Lịch sử thành phố Nam Định.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Xác định vị trí: Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Sài Gòn, tiếp giáp với Biển Đông và nhiều tỉnh của vùng Nam Bộ, như: Tây Ninh, Bình Dương; Đồng Nai; Tiền Giang; Long An.
• Yêu cầu số 2: Trước khi mang tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976, Thành phố còn có tên gọi khác như: Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớ
- Hiện nay, em đang sống ở thành phố Hà Nội.
- Hà Nội được biết đến với những nét đặc trưng như:
1. Hà Nội 36 phố phường
2. Lễ thượng cờ và hạ cờ
3. Xóm đường tàu
4. Cà phê trứng
5. Hà Nội 12 mùa hoa
6. Chợ hoa đêm Quảng Bá
7. Cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng
8. Cốm Hà Nội
Em đang sống ở TPHCM.
Ở đây là trung tâm kinh tế của cả nước, là đầu tàu kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, nơi đây cực kỳ năng động những hoạt động nghệ thuật, thể thao đặc sắc. Bên cạnh đó, đây còn là nơi có rất nhiều những di tích lịch sử đặc biệt, ví dụ như Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà
Câu 1. Năm 1698. Chúa Nguyễn cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn.
Câu 2. ngày 2-7-1976
Câu 3. 6 lần đổi tên
Câu 4. Em nghĩ rằng người dân ở Tp HCM đã có ý thức tốt chấp hành quy định phòng dịch, tuy nhiên vẫn có một số đối tượng làm trái lệnh và cố ý làm khó các chiến sĩ công an. Từng có một thời gian nhà nước tập trung giúp đỡ cho Tp HCM rất nhiều, các tỉnh thành phố khác phải kêu gọi các y bác sĩ tới Tp HCM vì bị thiếu nhân lực. Kể cả những việc như tiêm phòng vaccin thì Tp HCM cũng được ưu tiên và thực hiện trước các thành phố khác. Đến bây giờ khi các thành phố khác cần sự giúp đỡ, Tp HCM cũng đã làm những việc tương tự như trên, kêu gọi những người trẻ cùng nhau giúp đỡ những người đang gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid. Tuy bệnh dịch Covid đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người, làm người dân ta phải khổ sở, nhưng cũng vì nó mà ta biết được tinh thần đoàn kết và tính mạng con người quan trọng như thế nào. Chỉ có cùng nhau hợp sức thì mới có thể chiến thắng được đại dịch.
Câu 1. Năm 1698. Chúa Nguyễn cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn.
Câu 2. ngày 2-7-1976
Câu 3. 6 lần đổi tên
Câu 4. Em nghĩ rằng người dân ở Tp HCM đã có ý thức tốt chấp hành quy định phòng dịch, tuy nhiên vẫn có một số đối tượng làm trái lệnh và cố ý làm khó các chiến sĩ công an. Từng có một thời gian nhà nước tập trung giúp đỡ cho Tp HCM rất nhiều, các tỉnh thành phố khác phải kêu gọi các y bác sĩ tới Tp HCM vì bị thiếu nhân lực. Kể cả những việc như tiêm phòng vaccin thì Tp HCM cũng được ưu tiên và thực hiện trước các thành phố khác. Đến bây giờ khi các thành phố khác cần sự giúp đỡ, Tp HCM cũng đã làm những việc tương tự như trên, kêu gọi những người trẻ cùng nhau giúp đỡ những người đang gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid. Tuy bệnh dịch Covid đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người, làm người dân ta phải khổ sở, nhưng cũng vì nó mà ta biết được tinh thần đoàn kết và tính mạng con người quan trọng như thế nào. Chỉ có cùng nhau hợp sức thì mới có thể chiến thắng được đại dịch.
Đi từ Bắc vào Nam ta có các tỉnh và thành phố:
+ Các tỉnh : Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kan, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắc Lắk, Kom Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
+ Các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ
Danh lam thắng cảnh : Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, Núi Tam Đảo, núi Ba Vì, núi Ngự Bình, Động Tam Thanh, Động Phong Nha, Đèo Ngang, Đèo Hải Vân ...
Di tích lịch sử : Cổ Loa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng thành Huế, Cây đa Tân Trào,...
Từ thế kỷ II đến XIV, Hội An thuộc đất Champa, với tên gọi Lâm ấp Phố, là cảng thị phát triển, thu hút nhiều thương gia Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời gian khá dài, Chiêm cảng – Lâm ấp Phố đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Những dấu tích nền tháp Chăm, giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm còn lại cùng những mảnh gốm sứ Trung Quốc, Ðại Việt, Trung Ðông thế kỷ II-XIV được lấy lên từ lòng đất càng làm sáng tỏ một giả thiềt từng có một Lâm Ấp Phố (thời Chăm Pa) trước Hội An (thời Ðại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với sự phát triển phồn thịnh.
Do những biến động của lịch sử, trong khoảng thời gian vài thế kỷ, vùng đất này cũng đã bị lãng quên. Nhờ môi trường sông nước thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, đô thị – thương cảng Hội An lại được tái sinh và phát triển thịnh vượng. Từ năm 1585 khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và Quảng Nam (năm 1570) cùng con trai là chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở mang đất đai, phát triển kinh tế Đàng Trong thì Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của cả nước và cả khu vực Ðông Nam Á thời đó.Từ cuối thế kỷ 19, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi, “cảng thị thuyền buồm” Hội An suy thoái dần và mất hẳn, nhường vai trò lịch sử của mình cho ” cảng thị cơ khí trẻ”ớ Ðà Nẵng. Nhưng cũng nhờ đó, Hội An đã tránh khỏi được sự biến dạng của một thành thị trung – cận đại dưới tác động của đô thị hóa hiện đại để bảo tồn cho đến ngày nay một quần thể kiến trúc đô thị cổ hết sức độc đáo, tuyệt vời.
Trong suốt 117 năm kháng chiến chống ngoại xâm (1858 – 1975), hàng nghìn người dân Hội An đã ngã xuống cho độc lập và thống nhất đất nước. Nhiều địa phương và một số người trong số họ đã được phong tặng danh hiệu “An
Vào ngày 22/8/1998, Hội An được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân”. Hơn một năm sau, ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới và vào ngày 24/8/2000. Hội An rất tự hào với danh hiệu cao quý “Di sản Văn hóa thế giới”. Trước vinh dự lớn đó, Hội An đã, đang và sẽ vẫn là một quần thể kiến trúc cổ, một đô thị cổ của Việt Nam và thế giới.
Rủ nhau đi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch em hãy giới thiệu (khoảng 2 đến 3 trang A4) về Lịch sử 36 phố phường của Thăng Long - Hà Nội.
Trả lời:
Xin kính chào mọi người, tiếp theo tôi xin được giới thiệu cho quý khách về phố cổ Hà Nội.
Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội như sau:
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Khu “Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. Đây là một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý – Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô. Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông. Thời Lý – Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu. Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ – Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây. Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây.
Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ “Hàng” đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.
Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc, … Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa, như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch…
* Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa… để đốt cúng cho người âm. Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoai ra, tại đây cũng là nơi bán các hàng trang trí phông màn đám cưới với các hình cắt cô dâu, chú rể làm tự bọt xốp nhiều màu sắc.
* Liên quan đến phố Hàng Mã còn có phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa…
* Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình[2], kéo người trong họ hàng và nguời làng Trâu Khê (huyện Bình Giang – Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
* Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào)
* Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lượcgỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa cất cho các cửa hàng xén bán cho các cô làm đồ trang điểm
* Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo làm nghề “ve chai”, chuyên thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác)
* Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây…
* Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà
* Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng (chứ không phải đồ đồng nát) như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ…
Mong rằng mọi người sẽ hiểu hơn về 'Hà Nội 36 phố phường'.
Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."
Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.
Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội ba sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.
Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.
Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.
Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.
Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.
Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.
Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.
Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.
Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại.
Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.
Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.
Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là quá xinh.
Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.
Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.
Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.
Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...
Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).
Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.
Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.
Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.
Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...
Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).
Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...
Mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa ra vào và cửa sổ. Phố xá yên tĩnh hơn. Sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo giờ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối, sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da...). Dân cư ở khu phố cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một.
Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.
Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.
Chúc mọi người tham quan vui vẻ!
Các bạn đã nghe những câu chuyện dân gian quen thuộc liên quan tới hà Nội chưa? Tôi tin một điều rằng các bạn chắc hẳn cũng đã từng nghe nhưng cũng chưa đủ để chứng tỏ rằng các bạn biết hết về Hà Nội. Những con đường, phố cổ nên thơ tạo ra một bức tranh huyền bí mang đầy màu sắc. Con người nơi đây hòa đồng,.... Bạn biết không? Những câu chuyện truyền thuyết về hồ Gươm ( hồ Hoàn Kiếm ) nơi vị anh Hùng Lê Lợi hoàn trả gương cho rùa vàng. Nơi đây vẻ đẹp trù phú với đặc sản nổi tiếng.
..............
Phần kết bài:
Vẻ đẹp của Hà Nội và những câu ca dao chưa hẳn là đã kết thúc từ đó, nó luôn mang những dấu ấn trang lịch sử và mở ra thời kì mới cho xã hội. Vẻ đẹp của 36 phố mỗi con phố là mang 1 ý nghĩa mang 1 cái tên riêng biệt mà không giống với nhau. Hà Nội trải dài, đi tới đâu bạn cũng có thể ngắm vẻ đẹp ấy của thiên nhiên đất trời ban tặng. Vì vậy, 36 phố và cả thủ đô Hà Nội vẫn còn là những điều huyền bí mà bạn mới chỉ biết một phần nào đó.
a) Tên ba tỉnh hoặc thành phố :
-Hải Phòng, Vinh, Cần Thơ, Tây Ninh, Bình Dương,...
b) Tên ba danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng :
-Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, địa đạo Củ Chi, Nha Trang,..
c) Tên ba đảo hoặc quần đảo của nước ta :
-Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quốc
1. Lịch sử hình thành
Thànhphố Nam Định có lịch sử hơn 750 năm hình thành và phát triển. Năm 1262, nhà Trần đã xây dựng Nam Định thành thủ phủ Thiên Trường dọc bờ hữu ngạn sông Hồng. Năm1831, nhà Nguyễn đặt tên là tỉnh Nam Định. Dưới thời Nguyễn, Nam Định là một thành phố lớn cùng với Hà Nội và Huế. Thời đó Nam Định còn có trường thi Hương,thi Hội, có Văn Miếu.
Dưới thời Pháp thuộc, Nam Định được Toàn quyền Đông Dương công nhận là thành phố vào ngày 17/10/1921. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa quy định trong Sắc lệnh số 77 năm 1945, Nam Định là thành phố đặt dưới quyền cấp kỳ (Bắc Bộ). Từ năm 1945-1956, Nam Định là thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 3/9/1957, sáp nhập thành phố Nam Định vào tỉnh Nam Định, là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định.
Đến ngày 06/11/1996, sau nhiều lần chia tách sáp nhập, thành phố Nam Định chính thức là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định đến ngày nay.
Ngày 24/9/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 183/1998/QĐ-TTg công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại II.
Ngày
28/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2106/QĐ-TTg công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định.
Cùng với lịch sử hình thành và phát triển, Đảng bộ và nhân dân thành phố Nam Định luôn luôn tự hào về mảnh đất quê hương. Sự tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân Nam Định đã và đang góp phần tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp của một thành phố đang từng bước trở thành đô thị trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng,có vai trò quan trọng trong hệ thống đô thị Việt Nam.
2. Vị trí địa lý
Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định cách Thủ đô Hà Nội 90km về phía Tây Bắc, cách thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình 18km và cách thành phố Hải Phòng 90km về phía Đông Bắc, cách thành phố Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình 28km về phía Nam, cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam 30km về phía Tây Bắc.
Thành phố Nam Định là đầu mối giao thông quan trọng. Giao thông qua thành phố Nam Định dày đặc và thuận tiện bao gồm: quốc lộ QL21, QL10; đại lộ Thiên Trường - có vaitrò chiến lược, nối trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh với vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam tỉnh; ngoài ra hệ thống đường tỉnh có dạng hướng tâm đi cáchuyện (Các Tỉnh lộ: 486, 487, 488, 490, 490B, 490C); có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, Ga Nam Định là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam,thuận tiện cho hành khách vùng Nam đồng bằng đi đến các thành phố lớn trong cảnước như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Chức năng vai trò đối với tỉnh Nam Định
Trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách tỉnh, thành phố Nam Định luôn được xác định là Trung tâm chính trị - kinh tế - khoa học kỹ thuật của tỉnh Hà Nam Ninh, tỉnh Nam Hà và nay là tỉnh Nam Định. Nằm ở trung tâm khu vực phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng (gồm 4 tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình); nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh). Như vậy, thành phố Nam Định có tầm ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của tỉnh Nam Định nói riêng và vùng Nam đồng bằng sông Hồng nói chung theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốcphòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
II. Hiện trạng pháttriển
1. Diện tích và cơ cấu các loại đất
Theo kết quả kiểm kê diện tích đất đai năm 2017, thành phốNam Định với tổng diện tích đất tự nhiên là 46,41 km2; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 15,8 km2 (1.580,00 ha), chiếm34,04%; đất phi nông nghiệp có 30,53 km2 (3.053,83 ha), chiếm 65,79%. Khu vực nội thành có diện tích 18,23 km2;khu vực ngoại thành có diện tích 28,18 km2.
2. Dân số và lao động
Dân số, độ tuổi và thành phần dân tộc: theo số liệu thống kê năm 2017, thành phố Nam Định có dân số thường trú là 252.008 người. Trong đó có 120.341 nam (chiếm 47,75% tổng dân số) và 131.667 nữ (chiếm 52,25% tổng dân số).
Lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp: thành phố Nam Định có 108.827 lao động làm việc trong các ngành kinh tế,trong đó số lao động nông nghiệp là 4.558 người chiếm 4,19% và tổng số lao động phi nông nghiệp là 104.269 người, chiếm 95,82 (bao gồm các ngành như: công nghiệp,xây dựng, chế tạo, thương nghiệp, vận tải, kinh doanh...).
3. Điều kiện tự nhiên
Địa chất: thuộc thềm đất bồi tương đối yếu, mức nước ngầm cao. Địa tầng phân bố từ trên xuống dưới là: Lớp đất sét – Lớp sét pha – Lớp bùn sét pha – Lớp cát và lớp bùn sét pha.
Địa hình: Thành phố Nam Định nằmgiữa châu thổ sông Hồng nên địa hình tự nhiên tương đối bằng phẳng, nghiêng vàthấp dần từ tây bắc xuống đông nam, cao độ từ 2,5 đến 4,2m so mực nước biển,trên địa bàn có nhiều ao, hồ, kênh mương với sông Đào chảy qua giữa thành phốtheo hướng Bắc - Tây Nam. Thành phố Nam Định có 3 lưu vực tiêu thoát nướcchính: lưu vực phía Tây Nam với kênh chính là Kênh Gia, lưu vực phía Bắc với kênh chính là T3-11; lưu vực 3 phường, xã phía nam sông Đào với kênh chính là CT2.
Nhìn chung địa hình thành phố ổn định, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình hạ tầng và nhà ở dân cư cũng như cấp và tiêu thoát nước.
Thủy văn: Tài nguyên nước của thành phố Nam Định khá phong phú, dầy đặc với mật độ sông 0,5- 0,7 km/km2, hướng chảy chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam. Chế độ thủy văn của thành phố phụ thuộc nhiều vào 2 con sông lớn, có lưu lượng dòng chảy cao là sông Hồng, sông Đào. Nguồn nướcmặt của thành phố Nam Định cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu là sông Đào. Ngoài ra trên địa bàn có hơn 22 km kênh mương hở, hơn 10 hồ lớn (Truyền Thống,Vỵ Xuyên, Vỵ Hoàng, Năng Tĩnh, An Trạch, Bảo Bối, Sơn Nam, Đầm Đọ, Đầm Bét (9 hồ đã kè và xây tường dạo); hồ Hàng Nan (đang triển khai dự án kè)) tổng diện tích trên 60 ha và hàng trăm ao nhỏ nằm ở các xã ngoại thành đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và điều hoà không khí, tạo cảnh quan “xanh” cho thành phố.
Trên địa bàn thành phố Nam Định có nguồn nước ngầm tương đối phong phú, nằm ở tầng chứa nước lỗ hổng Plutoxen (HN), độ sâu trung bình 40-120m, chưa được khai thác nhiều để phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân do chất lượng nước chưa đảm bảo.
Khí hậu: Cũng như các huyện khác của tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định mang đầy đủ đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nổi bật là nóng, ẩm, mưa nhiều và có 4 mùa rõ rệt:
-Nhiệt độ: nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình khoảng 23-24oC, số tháng cónhiệt độ cao hơn 28oC là 5 tháng; mùa đông nhiệt độ trung bình là 18,9oC, thánglạnh nhất là tháng 1 và tháng 2; tháng nóng nhất là tháng 7 và 8. Nhiệt độ không khí thấp thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, cao dần từ tháng4 đến tháng 8. Nhìn chung nhiệt độ không khí ở thành phố Nam Định tương đối đồng đều giữa các tháng, khá thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển và tăng trưởng.
-Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình hàng năm khá cao (khoảng 84%) và thay đổi theo mùa. Chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng trong năm không lớn, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, độ ẩm cao cũng gây ảnh hưởng không tốt cho việc chế biến và bảo quản thức ăn gia súc, giống cây trồng ...
-Chế độ mưa: lượng mưa khá lớn, trung bình năm từ 1.700- 1.800 mm. Phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn thành phố nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là từ tháng 7- 9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, các tháng mưa ít nhấtlà tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau.
-Nắng: hàng năm có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng 1.650- 1.700 giờ, mùa hèđến mùa thu có tới 1.100- 1.200 giờ (bằng 70% giờ nắng/năm).
-Gió: hướng gió thịnh hành trong năm thay đổi theo mùa. Mùa đông gió thịnh hànhtheo hướng Bắc với tần suất 70 – 80%, tốc độ gió trung bình 2,4 – 2,6 m/s; những tháng cuối mùa đông gió chuyển dần theo hướng Đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành theo hướng Đông Nam với tần suất 50 – 70 %, tốc độ gió từ 1,9 – 2,2 m/s. Mùa hè thường có bão, tập trung vào tháng 7,8,9 trong năm, bình quân 2 trận bão/năm.
Nhìn chung khí hậu tại thành phố Nam Định thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng năm có thể gieo trồng từ 2 đến 3 vụ.
Gửi bn, mạng nhá.