K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Giống nhau:

Đều được sáng tác ở Việt Bắc những năm đầu chống Pháp.

Đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.

Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.

Khác nhau:

Bài Cảnh khuya viết bằng tiếng Việt, Là ảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya

Bài Rằm tháng giêng viết bằng tiếng Hán. Bài Rằm tháng giêng là trăng trên sông nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân.

Câu hỏi 20: Từ nào đồng nghĩa với từ "chất phác" ?a/  thân thiết         b/ dũng cảm          c/ nhanh nhẹn       d/ thật thàCâu hỏi 21: Từ nào là từ so sánh trong câu thơ:"Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa."(Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)a/ trong                 b/ như                   c/ lồng                  d/ bóngCâu hỏi 22:...
Đọc tiếp

Câu hỏi 20: Từ nào đồng nghĩa với từ "chất phác" ?

a/  thân thiết         b/ dũng cảm          c/ nhanh nhẹn       d/ thật thà

Câu hỏi 21: Từ nào là từ so sánh trong câu thơ:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa."

(Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)

a/ trong                 b/ như                   c/ lồng                  d/ bóng

Câu hỏi 22: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu: "Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì."?

a/ so sánh   b/ nhân hóa                    c/ so sánh và nhân hóa d/ cả 3 đáp án sai

Câu hỏi 23: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?

a/  tròn xoe           b/ trầu cau            c/ trăn trâu           d/ trung hiếu

Câu hỏi 24: Câu: "Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng." có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

          a/ so sánh             b/ nhân hóa                    c/ đảo ngữ          d/ điệp ngữ

Câu hỏi 25: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?

a/ rong chơi                    b/ dặn dò              c/  da về                d/ reo hò

1
1 tháng 9 2021

Mình không chắc lắm, nếu sai bạn thông cảm nhé :))
Câu hỏi 20: Từ nào đồng nghĩa với từ "chất phác" ?

a/  thân thiết         b/ dũng cảm          c/ nhanh nhẹn       d/ thật thà

Câu hỏi 21: Từ nào là từ so sánh trong câu thơ:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa."

(Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)

a/ trong                 b/ như                   c/ lồng                  d/ bóng

Câu hỏi 22: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu: "Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì."?

a/ so sánh       b/ nhân hóa        c/ so sánh và nhân hóa      d/ cả 3 đáp án sai

Câu hỏi 23: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?

a/  tròn xoe           b/ trầu cau            c/ trăn trâu           d/ trung hiếu

Câu hỏi 24: Câu: "Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng." có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
a/ so sánh             b/ nhân hóa                    c/ đảo ngữ          d/ điệp ngữ

Câu hỏi 25: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?

a/ rong chơi                    b/ dặn dò              c/  da về                d/ reo hò

9 tháng 11 2016

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng ***g cổ thụ bóng ***g hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .
Rằm thàng Giêng (1948)
Rằm xuân ***g lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Cuộc “ngắm trăng”trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng có điểm khác nhau , do hoàn cảnh sáng tác . Hai bài thơ cảnh khuya và Nguyên tiêu được viết ở chiến khu Việt Bắc , lúc Bác lãnh đạo cuộc kháng chiến cống Pháp trong tâm trạng tự do , phấn chấn . Còn Vọng nguyệt phản ánh hai thế giới đối cực : phía này là nhà tù đen tối , là hiện thực tàn bạo , còn ngoài kia là vần trăng thơ mộng , là thế giới cái đẹp , bầu trời tự do , là lãng mạn say người , ở giữa hai thế giới đối cực đó là cửa sắt của nàh tù . Nhưng với cuộc ngắm trăng này , song sắt nhà tù đã trở nên bất lực , vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau . Bài thơ vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc , mạnh mẽ , một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ , vừa cho thấy sức mạnh to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó lại là một tinh thần thép , mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại , phong thái ung dung , vượt hẳn lên sự đè nặng tàn bạo của tù ngục .
 

5 tháng 12 2016

lồng - lồng: điệp ngữ cách quãng

chưa ngủ - chưa ngủ: điệp ngữ chuyển tiếp (vòng tròn)

5 tháng 12 2016

còn ý nghĩa là j thế pạn

14 tháng 12 2021

Giống nhau:

- Đều được sáng tác ở Việt Bắc những năm đầu chống Pháp.

- Đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.

- Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.

Khác nhau:

- Bài “Cảnh khuya” viết bằng tiếng Việt. Là hình ảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya

 

- Bài “Rằm tháng giêng” viết bằng tiếng Hán. Bài “Rằm tháng giêng” là trăng trên sông nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân.

26 tháng 12 2017

Giống nhau:

- Đều được sáng tác ở Việt Bắc những năm đầu chống Pháp.

- Đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.

- Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.

Khác nhau:

- Bài “Cảnh khuya” viết bằng tiếng Việt. Là hình ảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya

- Bài “Rằm tháng giêng” viết bằng tiếng Hán. Bài “Rằm tháng giêng” là trăng trên sông nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân.

25 tháng 11 2021

Trong bài thơ “Cảnh khuya” thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo biết bao:

 “Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

            Mở đầu bài thơ, bằng nghệ thuật so sánh tài tình, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng

 “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.

            Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động. Đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Có lẽ trong đêm khuya thanh vắng, Bác đang mê mải với công việc cách mạng thì tiếng suối ngân lên khiến Người rời bàn viết. Khẽ ngước lên, vẻ đẹp của đêm lại quyến rũ Người. Nét đặc sắc và rất riêng biệt của đêm chiến khu tiếp tục tạo ấn tượng cho thị giác:

 “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

            Câu thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa. Nếu câu đầu là trong thơ có nhạc (Thi trung hữu nhạc) thì câu thứ hai này là trong thơ có họa (Thi trung hữu họa). Hình ảnh thơ có vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đen như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng; cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ.

            Trong bức tranh đêm hiền hòa, dịu êm như thể xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. “Chưa ngủ” vì “lo nỗi nước nhà” và cũng vì thế bất chợt bắt gặp và chia sẻ với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên.

            Nếu như trong “Cảnh khuya”, thiên nhiên hiện lên là cảnh rừng Việt Bắc chập chờn hai gam màu cơ bản trắng – đen thì trong “Rằm tháng giêng” thiên nhiên hiện lên lại là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang.

Rằm tháng giêng lại đem đến cho người đọc cảm nhận, cái nhìn khác về thiên nhiên Việt Bắc. Mở đầu bài thơ là tràn ngập ánh trăng: “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên/ Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”. Hai câu thơ mở ra khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh sáng của trăng. Ánh trăng trong trẻo khiến cho khung cảnh trở nên đẹp đẽ mà cũng vô cùng hài hòa. Câu thơ thứ hai vẽ ra không gian bao la, bát ngát. Trong nguyên tác, chữ “xuân” được lặp lại ba lần: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên đã nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Không khí mùa xuân đã thấm đẫm trong mọi cảnh vật, đâu đâu cũng thấy thiên nhiên căng đầy sức sống. Sự vật có sự hòa hợp tuyệt đối với nhau, đất trời nối tiếp, hòa với nhau làm một.