K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2021

Tham khảo:

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

12 tháng 3 2021

Cảm nghĩ về thầy Hamen: Ông là một người thầy yêu nghề, niềm tin mãnh liệt vào tiếng nói của dân tộc mình

4 tháng 4 2019

HS nêu cảm nhận về nhân vật thầy Ha - men. Lưu ý những nét chính sau:

   - Trang phục: chiếc áo rơ – đanh - gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục. (1đ)

   - Thái độ với học sinh: Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy. (1đ)

   - Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp. (1đ)

   - Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”

→ Thầy Ha - men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc. (1đ)

28 tháng 4 2021

Thầy hamen là người có tấm lòng yêu nghề tận tâm. Đặc biệt thầy là người yêu nước qua tình yêu tiếng nói dân tộc. Câu nói của thầy đã truyền đến cho thê hệ học sinh tình yêu tiếng Pháp, tình yêu tổ quốc
Lòng yêu nước đâu chỉ bắt nguồn từ tình yêu một cái cây trồng trước nhà, một triền đê lộng gió hay một dòng suối tuơi mát… mà nó còn bắt nguồn từ một tình yêu tuởng chừng giản dị song lại vô cùng cao đẹp, có sức mạnh to lớn vượt qua mọi xiềng xích, gông cùm, đó là tình yêu tiếng nói dân tộc. Nói như thầy giáo Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”( trích Buổi học cuối cùng, An-phông-xơ Đô-để). Câu nói đã khiến cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ về tình yêu tiếng nói dân tộc trong mọi hoàn cảnh…
Buổi học cuối cùng là câu chuyện kể về hành trình nhận thức của cậu bé Phơ-răng, một cậu bé ham chơi, lười học, bị cám đỗ khi thấy lính Phổ tập tành mà không biết chúng là kẻ thù dân tộc. Một cậu bé có tính cách và nhận thức như thế, nhưng không khí đặc biệt của buổi học Pháp văn cuối cùng đã cảm hoá và cải biến em, làm thay đổi cơ bản tư tưởng, tình cảm của em đối với quê hương, đất nước đặc biệt là thái độ học tập tiếng mẹ đẻ.

23 tháng 2 2017

Tiếng nói là một giá trị văn hoá Dt, yêu tiếng nói là yêu văn hoá dân tộc, là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói DT là sức mạnh của văn hoá, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một DT gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của DT mình. Đó là các ý nghĩa gợi lên từ truyện BHCC.

23 tháng 2 2017

Thầy Ha-men đã so2 dân tộc mình với h/ả là:KHi 1 dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm đc chìa khóa trốn lao tù.Câu nói của thầy Ha-mentheer hiện lòng yêu nc tha thiết sâu sắc bởi thầy đã nêu bật đc giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh dành độc lập tự do

Phải biết yêu quý,giữ gìn và học tập để nắm vững đc tiếng nói của dân tộc mình nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ. Tiếng nói k chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện để dấu tranh dành độc lập tự do.

Đối với văn bản " Buổi học cuối cùng" nhân vật để lại nhiều ấn tượng nhất đó là thấy giáo Ha-men. Thấy giáo trong buổi học cuối cùng hiện lên trong ánh mắt của học sinh với  bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Thầy Ha-men hôm nay rất dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.  Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. Ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy Ha- men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm". Thấy được người thầy luôn yêu tiếng mẹ đẻ, dành hết tâm huyết cho những học sinh của mình. Người thầy chính là người truyền những năng lượng tích cực và tư tưởng cho những bạn đọc.

BPTT:tự tìm

10 tháng 4 2020

Mình viết về thầy Ha-men:

-Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt 40 năm, người thể hiện tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.

17 tháng 2 2021

Phân tích hình ảnh thầy giáo Ha-men trong truyện:

- Thầy Ha-men dạy buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp trước khi rời đi mãi mãi.

- Diện mạo bên ngoài của thầy (bộ trang phục đẹp thường mặc vào dịp long trọng: mặc bộ rơ-đanh-gốt, cổ diềm lá sen,…)

- Thái độ dịu dàng khác hẳn ngày thường.

- Giọng nói nghẹn ngào, thiết tha khi bày tỏ cảm xúc đau buồn vì học sinh không được học ngôn ngữ dân tộc; sôi nổi khi khẳng định vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc; nỗi xúc động tột cùng trong giây phút cuối,…

- Hành động bất ngờ khi viết lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”.

Những chi tiết miêu tả thầy giáo ha-men trong buổi học cuối cùng:

- Trang phục: Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.

- Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.

Những lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.

- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm".

- Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

9 tháng 5 2016

Đau đớn và rất xúc động

18 tháng 5 2016

đau đớn và xúc động

5 tháng 2 2018

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Kết quả hình ảnh cho thầy giáo nobita

5 tháng 2 2018

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. rồi thầy khuyên mọi ngời phải biết yêu quý tiếng Pháp, thầy ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Pháp. qua đó biểu lộ tình cảm yêu nớc và tự hào tiếng nói của dân tộc mình. thầy nói tiếng nói dân tộc là tài sản tinh thần vô giá, đợc vun đắp qua hàng nghìn năm. Phải biết yêu quý, nắm vững, giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nớc rơi vào vòng nô lệ. Nó không chỉ là tài sản quý báy của dân tộc mà còn là phơng tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập tự do.Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Sự xúc động, đau đớn trong lòng thầy lên đến cực điểm. thầy Ha-men đã cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.đó là tất cả Lòng yêu nớc yêu và sự quý trọng tiếng nói của dân tộc của thầy và thầy đã truyền tình yêu cho tất cả các học trò và dân làng.