K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I (7điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo...
Đọc tiếp

Phần I (7điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào.

 

Câu 2.Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được dùng để chỉ màu sắc, hương vị của cốm?

Câu 3. Theo tác giả, cần phải thưởng thức cốm như thế nào? Vì sao?

Nói về cách thưởng thức cốm, tác giả thể hiện thái độ nào với món ăn dân giã mà đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc?

0
3 tháng 2 2017

Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị thể hiện:

   + Ăn cốm là sự thưởng thức, ngẫm nghĩ thì mới cảm nhận hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non

   + Ăn thong thả, từng chút ít để cảm nhận hết vị ngon của cốm: vị thanh đạm của loài thảo mộc, mùi thơm ngát của sen

- Sự trân trọng của tác giả:

   + Thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của tác giả trước thức quà quý của trời đất

   + Tác giả tôn vinh, tự hào khi cốm là sự tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa, và là lộc trời của sự khéo léo của con người.

→ Điều này thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm như nét đẹp văn hóa ẩm thực.

⇒ Niềm tự hào, hạnh phúc của tác giả về con người, hương vị đất trời Hà Nội

Đọc đoạn văn sau:[…] Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

[…] Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

(“Một thứ quà của lúa non: Cốm” - Thạch Lam)

Câu 9: Đọc đoạn văn, em cảm nhận được điều về tâm hồn của nhà văn Thạch Lam?

 

1
31 tháng 12 2023

 Đọc đoạn văn, em cảm nhận được nhà văn Thạch Lam là người có tâm hồn lãng mạn, bay bổng, ông yêu cái đẹp và luôn hướng tới cái đẹp. Vì vậy đối với cốm - một nét đẹp độc đáo của Hà Nội, đối với ông việc thưởng thức cốm như thưởng thức tác phẩm nghệ thuật một cách đầy nâng niu và trân trọng. Qua đó, ta thấy được nhà văn Thạch Lam là một người tinh tế và đặc biệt coi trọng nét đẹp văn hóa trong một thứ quà giản dị độc đáo của dân tộc.

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. Tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”

(Trích “Con có biêt” - Nhã Nam tuyển chọn)

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu sau:

“Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất.”

Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

1
12 tháng 3 2023

1. nghị luận.

2. Nội dung chính:

- Truyền tải thông điệp cần biết yêu thương mọi người xung quanh và yêu thương lại người quan tâm mình nhiều lần.

- Cần đi theo con đường tình yêu mỗi ngày.

3. Chỉ "như"

Tác dụng: 

- giúp cho câu văn thêm giá trị gợi hình từ các hình ảnh liên quan đến tình yêu: mặt trời, chiếu rọi xuống những góc tối.

- giúp lời văn thêm hay, hấp dẫn, tính nghị luận được thể hiện sâu sắc hơn.

4. Thông điệp:

- Cần yêu thương mọi người xung quanh bởi tình yêu là bất diệt, vô giá.

- Tình yêu thương luôn là món quà đẹp đẽ nhất và chúng ta cần đi theo con đường đó mỗi ngày.

Trong các câu sau, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao? a) Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. (Thạch Lam) b) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và...
Đọc tiếp

Trong các câu sau, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao?

a) Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
(Thạch Lam)
b) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.
(Theo Trường Chinh)
1
30 tháng 12 2019

Dấu chấm phẩy dùng để:

a, Tách hai vế của câu ghép

b, Ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Sách là nguồn tri thức vô hạn của nhân loại. Đọc sách là để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Sách mang đến nguồn tri thức để người đọc có thể trải nghiệm, học tập, nghiên cứu, để làm giàu thêm vốn sống của bản thân mỗi người. Đọc sách còn thể hiện...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Sách là nguồn tri thức vô hạn của nhân loại. Đọc sách là để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Sách mang đến nguồn tri thức để người đọc có thể trải nghiệm, học tập, nghiên cứu, để làm giàu thêm vốn sống của bản thân mỗi người. Đọc sách còn thể hiện nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội, nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Nhà nước. Hiện nay, ở các nước phát triển như: Israel, Pháp, Nhật Bản, trung bình 1 người dân đọc từ 20 cuốn sách /năm. Các nước trong khu vực như: Singapore, số sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/năm; Malaysia là 10 cuốn/năm. Còn ở Việt Nam, trung bình 1 người chỉ đọc 4 cuốn sách/năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa, 1,2 cuốn là sách khác. Như vậy, văn hóa đọc sách của người dân còn rất hạn chế. https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/ Câu 1. (0.5 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, mục đích của việc đọc sách là gì ? Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau “ở các nước phát triển như: Israel, Pháp, Nhật Bản, trung bình 1 người dân đọc từ 20 cuốn sách /năm. Các nước trong khu vực như: Singapore, số sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/năm; Malaysia là 10 cuốn/năm. Còn ở Việt Nam, trung bình 1 người chỉ đọc 4 cuốn sách/năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa, 1,2 cuốn là sách khác.” Câu 4. (1.0 điểm) Thông điệp có ý nghĩa mà anh chị rút ra được từ đoạn trích trên.

0
28 tháng 12 2021

...