K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2024

Tham khảo:

 

ặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn trong trẻo, nhẹ nhàng, giàu chất thơ và ý nghĩa của nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970. Truyện ngắn đã truyền tải được một ý nghĩa rất hay về hình ảnh đẹp của những con người lao động thông qua việc xây dựng được những nhân vật đẹp như: Ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh lái xe…Đặc biệt nhất đó là nhân vật anh thanh niên.

Anh thanh niên trẻ là cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Anh là “người cô độc nhất thế gian”, một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ cây phong, lạnh rét. Anh cô độc đến thèm người và luôn nhớ người, bởi anh sinh ra có gia đình, cha mẹ, quê hương, làm sao không thèm, không nhớ? Nỗi nhớ khiến anh phải chặt cây chắn đường để được gặp người. Anh đã làm quen được với bác lái xe từ đó. Lần này qua bác lái xe, anh lại được làm quen với ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, niềm vui ấy càng tiếp thêm cho anh tình yêu cuộc sống hơn bao giờ hết.

Công việc mỗi ngày của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc tuy không khó nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ “ốp” – vốn vẫn rất thất thường – mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,… Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, những điều đó có thể giết chết một con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời.

Công việc thì vô cùng gian khổ là vậy, phải làm việc ở nơi thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng anh luôn coi công việc là niềm vui của mình, tự giác trong công việc. Anh triết lí về công việc của mình: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” và “ nếu không có nó thì cháu buồn đến chết mất”. Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Anh chưa bao giờ lơ là công việc, anh luôn đề ra cho mình những nhiệm vụ công tác và luôn cố gắng vượt mọi thử thách khó khăn để đạt được kết quả tốt nhất. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn, chính vì vậy anh ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình đối với công việc. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: “bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chăng đường dài”. Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là “cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp”, anh mang lại cho cô “bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên”. Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.

Hơn nữa anh thanh niên còn tự biết tạo niềm vui cho cuộc sống của mình bằng cách: Anh còn đọc sách ngoài giờ làm việc, anh nuôi gà trồng hoa…Anh tạo cho mình một cuộc sống ngăn nắp ở trạm khí tượng, phong phú về cả vật chất lẫn tinh thần, một cuộc sống chủ động, làm chủ mình và có ích cho đời. Chúng ta không chỉ yêu mến anh thanh niên ở sự chủ động trong cuộc sống; trong tinh thần say mê, có trách nhiệm với công việc; sự cởi mở, chân thành mà anh dành cho mọi người mà còn bởi anh luôn là một người rất khiêm tốn, luôn đề cao người khác. Khi được ông họa sĩ khen ngợi và tỏ ý muốn vẽ chân dung anh nhưng anh một mực từ chối vì anh cảm thấy sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh luôn say sưa ca ngợi mọi người, anh nói thành thực: “Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét mới một mình hơn cháu…Hay là bác vẽ đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu…”

“ Trong cái im lặng của Sa pa” thì anh thanh niên như một âm thanh trong trẻo phá tan sự im lặng đáng sợ đó. Tác giả Phạm Thành Long đã thực sự rất thành công khi xây dựng một hình ảnh đẹp- anh thanh niên. Anh thanh niên là một tấm gương sáng cho thê hệ trẻ học tập về phong cách sống và làm việc đầy trách nhiệm, say mê, nhiệt huyết và lạc quan, yêu đời.

 

31 tháng 12 2023

Dưới bóng núi Sa Pa, nơi thiên nhiên hùng vĩ gặp gỡ với vẻ đẹp của con người, em đã chứng kiến một hình ảnh đầy ấn tượng. Một người phụ nữ trẻ, với ánh mắt tỏa sáng và nụ cười tươi tắn, đang dốc hết sức lực và tâm huyết vào công việc xây dựng một cầu treo vượt qua những thung lũng sâu thẳm.

 

Cô kỹ sư này không chỉ là một nhà thiết kế tài ba, mà còn là một người tình nguyện viên đầy lòng nhân ái. Cầu treo mà cô đang xây dựng không chỉ là một công trình kỹ thuật, mà còn là một biểu tượng của sự kết nối và hy vọng. Nó sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng, giúp những người dân vượt qua những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

 

Trong quá trình xây dựng cầu treo, cô kỹ sư đã phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Nhưng bằng sự kiên nhẫn, sáng tạo và tinh thần không ngừng nỗ lực, cô đã vượt qua mọi trở ngại và tiến gần hơn đến mục tiêu của mình. Cô là một nguồn cảm hứng cho những người xung quanh, khuyến khích họ tin tưởng vào khả năng của bản thân và khát khao thay đổi.

 

Cuộc gặp gỡ với cô kỹ sư này đã làm cho em nhận ra rằng, trong cuộc sống, không có gì là không thể nếu ta có đủ lòng kiên nhẫn, sự sáng tạo và quyết tâm. Cô là một ví dụ sống về sự mạnh mẽ và ý chí, và em rất tự hào được chứng kiến những nỗ lực của cô trong việc tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho cộng đồng.

 

Với tình yêu và lòng nhân ái, cô kỹ sư đã không chỉ xây dựng một cầu treo, mà còn xây dựng một câu chuyện về hy vọng và sự đoàn kết. Em tin rằng công trình của cô sẽ trở thành một biểu tượng của sự gắn kết và sự vượt qua khó khăn, và sẽ lan tỏa tình yêu và hy vọng đến tất cả mọi người.

14 tháng 6 2021

Tham Khảo !

      Truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên... rất gần gũi và mến yêu.

 

14 tháng 6 2021

Tham khảo 
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khép lại, đọng lại trong ấn tượng chúng ta không chỉ là khung cảnh Sa Pa rộng lớn, thơ mộng nhưng vắng lặng, thiếu vắng sự sống con người mà còn là hình ảnh sáng ngời của những con người lao động bình dị, vô danh mà trong tác phẩm này được gợi nhắc đến chính là anh thanh niên. Hình ảnh anh thanh niên cũng chính là biểu tượng cho những con người lao động vô danh có vẻ đẹp trí tuệ, lí tưởng sống cao đẹp, dẫu khó khăn đơn độc nhưng vẫn âm thầm đóng góp, cống hiến sức lực cho sự phát triển của đất nước.

CM
16 tháng 12 2022

Nhận xét về cách xây dựng hệ thống nhân vật: Anh thanh niên và các nhân vật khác (bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư,...) đều là những người lao động thầm lặng, miệt mài. Hệ thống các nhân vật đã tạo nên một bức tranh với tập thể những người anh hùng lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thành Long đã để nhân vật anh thanh niên nổi bật lên, trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm.

Nhận xét về cách đặt tên: tất cả các nhân vật đều không có tên riêng mà chỉ được gọi bằng những danh từ chung. Điều này đã nhấn mạnh thêm sự âm thầm, lặng lẽ trong công việc của họ; đồng thời, qua đó, tác giả muốn nói rằng trên khắp đất nước này, có biết bao những con người cũng đã và đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho Tổ quốc. 

Tham khảo :

Lặng lẽ Sa Pa kể về nhân vật chính là 1 anh thanh niên 27 tuổi sống 1 mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Công việc chính của anh là công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu. Công việc ấy đòi hỏi anh phải có tinh thần trách nhiệm cao vì thế 4 năm anh chưa về nhà 1 lần. Ở đây anh luôn thèm người vì vậy anh đã dùng cây chắn ngang đường để mong được tiếp xúc với người qua đường. Trong 1 lần anh làm quen với bác lái xe và nhờ bác giới thiệu anh gặp gỡ với hành khách trên xe trong đó có ông hoa sĩ và cô kĩ sư họ đã lên thăm chỗ anh ở. Trong cuộc gặp gỡ anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau 1 lúc nói chuyện họ chia tay. Trước khi ra về anh không quên tặng hành khách trên xe 1 làn trứng để ăn trưa. Anh đã để lại ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.

26 tháng 5 2021

Tham khảo : 

Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét.  Trước khi ra về anh không quên tặng hành khách trên xe 1 làn trứng để ăn trưa. Anh đã để lại ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.

7 tháng 12 2017

Nội Dung : - Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa các nhân vật, truyện còn có một chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết tạo nên sự thu hút cho người đọc,
- Truyện ca ngợi những con người lao động mới, suốt đời cống hiến cho đất nước một cách âm thầm lặng lẽ với hình tượng đẹp của anh thanh niên cùng các nhân vật phụ, tác giả muốn nói với người đọc " Trong cái im lặng của Sapa có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước".
Nói chung, Lặng lẽ Sapa là một truyện ngắn nhẹ nhàng nhưng thú vị và ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã thành công lớn trong cách xây dựng nhân vật, từng bước, từng bước để các nhân vật hiện hình lên ngày mỗi rõ nét với các đường nét độc đáo, gây được tình cảm sâu sắc với người đọc. Có thể xem đó là bài ca ca ngợi cuộc sống và tình người.



Nghệ Thuật:

- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là cócuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già,cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làmcông tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại mộtấn tượng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườnrau, nhà nghiên cứu sét.

- Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại đượcđánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắchọa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.

- Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bàica, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bứctranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ýnghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoa, nên nhạccủa lối sống mà nhân vật chính gợi ra.