K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2021

– Được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, thương yêu.

– Được bảo vệ, được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao.

– Được tham gia bày tỏ ý kiến của mình.

Các quyền là:

-Quyền được sống,được đi học,tham gia các hoạt động thể chất,...

-Quyền được sống chung với bố,mẹ ruột.

-Quyền được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt.

-Quyền được biết,được sở hữu và bảo mật các thông tin về bản thân.

 

Và một số các quyền khác của trẻ em.

25 tháng 4 2022

Refer

 

Thứ nhất, quyền được khai sinh và có quốc tịch.Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng.Thứ ba, quyền được sống chung với cha mẹ.Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự.Thứ năm, quyền được chăm sóc sức khỏe.Thứ sáu, quyền được học tập.Quyền Trẻ Em là điều cần thiết để những trẻ em được sống và lớn lên cách lành mạnh và an toàn. Nhờ có quyền trẻ em, tất cả các trẻ em thuộc mọi tầng lớp, mọi độ tuổi đều sẽ được bảo vệ trước pháp luật. Ngoài ra, quyền trẻ em còn giúp các em tham gia tích cực vào sự phát triển của bản thân.
25 tháng 4 2022

Tham khảo :3

Thứ nhất, quyền được khai sinh và có quốc tịch.Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng.Thứ ba, quyền được sống chung với cha mẹ.Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự.Thứ năm, quyền được chăm sóc sức khỏe.Thứ sáu, quyền được học tập.
5 tháng 4 2017

Quyền mà em đã được hưởng:

-   Được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, thương yêu.

-  Được bảo vệ, được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao.

-   Được tham gia bày tỏ ý kiến của mình.

Suy nghĩ của em là:

-   Em biết ơn cha mẹ, thầy, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ và đem lại cuộc sông hạnh phúc cho em.

Những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi:

-   Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc;

-   Làng trẻ SOS;

-   Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.

-   Các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật...

Các tổ chức đó bảo vệ và chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi, để các em được hưởng mọi quyền lợi, được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.



k nehs, thanks

15 tháng 11 2018

Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về mức độ, số lượng vụ việc, nhất là bóc lột sức lao động của trẻ em, các vụ hiếp dâm, dâm ô trẻ em, bạo hành gia đình, bạo lực học đường...

 Thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho thấy, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600-1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, thì số trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%.

Những vụ việc xâm hại trẻ em liên tiếp được công khai làm rúng động dư luận và cảnh báo “đỏ” về sự an toàn của những đứa trẻ và sự xuống cấp về đạo đức, ý thức pháp luật của những người trưởng thành[1].

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trước hết phải kể đến nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ; nhiều thói quen, phong tục, tập quán có hại cho trẻ em chưa được quan tâm đấu tranh loại bỏ như đánh con là việc “bình thường”. Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì họ không muốn có sự ”rắc rối ”liên quan đến họ. Nhận thức về sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức, đa phần những trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ty hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác.

Trong khi đó, vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng còn bị coi nhẹ, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bỏ học, lang thang kiếm sống và bị  bạo lực

Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em (khoảng 50% tổng số vụ vi phạm) và các thành viên khác trong xã hội phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự.

“Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước!”.

Việc “Tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, tạo cơ hội để các em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển”[2] là một trong những mục tiêu quan trọng, là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước ta, của toàn xã hội và của mỗi gia đình.

Cùng với việc phát triển kinh tế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Từ các bản Hiến pháp, các bộ luật, luật đến các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em phù hợp với các công ước quốc tế và truyền thống văn hoá của dân tộc.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu về một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định theo pháp luật quốc tế, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Hiến pháp năm 2013[3].

1. Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế

Trong Bộ luật Nhân quyền quốc tế, quyền trẻ em được chế định chủ yếu trong Công ước về quyền trẻ em (CRC, năm 1989) và hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung CRC được thông qua năm 2000 (Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, Nghị định thư về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang). Trong đó khái niệm “Trẻ em” được xác định là những người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, đây là một điều luật mở cho các quốc gia thành viên. Theo đó, các quốc gia thành viên có thể quy định các quyền trẻ em được bắt đầu ngay khi mang thai hay sau khi ra đời; và về độ tuổi được coi là trẻ em thấp hơn 18 tuổi so với quy định của CRC.

Quyền trẻ em được quy định dưới 04 dạng, trong đó 02 dạng đầu là quyền trực tiếp; hai dạng sau, tạm gọi là quyền gián tiếp hay quyền thụ động:

- Quyền: được sống và phát triển, có họ tên và quốc tịch,...

- Tự do (hay quyền cơ bản): tự do tiếp nhận thông tin, tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo,...

- Trách nhiệm của cha mẹ và xã hội: thực hiện các quyền trẻ em, có quyền và nghĩa vụ định hướng và đưa ra những chỉ dẫn phù hợp,...

- Bảo vệ của cha mẹ và xã hội: khỏi sự bóc lột và lạm dụng tình dục, khỏi bị mua bán và bắt cóc, khỏi bị tra tấn và tước đoạt tự do, khỏi ảnh hưởng của xung đột vũ trang,...

Nội dung quyền trẻ em trong CRC được phân thành 04 nhóm: a/ Nhóm quyền được sống hay được tồn tại (các Điều 5, 6, 24, 26, 27); b/ nhóm quyền được bảo vệ (các Điều 2, 7, 8, 9, 10, 11, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40); c/ nhóm quyền được phát triển (các Điều 17, 18, 28, 29, 31, 32); d/ nhóm quyền được tham gia (các Điều 12, 13, 14, 15, 17, 30).

2. Một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Hiến pháp năm 2013

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990.

Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 (trực tiếp là các Điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác), và trong tất cả các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (gồm cả lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2001), năm 2013. Trong Hiến pháp năm 1992, quyền trẻ em được chế định trực tiếp trong Điều 40 và được hàm chứa trong một số điều khác (Điều 50,...). Quyền trẻ em cũng được thể chế hóa trong nhiều bộ luật và luật, mà tập trung là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và trong Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em được quy định trực tiếp tại khoản 1, Điều 37. Cụ thể:

 Thứ nhất, quyền được khai sinh và có quốc tịch[4]

Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu[5]. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh[6].

Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức[7]. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội[8], theo đó:

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình[9].

- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con[10].

- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con[11].

- Khi con gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con[12].

- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự[13].

- Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra[14].

Cha mẹ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội[15], tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Thứ ba, quyền được sống chung với cha mẹ

Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em[16]. Các trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ được pháp luật quy định, gồm:

- Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù.

- Cha mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Trẻ em bị quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục…

Khi phải sống cách ly cha mẹ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em được bảo đảm như sau:

- Trong trường hợp, cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, thì trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế, trừ trẻ em dưới ba mươi sáu tháng tuổi.

- Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích; Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự[17].

- Trong các trường hợp này, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế cho trẻ em phải sống cách ly cha mẹ theo các hình thức giao cho người thân thích của trẻ em, giao cho gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em tại địa phương để chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

- Cơ quan có chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm xác minh điều kiện, hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế của người thân thích, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp trẻ em để đề xuất người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế đối với trẻ em phải sống cách ly cha mẹ; liên hệ và thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế; thường xuyên kiểm tra điều kiện sống của trẻ em phải sống cách ly cha mẹ sau khi giao cho người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

- Trong thời gian trẻ em ở trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, cha mẹ, người giám hộ của trẻ em này có trách nhiệm thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ; trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện phải tạo điều kiện để trẻ em giữ mối liên hệ với gia đình, gia đình thay thế; Ủy ban nhân dân, các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cấp xã, nơi có trẻ em vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, có biện pháp cụ thể để giúp đỡ trẻ em tiến bộ và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng khi trở về.

Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự[18],[19]

Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, quyền được chăm sóc sức khỏe[20]

Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

Thứ sáu, quyền được học tập[21]

Trẻ em có quyền được học tập, đối với bậc tiểu học trẻ em không phải đóng học phí, theo đó:

- Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập[22]. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

- Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Thứ bảy, quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch[23]

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi, theo đó:

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương. Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.

- Xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng.

Thứ tám, quyền được phát triển năng khiếu[24]

Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, theo đó:

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

Thứ chín, quyền có tài sản[25]

 Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Tài sản riêng của trẻ em bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của trẻ em, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em. Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ em[26] và đảm bảo quyền dân sự của trẻ em về tài sản, theo đó:

- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

- Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định.

....

Hiến pháp năm 2013 - một trong những thành tựu của gần 30 năm đổi mới của Việt Nam (1986 - 2016): “Đây là văn kiên pháp lý và đạo luật đặc biệt quan trọng phản ánh ý chí của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng bảo vệ phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới”[27].

Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thông qua Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến lớn trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng, Nhà nước và Nhân dân về vị trí và vai trò của Hiến pháp trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 đã có hiệu lực kể từ ngày 01/1/2014, các quy định về quyền con người, quyền công dân (trong đó, có quy định về quyền của trẻ em) trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, lao động - việc làm… cũng đã được quy định và khẳng định trong Hiến pháp năm 2013 với những đổi mới đáng kể[28].

Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 64/2013/QH13 Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[29], Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII[30] đối với việc triển khai thi hành Hiến pháp; công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính[31]. Theo đó, các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành liên quan đến quyền con người, quyền công dân, quyền được học tập, lao động, làm việc và nghỉ ngơi[32]…, được ban hành trước ngày Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực đã và đang được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013, trong đó: “Ưu tiên ban hành các luật về quyền con người - Tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là mục tiêu xuyên xuốt của Nhà nước ta”[33]./.

Vũ Hải Việt 


[1]Xem bài: Trẻ em bị xâm hại vì khoảng trống của pháp luật

http://treem.molisa.gov.vn/SIte/vi-vn/13/367/17601/Default.aspx

[2]Tiết a mục 1 Điều 1 Quyết định số 267/QĐ-TTg, ngày 22/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015.

[3]Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013

[4]Khoản 1 Điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[5]Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu

 http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=5597

[6]Điều 5.2 Văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 của Bộ Tư pháp Nghị định về đăng ký quản lý hộ tịch (“Văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP”).

[7]Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[8]Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

[9]Khoản 2 Điều 69, khoản 3 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[10]Khoản 1 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

[11]Khoản 2 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[12]Khoản 3 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[13]Khoản 1 Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[14]Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[15]Khoản 4 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[16]Điều 13 Điều 25 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[17]Khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[18]Điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[19]Điều 26 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[20]Điều 15 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[21]Điều 16 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; khoản 1 Điều 70 và Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[22]Khoản 1 Điều 11 Luật Giáo dục năm 2005

[23]Điều 17 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[24]Điều 18 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[25]Điều 19 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[26]Xem: Điều 76, 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[27]Trích: Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

[28]Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên chương “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và chuyển vị trí từ Chương V lên Chương II của Hiến pháp (sau Chương về Chế độ chính trị) để khẳng định tầm quan trọng của quyền con người, quyền công dân.  

[29]Nghị quyết số 64/2013/QH 13 ngày 28/11/2013 Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6 tháng 3 2022

1. Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

VIỆC LÀM MÀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI ĐÃ LÀM CHO EM?

Theo em là :

Gia đình :

+ Bố và mẹ luôn lo lắng chở che và ban tặng cho em những thứ quý hía và có lợi cho em 

nhà nước :

+ đã tạo điều kiện rât snhieeuf thứu cho ácc học sinh như gây dựng trường học 

6 tháng 3 2022

TK

1. Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

VIỆC LÀM MÀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI ĐÃ LÀM CHO EM?

Theo em là :

Gia đình :

+ Bố và mẹ luôn lo lắng chở che và ban tặng cho em những thứ quý hía và có lợi cho em 

nhà nước :

+ đã tạo điều kiện rât snhieeuf thứu cho ácc học sinh như gây dựng trường học 

10 tháng 4 2022

Những việc chưa đúng của người lớn :

- Ăn chặn tiền.

- Nhặt được của rơi nhưng không mang trả mà lại đút vào túi rồi làm của riêng mình.

- Tuyên truyền và vận động người dân ủng hộ tiền cho miền trung nhưng đằng sau ấy là họ muốn chuộc lợi cho bản thân. Họ đã  " không làm mà vẫn có ăn, lợi dụng lòng tốt của người dân".

- Bán thịt thối, bẩn , không đảm bảo vệ sinh an toàn.

- ........

Những việc làm chưa đúng với trẻ em :

- Đánh đập, hành hạ và chửi bới trẻ.

- Không cho đi học, bắt nghỉ học để kiếm tiền.

- Nói những từ ngữ cay nghiệt với trẻ em.

- Đối xử không công bằng.

- Dạo nạt, xúc phạm trẻ một cách tàn nhẫn và độc ác.

10 tháng 4 2022

Những việc chưa đúng của người lớn:

- Ăn chặn tiền từ thiện của dân, chẳng những ko giúp đc j mà còn đút túi làm của riêng. Điển hình  như vụ lũ lụt miền trung năm ngoái, các nghệ sĩ ăn tiền, lợi dụng lòng tốt của dân.

- Bán đồ mất vệ sinh, mất an toàn thực phẩm.

- Trộm cắp, lan truyền thông tin sai trái pháp luật.

- Buôn ma túi, thuốc phiện, buôn bán người trái phép,.v.v.

Những việc chưa đúng đối với trẻ em:

- Bạo hành sức lao động của trẻ

- Ko cho đến trường, đánh đập , xúc phạm trẻ.

- Đối xử ko công bằng, chửi bới, bắt nạt trẻ tàn nhẫn.

.....................

 

23 tháng 4 2016

đề cương ôn thi môn công dân 6 vnen pải hông?

 

6 tháng 12 2016

umk là đề môn công dân 6

trả lời đi

mik cug đang cần, biết ko vậy!

30 tháng 12 2018

Những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi:

- Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc;

- Làng trẻ SOS;

- Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.

- Các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật...

Các tổ chức đó bảo vệ và chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi, để các em được hưởng mọi quyền lợi, được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.

30 tháng 9 2016

là Tấm Cám, Truyện Kiều, Lọ Lem, ...

k nhé! ^_^

30 tháng 9 2016

tấm cám     thach sanh  cây tre tram đot

2 tháng 5 2019

Ko đăng câu hỏi linh tinh ko về môn học nhé!

2 tháng 5 2019

#)Ý kiến riêng :

Mk k có ý bác bỏ đâu nhưng ko nên đăng câu hỏi lung tung lên diễn đàn học tập nhé ! nếu muốn thì lên face đăng cho có nhiều ng giải thích cho :D

       #~Will~be~Pens~#

STTQuốc gia / lãnh thổDân sốThời điểm thống kê% so với dân số thế giớiNguồn ước tính
-Thế giới7.583.935.440Tháng 12, 2017100%CIA World Factbook ước tính
001 Trung Quốcn21,409,773,089Tháng 12, 201718,47%CIA World Factbook ước tính
002 Ấn Độ1,339,813,071Tháng 12, 201717,86%CIA World Factbook ước tính
003 Hoa Kỳ324,559,699Tháng 12, 20174,34%CIA World Factbook ước tính
004 Indonesia264,113,419Tháng 12, 20173,51%CIA World Factbook ước tính
005 Brasil209,362,327Tháng 12, 20172,81%CIA World Factbook ước tính
006 Pakistan197,173,785Tháng 12, 20172,62%CIA World Factbook ước tính
007 Nigeria191,101,593Tháng 12, 20172,55%CIA World Factbook ước tính
008 Bangladesh164,740,865Tháng 12, 20172,19%CIA World Factbook ước tính
009 Nga143,990,813Tháng 12, 20171,91%CIA World Factbook ước tính
010 México129,234,983Tháng 12, 20171,73%CIA World Factbook ước tính
011 Nhật Bản127,473,405Tháng 12, 20171,68%CIA World Factbook ước tính
012 Ethiopia105,069,739Tháng 12, 20171,39%CIA World Factbook ước tính
013 Philippines104,985,968Tháng 12, 20171,38%CIA World Factbook ước tính
014 Ai Cập97,635,127Tháng 12, 20171,27%CIA World Factbook ước tính
015 Việt Nam95,581,592Tháng 12, 20171,27%CIA World Factbook ước tính
016 Đức82,122,490Tháng 12, 20171,08%CIA World Factbook ước tính
017 CHDC Congo81,454,475Tháng 12, 20171,07%CIA World Factbook ước tính
018 Iran81,199,444Tháng 12, 20171,07%CIA World Factbook ước tính
019 Thổ Nhĩ Kỳ80,706,079Tháng 12, 20171,07%CIA World Factbook ước tính
020 Thái Lan69,044,823Tháng 12, 20170,91%CIA World Factbook ước tính
021 Vương quốc Anh66,198,093Tháng 12, 20170,87%CIA World Factbook ước tính
022 Phápn364,990,280Tháng 12, 20170,86%CIA World Factbook ước tính
023 Ý59,356,925Tháng 12, 20170,80%CIA World Factbook ước tính
024 Tanzania57,386,434Tháng 12, 20170,76%CIA World Factbook ước tính
025 Nam Phi56,746,658Tháng 12, 20170,74%CIA World Factbook ước tính
026 Myanmar53,391,020Tháng 12, 20170,73%CIA World Factbook ước tính
027 Hàn Quốc50,990,308Tháng 12, 20170,67%CIA World Factbook ước tính
028 Kenya49,752,258Tháng 12, 20170,64%CIA World Factbook ước tính
029 Colombia49,083,829Tháng 12, 20170,65%CIA World Factbook ước tính
030 Tây Ban Nha46,354,600Tháng 12, 20170,61%CIA World Factbook ước tính
031 Argentina44,289,760Tháng 12, 20170,59%CIA World Factbook ước tính
032 Ukraina44,213,831Tháng 12, 20170,59%CIA World Factbook ước tính
033 Uganda42,921,126Tháng 12, 20170,55%CIA World Factbook ước tính
034 Algérie41,349,457Tháng 12, 20170,55%CIA World Factbook ước tính
035 Sudan40,575,308Tháng 12, 20170,56%CIA World Factbook ước tính
036 Iraq38,319,028Tháng 12, 20170,51%CIA World Factbook ước tính
037 Ba Lan38,168,442Tháng 12, 20170,51%CIA World Factbook ước tính
038 Canada36,638,259Tháng 12, 20160,49%CIA World Factbook ước tính
039 Maroc35,759,934Tháng 12, 20170,47%CIA World Factbook ước tính
040 Afghanistan35,567,165Tháng 12, 20170,45%CIA World Factbook ước tính
041 Ả Rập Saudi32,965,633Tháng 12, 20170,44%CIA World Factbook ước tính
042 Peru32,182,792Tháng 12, 20170,43%CIA World Factbook ước tính
043 Venezuela31,995,134Tháng 12, 20170,42%CIA World Factbook ước tính
044 Uzbekistan31,929,851Tháng 12, 20170,41%CIA World Factbook ước tính
045 Malaysia31,642,781Tháng 12, 20170,41%CIA World Factbook ước tính
046 Angola29,826,899Tháng 12, 20170,35%CIA World Factbook ước tính
047 Mozambique29,705,753Tháng 12, 20170,39%CIA World Factbook ước tính
048   Nepal29,318,340Tháng 12, 20170,39%CIA World Factbook ước tính
049 Ghana28,861,202Tháng 12, 20170,38%CIA World Factbook ước tính
050 Yemen28,278,020Tháng 12, 20170,37%CIA World Factbook ước tính
051 Madagascar25,600,646Tháng 12, 20170,34%CIA World Factbook ước tính
052 CHDCND Triều Tiên25,496,112Tháng 12, 20170,34%CIA World Factbook ước tính
053 Úcn524,464,861Tháng 12, 20170,33%CIA World Factbook ước tính
054 Bờ Biển Ngà24,321,092Tháng 12, 20170,32%CIA World Factbook ước tính
055 Cameroon24,080,762Tháng 12, 20170,33%CIA World Factbook ước tính
056 Đài Loann423,405,309Tháng 12, 20170,31%CIA World Factbook ước tính
057 Niger21,512,738Tháng 12, 20170,29%CIA World Factbook ước tính
058 Sri Lanka20,880,164Tháng 12, 20170,28%CIA World Factbook ước tính
059 România19,675,210Tháng 12, 20170,26%CIA World Factbook ước tính
060 Burkina Faso19,217,446Tháng 12, 20170,26%CIA World Factbook ước tính
061 Malawi18,645,447Tháng 12, 20170,24%CIA World Factbook ước tính
062 Mali18,566,055Tháng 12, 20170,25%CIA World Factbook ước tính
063 Syria18,263,126Tháng 12, 20170,25%CIA World Factbook ước tính
064 Kazakhstan18,213,476Tháng 12, 20170,24%CIA World Factbook ước tính
065 Chile18,061,133Tháng 12, 20170,24%CIA World Factbook ước tính
066 Zambia17,116,254Tháng 12, 20170,23%CIA World Factbook ước tính
067 Hà Lan17,037,954Tháng 12, 20170,23%CIA World Factbook ước tính
068 Guatemala16,928,134Tháng 12, 20170,23%CIA World Factbook ước tính
069 Ecuador16,635,456Tháng 12, 20170,22%CIA World Factbook ước tính
070 Zimbabwe16,545,901Tháng 12, 20170,22%2008 UN estimate for year 2017
071 Campuchia16,015,597Tháng 12, 20170,21%CIA World Factbook ước tính
072 Sénégal15,869,883Tháng 12, 20170,21%2008 UN estimate for year 2017
073 Tchad14,919,687Tháng 12, 20170,20%2008 UN estimate for year 2017
074 Somalian714,761,211Tháng 12, 20170,15%2008 UN estimate for year 2017
075 Guinée12,731,317Tháng 12, 20170,18%2008 UN estimate for year 2017
076 Nam Sudann1612,590,896Tháng 12, 20170,17%CIA World Factbook ước tính
077 Rwanda12,221,211Tháng 12, 20170,16%Official estimate
078 Tunisia11,537,799Tháng 12, 20170,15%National Statiss Institute of Tunisia
079 Cuba11,485,018Tháng 12, 20170,15%Official estimate
080 Bỉ11,432,278Tháng 12, 20170,15%Eurostat estimate
081 Bénin11,189,049Tháng 12, 20170,15%Official estimate
082 Hy Lạp11,158,780Tháng 12, 20170,14%Eurostat estimate
083 Bolivia11,058,800Tháng 12, 20170,15%Official estimate
084 Haiti10,987,138Tháng 12, 20170,15%Official estimate
085 Burundi10,879,220Tháng 12, 20170,16%2008 UN estimate for year 2017
086 Cộng hòa Dominica10,772,213Tháng 12, 20170,14%Preliminary census result
087 Cộng hòa Séc10,618,615Tháng 12, 20170,14%Official estimate
088 Bồ Đào Nha10,327,764Tháng 12, 20170,14%Eurostat estimate
089 Thụy Điển9,913,803Tháng 12, 20170,13%Statiss Sweden
090 Azerbaijan9,831,824Tháng 12, 20170,13%State Statisal Committee of Azerbaijan
091 Hungary9,720,243Tháng 12, 20170,13%Official estimate
092 Jordan9,712,844Tháng 12, 20170,10%2008 UN estimate for year 2017
093 Belarus9,467,841Tháng 12, 20170,13%National Statisal Committee
094 UAE9,405,662Tháng 12, 20170,13%Official estimate
095 Honduras9,271,795Tháng 12, 20170,11%Official estimate
096 Tajikistan8,929,063Tháng 12, 20170,12%2008 UN estimate for year 2010
097 Áo8,736,434Tháng 12, 20170,12%Official estimate
098 Thụy Sĩ8,479,155Tháng 12, 20170,11%Official Switzerland Statiss estimate
099 Israeln88,327,047Tháng 12, 20170,11%Israeli Central Bureau of Statiss
100 Papua New Guinea8,258,512Tháng 12, 20170,11%2008 UN estimate for year 2017
101 Togo7,806,118Tháng 12, 20170,10%2008 UN estimate for year 2017
102 Sierra Leone7,564,302Tháng 12, 20170,09%2008 UN estimate for year 2017
103 Hồng Kông7,367,510Tháng 12, 20170,10%Hong Kong Census and Statiss Department
104 Bulgaria7,082,625Tháng 12, 20170,11%Official estimate
105 Lào6,862,273Tháng 12, 20170,09%Official estimate
106 Serbian66,859,271Tháng 12, 20170,09%Official estimate
107 Paraguay6,815,098Tháng 12, 20170,09%2008 UN estimate for year 2017
108 El Salvador6,379,318Tháng 12, 20170,08%2008 UN estimate for year 2017
109 Libya6,378,199Tháng 12, 20170,09%2008 UN estimate for year 2017
110 Nicaragua6,220,572Tháng 12, 20170,08%2008 UN estimate for year 2017
111 Liban6,085,494Tháng 12, 20170,08%2008 UN estimate for year 2017
112 Kyrgyzstan6,048,819Tháng 12, 20170,08%Official estimate
113 Turkmenistan5,762,032Tháng 12, 20170,07%2008 UN estimate for year 2017
114 Đan Mạch5,734,466Tháng 12, 20170,08%Statiss Denmark
115 Singapore5,712,500Tháng 12, 20170,08%Statiss Singapore
116 Phần Lann95,524,065Tháng 12, 20170,07%Official Finnish Population clock
117 Slovakia5,447,805Tháng 12, 20170,07%Statiss Slovakia
118 Na Uyn105,307,478Tháng 12, 20170,07%Official Norwegian Population clock
119 Cộng hòa Congo5,266,693Tháng 12, 20170,06%2008 UN estimate for year 2017
120 Eritrea5,073,859Tháng 12, 20170,07%2008 UN estimate for year 2017
121 Palestine4,926,112Tháng 12, 20170,07%Palestinian Central Bureau of Statiss
122 Costa Rica4,907,913Tháng 12, 20170,07%Official estimate
123 Ireland4,763,132Tháng 12, 20170,06%Irish Central Statiss Office estimate 2010
124 Liberia4,737,106Tháng 12, 20170,06%2008 UN estimate for year 2017
125 New Zealand4,707,799Tháng 12, 20170,06%Official New Zealand Population clock
126 Cộng hòa Trung Phi4,661,919Tháng 12, 20170,07%2008 UN estimate for year 2017
127 Oman4,645,028Tháng 12, 20170,06%Preliminary census results
128 Mauritanie4,425,433Tháng 12, 20170,06%2008 UN estimate for year 2017
129 Croatia4,188,361Tháng 12, 20170,06%Eurostat estimate
130 Kuwait4,140,007Tháng 12, 20170,05%2008 UN estimate for year 2017
131 Panama4,101,438Tháng 12, 20170,05%Final 2017 census results
132 Moldovan124,050,864Tháng 12, 20170,05%National Bureau of Statiss of Moldova
133 Gruzian113,911,508Tháng 12, 20170,05%National Statiss Office of Georgia
134 Puerto Rico3,662,920Tháng 12, 20170,05%2017 census
135 Bosna và Hercegovina3,506,610Tháng 12, 20170,05%Official estimate
136 Uruguay3,457,314Tháng 12, 20170,05%Official estimate
137 Mông Cổ3,077,643Tháng 12, 20170,04%Official Mongolian population clock
138 Armenia2,930,683Tháng 12, 20170,04%Quarterly official estimate
139 Albania2,930,349Tháng 12, 20170,04%Institute of Statiss INSTAT Albania
140 Jamaica2,890,694Tháng 12, 20170,04%2008 UN estimate for year 20107
141 Litva2,889,552Tháng 12, 20170,04%Monthly official estimate
142 Qatar2,642,088Tháng 12, 20170,03%Preliminary 2010 Census Results
143 Namibia2,536,066Tháng 12, 20170,03%2008 UN estimate for year 2017
144 Botswana2,293,485Tháng 12, 20170,03%Official estimate
145 Lesotho2,234,584Tháng 12, 20170,03%2008 UN estimate for year 2017
146 Gambia2,103,302Tháng 12, 20170,03%2008 UN estimate for year 2017
147 Macedonia2,083,241Tháng 12, 20170,03%Eurostat estimate
148 Slovenia2,080,064Tháng 12, 20170,03%Official Slovenian population clock
149 Gabon2,027,135Tháng 12, 20170,02%2008 UN estimate for year 2017
150 Latvia
25 tháng 4 2018

kể xong mòn tay