K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2021

Nhất kiến tương thân nhất ngộ tương ái -Ta sầu vì người vạn dặm giang san-thơ mình tự chế đó

30 tháng 12 2021

Đoạt sáo Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái Bình tu trí lục 

Vạn cổ thử giang san

6 tháng 4 2023

Dàn ý bài Tranh làng Hồ

1. Mở bài:   + Giới thiệu về tranh của làng Hồ ,lòng biết ơn của tác giả đối với những nghệ sĩ tạo hình cho tranh ( mở bài gián tiếp).   2. Thân bài:   + Tả về nội dung tranh và cách để những người nghệ sĩ hình dung ra nội dung đó.   3. Kết bài:   + Nêu cảm nghĩ của em về màu sắc trong tranh, cách làm màu của những người nghệ sĩ, những nét đẹp khi ngắm những màu sắc ấy (kết bài mở rộng).   - Đoạn 1: cảm nghĩ, tình cảm chung của tác giả đối với tranh làng Hồ ra sao?     - Đoạn 2: Sự độc đáo của nội dung tranh làng Hồ   - Đoạn 3: Sự độc đáo của kĩ thuật tranh làng Hồ ra sao?   Viết lại một chi tiết hoặc câu văn mà em thích. Cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó?   Ở đoạn 2, tác giả nhận xét và nói lên được sự độc đáo của tranh làng Hồ, lối nhận xét rất lạ và mới .“Những khoáy âm dương rất có duyên" và. Đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ” nói lên sự yêu mến và quan sát rất kĩ những bức tranh làng Hồ của tác giả.

LIKE ĐÚNG CHO MIK NHA CHÚC BẠN HỌC TỐT !

Hằng ngày đến trường, em không thể thiếu người bạn, người thầy chứa chở tri thức- những quyển sách. Trong đó em ấn tượng nhất là quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập Hai.

Em là người yêu thích môn Văn thế nên việc đầu tiên mà em thường làm khi nhận được bộ sách giáo khoa là tìm quyển tiếng việt để ngắm nghía. Dấu ấn ban đầu của em với người bạn này chính là một bức tranh nhiều màu sắc nhưng không quá sặc sỡ mà rất tươi mát với màu xanh dương làm chủ đạo. Sách có kích thước chiều rộng là 17cm và chiều dài là 24cm, vừa vặn để học sinh cầm hay mang theo. Bìa được làm từ chất liệu giấy trơn, trên và dưới đều có những dòng giới thiệu nhỏ về đơn vị. Ngay giữa bìa là dòng chữ “Tiếng Việt” được viết in hoa màu xanh đậm đóng trong một đường viền màu trắng. Chếch xuống dưới là số 5 được tô màu hồng đậm. Và chếch xuống một chút nữa bên phải là “tập Hai” màu đen cũng được in hoa nhưng nhỏ hơn. Bức tranh ở ngoài bìa trung tâm là một nhóm bạn đang quây quần trên một đám cỏ nhìn ra xung quanh là ruộng đồng, nhà cửa, núi non và biển cả. Màu nâu của đất, màu đỏ của những mái nhà, màu xanh của cây cối, màu lam của núi, của biển, của nền trời, tất cả cộng hưởng làm nên cảnh sắc Việt Nam vô cùng tươi đẹp. Và nó càng trở nên sinh động hơn khi có nét vẽ của con người, những bà những mẹ đang cấy xuống thửa ruộng từng cây lúa, với bác nông dân dắt con trâu ra đồng cày bừa. Nhóm học sinh được vẽ rõ ràng chi tiết nhất cũng đến từ nhiều vùng miền khác nhau bởi còn có bạn mặc chiếc váy thổ cẩm rất sặc sỡ, nét mặt ai cũng vui tươi, hớn hở. Bìa sách đã tạo cho em rất nhiều nguồn cảm hứng để học tập. Bên trong mỏng hơn nhưng độ trắng vừa phải với mắt của chúng em. Tiêu đề bài học cho đến nội dung bài học được in với những kiểu cách màu sắc khác nhau để phân biệt nhưng đều rõ ràng và bắt mắt. Đặc biệt, bài học nào cũng có hình vẽ minh họa sinh động khiến tiết học càng trở nên hứng thú hơn.

Đây sẽ là người bạn theo chân em đến trường trong nửa năm học bởi vậy em luôn có ý thức giữ gìn và trân quý quyển sách này.

Bước vào năm học lớp 5, mẹ mua cho em bộ sách giáo khoa và quyển sách luyện Toán và Tiếng Việt. Quyển sách mang nội dung của nhiều phân môn nhất chính là sách Tiếng Việt. Hai tuần trước Tết Nguyên đán, chúng em học đến sách Tiếng Việt tập hai.

Quyển sách hình chữ nhật, chiều dài hai mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng mười bảy xăng-ti-mét. Bìa sách được láng ni lon bóng, trong suốt.Quyển sách còn thơm mùi giấy mới. Từng hàng chữ của bài học in trên giấy tốt, màu trắng ngà. Mặt trước trang bìa in hàng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng kiểu chữ in hoa. Tên sách: Tiếng Việt 5, tập hai in liền kề bên dưới. Cuối trang sách in logo và tên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Hình vẽ ở trang bìa là một bức tranh với khoảng không gian bao la, màu sắc hài hoà, đẹp mắt. Hình in một nhóm học sinh ngồi trên bãi cỏ, bạn trai chỉ tay về đường chân trời. Xa xa, các bà, các chị đang cấy lúa, bác nông dân đang bừa trên ruộng. Bầu trời xanh trong. Phía chân trời, nơi tiếp giáp với mặt biển, thấp thoáng vài con thuyền ở ngoài khơi xa, trông thật bé nhỏ giữa mặt biển mênh mông. Từng đàn hải âu tung cánh trên bầu trời. Cảnh đẹp của đất nước được hoạ sĩ thu gọn trên bìa sách thật tài tình: những ngôi nhà lấp ló trong cây; núi xanh thẫm, sừng sững đón sóng và gió biển.... Cảnh đẹp ấy cũng là một phần nội dung của quyển sách mà chúng em sẽ được học. Mặt sau trang bìa dán tem chống in giả của Nhà xuất bản Giáo dục, góc cuối trang có giá tiền quyển sách.

Sách dày độ một xăng-ti-mét, gồm hơn 170 trang bao gồm cả mục lục sách. Sau trang bìa lót có ghi tên của những người tham gia soạn sách và tên sách là đến trang ghi các kí hiệu dùng trong sách, phần cuối trang in tên Ban Biên tập sách, là phần không thể thiếu của một quyển sách khi ấn hành và xuất bản.

Chương trình Tiếng Việt học kì II gồm mười bảy tuần, bắt đầu từ tuần mười chín và kết thúc ở tuần ba mươi lăm. Nội dung bài học được sắp xếp theo từng chủ điểm, bao gồm các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Trang đầu mỗi tuần có hình minh hoạ được in màu. Bài học bố trí trên từng trang sách rất khoa học, dễ đọc, dễ tra cứu. Tên phân môn, tựa bài được in to, rõ ràng. Mỗi bài học gồm nội dung bài, ghi nhớ và luyện tập. Tất cả ghi nhớ của bài học đều được đóng khung màu nổi bật trên nền giấy trắng. Các tiết ôn tập giữa học kì và cuối học kì II được soạn công phu, súc tích, rõ ràng giúp chúng em dễ học, dễ nhớ bài. Mỗi bài học gồm nội dung bài, ghi nhớ và luyện tập. Sau mỗi tiết học nghe cô giáo giảng bài, mọi điều ghi trong sách của tiết học đó in sâu vào tâm trí em. Em xem lại sách là thuộc ngay bài, nhất là sau khi làm xong phần luyện tập. Để chuẩn bị bài mới, em đọc kĩ bài học và trả lời các câu hỏi trong sách. Như thế, đến lớp, nghe cô giảng bài, em hiểu bài tường tận hơn.

Sách của em được bao bìa dán nhãn cẩn thận. Em giữ gìn sách, không làm cong bìa, cong góc sách, không viết vẽ, ghi chú vào sách.Khi học, em lật giấy nhẹ nhàng, đóng và mở sách nhè nhẹ. Nhờ thế, sách của em luôn mới và sạch đẹp, nhìn rất thích.

Kiến thức vô tận của loài người đều được lưu giữ trong sách, trước hết là sách giáo khoa. Em rất quý sách, xem sách như người thầy thầm lặng cung cấp kiến thức cho em. Em giữ sách mới để cho em trai của em còn sử dụng và mẹ đỡ tốn tiền phải mua sách cho cả hai anh em.

9 tháng 10 2019

Dàn ý bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

- Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Mở bài trực tiếp).

- Thân bài:

+ Họat động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.

+ Hoạt động nấu cơm.

 

- Kết bài: Chấm thi - Niềm tự hào của những người đoạt giải. (Kết bài không mở rộng).

Chi tiết hoặc câu văn em thích.

Em thích những câu văn tả hoạt động thổi cơm và đan xen uốn lượn trên sân đình vì đó là những câu viết rất giản dị dễ hiểu giúp người đọc hình dung rất rõ sự độc đáo, vẻ đẹp của hội thổi cơm thi.

28 tháng 3 2023

Bài tập đọc nào vậy bạn

29 tháng 1 2019

mình có bài văn tả về doraemon nhé

Từ nhỏ tôi đã thích đọc truyện tranh, và Doraemon là bộ truyện mà tôi yêu thích nhất. Mặc dù rất nhiều người nói đây là bộ truyện tranh chỉ dành cho trẻ con, nhưng tôi vẫn duy trì thói quen đọc truyện về chú mèo máy ấy mỗi khi tôi rảnh rỗi. Doraemon là bộ truyện Nhật Bản của tác giả Fujiko. F. Fujio về mèo máy tên Doraemon đến từ thế kỷ 22 với chiếc túi thần kỳ trước bụng. Cậu ấy đã dùng cổ máy thời gian để trở về quá khứ để giúp đỡ cho cậu bạn Nobita hiền lành, tốt bụng nhưng cũng rất hậu đậu. Tại nhà của cậu ấy, Doraemon, Nobita và những người bạn như Shizuka, Jaian, Suneo trải qua nhiều câu chuyện thú vị, hài hước cũng như cảm động. Truyện được phân ra thành truyện ngắn và truyện dài. Trong những tập truyện ngắn, mỗi tập sẽ bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ xảy ra xung quanh cuộc sống hằng ngày của cậu bạn Nobita. Vì cậu ấy rất hậu đậu và thường xuyên bị bạn bè bắt nạt nên hầu như lúc nào cũng cần được Doraemon dùng bảo bối thần kỳ mang đến từ tương lai giúp đỡ. Trong những tập truyện dài, Doraemon, Nobita và các bạn sẽ trải qua những chuyến phiêu lưu kỳ bí nhưng cũng đầy nguy hiểm để giải cứu thể giới. Tất nhiên mỗi chuyến phiêu lưu đều thoát khỏi hiểm nguy và đạt được thành công nhờ những bảo bối thần kỳ của Doraemon và tình bạn chân thành của nhóm bạn. Ngoài những hi vọng về những điều kì diệu trong tương lai, tác giả còn gởi gắm trong bộ truyện những bài học về tình bạn thuần khiết, lòng nhân ái, sự hi sinh và tình đoàn kết. Doraemon không chỉ là truyện tranh dành cho trẻ em mà nó còn là món ăn tinh thần, là người bạn ấu thơ của những người trưởng thành.

29 tháng 1 2019

Hồi còn nhỏ, em thường được bà nội kể nhiều truyện dân gian. "Cây tre trăm đốt" là một trong những truyện mà em rất thích. Vì hồi đó còn quá bé nên em xin kể lại như sau: Ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày mô côi cha mẹ từ bé. Anh được một lão nhà phú hộ thuê. Vốn hiền lành, chất phác nên lão bảo gì anh làm nấy. Một hôm, lão gọi anh đến dỗ ngon, dỗ ngọt: "Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn". Thấy lão nói thế, anh mừng lắm, cứ tưởng thật nên anh càng làm việc hăng say hơn.

Nhờ ba năm làm việc cực nhọc của anh, giờ đây lão đã tậu thêm được ruộng vườn, nhà cửa và nhiều thóc lúa. Trong ba năm đó, lão đã ngầm hứa gả con một lão buôn giàu có. Gần đến ngày lão nói với anh là gả con gái cho anh, lão bảo anh vào rừng tìm một cây tre trăm đốt làm của hồi môn. Anh liền vào rừng tìm cây tre trăm đốt. ở nhà, lão phú hộ nghĩ thầm: "Làm gì có tre trăm đốt mà tìm thể nào nó cũng bị rắn cắn, hổ vồ". Trong rừng anh đang cố gắng tìm được thứ lão phú hộ cần, nhưng nhiều lắm cũng chỉ có năm mươi đốt. Anh tìm đến hai ngày sau vẫn không thấy cây tre trăm đốt. Buồn quá, anh ngồi xuống cạnh một cái cây mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên hỏi: "Tại sao con khóc". Anh trai cày kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt, Bụt bảo: "Chuyện đó khó gì, con hãy tìm cho ta một tram đốt tre và hô "khắc nhập, khắc nhập" thì các đốt tre sẽ liền lại thành một cây, còn hô "khắc xuất, khắc xuất" thì cây lại rời ra".  Anh định cảm ơn thì Bụt đã biến mất. Anh tìm đủ một trăm đốt tre rồi bó lại mang về. Đến nơi, anh thấy tiệc tùng linh đình trong nhà phú hộ. Anh tức lắm nhưng vẫn hô: Khắc nhập, khắc nhập, cây nhập liền lại vươn thẳng lên trời. Mọi người ngạc nhiên chạy ra xem. Lão phú hộ chen trong đám người bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên. Anh liền đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" thế là lão phú hộ dính chặt vào cây. Lão phú hộ van xin anh. Mãi sau anh mới khoan thai đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" thế là lão phú hộ rời ra khỏi cây tre và phải gả con gái cho anh. Hai vợ chồng anh trai cày sống với nhau vui vẻ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Học sinh tự tìm đọc đoạn văn, đoạn thơ/ bài thơ yêu thích và luyện đọc diễn cảm.

1 tháng 9 2023

Có thể chọn 1 bài tình cảm đọc da diết

Hoặc 1 bài thể hiện lòng yêu nước qua giọng đọc dõng dạc, hào hùng

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Đôi cánh của Ngựa TrắngNgày...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Đôi cánh của Ngựa Trắng

Ngày xưa có một chú Ngựa Trắng, trắng nõn nà như một đám mây. Mẹ chú yêu chiều chú lắm, lúc nào cũng giữ chú bên cạnh, còn dặn: “Con phải ở bên cạnh mẹ và hí to khi mẹ gọi nhé!”. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày. Tiếng ngựa con hí làm Ngựa Mẹ hạnh phúc nên Ngựa Mẹ chỉ dạy con hí vang hơn là luyện cho con vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ. Gần nhà Ngựa có Đại Bàng núi. Đại Bàng núi còn bé nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên mặt đất. Đại Bàng núi bay tài giỏi như một phi cơ chiến đấu điêu luyện thời nay. Ngựa Trắng ước ao được bay như Đại Bàng, chú nói:

- Anh Đại Bàng ơi! Làm sao để có cánh như anh? Đại Bàng núi cười:

- Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.

Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Chưa trọn ngày đường. Ngựa Trắng thấy biết bao nhiêu là cảnh lạ. Trời mỗi lúc một tối, sao đã lấp lánh trên bầu trời. Ngựa Trắng thấy nơm nớp lo sợ. Bỗng có tiếng "hú... ú... ú" mỗi lúc một một gần, rồi từ trong bóng tối hiện ra một gã Sói xám dữ tợn. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sói xám cười man rợ và phóng đến.

- Ôi! - Tiếng Sói xám rống lên - Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh vào giữa trán Sói xám làm Sói ta hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng núi từ trên cao đã lao tới kịp thời. Ngựa Trắng òa khóc, gọi mẹ. Đại Bàng núi dỗ dành:

- Nín đi! Anh đưa em về với mẹ!

- Nhưng mà em không có cánh - Ngựa Trắng thút thít. Đại Bàng cười, chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng:

- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại em chạy như bay ấy chứ!

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

Đại Bàng núi sải cánh. Ngựa Trắng chồm lên. Bốn chân chú như bay trên không trung.

(Bài làm của học sinh)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Ngựa mẹ dạy con điều gì? (0,5 điểm)

A. Dạy con phi nước đại.

B. Dạy con hí vang.

C. Dạy con đá hậu mạnh mẽ.

D. Dạy con rèn luyện sức khoẻ.

Câu 2. Vì sao ngựa mẹ chỉ dạy con hí vang mà không dạy vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ? (0,5 điểm)

A. Vì để mẹ yên tâm khi biết chú luôn bên cạnh.

B. Vì ngựa con không đủ sức khoẻ để học phi vó, đá hậu.

C. Vì ngựa con đã có mẹ luôn bảo vệ nên không cần học phi vó, đá hậu.

D. Vì ngựa mẹ không muốn con bị thương khi luyện tập những bài khó.

Câu 3. Ngựa con ao ước điều gì? (0,5 điểm)

A. Biết phi nước đại và đá hậu mạnh mẽ.

B. Biết rống vang rừng như Sói xám.

C. Vồ mồi nhanh như Đại Bàng.

D. Được bay như Đại Bàng.

Câu 4. Vì sao Đại Bàng lại chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng và nói đó là đôi cánh của chú? (0,5 điểm)

A. Vì khi Ngựa Trắng phi nước đại thì đôi chân ấy cũng chạy như bay.

B. Vì đôi cánh của Đại Bàng cũng là do đôi chân biến thành.

C. Vì Ngựa Trắng có thể bay bằng đôi chân ấy.

D. Vì tất cả các loài trong rừng đều dùng đôi chân để bay.

Câu 5. Câu nói của Đại Bàng núi dành cho Ngựa Trắng “Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.” có nghĩa là gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. (1,0 điểm)

Câu 7. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu kể “Ai thế nào?” ? (0,5 điểm)

A. Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng.

B. Ngựa Trắng òa khóc gọi mẹ.

C. Chú Ngựa Trắng trắng nõn nà như một đám mây.

D. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày.

Câu 8. Hãy viết một câu cảm thể hiện sự vui thích của Ngựa Trắng khi đã biết phi nước đại như bay trên không trung. (1,0 điểm)

Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: (1,0 điểm) (Tuần 22, Bài Mở rộng vốn từ: Cái đẹp)

a. Chú Ngựa Trắng có bộ lông vô cùng … (mềm mại, diễm lệ).

b. Ngựa Trắng … (rạng rỡ, hớn hở) vì được đi khám phá khu rừng cùng Đại Bàng núi.

Câu 10. Ngựa Trắng muốn xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Ngựa Trắng phải nói với mẹ như thế nào? (0,5 điểm)

A. Mẹ ơi, mẹ hãy cho con đi xa.

B. Con phải đi xa cơ.

C. Mẹ đừng có mà giữ con.

D. Mẹ phải cho con đi xa.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm – 15 phút)

Cửa sổ
Cửa sổ là mắt của nhà
Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài.
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời bão mưa.
Cửa sổ còn biết làm thơ
Tiếng chim cùng ánh nắng ùa vào em.
Tắt đèn, cửa mở vào đêm
Trời cao thành bức tranh riêng treo tường.
Cho em màu sắc hương thơm
Nhận về nắng gió bất thường ngày đêm.

(Phan Thị Thanh Nhàn)

II. Tập làm văn (8 điểm – 35 phút)

Hãy tả một đồ vật gắn bó với em hoặc gắn bó với một người trong gia đình em.

0
8 tháng 9 2019

Năm học vừa qua, em đạt danh hiệu học sinh giỏi. Để khuyến khích em, ba em đã mua tặng em một chú gấu bông rất dễ thương.

Em yêu gấu bông lắm. Em đặt tên cho chú là Mi-lu. Mi-lu là một chú gấu ngồi, lông của nó màu vàng ươm, mượt mà rất đẹp. Chú mặc một bộ quần áo yếm màu xanh non rất đáng yêu. Hai con mắt của chú đen láy và sáng như hai hòn bi, trông cứ như mắt thật. Chú có một chiếc mũi màu nâu, nhỏ xinh như một chiếc cúc áo gắn trên chiếc mõm dài ngộ nghĩnh. Mi-lu lúc nào cũng vui vẻ toét miệng cười - cái miệng rộng đầy tham ăn. Hai tay tròn lẳn cầm một bình sữa ở trước ngực rất đáng yêu. Đặc biệt Mi-lu có hai hàng lông mày nhỏ xíu và đen bóng làm gương mặt trông rất tinh nghịch. Hai cái tai tròn xoe vểnh ra như đang nghe em nói chuyện.

Em rất yêu Mi-lu. Mỗi lần đi ngủ em đều cho chú ngủ cùng, đôi khi em còn trò chuyện với Mi-lu nữa. Em giữ gìn chú rất cẩn thận vì đó là vật kỉ niệm mà ba đã tặng cho em.

Bài thơ: Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa)

vào thống kê  okey 

hc tốt 

10 tháng 12 2019

vt lại bài đó xem nào