềm nhiên nhắc lại:

- Thôi, không phải đi nữa: Đến nơi rồi!

- Sao? Đến nơi?

- Phải.

Ồ, quái lạ! Quái lạ! Quái lạ! Tôi nghĩ bụng thế - người con gái này thực kỳ quá định trêu mình đây sao?

Tôi nhìn mặt người con gái để dò xét ý tứ, nhưng cô ta không nhìn tôi và có ý quay mặt đi.

Tôi vừa bực mình vừa lo ngại, quát khẽ lên một câu:

- Sao lại thế này?

Cô ta không trả lời. ánh trăng chiếu vào sắc da người con gái, lúc ấy xanh bệch như da người chết. Nét mặt sắt lại như lo sợ hay tức giận, miệng mím vào một cách đặc biệt, rồi bỗng nói rất nhanh:

- Ở dưới cầu này có một người đàn ông cùng đi với tôi rồi lỡ chân rơi xuống đây chết.

- Cùng đi chơi với cô à?

- Ừ.

- Thế làm sao, nói mau! Sao cô lại gọi tôi đến?

Cô Thổ nói:

- Tôi nhờ anh đem nó lên đây cho tôi.

- Nhờ tôi? Sao lại nhờ tôi? Nhờ tôi mà được à?

Cô ta điềm tĩnh không đáp câu hỏi của tôi, nhưng trỏ xuống dưới gầm cầu mà bảo:

- Kia kìa, nó ngã xuống mắc vào cành cây ở lưng chừng núi kia kìa!

Tôi chăm chú trông, chỉ thấy nước thác chảy xuống từng bực, bọt sùi lên trắng như tuyết ở xung quan những tảng đá cuội lù đen.

- Đâu nào?

-Ở cái cây kia mà. Kia kìa, chỉ có một cây thôi, mà nó ở lưng chừng núi.

Tôi quỳ gối, đầu cúi về phía trong mà trông xuống thì quả thấy ngang núi đâm ra một cây nhỏ, rễ ăn chặt vào, có lẽ sâu lắm, nền đất lở đến tận chỗ ấy mà cây vẫn giữ nguyên. Mình cây cong cong ở chân rồi đâm vát lên trời, cánh lá xoè ra che gần mất một nửa mình người bị nạn. Lúc ấy tôi chỉ trông thấy một cái vai dốc xuống mắc vào gốc cây.

- Các người đi xem hát hội ở làng xa hết cả (người con gái nói). Tôi đi tìm chỉ thấy có anh, tôi mới định nhờ anh lấy nó lên hộ tôi.

- Ừ thế làm sao không nói thực ngay để cho tôi... (tôi nghĩ đến những cử chỉ của tôi trong lều) để cho tôi tưởng cô đến rủ đi chơi thực?

Cô gái mỉm cười một cách nhạt nhẽo:

- Tôi sợ anh không đến tôi phải nói thế...

Thấy tôi có dáng nổi giận, cô vội nói thêm:

- Mà rồi tôi cũng về với anh kia mà!

Tôi vừa lườm vừa nhại:

-Hừ! Về - với - anh!

Cô Thổ lại hết lời nói với tôi những câu rất ngọt ngào và thiết tha; mặt thì nhợt nhạt, mắt thì long lanh mà miệng vẫn gượng cười; giọng nói khác đi, hình như cô ta cố nén sự cảm động.

Tôi không nỡ từ chối giúp đỡ cô ta. Nhưng tôi không giấu cái bực mình, vừa tìm cách xuống đến cái cây.

Chỗ sườn núi lở, dốc như bức vách nghiêng, mà trừ cái cây giữ lấy người chết cách tôi khá xa thì chả bấu víu vào đâu được nữa; người bị nạn chắc hẳn ngã về phía trong, nên mới tình cờ mắc vào cây đó, chứ nếu ngã phía ngoài hay nhích ra chút nữa thì không còn mảnh xác nào. Tôi giở cuộn dây ra, nằm úp mìn trên cầu rồi giòng dây xuống ướm thử. Cái dây dài được hơn hai thước mà thả đến chỗ ấy cũng không thừa được bao. Tôi thử tìm cách buộc vòng, câu lấy người chết lên nhưng vướng nhiều cành nên không làm thế được. Tôi lại kéo dây lên thắt một chục nút để cho dễ bám. Trong khi người con gái ấy lẳng lặng ngồi bên cạnh tôi mà xem.

Nước thác vẫn réo ào ào, làm tăng cái vẻ to tát của chốn núi cao vực sâu ở dưới bóng một vành trăng lặng lẽ.

Tôi nhìn cô Thổ thì cô ta nhìn lại; tôi cau mày mắng:

- Buộc đi chứ, ngồi đấy à?

- Buộc gì?

- Thì thắt nút đi chứ!

Cô ta lôi một dây lúng túng thắt được một nút rồi hỏi:

- Anh làm những nút này làm gì thế?

Tôi không thèm đáp. Rồi thấy cô ta cứ dang tay kéo dây mãi chưa thắt được vòng nào thêm, tôi tức mình giật về, không khiến nữa.

Nút thắt xong tôi buộc rất chắc chắn một đầu dây vào ba thân gỗ về phía núi; bỏ mũ ra, bảo cô Thổ giữ lấy mối buộc chắc chắn để tôi leo xuống.

Chân tôi đạp vào đất núi làm cho cát bụi ở đấy theo gió bay cả vào mắt mũi tôi. Tôi vừa buông một tay để giụi thì "sựt" một tiếng ở đầu dây. Tôi lạnh cả người vội quát:

- Cái gì thế, cái gì thế?

- Không hề gì. Cái mối dây nó thắt chặt lại đấy mà.

- Phải cẩn thận nghe không! Phải nằm xuống mà giữ.

Cô Thổ trên cầu nằm áp người xuống, hai tay nắm lấy phần đầu dây.

Xuống đến nơi tôi bẻ mấy cành lá đi cho quang, và để chân lên một cái chạc nhún thử mấy cái. Cây này là một giống ổi rừng, thân già quánh và to. Lúc đứng trên cầu, tôi tưởng là một thứ cây lai và mềm vài thấy nó nhỏ lắm, nên định buộc cuộn dây vào người, ôm lấy cái xác mà bảo cô Thổ kéo lên. Như thế thì khó nhọc vô cùng, chưa chắc người con gái ấy đã kéo nổi.

Nhưng bây giờ tôi lại tính cách khác. Người chết là một người đàn ông to lớn mặc quần áo tây vàng; hai chân giạng ra, áp với núi và đâm ngược lên trời, mình úp vào trong, nên tôi không thấy mặt. Hắn bị mắc vai bên phải vào ngay gốc cây và hình như bị nát cả cổ và có lẽ gẫy xương dầm vai; nhưng máu chỉ đẫm ra ngoài áo một ít. Một cánh tay nắm lại chọc vào núi, còn tay kia đè ở dưới mình. Tôi ngồi quắp lấy một cành to, tròng lọng dây vào hai chân người kia rồi lựa lách xuống đến tận thắt lưng.

Mặt trăng lúc ấy mới lọt một phần xuống sau đỉnh núi trước mặt. Tôi trông thấy bóng cây với bóng người tôi in lên cái thây chết. Những cành lá theo gió và theo cách cử động của tôi mà lung lay một cách bình yên.

Xem cách ăn mặc của người chết thì tôi đoán là một người Thổ "văn minh" giàu có, hoặc một người Kinh buôn bán đường rừng.

Tôi bám dây tụt xuống, để một chân lên người chết và ghì cho cái tròng ở lưng hắn thắt vào rõ chặt rồi đạp chân kia vào núi, tôi đu người tôi sang một bên. Vai cái xác liền rời ra cùng với một loạt đất vụn rơi xuống; người chết đã nằm ngang ra dưới đầu dây. Cổ hắn trẹo về một bên và hơi ngật ra đằng sau; tóc bộn bề và ướt đẫm, da xám như màu đá mài.

Tôi ngồi lên một cành cây nắm lấy vai hắn dìu lại xem cho rõ mặt. Nhưng tôi kêu lên một tiếng kinh dị: ồ lại này!

Người bị nạn nào phải ai đâu? Chính là ông Ba-đi-ghệt, cái người mạo hiểm táo tớn chúng tôi vẫn biết tiếng, mà tôi mới gặp được hơn nửa tháng, trong một làng ở gần Pakha. Ông này đi trước chúng tôi đã lâu kia mà, sao bây giờ lại vẫn ở đây, rồi lại chết thảm thế này? Mà sao người con gái Thổ kia lại...

Tôi thoáng nghĩ đến một điều làm cho tôi căm tức.

- À thì ra (tôi lẩm bẩm nói thế) thì ra họ trăng gió với nhau đã lâu, hôm nay đi chơi trên cầu này rồi một người rơi xuống chết, rồi nó tìm mình đến, nó dụ mình để gỡ xác nhân tình nó lên!

Hai con mắt ông Ba mở lim dim như ngủ gà, như xem cái tức giận trong lòng tôi. Trên cái mặt đầy những máu, máu đọng đen thẫm lại một bên, hai môi dầy trên lún phún một hàng râu; miệng thì nhăn một cái cười kinh khiếp.

Tôi liền buông tay ra bám dây leo lên cầu. Người con gái hỏi, nhưng tôi lặng thinh. Lên tới nơi tôi nhìn nó một cách khinh bỉ.

Nó hỏi nữa:

- Sao, anh? Xong rồi chứ?

Tôi cười gằn:

- Xong. Chị cứ việc kéo tình nhân chị lên.

Nó chỉ trông tôi một cái nhanh, không nói gì, chống tay ngồi lên rồi mắm môi kéo.

Nhưng cái xác nặnglắm, nó ngã hẳn người ra mới kéo lên được một chút rồi lại để tụt xuống ngay. Tôi thấy nó làm ngứa mắt liền vuốt tóc lại bên kéo đỡ. Không đầy năm phút cái xác đã nằm trên cầu. Ngời con gái không buộc lại cái khăn vuông sổ xuống vai; mớ tóc trong cái khăn ngang phấp phới bộn bề trước gió. Tôi cởi được cái dây tròng ra khỏi lưng người chết thì nó liền xốc nách kéo giật lùi "ông Ba" ra một phía cầu.

Tôi toan cuốn xong cái dây thừng rồi mới hỏi xem người con gái định xử trí ra sao, thì bỗng thấy nó cười nhạt một tiếng nghe lạnh đến xương tuỷ. Tôi ngẩng lên nhìn.

Bây giờ cô thiếu nữ dịu dàng ở trong lều không còn đó nữa. Tôi chỉ thấy một người con gái kỳ dị, đang nghiến răng mà lẩm bẩm trước mặt tôi. Nó vẫn xốc nách người chết để ngồi rũ dưới chân, trông thẳng vào mặt tôi nhếch mép một cái rồi nói:

- Anh tưởng nó là tình nhân tôi hả? Không! Nó là kẻ thù của tôi. Tại sao? Nó giết mất anh Cẩm của tôi. Anh Cẩm là người sắp lấy tôi, mà nó giết đi, rồi quẳng xuống đây cho mất xác.

Nói đoạn nó chỉ tay xuống những dòng nước trắng xoá ở dưới. Tiếng thác chảy như dữ dội thêm. Nhưng cái trường hợp làm tôi quên cả ghê rợn.

Người con gái lại nói - phải nghe giọng nó nói mới thấy được cảm giác của tôi lúc bấy giờ.

- Nó nhiều tiền, nó muốn lấy tôi, nó đến dụ tôi, tôi bằng lòng ngay; nhưng tôi bằng lòng ở với nó để lừa nó giết nó. Tôi rủ nó đến đây chơi, nó không nghi ngờ, tôi liền chém nó một nhát. Anh trông đây này!

Tôi trông.

Ở Sau gáy ông BA quả có một nhát dao bổ thực sâu, nhưng chỗ ấy máu đọng lại thâm sì nên lúc nãy tôi không để ý.

- Tôi chém nó (lời người con gái) để cho nó cũng chết ở dưới cầu này, để chồng tôi... (giọng nói ngày một thêm đầy, gần như nghẹn ngào) để cho chồng tôi thấy được hả dạ... Nhưng mà nó không rơi xuống đến tận dưới thác kia, tôimới gọi anh đến. Bây giờ anh đứng mà xem.

Trước cái dáng điệu kia, cái giọng nói kia, tôi không biét trả lời sao cả. Tôi cũng không biết xử trí thế nào nữa; tôi đứng ngẩn ra nhìn.

Trông con mắt của lóng lánh của người con gái, cùng với cái mặt đanh thép kia, tôi tưởng thấy khí chất rừng núi, cái tâm hồn Thổ Mán hiện ra.

Tôi vẫn ngẩn ra nhìn.

Người con gái lại cười nhạt mà láy lại câu lúc nãy:

- Bây giờ anh đứng mà xem.

Nói xong, nó đứng dạng hai chân ra, cái mép váy đằng trước căng thẳng bởi hai ống chân hơi thô và trắng. Một tay nó xốc ông Ba đứng dậy, một tay nữa nâng ở ngang lưng. Tôi toan dò bước đến gần thì đã thấy người con gái rướn mình văng cái thây chết xuống. Rồi không biết vì quá đà hay cố ý, cả người con gái cũng văng theo...

Mặt trăng kia đã kín đáo ẩn mình sau đỉnh núi; hai cái thây trên cao rơi xuống một tiếng gớm ghê trong những tiếng thác đổ ầm ầm không bao giờ ngớt.

1 tháng 4 2018

vừa dài và còn vừa lạc đề nữanhonhung

9 tháng 2 2022

Tham Khảo:

Nhà thơ Tản Đà - một ngôi sao sáng trên thi đàn Việt Nam vào giữa những năm 20 của thế kỉ XX, sống giữa hai thế hệ Nho học và Tây học, thơ của Tản Đà được xem như viên gạch nối giữa hai thời đại văn học trung đại và hiện đại. Phong cách thơ Tản Đà đầy cá tính, đặc biệt là tính "ngông", bài thơ "Hầu Trời" đã thể hiện cái tôi ngông của tác giả cũng như nỗi ngậm ngùi trước cảnh ngộ bản thân và các nghệ sĩ đương thời, đồng thời bộc lộ một trí tưởng tượng đầy phóng túng và tấm lòng ưu ái của Tản Đà.

Bài thơ được bắt đầu với cách vào đề rất độc đáo và có duyên, tác giả tạo ra một câu chuyện vừa có cảm giác không có thật lại vừa tạo niềm tin là câu chuyện có thật, kích thích sự tò mò cho người đọc, đó là câu chuyện "lên tiên - hầu trời" của Tản Đà với một giọng kể đầy li kì, hấp dẫn. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, nhà thơ đã vẽ nên một quang cảnh tiên giới vừa lộng lẫy vừa trang nghiêm "cửa son đỏ chói", "thiên môn đế khuyết", "ghế bành như tuyết vân như mây". Hơn thế, tác giả còn diễn tả sự tiếp đón có phần long trọng của Trời đối với mình "Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc", "pha nước để nhấp giọng", sau khi trải qua tuần tự các bước lên trời, tiếp đón, Tản Đà bắt đầu đi vào công việc của mình, đó là việc đọc văn "hầu trời". Đây chính là lúc nhà thơ hào hứng và tự hào nhất bởi được Trời mời lên đọc văn, thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc với văn thơ của mình:

"Đọc hết văn vần sang văn xuôi

Hết văn lý thuyết lại văn chơi

Đương cơn đắc ý đọc đã thích

Chè trời nhấp giọng càng tốt hơn."

Nhân vật trữ tình đã có một cơ hội đặc biệt để phô trương sự nghiệp văn chương và tài năng của mình, đến mức "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay" nghĩa là cả Trời và Chư tiên đều cảm thấy phấn khích, xúc động và tán thưởng cùng hâm mộ trước tài năng và sự giàu có của kẻ đang hầu trời. Có thể thấy, cả một đoạn thơ dài dường như chỉ là lời tự đắc và khoe khoang của tác giả, bộc lộ một cái tôi Tản Đà rất ngông nghênh, độc đáo và đầy cá tính. Tuy nhiên điều đó cũng thể hiện rằng Tản Đà ý thức rất rõ về tài năng của bản thân và khao khát được khẳng định tài năng của mình. Sau khi trình bày sự nghiệp thơ văn, thi nhân giới thiệu về mình và nói về cảnh ngộ của người làm văn:

"Văn chương hạ giới rẻ như bèo,

Kiếm được đồng lãi thực rất khó.

Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều,

Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu."

Đó là thực tế nghề văn, tuy cũng là nghề kiếm sống nhưng bèo bọt, cuộc sống của kẻ theo đuổi nghề văn đầy cơ cực, nghèo khó, đến một tấc đất để ở cũng không có, lại thêm thân phận bị coi thường, rẻ rúng và o ép nhiều bề. Nhà Trời nghe cũng thấu hiểu và khuyên nhủ, an ủi "Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết", nhưng Tản Đà vẫn thầm trách sự bất công đó của nhà trời. Bán văn trên Trời được nhiều thiên tiên đón nhận nồng nhiệt, nhưng với tấm lòng ưu ái của mình, Tản Đà vẫn chấp nhận quay trở về hạ giới để gánh vác "việc thiên lương của nhân loại" mà Trời sai cho. Trở về trần thế trong tâm trạng ngậm ngùi, chua xót "Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi", tiếng gà và tiếng người đã đánh thức nhà thơ, để rồi Tản Đà lại thèm khát được lên trời, một năm có ba trăm sáu mươi đêm "Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!", có lẽ không chỉ một năm mà có khi cả một đời người thi sĩ vẫn phải thèm khát như thế.

 

29 tháng 11 2018

Vào một buổi sáng mùa hè, Chim Chích bỗng thức dậy, nó đứng rỉa lỏng, rỉa cánh một hồi rồi hay vút đi. Nó sục sạo vào các tán lá, bụi cây, nghiêng cái đầu xinh xắn, tìm những con sâu phá hoại cây trồng. Chích Bông làm việc miệt mài đến giữa trưa thì nghỉ. Nó thấy rất mệt và nghĩ rằng: “Giờ nếu mình ra hồ nghỉ ngơi thì có lẽ sẽ tốt hơn chăng? Ngoài đấy gió rất mát mẻ mình sẽ lại sức nhanh chóng và làm việc được tốt hơn”. Và thế là Chích Bông dang đôi cánh bé nhỏ bay ra phía hồ nước. Chim Chích Bông mới biết đến hồ nước này từ mùa xuân thôi. Trong một lần đi chơi Tết nó có bay qua đây, hồ rất rộng, trên phủ một lớp lá xanh mướt y như tấm thảm vậy. Chim Chích chẳng bao giờ chú ý đến những đám lá xanh hay mặt nước hồ thế nào. Nó đến đây chỉ với mục đích nghỉ ngơi chứ không phải để ngắm cảnh. Hơn nữa, nó nghĩ chẳng nên phí phạm thời gian để ngắm nghía cái hổ trong khi nó có thể làm việc để giúp đỡ các bác nông dân. Nhưng hôm nay thì  khác, khi Chim Chích đến nơi thì  nó trông thấy một bông hoa, một bông hoa đẹp nhất mà nó từng gặp. Bông hoa màu hồng với các cánh hoa như những bàn tay khum khum che chở cho đài hoa màu vàng rực như nắng. Bông hoa đỏ hồng trông thật nổi bật giữa đám lá xanh. Nó đứng ngẩn ngơ nhìn bông hoa và thầm hỏi bông hoa tên gì. Nó quyết đinh đi hỏi ông Mặt Trời. Nghĩ sao làm vậy, nó bèn đi tìm gặp Mặt Trời. Thấy nó, Mặt Trời liền hỏi:

-   A! Chích Bông, cháu đến có chuyện gì vậy?

-  Cháu chào ông Mặt Trời. - Chích lễ phép thưa - Thưa ông, ông có biết bông hoa mọc ở bờ hồ tên là gì không ạ?

-   Ô, đấy là Hoa Sen. Con bé xinh đáo để, mà lại ngoan ngoãn nữa chứ. Thế nào, cháu định kết bạn với nó à? - Ông mặt trời hấp háy mắt hỏi.

-   Vâng, thưa ông - Chim Chích lúng túng - Nhưng cháu sợ bạn ấy từ chối.

-  Đừng lo, Chim Chích ạ. Hoa Sen tốt bụng lắm, cháu cứ mạnh dan lên, đừng sợ.

-   Vâng, cháu cảm ơn ông! Cháu về ạ.

Chim Chích bay đi nhưng không về nhà mà vòng lại bờ hồ, nó đứng ngắm Hoa Sen rồi lại nhìn mình. Nó thở dài: “Hoa Sen thật xinh đẹp, đáng yêu. Vậy thế làm sao lại kết bạn với mình được, mình vừa xấu xí vừa bé nhỏ, chắc bạn ấy chẳng muốn làm bạn với mình đâu”.

Thế rồi Chim Chích dang cánh bay về nhà. Tất nhiên mọi hành động của Chim Chích chẳng thể lọt qua mắt ông Mặt Trời và ông đã quyết định một chuyện. Sáng hôm sau, Chim Chích đến bờ hồ thật sớm, nó ngạc nhiên khi thấy Hoa Sen được trang điểm bằng vô vàn hạt sương long lanh như ngọc. Mỗi tia nắng ban mai chiếu vào đều làm loé lên muôn vàn tia sáng lung linh. Chim Chích sững sờ trước vẻ lộng lẫy của Hoa Sen thì có tiếng gọi làm nó giật mình:

-  Này bạn!

Chim Chích ngó nghiêng xem ai vừa lên tiếng thì thấy Hoa Sen đang nhìn mình. Chim Chích lập cập:

-  Bạn… gọi tôi... à?

-   Phải, bạn có thể lại đây được không?

Chim Chích sung sướng bay tới gần. Hoa Sen hỏi nó:

-  Có phải bạn muốn làm quen với tôi không?

-   Ù!., à... ừm - Chim Chích ngượng ngùng.

-   Bạn đừng ngại. Ông Mặt Trời đã nói hết với tôi rồi. Vậy từ giờ chúng ta là bạn nhé!

Chích Bông tưởng như không còn gì hạnh phúc hơn đối với nó trên đời này. Hàng ngày, mỗi sáng sớm nó hay đi bắt sâu, sau đó lại ra hồ chơi đùa với hoa Sen đến tận trưa. Đối với Chim Chích đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất. Nhưng cũng chẳng được bao lâu, Hoa Sen ốm nặng, Chim Chích túc trực ngày đêm bên bạn, chẳng màng đến công việc. Hoa Sen rất cảm động trước tấm lòng của Chim Chích, nhưng nó chẳng thể cưỡng lại được số mệnh, nó nói với Chim Chích:

-    Bạn Chim Chích thân mến! Bạn cũng nên nghỉ ngơi đi, đừng gắng sức quá kẻo lại ốm mất.

-   Nhưng bạn sẽ khỏi bệnh, phải không? - Chim Chích lo âu.

-  Không đâu, tôi sắp chết rồi, cuộc sống của tôi đã gần hết, tôi biết rõ lắm.

-   Không, Hoa Sen ạ, bạn nhầm rồi, bạn sẽ không chết đâu mà!

-   Chim Chích, không gì có thể tồn tại mãi được. Hoa sẽ tàn, đồ vật sẽ hỏng, chim muông sẽ chết, đó là quy luật của tự nhiên mà.

Chim Chích im lặng, nó biết rõ điều đó, nhưng nó muốn trốn tránh sự thật, nó sợ cái sự thật ấy. Giọng Hoa Sen lại cất lên dịu dàng:

-   Chim Chích, hãy hứa với tôi! Khi các cánh hoa của tôi rụng hết, bạn hãy giữ lại cánh hoa cuối cùng, được không?

Chim Chích muốn trả lời, nhưng cổ họng nó tắc nghẹn lại, nó đành gật đầu.

Đêm ấy có cơn mưa rào, Chim Chích nằm trong tổ lo lắng cho Hoa Sen. Trời vừa sáng, Chim Chích đã bay vút ra mặt hồ. Đêm qua Hoa Sen đã bị rụng gần hết cánh nhưng nó đã dùng toàn bộ sức lực còn lại níu giữ cánh hoa cuối cùng để đợi Chim Chích. Khi nhìn thấy Chim Chích từ xa nó mừng rỡ nhưng nó đã kiệt sức. Cánh hoa rời khỏi đài hoa và bị cuốn theo làn gió. Chim Chích thấy vậy bèn đuổi theo cơn gió, nó dang rộng đôi cánh bé nhỏ, gắng hết sức đua tranh với cơn gió để giành lại cánh Sen. Nó thở hổn hển, hai cánh rã rời nhưng vẫn không chịu thua, cố đeo bám lấy. Cuối cùng, nó cũng giữ lại được cánh hoa. Chim Chích ngậm chặt cánh hoa vào mỏ, bay về phía hồ. Hoa Sen giờ chỉ còn trơ lại cái đài xác xơ, chẳng ai ngoài Chim Chích biết rằng bông hoa kia đã có một thời lộng lẫy thế nào. Chim Chích đã khóc, giọt nước mắt rơi vào đài sen. Thật kỳ diệu, Hoa Sen đã mở mắt, nó mỉm cười khi thấy Chim Chích cắp cánh hoa bên mình, Hoa Sen nói yếu ớt.

-  Cảm ơn bạn. Tôi thật hạnh phúc vì có người bạn tốt. Xin vĩnh biệt!

Thế rồi Hoa Sen nhắm mắt để lại Chim Chích ủ rũ bên bờ hồ. Chim Chích cắp cánh Hoa Sen bay lên, bay mãi, cuối cùng đến chỗ ông Mặt Trời. Chim xin ông phép màu để cánh hoa mãi tươi và mang về tổ. Hàng đêm, Chích Bông ngủ bên cánh Hoa Sen hồng thơm dịu dàng ấy. Và trong thời gian đó nó đã phát hiện Hoa Sen sai một điều, vẫn có thứ mãi mãi tồn tại trên thế gian này, đó là tình bạn.

29 tháng 11 2018

                                                                            BÀI LÀM 1

 Vào một buổi sáng mùa hè, Chim Chích bỗng thức dậy, nó đứng rỉa lỏng, rỉa cánh một hồi rồi hay vút đi. Nó sục sạo vào các tán lá, bụi cây, nghiêng cái đầu xinh xắn, tìm những con sâu phá hoại cây trồng. Chích Bông làm việc miệt mài đến giữa trưa thì nghỉ. Nó thấy rất mệt và nghĩ rằng: “Giờ nếu mình ra hồ nghỉ ngơi thì có lẽ sẽ tốt hơn chăng? Ngoài đấy gió rất mát mẻ mình sẽ lại sức nhanh chóng và làm việc được tốt hơn”. Và thế là Chích Bông dang đôi cánh bé nhỏ bay ra phía hồ nước. Chim Chích Bông mới biết đến hồ nước này từ mùa xuân thôi. Trong một lần đi chơi Tết nó có bay qua đây, hồ rất rộng, trên phủ một lớp lá xanh mướt y như tấm thảm vậy. Chim Chích chẳng bao giờ chú ý đến những đám lá xanh hay mặt nước hồ thế nào. Nó đến đây chỉ với mục đích nghỉ ngơi chứ không phải để ngắm cảnh. Hơn nữa, nó nghĩ chẳng nên phí phạm thời gian để ngắm nghía cái hổ trong khi nó có thể làm việc để giúp đỡ các bác nông dân. Nhưng hôm nay thì  khác, khi Chim Chích đến nơi thì  nó trông thấy một bông hoa, một bông hoa đẹp nhất mà nó từng gặp. Bông hoa màu hồng với các cánh hoa như những bàn tay khum khum che chở cho đài hoa màu vàng rực như nắng. Bông hoa đỏ hồng trông thật nổi bật giữa đám lá xanh. Nó đứng ngẩn ngơ nhìn bông hoa và thầm hỏi bông hoa tên gì. Nó quyết đinh đi hỏi ông Mặt Trời. Nghĩ sao làm vậy, nó bèn đi tìm gặp Mặt Trời. Thấy nó, Mặt Trời liền hỏi:

-   A! Chích Bông, cháu đến có chuyện gì vậy?

-  Cháu chào ông Mặt Trời. - Chích lễ phép thưa - Thưa ông, ông có biết bông hoa mọc ở bờ hồ tên là gì không ạ?

-   Ô, đấy là Hoa Sen. Con bé xinh đáo để, mà lại ngoan ngoãn nữa chứ. Thế nào, cháu định kết bạn với nó à? - Ông mặt trời hấp háy mắt hỏi.

-   Vâng, thưa ông - Chim Chích lúng túng - Nhưng cháu sợ bạn ấy từ chối.

-  Đừng lo, Chim Chích ạ. Hoa Sen tốt bụng lắm, cháu cứ mạnh dan lên, đừng sợ.

-   Vâng, cháu cảm ơn ông! Cháu về ạ.

Chim Chích bay đi nhưng không về nhà mà vòng lại bờ hồ, nó đứng ngắm Hoa Sen rồi lại nhìn mình. Nó thở dài: “Hoa Sen thật xinh đẹp, đáng yêu. Vậy thế làm sao lại kết bạn với mình được, mình vừa xấu xí vừa bé nhỏ, chắc bạn ấy chẳng muốn làm bạn với mình đâu”.

Thế rồi Chim Chích dang cánh bay về nhà. Tất nhiên mọi hành động của Chim Chích chẳng thể lọt qua mắt ông Mặt Trời và ông đã quyết định một chuyện. Sáng hôm sau, Chim Chích đến bờ hồ thật sớm, nó ngạc nhiên khi thấy Hoa Sen được trang điểm bằng vô vàn hạt sương long lanh như ngọc. Mỗi tia nắng ban mai chiếu vào đều làm loé lên muôn vàn tia sáng lung linh. Chim Chích sững sờ trước vẻ lộng lẫy của Hoa Sen thì có tiếng gọi làm nó giật mình:

-  Này bạn!

Chim Chích ngó nghiêng xem ai vừa lên tiếng thì thấy Hoa Sen đang nhìn mình. Chim Chích lập cập:

-  Bạn… gọi tôi... à?

-   Phải, bạn có thể lại đây được không?

Chim Chích sung sướng bay tới gần. Hoa Sen hỏi nó:

-  Có phải bạn muốn làm quen với tôi không?

-   Ù!., à... ừm - Chim Chích ngượng ngùng.

-   Bạn đừng ngại. Ông Mặt Trời đã nói hết với tôi rồi. Vậy từ giờ chúng ta là bạn nhé!

Chích Bông tưởng như không còn gì hạnh phúc hơn đối với nó trên đời này. Hàng ngày, mỗi sáng sớm nó hay đi bắt sâu, sau đó lại ra hồ chơi đùa với hoa Sen đến tận trưa. Đối với Chim Chích đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất. Nhưng cũng chẳng được bao lâu, Hoa Sen ốm nặng, Chim Chích túc trực ngày đêm bên bạn, chẳng màng đến công việc. Hoa Sen rất cảm động trước tấm lòng của Chim Chích, nhưng nó chẳng thể cưỡng lại được số mệnh, nó nói với Chim Chích:

-    Bạn Chim Chích thân mến! Bạn cũng nên nghỉ ngơi đi, đừng gắng sức quá kẻo lại ốm mất.

-   Nhưng bạn sẽ khỏi bệnh, phải không? - Chim Chích lo âu.

-  Không đâu, tôi sắp chết rồi, cuộc sống của tôi đã gần hết, tôi biết rõ lắm.

-   Không, Hoa Sen ạ, bạn nhầm rồi, bạn sẽ không chết đâu mà!

-   Chim Chích, không gì có thể tồn tại mãi được. Hoa sẽ tàn, đồ vật sẽ hỏng, chim muông sẽ chết, đó là quy luật của tự nhiên mà.

Chim Chích im lặng, nó biết rõ điều đó, nhưng nó muốn trốn tránh sự thật, nó sợ cái sự thật ấy. Giọng Hoa Sen lại cất lên dịu dàng:

-   Chim Chích, hãy hứa với tôi! Khi các cánh hoa của tôi rụng hết, bạn hãy giữ lại cánh hoa cuối cùng, được không?

Chim Chích muốn trả lời, nhưng cổ họng nó tắc nghẹn lại, nó đành gật đầu.

Đêm ấy có cơn mưa rào, Chim Chích nằm trong tổ lo lắng cho Hoa Sen. Trời vừa sáng, Chim Chích đã bay vút ra mặt hồ. Đêm qua Hoa Sen đã bị rụng gần hết cánh nhưng nó đã dùng toàn bộ sức lực còn lại níu giữ cánh hoa cuối cùng để đợi Chim Chích. Khi nhìn thấy Chim Chích từ xa nó mừng rỡ nhưng nó đã kiệt sức. Cánh hoa rời khỏi đài hoa và bị cuốn theo làn gió. Chim Chích thấy vậy bèn đuổi theo cơn gió, nó dang rộng đôi cánh bé nhỏ, gắng hết sức đua tranh với cơn gió để giành lại cánh Sen. Nó thở hổn hển, hai cánh rã rời nhưng vẫn không chịu thua, cố đeo bám lấy. Cuối cùng, nó cũng giữ lại được cánh hoa. Chim Chích ngậm chặt cánh hoa vào mỏ, bay về phía hồ. Hoa Sen giờ chỉ còn trơ lại cái đài xác xơ, chẳng ai ngoài Chim Chích biết rằng bông hoa kia đã có một thời lộng lẫy thế nào. Chim Chích đã khóc, giọt nước mắt rơi vào đài sen. Thật kỳ diệu, Hoa Sen đã mở mắt, nó mỉm cười khi thấy Chim Chích cắp cánh hoa bên mình, Hoa Sen nói yếu ớt.

-  Cảm ơn bạn. Tôi thật hạnh phúc vì có người bạn tốt. Xin vĩnh biệt!

Thế rồi Hoa Sen nhắm mắt để lại Chim Chích ủ rũ bên bờ hồ. Chim Chích cắp cánh Hoa Sen bay lên, bay mãi, cuối cùng đến chỗ ông Mặt Trời. Chim xin ông phép màu để cánh hoa mãi tươi và mang về tổ. Hàng đêm, Chích Bông ngủ bên cánh Hoa Sen hồng thơm dịu dàng ấy. Và trong thời gian đó nó đã phát hiện Hoa Sen sai một điều, vẫn có thứ mãi mãi tồn tại trên thế gian này, đó là tình bạn.

                                                                                     Bài làm 2   

Ngày xửa ngày xưa, bấy giờ con ngưòi mới chỉ biết làm ruộng thôi, có ba ngưòi bạn : Chim Chích, Hoa Sen, Mặt Tròi. Tuy mỗi người sống ở một nơi : đứa trên trời, đứa dưới nước, đứa trên mặt đất nhưng chúng lại rất gắn bó. Không ai biết chúng kết bạn với nhau từ bao giờ và chắc cũng chẳng ai biết khi nào Chim Chích, Mặt Tròi, Hoa Sen sẽ không còn là bạn của nhau nữa. Nhưng khi đọc xong câu chuyện này chắc bạn sẽ hiểu : Họ mãi mãi là bạn của nhau.

  • Ò… ó… ố…

Chứ gà trống vươn cổ gảy rõ to, đánh thức mọi người. Mặt Trời thức dậy đầu tiên. Nó bay đến muôn nơi, trải nắng vàng trên mặt đất. Những sợi nắng vươn trên cành cây, hoa lá, sưởi ấm sân nhà. Mọi người bừng tỉnh giấc và ra đồng làm việc. Mùa gặt sắp đến. Ai ai cũng chăm chỉ với mong muốn vụ gặt bội thu. Mặt Trời toả nắng rực rỡ làm cánh đồng thêm trĩu nặng bông. Nhưng hôm nay nó thấy thiếu vắng một thứ gì đó trong công việc lao động hăng say này. À ! Đúng rồi. Từ sáng đến giờ vẫn chưa thấy cậu Chim Chích đâu. Mọi khi vào giờ này, cậu ta đã nhảy nhót ca hát, sà xuống giúp các bác nông dân bắt sâu. Vậy mà hôm nay chả thấy tăm tích đâu cả. Lạ thật, lạ thật. Mặt tròi liền bay ngay đến ao sen. Thấy Hoa Sen Hồng đang đùa nghịch cùng với đám Hoa Súng, Mặt Trời gọi ;

  • Sen Hồng ơi ! Cậu có thấy Chim Chích ở đâu không ?

Sen Hồng ngơ ngác bảo :

  • Ô mình tưởng cậu ấy ra đồng bắt sâu cho lúa cơ mà.
  • Ừ, mình cũng biết thế nhưng sáng nay mình không thấy cậu ấy ngoài đồng.

Sen Hồng bảo :

  • Cậu thử đến khu rừng kia tìm xem. Dễ cậu ấy ngủ quên cũng nên.

Mặt Trời liền bay ngay đến khu rừng — nơi ở của Chim Chích. Đến nơi, Mặt Tròi gọi :

  • Chim Chích ơi, dậy mau đi. Mọi ngưòi ra đồng làm việc hết rồi.

Chim Chích ở trong nhà nói vọng ra :

  • Cậu cứ đi làm việc của cậu đi. Kệ mình !

Mặt Tròi giận lắm, bỏ đi. Chim Chích nằm trong nhà buồn bực bảo :

  • Các cậu cứ làm việc đi. cần gì phải lo đến mình.

Chim Chích buồn lắm ! Hôm trước nó nghe mọi ngưòi trong rừng bàn tán xôn xao. Họ bảo rằng Chim Chích chơi với Sen Hồng và Mặt Tròi chả hợp tí nào. Mặt Trời bay lượn trên bầu trời cao, toả nắng rực rỡ xuống đất, ai cũng tôn thờ. Chả thế mà con người gọi là Thần Mặt Trời. Còn Sen Hồng là loài hoa cao quý, được bày trong những ngày lễ trọng đại. Ai mà chả thích Hoa Sen, vì nó vừa thơm, vừa tươi sắc. Thế mà, hai đứa đấy lại chơi với thằng Chim Chích bé tí ti. Người thì phủ lông nâu, chân cẳng nhỏ như que tăm, sống trong cái tổ lăm toàn bằng rơm rạ. Thật là chẳng biết chọn bạn mà chơi. Nói xong, họ cưòi vang cả khu rừng.

Chim Chích nghe thế tủi thân lắm. Suốt buổi tối hôm qua, nó đã nằm nghĩ ngợi rất nhiều. Nghĩ đi, nghĩ lại, nó cũng thấy hai người bạn của mình thật cao quý, rực rỡ, đẹp đẽ biết bao còn nó thì thật nhỏ bé, kém cỏi. Đúng thật là chẳng hợp chút nào. Mình chơi với họ mình vừa thấy hổ thẹn cho bản thân, còn họ lại xấu hổ khi có người bạn như thế. Nó nghĩ vậy và bay ngay đến chỗ Sen Hồng và Mặt Trời. Chim Chích vừa đáp xuống thì đã thấy Mặt Tròi và Sen Hồng gọi í ới :

  • Chim Chích ơi lại đây, lại đây. Bọn tớ có quà cho cậu này.

Trên những lá sen xanh mát đựng đầy những hạt thóc vàng. Mặt Trời thì thầm vào tai Chim Chích :

  • Phần thưởng của cậu đấy. Món quà này của các bác nông dân gửi tặng. Nhờ có cậu bắt sâu cho lúa mà các bác được một mùa gặt bội thu. Sướng nhé. Bọn mình rất hãnh diện vì có người bạn như cậu.

Hoa Sen cười âu yếm bảo Chim Chích :

  • Cậu giỏi thật đấy Chim Chích ạ ! Mình rất khâm phục cậu.

Chim Chích ngỡ ngàng, không ngờ trong mắt bạn bè nó lại được coi trọng như vậy. Lúc này, nó không còn muốn nói cho các bạn những điều nó đã nghĩ trong buổi tối hôm qua. Chim Chích rụt rè :

  • Khoan đã các cậu, mình muôn nói với các cậu một câu chuyện.

Mặt Tròi cười bảo :

  • Có phải chuyện lúc nãy không ? Thôi, thôi bỏ qua. Chắc lúc ấy cậu đang ngái ngủ nên mới nói thế chứ gì. Thôi không sao đâu, mình không để bụng đâu. Chúng mình là bạn của nhau cơ mà.

Chao ôi ! Chim Chích chỉ muốn khóc. Nó đã có những người bạn rất tốt ở xung quanh vậy mà nó không biết. Lúc này đây, nó chỉ muốn được nhắc lại câu nói này hàng ngàn, hàng vạn lần : Chúng mình là bạn của nhau cơ mà. Trên môi Chim Chích nở nụ cười hạnh phúc. Nó vui vì nó có bạn, những người bạn tốt nhất mà nó đi khắp thế gian không đâu có thế tìm thấy được.

* Hok tốt !

Queen

7 tháng 2 2018

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, cũng như bao gia đình Việt Nam khác, gia đình tôi lại gói những chiếc bánh chưng xanh để cúng tổ tiên. Đó là một phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc ta.

Tôi nhớ nhất cảm giác đêm 29 Tết được ngồi quay quần bên nồi bánh chưng trên bếp lửa hồng cùng gia đình rồi lặng yên nghe mẹ đọc sự tích Bánh chưng, bánh giầy. Giọng của mẹ thật ngọt ngào, ấm áp. Hình ảnh chàng Lang Liêu hiền lành, chăm chỉ cứ hiện lên rõ nét trong trí tưởng tượng của tôi. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng trong trẻo. Đôi chân tôi như bước theo câu chuyện về chiếc bánh chưng mẹ vừa kể.

Tôi lang thang trên những cánh đồng ngạt ngào hương lúa. Phía xa xa là những triền khoai lang xanh rờn. Bỗng tôi thấy một anh nông dân đang cặm cụi nhặt từng ngọn cỏ trên ruộng lúa. Tôi thấy gương mặt anh có nét gì đó rất quen thuộc. Đúng rồi, đó chính là hoàng tử Lang Liêu trong sự tích Bách chưng, bánh giầy. Tôi bước lại gần và hỏi:

- Em chào anh Lang Liêu! Sao anh lại ở đây ạ?

Anh nông dân dừng tay làm, nhìn tôi mỉm cười và nói:

- Chào em gái! Lẽ ra anh phải em điều đó chứ!

Tôi chợt hiểu và giới thiệu:

- Dạ, em là Mai Thùy. Năm nay, em học lớp 6 trường THCS Quang Minh. Ngày mai, lớp em có tiết văn học về Bánh chưng, bánh giầy. Thế mà hôm nay em lại được gặp anh, thật là vui quá!

Nghe nhắc đến chuyện bánh chưng, bánh giầy, anh nông dân có vể trầm ngâm. Còn tôi thì rất háo hức vì đây là một cơ hội hiếm có để được nghe chính hoàng tử Lang Liêu kể chuyện cho nghe. Đoán được suy nghĩ của tôi, hoàng tử Lang Liêu mỉm cười, nói:

- Em có muốn anh kể cho em nghe về cuộc thi tài kén vua của phụ vương anh không?

Tôi thích thú:

- Có ạ! Anh kể cho em nghe đi!

Lang Liêu bắt đầu kể, giọng anh như trầm xuống:

- Anh sinh ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Mẹ anh không được vua yêu chiều như những vương phi khác nên khi mẹ sinh ra anh, chỉ có hai mẹ con quấn quýt bên nhau. Chẳng bao lâu, bà mất sớm, để lại anh một mình côi cút. Từ đó, anh chăm chỉ với ruộng đồng, khoai lúa.  Ngày tháng thoi đưa, chẳng mấy chốc, anh đã đến tuổi trưởng thành. Ngày ngày, anh vui với công việc đồng ánh của mình, chẳng dám mong đến công danh, bổng lộc của triều đình. Một hôm, khi đang lúi húi vun mấy khóm khoai trước nhá, bỗng anh nhận được lệnh vua cha gọi vào chầu.

- Thế anh có lo lắng không? – Tôi vội hỏi.

Lang Liêu chậm rãi trả lời:

- Anh cũng cảm thấy hơi lo lắng vì lâu rồi không vào triều, biết đâu phụ vương giận hoặc đau yếu. Bới vậy, sau khi nhận được lệnh, anh vội vã thay quần áo vào chầu phụ vương. Trên đường đến đó, anh đã nghe nói vua cha thấy mình già yếu nên muốn tìn một người nối ngôi, chỉ cần người đó có tài có đức chứ không nhất thiết là con trưởng hay con thứ. Khi anh đến nơi, các anh trai của anh đã ở đó. Thấy các con đã về tựu đông đủ, vua cha nói: “Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta ta sẽ truyền ngôi cho người ấy ngôi báu để tiếp tục trị vì đất nước”.

Nghe đến đây, tôi lại buột miệng hỏi:

- Chắc anh lo lắng lắm khi nhận được tin này bởi anh rất nghèo, đâu có những thứ quý giá dâng lên vua cha!

Lang Liêu nhìn tôi gật đầu và kể tiếp:

- Sau khi nghe lời vua cha phán truyền, các anh trai của anh rất vui mừng vì họ có biết bao ngọc ngà, châu báu. Còn anh nhìn khắp nhà chỉ thấy toàn lúa, sắn, khoai, không có thứ gì là giá trị cả, biết lấy gì để dâng lên Tiên Vương. Thực ra, anh cũng không có ý tranh giành ngôi báu nhưng anh cũng muốn làm đẹp lòng phụ vương. Suốt mấy ngày sau đó, anh mất ăn mất ngủ vì nghĩ đến món quà sẽ dâng lên phụ vương. Lòng anh ngổn ngang trăm mối. Nếu đi mua đồ quý như các anh của mình thì anh không có tiền. Còn nếu dâng lên khoai và sắn thì chắc chắn phụ vương sẽ buồn lòng vì những thứ tầm thường đó. Một đêm, sau một hồi trằn trọc suy nghĩ, anh ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, anh thấy một vị thần hiện lên mách rằng: “Hãy lấy chính những sản phẩm mà con làm ra để dân gleen Tiên Vương”. Anh chợt tỉnh giấc và cảm thấy rất sung sướng. Ngay sáng hôm đó, anh bắt tay vào làm bánh như lời Thần báo mộng. Anh tìm thứ gạo nếp ngon nhất đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong xanh gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho thật nhừ. Anh nghĩ cần phải làm thêm một loại bánh nữa. Vậy là anh đổ gạo rồi đem giã nhuyễn và nặn thành hình tròn. Bánh hình tròn biểu tượng cho trời, bánh hình vuông biểu tượng cho đất. Đến ngày lễ Tiên Vương, anh đem hai loại bánh đó vào cung. Nhìn chồng bánh bằng lúa gạo của anh, không ít người xem thường khi đặt cạnh những món sơn hào hải vị, nem công chả phượng của các lang. Nhưng anh không thấy ngại ngùng gì vì anh chỉ mong đẹp lòng tổ tiên bằng chính tấm lòng thành của mình. Tất cả các lễ vật được bày ra trước mặt đức vua, ai ai cũng hồi hộp hi vọng vua cha chọn lễ vật của mình. Vua cha lần lượt tới trước lễ vật của các lang rồi xem xét hoặc nhấm nháp từng món ăn nhưng gương mặt Người vẫn không biểu thị một thái độ gì. Có lẽ Người vẫn chưa ưng ý một lễ vật nào cả. Nhiều người đã tỏ ra thất vọng khi thấy vua cha lướt món ăn của mình rất nhanh. Hai loại bánh của anh được đặt ở sau cùng. Khi đứng bên mâm bánh của anh, vua cha dừng hẳn, chăm chú nhìn. Có lẽ Người thấy ngạc nhiên vì mâm bánh của anh khác hẳn các món sơn hào, hải vị khác. Sauk hi nhìn ngắm, Người liền cầm từng chiếc bánh lên tỏ vẻ thích thú, bỗng Người cất tiếng hỏi: “chiếc bánh này làm bằng gì hả Lang Liêu?” Anh bẩm: “Thưa phụ vương! Hai loại bánh này được làm từ gạo. Đây là những sản phẩm do chính tay con làm nên đấy ạ!”. Ánh mắt cha nhìn anh trìu mến. Anh cảm thấy thật hạnh phúc. Sau đó, anh giới thiệu cách làm cũng như ý nghĩa của từng loại bánh. Vua cha vô cùng kinh ngạc và vui vẻ. Người liền lệnh cho cắt bánh mời tất mọi người cùng ăn. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha nói: “Trong tất cả các món lễ vật dâng lên Tiên Vương hôm nay, ta ưng ý nhất là món bánh của Lang Liêu. Nó vừa mang ý nghĩa là biểu tượng của đất trời, của sự no đủ, đoàn kết, vừa thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của một người con. Do vậy, ta quyết định chọn Lang Liêu là người thừa kế ngôi vị”.

Tôi thích thú nghe câu chuyện Lang Liêu vừa kể và cảm thấy vô cùng khâm phục, kính trọng anh. Nhưng tôi ngạc ngiên vì thấy Lang Liêu chẳng khác gì một anh nông dân cả. Đọc được suy nghĩ của tôi, Lang Liêu cười lớn và nói:

- Hôm nay ta vi hành về thôn quê để dạy dân cách cấy cày, chăm sóc lúa khoai.

Nói xong, Lang Liêu liền tạm biệt tôi để đi ra phía ngoài xa kia, ở đó, bà con nông dân đang đợi anh. Vừa nói, anh vừa bước đi rất nhanh. Tôi liền gọi với theo:

- Anh Lang Liêu! Anh Lang Liêu! Cho em đi cùng với!

Vừa lúc đó, tôi tỉnh giấc và thấy mẹ đang ngồi bên cạnh lay tôi dậy chuẩn bị đón giao thừa. Mẹ hỏi:

- Con vừa ngủ mơ đúng không? Mẹ thấy con ú ớ gọi ai đó.

Tôi dụi mắt tỉnh giấc. Tôi đã có một giấc mơ thật đẹp. Thấy tôi vẫn mủm mỉm cười, mẹ liền bảo:

- Con chuẩn bị đón giao thừa và khai bút đầu năm cho may mắn nhé!

Tôi tới trước bàn thờ tổ tiên và chắp tay lạy thật thành kính. Mùi nhanh trầm thoang thoảng quyên với mùi bánh chưng xanh thơm phức làm thấy thật thiêng liêng và ấm áp làm sao. Tôi trở lại bàn học nắn nót viết những nét chữ khai bút đầu xuân bằng giấc mơ tuyệt đẹp này! Dưới nhà, chị tôi đang ngân nga bài thơ:

Gạo nếp ngon đồng bằng

Lá dong tươi trên núi

Đậu xanh nơi bãi sông

Tiêu thơm vùng đảo nổi

Bao miền quê tụ hội

Trong khoanh bánh mịn màng

Năm cũ và năm mới

Buộc nhau bằng sợ gang

Đã qua mấy nghìn năm

Bánh vẫn rền vẫn dẻo

Lòng người con chí hiếu

Bay thơm cả đất trời ….

15 tháng 2 2018
ở lời giải hay cũng có