Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những thông tin về phong trào Thơ mới:
- Có thể chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939.
+ Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ....
+ Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới bắt đầu theo khuynh hướng triết luận với những bế tắc, sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận….
- Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.
* Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1932 – 1935: Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên.
- Giai đoạn 1936 - 1939: Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đoạn này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương - 1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”
→ Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.
- Giai đoạn 1940 - 1945: Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào.
- Hiểu biết về phong trào Thơ mới:
+ Tinh thần thơ mới được gói gọn trong một chữ “tôi”. Cái tôi của các nhà thơ mới là bản ngã của con người. Chỉ khi nào cái tôi ấy được giải phóng thì thi nhân mới có thể nói lên những điều thành thực tự đáy lòng mình. Cái tôi trong thơ mới chính là khát vọng được thành thực, là sự khẳng định bản ngã của nhà thơ trước cuộc đời, là sự tự ý thức về cá nhân mình trong cuộc sống xã hội.
+ Thơ Mới là thơ ca phản ánh cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ với tất cả các cung bậc phong phú đa dạng, phức tạp của nó thông qua hình thức nghệ thuật có nhiều đổi mới, cách tân nhằm phát huy cá tính sáng tạo độc đáo của mỗi người nghệ sĩ.
- Lối văn phê bình của Hoài Thanh:
+ Đặt vấn đề rõ, gọn.
+ Dẫn dắt vấn đề khoa học, khéo léo và dễ hiểu, đảm bảo liền mạch trong hệ thống luận điểm.
+ Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc.
+ Nghệ thuật lí luận chặt chẽ, thấu đáo khoa học.
Đáp án D
Phong trào 1930-1931 là sự lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản với sự nghiệm cách mạng. Đây cũng là lần đầu tiên có sự kết hợp đấu tranh của công nhân và nông dân (liên minh công nông) giành chính quyền từ đế quốc, phong kiến ở đia phương lập ra các chính quyền Xô viết.
Phong trào 1930-1931 là sự lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản với sự nghiệm cách mạng. Đây cũng là lần đầu tiên có sự kết hợp đấu tranh của công nhân và nông dân (liên minh công nông) giành chính quyền từ đế quốc, phong kiến ở đia phương lập ra các chính quyền Xô viết.
Vì:
+ Thể thơ tự do
+ Không tuân theo lối vần luật, niêm luật như các thể loại thơ cổ
+ Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.
Đầu thập niên 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc vận động đề xướng sử dụng các thể loại thơ mới, không tuân theo lối vần luật, niêm luật của các thể loại thơ cổ.
Đầu thập niên 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc vận động đề xướng sử dụng các thể loại thơ mới, không tuân theo lối vần luật, niêm luật của các thể loại thơ cổ. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học tên gọi Phong trào Thơ Mới.
Thơ Mới nói chung và Phong trào Thơ Mới nói riêng là một thế giới mênh mông mà ở đó mọi cao vọng khám phá tận cùng đều dễ trở nên hoang tưởng. Chúng ta lại chịu sức ép của một thời gian hạn định nên mục đích “tri ngộ” đầy đủ bản chất của nó càng quá khó. Vượt ra khỏi quỹ đạo của văn chương trung đại Phương Đông, bỏ qua những quan điểm tư tưởng nghệ thuật Trung Hoa cổ và kiểu sáng tác ước lệ có tính phi ngã, từ chối chất liệu chữ Hán, chữ Nôm và những quy phạm quá chặt chẽ của hình thức văn chương cổ, nền văn học Việt Nam hiện đại những năm đầu thế kỷ đã chuyển động một cách mạnh mẽ về phía trước. Thế nhưng câu hỏi nền thơ hiện đại Việt Nam bắt đầu từ đâu, 1900, 1930 hay trước nữa. Tản Đà tiên sinh được Hoài Thanh đặt ở vị trí đầu cuốn Thi nhân Việt Nam và được gọi là con người thơ của hai thế kỷ nhưng có phải là người mở đầu không ? Vấn đề quả nhiên là khó . Trong bước tiến ấy, phong trào thơ Mới, một cuộc cách mạng về thi ca về mặt danh chính ngôn thuận có thể được đánh dấu ngày 10-03-1932 khi Phan Khôi in bài Tình già trên tờ Phụ nữ Tân văn số 122. Từ đó qua 10 năm đấu tranh bằng cả lý luận lẫn thực tiễn sáng tạo với một loạt các tên tuổi sáng chói đã khiến phong trào thơ Mới trưởng thành và giành chiến thắng hoàn toàn trước thơ cũ. Tuyên ngôn và hành động đi đôi, Thế Lữ , Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp rồi đến Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Tế Hanh, Chế lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương… cùng một loạt các tác giả khác trên 10 năm đã tạo nên được một dàn hợp ca với nhiều cung bậc độc đáo và nó đã rung lên mạnh mẽ. Sự kiện được xem như kết thúc phong trào văn chương có một không hai ấy để từ đó nó hoà tan vào nền văn học đương đại và lớn mạnh là lời tựa tập thơ Mùa cổ điển (Quách Tấn) của Chế Lan Viên mà lời lẽ như một khúc khải hoàn ca. Bằng tất cả sự hăng hái nhiệt thành của tuổi 20, nhà thơ Lưu Trọng Lư đã coi việc làm của Phan Khôi có ý nghĩa mở ra một lối thoát “một tiếng chuông cảnh tỉnh làng thơ giữa lúc đang triền miên trong cõi chết” (Phụ nữ Tân Văn , số 153, 6-1932). Thực ra trước một mốc lịch sử ấy, ý hướng đổi mới đã manh nha từ những ý tưởng của Phan Khôi trên Đông pháp thời báo (1928) , và của Trịnh Đình Rư trên Phụ nữ Tân văn số 26 (1929) và cả bản dịch bài ca La cigale et la fourmi (Con ve và cái kiến – La Fontaine ) của Nguyễn Văn Vĩnh. Bài thơ Tình già “trình làng” như là một qủa bom tuyên chiến khởi sự cuộc tranh cãi quyết liệt giữa hai phái thơ cũ và thơ Mới; phái thơ cũ với Nguyễn Văn Hanh, Tản Đà, Thái Phỉ , Huỳnh thúc Kháng…; phái thơ Mới với Phan Khôi, Nguyễn Thị Kiêm, Nguyễn Trường Bách, Lê Tràng Kiều, Hoài Thanh, Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Lưu Trọng Lư,… là tổng kết phong trào thơ mới trong cuốn sách phê bình có tầm thế kỷ: Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân.