K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2022

.

quên viết kìa bn

19 tháng 7 2018

               Mẹ yêu

Thương Mẹ khuya sớm tảo tần
Chăm lo cuộc sống, đỡ đần con thơ
Gác bao hoài niệm ước mơ
Vì đàn con trẻ, dại khờ, thơ ngây
Bán buôn gồng gánh đêm ngày
Đôi vai trĩu nặng, hao gầy xót thương
Mẹ đi qua khắp phố phường
Đôi chân bé nhỏ, phi thường vì con
Trời mưa, trời nắng mỏi mòn
Tháng ngày cơ cực, vẫn còn nơi đây.

19 tháng 7 2018

CHA YÊU

Cha là điểm tựa dòng đời
Niềm tin vững chắc, rạng ngời cho con
Bao lời dạy bảo sắc son
Điều hay lẽ phải, chẳng mòn chẳng phai
Dạy con ý chí đời trai
Trưởng thành, chín chắn, tương lai vững vàng
Dạy con chuẩn mực đàng hoàng
Sống cho phải đạo, chớ màn xấu xa
Con xin ghi nhớ lời Cha
Công Cha như núi, đậm đà tình thân.

25 tháng 1 2022

Tham Khảo 

  “Nhớ rừng” là 1 trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế lữ và phong trào thơ mới ( 1932 – 1935). Bài thơ mượn lời con hổ trong vườn bách thú để nói lên sâu sắc lời tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là (thế hệ 1930) những thanh niên tri thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, bất hòa với thực tại xã hội ngột ngạt, tư tưởng giả dối, họ khao khát khẳng định cái “tôi” và phát triển trong một cuộc sống tự do, rộng lớn. Đó là tâm sự chung của những người dân trong cảnh mất nước. Vì vậy “Nhớ rừng” có sức truyền cảm và tiếng vang lớn. Với sự trữ tình tràn đầy cảm xúc lãng mạn, hình ảnh thơ đầy chất tạo hình, ngôn ngữ nhạc điệu phong phú, bài thơ đã diễn tả một cách sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. 

20 tháng 9 2024

Sau khi học xong bài thơ "Quê hương" của tác giả Tế Hanh, tôi thích nhất khổ thơ thứ ba của văn bản. Khổ thơ đó đã để lại cho tôi một cảm giác khó quên, vui vẻ. Khổ thơ này được Tế Hanh nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. Không khí lúc đó là những tiếng ồn ào, tấp nập, vui tươi, sôi nổi của người thân và niềm vui của những người chiến thắng trở về. Kết quả của chuyến đi đầy gian khổ là biển lặng, những chú cá đầy ghe. Người dân chài khỏe khoắn, chăm chỉ, mang đậm bản sắc của biển cả. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để làm cho người đọc hiểu rằng con thuyền cũng giống như con người cần phải nghỉ ngơi sau 1 ngày lao động đầy vất vả. Qua khổ thơ ta thấy cảnh nhộn nhịp, con người và con thuyền gắn bó thân thiết với quê hương. Chính vì thế tôi rất thích khổ thơ trên.

18 tháng 3 2018

Có người dịch hai câu thơ của Lý Bạch sang hai câu thơ lục bát:

“ Đêm thu trăng sáng như gương

Lý Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà”

Nếu dịch thành hai câu thơ này sẽ không làm sáng tỏ được tấm lòng cố hương cũng như không thể làm người đọc nhìn thấy cảnh đẹp của đêm trăng thanh tĩnh

     + Hơn nữa cách dịch đó làm làm ta hình dung được những băn khoăn, trằn trọc của nhà thơ trong đêm trăng sáng thanh tĩnh.

+ Các cử động của nhân vật trữ tình dường như không xuất hiện (cử đầu, đê đầu)

→ Các động từ được sử dụng để thể hiện hành động và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu 1: Hãy tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu (tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm chính, ...) *Câu 2: Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ "Khi con tu hú". *Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ. Hãy viết một câu văn có chứa nhan đề để tóm tắt nội dung bài thơ. *Câu 4: Hãy tìm các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu (tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm chính, ...) *

Câu 2: Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ "Khi con tu hú". *

Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ. Hãy viết một câu văn có chứa nhan đề để tóm tắt nội dung bài thơ. *

Câu 4: Hãy tìm các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đâu. Cho biết biện pháp nghệ thuật được sử dụng cũng như tâm trạng của tác giả thể hiện trong khổ thơ. Qua đó em có nhận xét gì về tâm hồn của thi sĩ? *

Câu 5: Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ cuối? *

Câu 6: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong 4 câu thơ cuối bài? *

Câu 7: Tiếng chim tu hú trong câu đầu và câu cuối có gì khác nhau? *

1
8 tháng 2 2022

Chia nhỏ câu hỏi ra để người đọc giúp bạn trả lời nhé !!!!

8 tháng 2 2022

anh ơi , em hỏi cái:") . Có một bài của bạn này em trả lời nó đâu rồi ạ? Anh xóa à?

8 tháng 2 2022

Câu 1: Tố Hữu

`-` Tên khai sinh : Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002)

`-` Quê : Thừa Thiên `-` Huế

`-` Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam

`-` Đời cách mạng thống nhất với đời thơ

`-` Phong cách thơ : chất trữ tình, chính trị sâu sắc.

* Các tác phẩm chính :

`-` Từ ấy (tác phẩm và lời hình )

`-` Việt Bắc

2, 

`-` Hoàn cảnh ra đời : Tháng 7/1939 , khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam trong nhà lao thừa phủ ( Huế )

`-` Xuất xứ : 

`+` In trong tập thơ "Từ ấy" (phần 2)

`-` Thể thơ : lục bát

`-` Bố cục :

`+` Phần 1 : 6 câu thơ đầu : cảnh đất trời vào hè

`+` Phần 2 : 4 câu thơ cuối : tâm trạng người tù.

Câu 3 : 

 Nhan đề : KHI CON TU HÚ

`-` Độc đáo, gợi nhiều liên tưởng

`+` Về cấu trúc : chỉ là vế phụ của một câu trọn ý (trạng ngữ)

`+` Về ý nghĩa :

`*` Nhan đề mở, gợi mạch cảm toàn bài

`*` Tạo sự tò mò của độc giả

`-`  "Khi con tu hú" là bài thơ nói lên cảnh bí bách ngột ngạt khi bị giam cầm của nhà thơ Tố Hữu.

Câu 4 : Các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu :

`-` Hình ảnh :lúa chiêm, trái cây, vườn râm, bắp rây, diều sáo.

`->` Tiêu biểu, sống động của mùa hè.

`-` Âm thanh : chim tu hú, tiếng ve, diều sáo

`->` vui tươi, tưng bừng, rộn ràng.

`-` Màu sắc : vàng, màu hồng, màu xanh

`->` Rực rỡ, hài hòa

`-` Hương vị : thơm (lúa bắp), ngọt (trái cây)

`->` Ngọt ngào.

`-` Không gian : diều sáo lộn nhào

`->` khoáng đạt, tự do

 

 

 

8 tháng 2 2022

đừng ai xóa câu này :(((

4 tháng 4 2020

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con ưu tú của dâc tộc, vị lãnh tụ vĩ đạo của đất nước và là vị cha già hiền từ của mọi người dân Việt Nam. Với cái tên gọi “Bác” thân thương và gần gũi,Bác của chúng ta luôn là hiện thân của những điều cao đẹp nhất và mạnh mẽ nhất. Giờ đây tuy Bác đã đi xa chỉ còn lăng Bác là nơi thiêng liêng nhất lưu giữ bóng dáng Bác lúc sinh thời, là nơi chiêm ngưỡng và bày tỏ lòng thành kính của nhân dân cả nước. Nhà thơ Viễn Phương, một người con của miền đất Nam bộ khi được vinh dự ra thăm lăng Bác đã sáng tác bài “Viếng Lăng Bác”. Một bài thơ đã thể hiện niềm cảm xúc dạt dào được dồn nén kết tinh không chỉ từ lòng thương nhớ Bác của riêng tác giả mà còn là cả sự tôn kính của những đồng bào miền Nam.

Đã có nhiều nhà thơ, nhà văn viết về Bác một cách rất đỗi nồng nàn và sâu lắng như Tố Hữu , Xuân Diệu… nhưng “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương lại gợi cho chúng ta niềm cảm xúc sâu xa nhất. Ngay từ khi mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ niềm xúc động dạt dào:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Tuy lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng nó lại chứa đựng, lời tâm tình ngọt ngào, tha thiết bao trùm lên cảm xúc của nhà thơ. Từ xưng hô “Con….Bác” là cách gọi thân thương của đồng bào miền Nam đối với Bác, nó thể hiện sự ngậm ngùi và lòng thành kính của tác giả . Đặc biệt, nó đã thể hiện tình cảm của người con ở xa với nỗi nhớ thương ấp ủ bấy lâu nay đang bắt đầu trào dâng, thổn thức khi ra thăm lăng Bác. Từ cảm xúc chủ đạo của câu thơ đầu, ta lại nhận thấy yếu tố thực và ảo trong những câu sau:
Đã thấy trong sương hang tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hang
Tác giả đã khéo léo chọn hình ảnh cây tre làm cái nhìn đầu tiên khi thăm lăng Bác. Hình ảnh này đã quá thân thuộc và gần gũi với quê hương, đất nước, đã in sâu vào tiềm thức của tác giả. Đây là hình ảnh ẩn dụ gây ấn tượng mạnh, nó còn là biểu tượng của những đức tính cao quý hiện diện trong một dân tộc kiên cường bất khuất. Giống như những câu thơ của Nguyễn Duy:
Thân gầy guộc,lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!
Thêm vào đó, hình ảnh cây tre đã làm cho tác giả cảm thấy thương xót lẫn tự hào. Thương xót vì tre phải chịu đựng bão táp, mưa sa; tự hào vì tre vẫn thẳng hàng, không nghiêng ngửa. Đây là một sự liên tưởng độc đáo: từ sương sa liên tưởng đến bão táp , mưa gió và tác giả đã chấp nối hình ảnh cây tre, Việt Nam và Hồ Chí Minh lại thành một. Ta thấy đặc sắc của khổ thơ này là mạch cảm xúc cứ trào dâng mãnh liệt theo từng cung bậc” , sắc thái khác nhau . Khi kể lể, lúc xao xuyến, trầm tư gợi nên một cảm xúc sâu lắng. Ở đây, tác giả đã sử dụng nhịp hai hoặc bốn với giọng điệu tha thiết khiến người đọc bị lôi cuốn mãnh liệt hơn.

Khổ thơ hai bao trùm lên là không khí thực và ảo, với nhiều hình ảnh ẩn dụ và tượng trưng , liên tưởng sâu sắc, rộng rãi:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
“Mặt trời trên lăng” là hình ảnh thực – là mặt trời của trái đất , là nguồn sáng rực rỡ và vĩnh hằng nhất thế gian. “Mặt trời trong lăng rất đỏ” làm ta nhớ đến trái tim nhiệt huyết, chân thành, yêu nước thương dân của Bác. Tác giả đã so sánh cái trường tồn, vĩnh hằng của mặt trời với cái vĩ đại , sự bất diệt của Bác, đó quả là một sự so sánh độc đáo, giàu sáng tạo, xuất thần, thoát sáo chưa hề có. Cùng với hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” là hình ảnh của “tràng hoa” khiến người đọc phải hình dung là chính mình đang hòa vào dòng người thương nhớ Bác để tô thắm thêm những mùa xuân tuyệt vời Bác đã trọn hiến dâng cho đất nước:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Dường như không phải mọi người đến viếng một thi hài mà là đến thăm một cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân đã hoàn toàn hy sinh cho nước cho dân. Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” là sự so sánh dòng người xếp hang vào thăm lăng Bác, nhưng tràng hoa dài bất tận. Đây thật sự là một so sánh hết sức sinh động , tự nhiên và thuần nhuyễn. Điều này còn được thể hiện qua điệp từ “ngày ngày” được lặp lại hai lần diễn tả một thời gian hầu như là vĩnh cửu, dài vô tận, nó cũng là tượng trưng cho nỗi lòng khôn nguôi nhớ Bác của đồng bào miền Nam.
Khổ thứ ba là cảm xúc trào dâng mãnh liệt, diễn tả cảm xúc khi bước vào nơi ngự trị của sự im lặng , trang nghiêm, của sự yên nghỉ đời đời. Những câu thơ mới chân thực và mơ mộng biết bao!
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.
Với các hình ảnh ẩn dụ độc đáo, tác giả đã bộc lộ cảm xúc dạt dào của mình và tình cảm thân thương, gần gũi đối với Bác. Cuộc đời của Bác như “mặt trời”, giấc ngủ của Bác như “vầng trăng”-“vầng trăng” mang ánh sáng dịu nhẹ soi đường chỉ lối cho đất nước tiến đến một tương lai tốt đẹp hơn. Dẫu rằng Bác đã trở nên bất tử , đã hòa nhập vào thiên nhiên cao rộng, vĩnh hằng nhưng vẫn không che giấu được sự thương xót , nuối tiếc từ một sự thật hết sức đau lòng là Bác đã ra đi vĩnh viễn:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Hình ảnh “trời xanh” cũng càng khẳng định rằng Bác thật sự đã ra đi mãi mãi. Lời thơ dẫn dắt người đọc vào thực tế ấy như mũi kim đâm “nhói” vào tim, gợi sự đau lòng, nuối tiếc và nỗi xót xa trào dâng mãnh liệt trong lòng tác giả , câu thơ như một tiếng khóc nghẹn ngào. Sự mâu thuẫn ấy đã góp phần tạo nên kịch tính cho cả bài thơ , làm cho bài thơ đầy cảm xúc và cũng tràn đầy nước mắt. Nhưng hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, độc đáo như “vầng trăng”, “trời xanh” cũng tạo nên cái hay và đặc sắc của bài thơ.
Khổ cuối cùng vẫn liền mạch cảm xúc dạt dào của những khổ trước cộng thêm sự luyến tiếc đang trào dâng trong tim tác giả. Tuy vẫn còn đứng bên Bác, nhà thơ đã bịn rịn nhớ đến phút sắp chia xa:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Không phải rưng rưng, rơm rớm mà là “trào”, chứng tỏ một cảm xúc , tình yêu thương mãnh liệt đối với Bác mới thiết tha, sâu lắng làm sao. Ở đây, tác giả không sử dụng một biện pháp nghệ thuật tu từ gì cả, nó xuất phát từ tận đáy lòng của tác giả nhưng vẫn khiến chúng ta xúc động với những câu thơ vô cùng giản dị ấy. Nỗi đau như dồn nén giữa tâm hồn làm nảy sinh bao ước muốn: muốn làm con chim hót quanh lăng để chúng vui tươi, nhí nhảnh; muốn làm đóa hoa tỏa làn hương như thực, như hư; muốn làm cây tre bầu bạn với Bác mỗi ngày, canh từng giấc ngủ cho Bác. Tất cả những ước muốn ấy chắc hẳn cùng chung một mục đích là muốn làm vơi nổi vắng vẻ, yên ắng trong lăng. Điệp từ “muốn làm” lặp đi lặp lại ba lần chẳng những thể hiện được ước nguyện của tác giả, mong ước chung của đồng bào miền Nam mà còn tạo nên một nghệ thuật đặc sắc cho bài thơ. Ở đây, hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép lại bài thơ một cách khéo léo nhưng vẫn rất tự nhiên, không gò bó.
Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ giàu hình ảnh, giàu chất suy tưởng và lãng mạn trữ tình. Trong bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ấp ẩn dụ , những ẩn dụ đẹp và trang nhã thể hiện lòng thành kính đối với Bác và nâng cao tâm hồn của nhà thơ. Hơn nữa, bằng sự luyến láy từ ngữ, âm điệu phong phú, lời thơ mộc mạc và giản dị đã làm cho bài thơ tràn đầy cảm xúc một cách sâu lắng. Chính vì vậy, bài thơ đã sớm được phổ nhạc và trở thành bài hát hết sức truyền cảm, giọng điệu êm ái, nhẹ nhàng , trở nên quen thuộc đối với tất cả chúng ta.

mk phân tích ra cho bạn luôn! Chúc học tốt :) <3

21 tháng 4 2020

Bằng niềm cảm xúc chân thành ,vs lối kết cấu theo trình tự,tự nhiên,hợp lí,Viễn Phương đã thể hiện một cách thành kính ngưỡng mộ,kính yêu đối vs Chủ Tịch HCM.Tâm tư tình cảm ấy được diễn đạt bằng chất giọng vừa nghiêm trang,thành kính vừa sâu lắng,thiết tha.

Ngôn từ trong bài thơ giản di,lời lẽ tự nhiên nhưng cô đọng,hàm súc.Hình ảnh thơ có sự hòa hợp nhuần nhuyễn  giữa tả thực và biểu tượng.Sự hòa hợp ấy đã tạo nên chân dung một vị lãnh tụ  vừa gần gũi vừa vĩ đại vô cùng

13 tháng 6 2023

Câu 1: Chép 5 câu thơ tiếp để hoàn thiện khổ thơ trên.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Câu 2: Cho biết đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ "Quê hương". Của Tế Hanh

Câu 3: Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1939 khi Tế Hanh đang học tại Huế với nỗi niềm yêu nhớ quê hương da diết.

Câu 4: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ cuối của đoạn thơ.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

BPTT:

- so sánh "như": tăng giá trị diễn đạt hình ảnh cánh buồm qua đó diễn đạt cảm xúc của tác giả là cánh buồm gắn bó với làng quê người, là một mảnh hồn không thể thiếu.

- nhân hóa "rướn", "thâu góp": làm hình ảnh cánh buồm thêm sinh động, người đọc hình dung rõ hơn việc làm của cánh buồm và người dân làng chài một cách sâu sắc tinh tế.

Câu5: Xét theo mục đích nói, 6 câu thơ trên thuộc kiểu câu: Trần thuật.

Chúng dùng để: thể hiện hình ảnh sinh động cảnh làm việc của người dân và chiếc thuyền, mái chèo, cánh buồm.

Câu 6:  Bài thơ gợi cho em những cảm xúc , suy nghĩ gì về tình yêu quê hương trong tâm thức mỗi con người Việt Nam?

- Gợi cho em cảm xúc càng thêm tình yêu về quê hương mình, yêu mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên.

- Gợi cho em suy nghĩ rằng cần phải học hành thật chăm chỉ, cống hiến tài năng sức lực của bản thân giúp quê mình phát triển hơn.

Câu 7. Hãy viết đoạn văn tổng –phân –hợp (khoảng 10-12 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu nghi vấn (gạch chân câu nghi vấn)

Tế Hanh không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là một người con của quê hương mình, là một người có tình cảm đậm đà trong trái tim mình. Khi xa quê, ông đã nhớ nhung về nơi thơ ấu đó của mình. Và với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê Hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài. Đúng như thế, với những câu thơ:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Liệu đây thực sự tác giả chỉ là đang miêu tả hoạt động của chiếc thuyền, chiếc buồm thôi?. Theo em, đó kỳ thực cũng là đang ám chỉ đến người dân - những con người làng chài. Và nếu như "hăng như con tuấn mã" là sự mạnh mẽ của người dân làng chài, thì " phăng mái chèo vượt trường giang" chính là hoạt động chân thực của họ mỗi ngày, họ kiên trì họ dũng mãnh, họ không ăn dày làm mỏng, họ chăm chỉ, họ siêng năng cần cù. Chỉ từ đó, ta thấy được tính cách của họ thông qua việc miêu tả chiếc thuyền. Tương tự, "chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng " chắn chắc là nói đến tâm hồn con người ở đây, tâm hồn "to" rất "lớn". Đó là một tâm hồn, một trái tim không sợ bất kỳ một điều gì cả, đó là một trái tim rộng lượng, thật thà chất phác. " rướn thân trắng bao la thâu góp gió" lại là sự miêu tả của hành động người làng chài, "rướn" tức cố gắng vươn tấm thân - tài năng của mình ra mà thâu lợi ích của biển mang lại. Phải chăng, sự miêu tả này của ông quá sâu sắc, ít ai mà biết được. Khép lại, qua đoạn thơ trên ta cũng có thể hiểu được phần nào tấm lòng, tâm tình của Tế Hanh dành cho quê hương, đặc biệt là với con người làng chài. Tất cả cảnh sinh hoạt của người làng chài cũng đơn giản, bình thường như con người bình thường mà thôi. Nhưng đối với người đã "yêu", mọi thứ lập tức hóa " thương". Khép lại bài văn trên, ta kết luận rằng Tế Hanh chính là một người "họa sĩ" tài tình, vẽ ra bức tranh sin hoạt, lao động, tính cách người dân làng chài thông qua sự miêu tả thâm sâu.