Tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa Tấm và Cám sau khi cả 2 chết . 10-12 câu . Trước 9h15 tối
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã ba năm trời kể từ ngày Cám và dì mất, cũng là từng ấy thời gian Tấm trở lại sống trong cung cùng nhà vua. Mặc dù cuộc sống trôi đi yên bình, hạnh phúc, nhưng luôn có một nỗi niềm làm Tấm không khỏi bận lòng – về Cám!
Tháng bảy mới sang, lại gần đến ngày lễ Vu lan và ngày Xá tội vong nhân. Độ này Tấm hay nằm mơ thấy Cám. Những giấc mơ – kì lạ thay – giống hệt như nhau. Cám lơ lửng trong một khoảng không mịt mùng, vừa như gần mà lại xa vời vợi, mỏng manh như sương khói. Cám bận bộ quần áo giản đơn, trông gầy guộc xanh xao, hai hốc mắt trũng sâu, chỉ nhìn Tấm buồn rầu rầu, ánh mắt thiết tha như có điều muốn rãi tỏ. Giấc mơ lặp đi lặp lại khiến Tấm suy nghĩ rất nhiều – phải chăng ngày Xá tội gần kề, Cám muốn gặp Tấm để bày tỏ điều gì? Nghĩ vậy, nàng quyết định sẽ lên chùa vào ngày xá tội năm nay.
Ngày Xá tội vong nhân đến. Sáng sớm, Tấm đã dậy, tự tay làm chút đồ lễ rồi khởi hành đến ngôi chùa trên núi có tiếng rất thiêng. Tấm đến chùa thì đã gần trưa, nàng sắp lễ rồi thắp một nén nhang, thành tâm cầu khẩn! Nàng khấn cho Dì, cho Cám, cầu cho linh hồn của hai người được rửa tội và siêu thoát! Giữa lúc ấy, đột nhiên Tấm nghe ù ù bên tai, mở mắt ra thì không còn thấy điện thờ nữa, chỉ thấy mình đang lơ lửng giữa khoảng không xám đặc, cuộn xoáy! Chưa kịp định thần thì Tấm thấy mình bị hút về phía trước, mãi cho đến khi gặp một cánh cửa, cửa bật tung, Tấm bị hút vào đó. Sau cánh cửa là một căn phòng. Căn phòng trống không, tường và trần đều một màu xám, Tấm ngỡ ngàng. Nhưng đó chưa phải là điều lạ lùng nhất, cảnh cửa mở ra lần nữa, và Cám bước vào. Đúng là Cám, không mờ ảo như trong giấc mơ của Tấm, mà thực sự hiện hữu – Cám bằng xương bằng thịt! Tấm không nói được lời nào, trong nàng tràn ngập nỗi hoang mang và hàng trăm ngàn câu hỏi. Nàng đang ở đâu? Tại sao nàng bị đưa đến đây? Nơi này cách ngôi chùa kia bao xa? Giữa lúc bối rối, Cám chợt lên tiếng, tiếng nói nghe cũng rất thật, rất đỗi thân quen, nhưng thoáng chút gì như nghẹn ngào, và vang hơn bình thường:
- Chị Tấm!
Tấm hoảng hốt, hình ảnh Cám, giọng nói Cám, sống động quá. Nàng hoang mang: đây là mơ, hay là thực? Như đọc được suy nghĩ của Tấm, Cám tiếp:
- Chị Tấm, chị và em đang ở dưới Âm Phủ! Đây là nơi mà người trần lẽ ra không được đến, chỉ có chị – người được thần thánh phù độ, trải qua bao kiếp nạn mới tới được!
Tấm không biết nói gì, nàng còn chưa hết sững sờ.
- Chị Tấm, sao chị không nói gì?
Tấm nhắm mắt, hít một hơi dài. Giờ thì nàng chắc chắn rằng đây không phải là mơ, nàng chọn lời:
- Em Cám à! Em đưa chị đến đây sao? Có phải em đã tìm gặp chị suốt mấy đêm rồi?
Cám gật đầu:
- Vậy phải chăng em có điều gì muốn nói? – Tấm tiếp.
- Vâng, hôm nay là ngày phán quyết của em. Hôm nay Diêm Vương sẽ định đoạt liệu linh hồn em có được siêu thoát, được đầu thai hay không.
“Cám khác quá!” – Tấm tự nhủ. Cám đang đứng trước mặt Tấm lễ phép, điềm đạm, hoàn toàn khác xưa.
- Em Cám, suốt ba năm qua em ở đâu?
Cám cười, nụ cười rầu rầu:
- Em được Diêm Vương sai đi chứng kiến cảnh khổ đau trong nhân gian, cảnh người ta bị lừa gạt, bị hãm hại, chứng kiến lòng đố kị, tham lam. Cứ đi một ngày, em phải về báo những gì mình nhìn được cho Diêm Vương, và cả những gì mình cảm thấy.
- Rồi sao nữa?
- Ban đầu em dửng dưng, em vô cảm, nhìn người khác đau đớn, bất hạnh, em không có lấy một chút mủi lòng. Vì thế mà Diêm Vương trừng phạt em bằng cách bắt em chịu tất cả những cảm xúc đau khổ ấy. Em quằn quại, em cầu xin dừng tay, nhưng vô ích! Cảm giác của người bị tra tấn, của người mất cha, mất mẹ, của người bị ruồng bỏ, của người bị hãm hại, như trận cuồng phong cào xé em. Em bị trừng phạt cho đến khi em biết đồng cảm, biết thương xót.
- Đến khi nào em mới biết thương xót những cảnh khốn cùng ấy?
- Hai năm trời chị Tấm ạ!
- Thế một năm còn lại em làm gì?
- Em xá tội cho những tội lỗi của mình. Diêm Vương gửi hồn em vào một con bống, con bống bị lừa gạt rồi bị làm thịt; rồi Diêm Vương gửi em vào con chim vàng anh, con chim cũng bị giết; Diêm Vương lại cho em vào cây xoan đào, cây xoan đào cũng bị đốt trụi! Như thế em cũng phải bỏ mạng bốn lần, bằng số lần em hãm hại chị.
Tấm im lặng. Ba năm trời ròng linh hồn Cám bị đày đọa, cái giá đắt cho những lỗi lầm khi còn sống.
- Vậy dì đâu, em đã phải chịu phạt cho cả phần dì nữa ư?
Cám rùng mình một cái, cô cất giọng buồn. Trông Cám như muốn khóc mà không thể khóc. Hẳn là người chết rồi không khóc được nữa.
- Mẹ em khi xuống đây đã làm náo loạn cả âm phủ, đắc tội với Diêm Vương. Mẹ quyết không nhận lỗi, vì thế mà phải chịu trừng phạt đau đớn, không những thế, đời đời kiếp kiếp phải đầu thai vào con ruồi, con cóc.
Dẫu dì đã làm nhiều điều độc ác với Tấm, Tấm nghe vậy cũng không khỏi xót xa! Đúng là không gì qua được mắt thần linh, tội lỗi dù sớm muộn đều bị trừng trị. Nghĩ đến đây, Tấm nhìn lại mình, bàn tay Tấm cũng từng rót nước sôi giết Cám, bàn tay Tấm cùng từng gửi hũ mắm đến cho Dì, khiến dì chết vì kinh sợ, bàn tay ấy đã từng làm điều xấu, từng giết người!
- Em Cám, em nói hôm nay là ngày phán quyết, phải chăng đích thân Diêm Vương sẽ…Tấm chưa dứt câu, đột nhiên cả căn phòng rung chuyển, rồi bất thình lình nới rộng ra, thành một nơi rộng mênh mông, u ám, tường vẽ đầy hình người bị tra tấn, trần thì cao hun hút. Tấm lờ mờ đoán ra: đây ắt hẳn là phòng xử của Âm Phủ.
Bàn xử án sừng sững trước mặt, Diêm Vương hiện ra. Vượt ra ngoài ngôn ngữ và trí tưởng tượng của con người, Diêm Vương, và cả bầu không khí toát ra từ Người không một từ nào có thể miêu tả. Ngài cất tiếng nói làm rúng động không gian:
- Cám, hẳn ngươi biết vì sao mình lại ở đây. Tấm, ngươi là người trần đầu tiên đặt chân xuống Âm Phủ, người biết vì sao không?
- Dạ bẩm, tì nữ người trần mắt thịt, không thấu được hết ý định của bậc thần linh.
Diêm Vương cười lớn:
- Hôm nay, ta sẽ ra phán quyết định đoạt số phận của hai ngươi. Cám, ngươi trước.
Cám bước về phía trước.
- Hẳn ngươi biết tội của mình chứ?
- Dạ, con biết.
- Cám trả lời, nghe giọng nói thoáng run nhưng cứng cỏi lạ thường.
- Ngươi đã cùng mẹ hãm hại Tấm nhiều lần, còn tranh giành hạnh phúc của Tấm. Ta hỏi nhà ngươi, nhà ngươi có thật sự yêu vị vua đó không?
- Dạ bẩm, con không ạ.
- Vậy suy cho cùng ngươi vì lòng đố kị và lòng ham mê phú quý mà làm vậy?
- Dạ, vâng ạ.
- Ngươi đã chuộc tội suốt ba năm vừa rồi, đã học được cách thương xót, đã biết đồng cảm, đã nếm mọi khổ đau trong nhân gian. Ngươi có thấy mình xứng đáng được đầu thai làm người không?
Cám chợt im lặng. Một khoảng dài trôi qua, rồi Cám lên tiếng:
- Dạ bẩm, không ạ.
Diêm Vương thoáng ngạc nhiên, rồi gật đầu:
- Ngươi nói vậy, và ngươi thực sự nghĩ vậy, điều ngươi thật sự nghĩ mới quan trọng! Ngươi biết không, đầu thai làm người là một ân huệ lớn lao, nhưng cũng là một sứ mệnh khó khăn, làm người không hề dễ dàng. Ngươi đã chịu phạt không có nghĩa là linh hồn ngươi đã được gột rửa. Vì tội lỗi của ngươi một phần là do mẹ nhà ngươi xúi giục mà ngươi lại chịu đựng cả hình phạt của mẹ mình, nên ta cho phép nhà ngươi được đầu thai thành bông hoa sen. Ngươi sẽ có ba kiếp làm hoa trước khi ta xem xét ngươi có thể được đầu thai làm người một lần nữa không.
- Dạ! Con xin tạ ơn ân đức của Diêm Vương. – Cám nói, rồi bước xuống.
- Tấm, đến lượt ngươi.
Tấm bước lên trước.
- Tấm, ngươi không thắc mắc vì sao ngươi là người trần mà lại phải xuống âm phủ để nhận phán quyết về số phận mình không?
- Dạ bẩm, không ạ.
- Một phần là vì ta đã hứa với Cám sẽ ban một ân huệ cho những tháng ngày chuộc tội, và Cám xin được gặp ngươi. Phần khác, phần khiến ngươi được phán quyết khi còn sống là bởi ngươi đã trải qua bao khổ nạn – điều không hề được ghi trong sách sinh tử. Sức sống và sự trong sạch của ngươi đã khiến thần linh động lòng mà thay đổi điều được sắp đặt, lẽ ra ngươi đã chết ngay từ lúc dì ngươi chặt đổ cây cau, khiến ngươi ngã.
- Nhưng con đã giết người, thưa Diêm Vương, con đã làm việc tàn độc, linh hồn con đã bị vấy bẩn.
Diêm Vương khẽ làm một hành động như cười mỉm.
- Ngươi giết người đâu phải vì dã tâm. Ngươi đã cảnh báo mẹ con Cám nhiều lần nhưng hai người đó không hề thay đổi. Ngươi giết người là hành động tự bảo vệ mình, khi sự can thiệp của thánh thần cũng chỉ có hạn, khi người bên cạnh ngươi – là vị vua kia – cũng không ra tay giúp. Tuy vậy, hành động giết người luôn luôn là sai trái. Như thế, ngươi sẽ vẫn được đầu thai làm người. Nhưng sau khi vị vua kia mất, ngươi sẽ phải quy y cửa phật và dành phần đời còn lại là một nữ tu, ăn chay niệm phật để xá tội.
- Dạ, tạ ơn ân đức của Diêm Vương.
Diêm Vương gật đầu:
- Vậy thì ta tuyên bố: PHIÊN XỬ KẾT THÚC!
Nói rồi, Diêm vương biến mất, căn phòng lại chuyển động dữ dội, rồi trở lại là căn phòng nhỏ khi nãy.
- Chị Tấm! – Cám lên tiếng – Em phải chia tay chị thôi. Vậy là em được thỏa tâm nguyện gặp chị lần cuối. Em xin lỗi, chị Tấm ạ, em xin lỗi, cho những gì mẹ con em đã làm!
Tấm trào nước mắt, chỉ biết gật đầu.
- Vậy em đi nhé, chị Tấm! – Cám nói, đoạn đưa tay ra, rồi hình bóng mờ dần, mờ dần, đến khi biến mất hẳn.
Cửa phòng bật mở, Tấm bị hút ra ngoài, trở về với điện thờ.
Năm ấy, hồ sen trong cung chỉ nở đúng một bông, nhưng tươi tắn và thơm lạ thường. Tấm thường ra ngồi ở lầu trước hồ sen cùng nhà vua. Cứ mỗi lần ấy, Tấm lại thấy như nghe được giọng Cám nói khe khẽ: ”Chị Tấm ơi! Chị Tấm ơi!” – như tiếng thỏ thẻ của người em gái thân thương!
lượm đang đi đưa thư bỗng dưng gặp cái bụi tre quật gãy cổ . Hết!
Bài làm
Hình ảnh nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu ám ảnh tôi suốt trên đường đi học về và cho đến tận khuya, khi tôi đăm chiêu học bài. Có lẽ Lượm cũng bằng tuổi tôi (cô giáo tôi cũng nói thế) vậy mà sao Lượm anh dũng quá! Nếu tôi cũng sống trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh bom đạn, liệu tôi có làm được như Lượm? Trời, giá một lần tôi được gặp anh ấy để thỏa lòng ngưỡng phục!... Tôi đâm đắm nhìn ra phía xa...
Trước mặt tôi là một khung cảnh hoang tàn, đổ nát. Những mái nhà sụp vỡ, những mảng tường tan hoang. Cánh đồng làng đang mùa trổ bông mà ruộng nào ruộng nấy gãy rạp từng mảng, loang lổ những vết cháy đen. Đường quốc lộ thì nham nhở những hầm hố ổ gà, nhìn hết sức bi thương. Không chỉ vậy, từ xa, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng súng nổ đì đùng. Bất chợt, có một tiếng nói cất lên phía sau tôi:
- Chào bạn! Tại sao bạn không đi tản cư mà lại ngơ ngác ở đây? Bạn có nghe tiếng súng rất gần đó không?
Tôi giật mình nhìn lại: một cậu bạn trạc tuổi tôi, gương mặt sáng láng, nụ cười tươi tắn, mũ ca lô đội lệch nhìn nghịch ngợm hết sức; trên vai cậu ấy còn đeo một chiếc túi xắc xinh xinh. Nhìn cậu bạn dễ thương, tôi trấn tĩnh lại rồi hỏi:
- Chào bạn! Bạn là ai? Và đây là đâu hả bạn?
Nụ cười lại lấp lánh trên đôi môi của người bạn mới gặp:
- Bạn không biết mình đang ở đâu ư? Bạn dang đứng ở Thừa Thiên Huế. Còn tôi, tên tôi là Lượm.
- Lượm! Có phải anh Lượm làm liên lạc trong một bài thơ của nhà thơ Tố Hữu?
Bạn ấy lắc đầu:
- Mình bằng tuổi bạn đấy, đừng xưng hố như thế. Chắc gia đình bạn tản cư, bạn bị lạc đường mất rồi. Bạn có nhìn thấy cái cây cổ thụ phía xa kia không? Bạn chịu khó đi đến đó hỏi đường các chú cảnh vệ nhé. Mình phải đi bây giờ, mình đang vội lắm!
Lượm toan rảo bước chân đi nhưng tôi phần vì không muốn rời xa người bạn đáng mến mới quen như thế, phần vì tò mò (bom đạn thế này sao bạn ấy không đi tản cư như mình mà định đi đâu?) nên vội níu áo bạn:
- Ấy khoan! Cậu đi đâu mà vội thế?
- Mình là liên lạc của Việt Minh! - Cậu bạn tự hào trả lời. Khi nói câu này, mặt cậu ấy còn hơi nghênh lên rất ngộ! - Mình đi làm việc như mọi ngày thôi, đưa thư cho các cán bộ trong tỉnh, trong huyện,...
Trời ơi! Thật vậy không? Một cậu bé nhỏ xíu bằng tuổi tôi? Mà dám đi làm liên lạc cho cách mạng?
- Thế... thế cậu có sợ không?
- Ừ... Sợ thì cũng có sợ chứ. Tớ mấy lần bị đạn bắn hút chết. Có lần bị thương thật rồi đấy, nằm mấy ngày liền. Nhưng đất nước có chiến tranh ai cũng phải góp sức mình cho Tổ quốc. Hơn nữa, cứ ở nhà mà nghe tin này, tin nọ của ta, của địch sốt ruột lắm, mình thấy chân tay như thừa cả ra ấy, chỉ muốn góp chút sức mình cùng với mọi người. Mình làm liên lạc, đi lên đồn Mang Cá với các anh các chị trên ấy vui lắm! Thôi chào bạn nhé! Minh đi đây!
Tôi ngỡ ngàng nhìn bóng Lượm thoăn thoắt trên con dường đầy thương tích. Cậu ấy đang chữa lành vết thương cho những con đường đấy! Để tin tức của ta không vì bom bạn mà đứt quãng. Nhìn từ xa, tôi chỉ thấy một dáng hình nhỏ nhắn nhưng lanh lẹ, chiếc xắc lắc lên đập xuống theo nhịp chân sáo của Lượm; nhất là cái mũ ca lô, Lượm đã vào những bờ lúa mà chiếc mũ vẫn nhấp nhô thoắt ẩn thoắt hiện. Nắng đang lên nhẹ rải những ánh vàng trên con đường Lượm đi...
Bỗng! Đoàng! Đoàng! Đoàng! Tôi giật bắn mình, mắt ngỡ ngàng nhìn những tia máu nóng bắn tung lên và dáng Lượm chơi vơi giữa đồng lúa..
Tôi không dám đi tiếp theo dòng suy tưởng của mình. Bừng tỉnh, tôi thấy trời đã khuya lắm, hàng xóm xung quanh đã tắt điện cả rồi. Rất nhiều năm trước, có biết bao anh hùng nhỏ tuổi đã ngã xuống để hôm nay tôi có dược những đêm yên bình thế này. Tôi bâng khuâng nhớ về Lượm nhớ về các anh với niềm cảm phục vô hạn. Tôi đã toan cất sách đi ngủ nhưng lại tiếp tục giở trang học tiếp bài còn đang sang dở...
# Chúc bạn học tốt #
Để chào mừng ngày 20-11, lớp chúng em sẽ biểu diễn tiết mục kịch Tấm Cám. Em được đóng vai cô Tấm. Em rất vui và lo lắng không biết mình phải đóng vai Cô Tấm như thế nào?
Trên đường về, em cứ vừa đi vừa suy nghĩ xem mình sẽ hóa thân vào vai cô Tấm ra sao? Mà Cô Tấm sẽ đi đứng, ăn nói như thế nào nhỉ? Mải suy nghĩ, em đã lạc bước vào một nơi mà em không hề biết là đâu. Em thấy trước mắt là một khung cảnh vừa xa lạ vừa thân quen. Em định bước vào trong thì bị hai anh lính gác cổng ngăn lại. Các anh hỏi: "Em muốn gặp ai?", em rụt rè: "Dạ, em muốn gặp chị Tấm". Hai anh lính trở nên vui vẻ, thậm chí còn dắt em đi gặp chị Tấm. Em thật may mắn. Chị Tấm không ở nơi cung điện nguy nga, chị ở trong một căn nhà, xây dựng giống như căn nhà nơi chị ở cùng bà cụ. Vì em thấy trước sân có một cây thị, một cái chõng tre, đồ đạc trong nhà cũng đơn giản, chẳng có nhiều, chỉ có một khung cửi và cái võng. Chẳng đợi hai anh lính chỉ, em cũng biết chị Tấm ở đây. Em chạy vào, nhìn thấy một cô gái mặc áo tứ thân chứ không phải bộ quần áo của hoàng hậu. Em khoanh tay chào: "Em chào chị ạ!" Chị Tấm quay lại, mỉm cười và mời em vào nhà,. chị mời cả hai anh lính nhưng các anh từ chối, bảo phải đi làm nhiệm vụ. Em cảm ơn hai anh lính và vẫy tay chào. Chưa biết em là ai nhưng chị Tấm vẫn đón tiếp em niềm nở. Chị bảo em ngồi xuống ghế, uống nước và ăn khoai. Em ngạc nhiên hỏi: "Sao trong cung lại có thức ăn bình dân này hả chị? Em cứ nghĩ chị chỉ ăn những sơn hào hải vị, của ngon vật lạ thôi chứ" Chị Tấm nhìn em cười: "Em đừng nghĩ cuộc sống trong cung xa lạ với người dân, chi cũng từng là người dân nên chị yêu quý những món ăn dân dã này. Em thấy đấy, chị vẫn dệt vải, têm trầu cho vua ăn". Em lại hỏi: "Sao chị không sống trong cung điện?". Chị Tâm cười: "Vì chị thấy nó lạnh lẽo và đồ sộ quá, chị không quen". Chị quay sang em hỏi: "Thế em tìm chị có việc gì không?" Tôi ấp úng một lúc nhưng cũng mạnh dạn hỏi: "Em được phân công đóng vai chị trong vở kịch Tấm Cám, em không biết nên diễn về chị như thế nào? ". Chị cười:
- Thế theo em, chị là người như thế nào?
- Em thấy chị rất hiền lành và tốt bụng. Chị bị mẹ con chị Cảm hãm hại bao nhiêu lần. Những lần đi làm, chị chăm chỉ bắt cua mò tép, vất vả biết bao, vậy mà, chị Cám lại lừa gạt chị khiến chị bị mẹ ghẻ đánh đòn. Chị còn rất thương yêu loài vật. Bắt được cá bống, chị đem về nuôi chứ không ăn, chị còn thương bà cụ già một mình, chị đã nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa giúp bà khi bà đi vắng. Em thấy chị thật hiền hậu và nhân từ. Dù cho mẹ con Cám cứ hết lần này lại lần khác hãm hại chị. Nào là đốt khung cửi, giết chim vàng anh, nào là chặt cây cau cho chị ngã xuống... Chị ơi, sao lại có những người ác thế hả chị?
Chị Tấm nhẹ nhàng bảo tôi: "Ở hiền thì gặp lành. Em có thấy không, dù chị bị mẹ con Cảm tìm mọi cách hãm hại nhưng chị vẫn tìm được hạnh phúc, chị vẫn kết duyên cùng với vua. Còn mẹ con Cám thì phải chịu mọi tai họa giáng xuống đầu. Chúng ta phải sống thật tốt, đừng để phải xấu hổ với chính mình".
Nhưng có chuyện này em muốn hỏi chị: "Chị nhân từ và tốt bụng như thế, chị đã bỏ qua bao lỗi lầm của mẹ con Cám. Thế sao cuối cùng, chị lại dội nước Sôi vào Cám, đem Cám ra làm mắm. Đã thế, chị lại còn cho dì ghẻ ăn thịt con mình. Bọn lớp em bảo chị thật độc ác, chị không phải là người hiền lành, ban đầu, chị chỉ giả vờ thôi.
Chị Tấm tái hẳn mặt, lặng người không nói gì. Tôi nhìn chị, nói:
- "Chị ơi, chị có làm sao không? em có nói gì sai không?"
Chị lắc đầu: "Có thật không em? Sao mọi người lại đặt điều như thế? Nếu chị là người độc ác thì ngay từ đầu chị đã hại dì và em Cám rồi." Chị nghẹn ngào: "Các bạn em hiểu sai về chị rồi. Cuộc sống có quy luật "ở hiền gặp lành" "ác giả ác báo". Kẻ ác cần bị gạt bỏ, trừng phạt để những người lương thiện được sống ấm no, hạnh phúc."
Tôi chạy đến, ôm lấy chị: "Em xin lỗi vì đã làm chị buồn. Lần này được gặp chị em có thể đóng vai chị trong vở kịch mừng 20/11. Nhưng nếu có gì chưa đạt, chị đừng cười em nhé".
Chị động viên tôi cố gắng rồi đưa tôi ra cổng. Kỳ lạ thay, khi bước qua cánh cửa, tôi thấy ngôi nhà thân yêu đã hiện ra trước mắt. Tôi reo lên và chạy nhanh vào nhà. Nào ngờ, hấp tấp quá, tôi vấp ngã, tôi đưa tay lên trán xoa. Hóa ra, đầu tôi va vào bàn, tôi đã ngủ trên bàn. Tỉnh dậy, tôi thấy trên bàn là tập kịch bản Tấm Cám.
Cuộc gặp gỡ với chị Tấm khiến tôi có thể tự tin đóng vai Tấm. Tôi sẽ cố gắng đóng thật hay, thật khéo để tất cả mọi người đều yêu quý chị Tấm chứ không chỉ có riêng mình tôi.
Buổi sáng hôm qua, lớp em có một tiết ngoại khóa Ngữ văn. Cả lớp sôi nổi bàn về chủ đề: Truyện cổ tích. Bao nhiêu thắc mắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện dân gian này chúng em đều được cô giáo giải đáp ngọn ngành. Nhưng cuối giờ, cô giáo cho chúng em một bài tập mà đứa nào đứa nấy cứ bắt đầu bứt tại mãi không trả lời cho được. Các em hãy cho Cô biết tại sao Cô Tấm hiền như thế mà kết cục truyện lại có hành động trả thù mẹ con Cám lạ kỳ như vậy.
Cô cho chúng em mang bài tập về nhà nhưng ngồi nghĩ suốt cả buổi trưa, em cũng chẳng thể tìm được câu trả lời cho thoả đáng. Những ý nghĩa làm hai mắt em mỏi mệt vô cùng, em chìm vào giấc ngủ và rồi... đi vào một giấc mơ.
- Ôi! Ở đâu mà trang hoàng nguy nga như vậy! Em băn khoăn tự hỏi.Đúng lúc đó có một cô gái hiền dịu bước ra:
- Em là ai? Có chuyện gì mà lại đến đâu?
- Em... em... không biết! Vậy chị là ai?
- Chị là chị Tấm!
Vậy là em đang ở trong thế giới của truyện cổ tích à? May quá! Gặp chị Tấm ở đây chắc mình sẽ hỏi được câu trả lời. Nghĩ vậy, em liền cất tiếng:
- Thưa chị! Em đang sống ở thế kỷ XXI. Hôm nay chúng em học một bài về chị. Nhưng cả lớp em đều thắc mắc, tại sao hiền như cô Tấm mà lại giết chết cô Cám thảm thương như vậy?
- Có chuyện như thế thật sao? Chị Tấm ngỡ ngàng.
- Em nói thật mà, chị không tin sao?
Thế là em kể lại cho chị Tấm nghe trọn kết cục câu chuyện mà chúng em được học.
Câu chuyện vừa kết thúc, chị Tấm liền ngồi thụp xuống, mặt chị tỏ vẻ rất buồn rầu. Nhưng rồi tự nhiên chị đứng dậy mạnh mẽ và dứt khoát:
- A! Chị hiểu ra rồi. Trên thực tế dù có ác đến mấy cũng chẳng ai làm như vậy và nếu là chị thì lại càng không thể. Nhưng em biết không, dù sao thì chuyện về chị cũng là cổ tích, điều gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ lưu truyền lâu đời ở dân gian nên câu chuyện về chị đã thay đổi ít nhiều. Nhân dân ta vốn thích sự công bằng và yêu thương rất mực những người hiền lành hiếu thảo nên mới thêm vào cái nội dung như em vừa kể. Mẹ con chị Cám dù sao cũng gây ra bao điều tàn ác, riêng với chị, chị cũng đã phải chết đi chết lại đến mấy lần. Dân gian nghĩ rằng gây ra ác nghiệp chắc chắn sẽ bị người đời ác báo nên mới nghĩ ra cái chết xứng đáng với mẹ con chị Cám như vậy.
- Ôi! Cảm ơn chị bây giờ thì em đã hiểu rồi.
Em tạm biệt chị, không ngờ cũng đã đến giữa buổi chiều, em giật mình ra khỏi giấc mơ khi nghe tiếng reo của chiếc đồng hồ báo thức. Em bừng tỉnh, vui mừng cảm ơn chị Tấm. Bây giờ trong lòng em đang thầm nghĩ, câu trả lời của em ngày mai chắc chắn sẽ được cô giáo đánh giá rất cao. Em tin cô sẽ rất hài lòng.
Quê mẹ em ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, mẹ theo chồng vào Nam sinh sống. Công việc bộn bề khiến mẹ ít có dịp về quê. Mẹ thường ao ước một ngày nào đó được trở lại xứ Huế yêu thương, thăm mái trường xưa cùng thầy cô, bạn bè gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mong ước ấy giờ đây vẫn chưa thành hiện thực nhưng có một điều an ủi mẹ rất nhiều là mẹ được bác Tâm bạn học cũ cho địa chỉ của thầy Huệ – người thầy chủ nhiệm lớp 12A năm xưa. Sau khi về hưu, thầy đã vào thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu. Mẹ em vui lắm, háo hức chờ đợi ngày được gặp mặt người thầy mà mẹ vô cùng kính mến và khâm phục.
Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến chúc mừng thầy giáo cũ. Suốt dọc đường, mẹ kể cho em nghe nhiều điều tốt đẹp về thầy Huệ – một giáo viên Văn hổi tiếng, niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Quốc học Huế.
- Thưa thầy! Đây là Yến Nhi, con gái út của em. Cháu đang học lớp 6. Chào ông đi con!
Em bẽn lẽn cúi đầu, vòng tay chào người thầy đáng kính của mẹ.
Thầy xoa đầu em cười và nói:- Cháu ngoan lắm! Giống mẹ ghê nhỉ?! Tên cháu cũng hay nữa. Yến Nhi tức là con chim én nhỏ đó cô bé ạ!
- Thưa thầy! Em xin cảm ơn thầy vì thầy đã động viên em kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Em cũng báo để thầy mừng là năm ngoái, em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Em đã học tập được ở thầy rất nhiều điều trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cây bút thầy tặng khi em được giải nhất học sinh giỏi Văn khối 12 của thành phố Huế, giờ đây em vẫn giữ. Mỗi lần nhìn cây bút ấy là em lại nhớ tới thầy.
Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi:
Sáng nay quả là một buổi sáng đẹp trời. Tôi bước ra khu vườn nhỏ dạo chơi. Chà, không khí thật trong lành, mát mẻ, không gian thật thoáng đãng, ông mặt trời tươi cười ban phát những tia nắng vàng tươi xuống vạn vật. Trên cành cây, những chú chim ca hót líu lo như đón chào một ngày mới. Bỗng tôi nghe thấy tiếng thì thầm trò chuyện của ai đó. Hóa ra đó là cuộc tâm sự giữa một cây non bị bẻ ngọn với một chú sẻ nhỏ.
Lúc ấy, trông cây non rất tội nghiệp nức nở nói với sẻ nhỏ: "Sẻ non ơi, tôi buồn quá!"
-Nhưng vì sao bạn buồn? Sẻ hỏi.
-Cậu thấy đấy, mình không được bà chủ rước về đây trồng như cô bưởi, chị na, bác chuối kia mà mình là cái cây không được ai trồng. Mình có được trên cõi dời này là nhờ một cô bé, cô ấy ăn quả rồi vứt hạt xuống đây. Không những thế mình còn chẳng được ai quan tâm, chăm sóc. Nhưng mình nghĩ số phận mình như vậy phải cố gắng vươn lên. Thế là hằng ngày mình cần mẫn làm việc để nuôi thân. Vậy mà bạn thấy đấy, suốt đêm qua mình đã khóc hết nước mắt, cả đêm không ngủ. Mình đau khổ quá! Cả thể xác lẫn tinh thần. Ước mơ được sống, được mang lại lợi ích cho con người của mình không bao giờ thực hiện được nữa.
Sẻ ân cần:
- Thế ai làm cậu ra nông nỗi này?
Cây non lại tiếp:
- Chiều hôm qua, tôi đang vui đùa cùng chị gió thì có một chú gà trống tham ăn quái ác đến bên tôi và nói: "Cây với trả cối, mày sống làm gì cho vướng mắt, thà cho mày chết đi để rộng chỗ cho ta còn bới run. Ôi, mình được một bữa ngon lành rồi. Thế rồi nó không ngần ngại rỉa ngọn tôi để ăn.
- Thôi, cậu nín đi đừng khóc nữa. Tớ hiểu cả rồi. Loài cây các cậu thật có ích. Không những các cậu mang lại bầu không khí trong lành mà còn mang lại bao trái thơm, quả ngọt cho đời. Không có các cậu thì thử hỏi có còn sự sông này hay không? Thế mà thật đáng trách cho những ai vô tình hay có ý không hiểu được ...
chim sâu đang bắt sâu trong vườn bị chó vồ đứt cánh , chim sâu hốt hoảng chạy, nhờ con chó giẫm phải rau mà ngã xuống con mương bên cạch sau đố, chim sâu kb với rau ^_^ ha ha ha
Trong cuộc đời luôn có những cuộc hội ngộ bất ngờ, cuộc hội ngộ với những người mà ta đã từng nghĩ sẽ không bao giờ gặp lại nữa. Có ai ngờ rằng giữa Tấm và Cám lại có cuộc hội ngộ như thế. Không phải ở nơi trần gian bình thường mà là ở chốn âm phủ thần bí.
Từ ngày mẹ con Cám chết, Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua. Năm này qua năm khác, nhà vua và Tấm đều già yếu đi. Một ngày trước lễ Vu Lan 15 tháng 7 âm lịch, Tấm qua đời. Khoảnh khắc nhắm hai mắt lại, Tấm nhẹ nhàng nở nụ cười. Dù cuộc đời nhiều đắng cay và đau khổ nhưng những năm tháng cuối cùng, Tấm vẫn được hưởng hạnh phúc. Như vậy là đủ rồi.
Nhưng kỳ diệu thay, chớp mắt một cái cảnh vật trước mặt đã thay đổi. Tấm thấy người mình nhẹ tênh và trẻ lại như thời thiếu nữ. Nhìn người con gái xinh đẹp thướt tha phản chiếu trong chiếc gương đồng trước mặt, Tấm dường như không tin vào mắt mình. Chuyện gì đã xảy ra?
- Chị Tấm ơi! Có phải chị Tấm không?
Tiếng nói quen thuộc nhiều năm trước bất ngờ vang lên. Tấm giật mình quay đầu nhìn lại. Lúc này Tấm mới nhận ra mình đang ở trên một cây cầu dài bắc ngang qua con sông đang cuồn cuộn chảy. Không gian âm u tăm tối, chỉ có hai bên bờ sông là những đóa hoa đỏ rực như máu. Bên kia cây cầu chính là người em con dì ghẻ của Tấm - Cám. Cám trông khác quá! Tấm nghĩ như vậy khi nhìn thấy thân hình mảnh mai và bộ quần áo vải giản dị trên người Cám cùng khuôn mặt lộ vẻ ngoan hiền xa lạ của Cám. Tấm cũng hỏi lại:
- Là Cám phải không em?
Cám dường như rất vui, đi nhanh về phía Tấm:
- Là em đây. Em đợi mãi, cuối cùng cũng được gặp chị.
Tấm càng ngạc nhiên hơn, từ bao giờ Cám lại trở nên thân thiết với mình như thế. Và lại không phải em ấy đã chết nhiều năm trước rồi sao? Cám nhận ra điều mà chị đang băn khoăn ngay, cô cúi đầu:
- Có phải chị đang thắc mắc vì sao chúng ta lại gặp nhau đúng không? Đây là âm phủ, nơi con người chết đi sẽ được đưa đến. Ở dương gian, dương thọ chị đã hết, Diêm Vương mới đưa chị đến đây để tiến hành xét xử. Chị chờ một lát...
Cám chưa dứt lời thì không gian đã thay đổi. Tấm và Cám lúc này đứng giữa điện lớn, xung quanh có đuốc sáng trưng và những binh lính mặc quần áo đen, mặt không biểu cảm đứng cạn gác. Bên trên điện, một vị quan khoác áo bào đen, đầu đội mũ nghiêm trang ngồi. Nghe lời Cám nói, Tấm đoán đó là Diêm Vương. Cám kéo Tấm cùng quỳ xuống.
- Hôm nay ta triệu hồi hai ngươi xuống đây để mở phiên tòa xét xử. Các ngươi có điều gì sai trái thì mau khai nhận, ta sẽ xem xét phán tội cho công bằng - Diêm Vương uy nghiêm nói.
Cám xin được nói trước tiên. Cô Cám chanh chua đanh đá ngày nào giờ này đã khác hẳn, cô cúi thấp đầu thú nhận:
- Con xin được nhận tội. Suốt những năm còn sống trên trần gian con đã làm nhiều tội ác. Lúc còn bé thì ghen ghét đố kị, biếng làm mà nhiều lần bắt nạt chị gái. Lòng ghen ghét đố kị quá lớn, con đã đem lòng xấu xa. 5 lần 7 lượt cùng mẹ hãm hại chị Tấm hòng cướp đoạt hạnh phúc chị xứng đáng được nhận và gây ra cho chị quá nhiều bất hạnh, khổ đau. Trải qua nhiều năm sống dưới âm phủ, chứng kiến cảnh người ta sinh ly tử biệt, vì tội ác khi còn sống mà chịu đủ cực hình 18 tầng địa ngục rồi con được hóa kiếp chim vàng anh, bị giết, hóa kiếp khung cửi bị đốt, kiếp cây xoan cũng bị chặt. Con mới hiểu được nỗi đau mà chị Tấm đã trải qua, hiểu được tội ác mà mình đã gây ra. Con xin sám hối và nhận mọi hình phạt thích đáng.
Cám nói một mạch thật dài, giọng đầy ân hận và tự trách. Tấm nghe xong vừa bất ngờ vừa xúc động. Dẫu sao cũng là chị em cùng một cha, nay nghe Cám chịu mọi khổ đày như thế cũng cảm thấy xót xa. Còn Diêm Vương chỉ gật đầu nói:
- Ngươi đã biết sám hối, đó là điều đáng khen. Vậy còn Tấm thì sao?
Tấm được nhắc tên, nhanh chóng thưa:
- Bẩm Diêm Vương. Con xin sám hối về tội lỗi của bản thân. Con cũng đã làm điều không lương thiện, tâm hồn đã bị vấy bẩn. Xin Ngài trách phạt.
Diêm Vương im lặng một lát rồi nghiêm trang tuyên bố:
- Ngươi làm vậy âu cũng là điều chấp nhận được. Có áp bức có đấu tranh. Khi thần thánh không thể kề cận bảo vệ ngươi, ngươi phải biết đấu tranh giành lại hạnh phúc cho mình. Nhưng ngươi đã có lòng sám hối, ta phán ngươi kiếp sau đầu thai vào nhà hiền lành tử tế, nếu nhân hậu tích đức ắt có phúc lớn về sau. Còn Cám, tội ác ngươi gây ra quá lớn. Nhưng xét thấy thời gian ngươi ở âm phủ biết tu dưỡng sám hối lại trải qua 4 lần hóa kiếp chịu phạt, ta phán cho ngươi đầu thai thành cây hoa bỉ ngạn mọc bên bờ sông Vong Xuyên kia, để ngươi được chứng kiến cảnh đầu thai thêm một kiếp nữa giúp ngươi chân chính tỉnh ngộ. Kiếp sau sẽ được xem xét làm người. Hai ngươi có ý kiến gì không?
Cám và Tấm đều kính cẩn lắng nghe, sau đó dập đầu tạ ơn:
- Con xin tạ ơn ân đức của Diêm Vương.
Nói đoạn, hai người được binh lính dẫn đường đến hai nơi khác nhau. Trước khi đi, Cám khẽ nắm đôi bàn tay của Tấm:
- Em xin lỗi, mong chị tha thứ cho hai mẹ con em. Em cầu mong chị sẽ luôn được hạnh phúc.
Tấm từ lâu đã không còn oán trách hai mẹ con Cám nữa, Tấm gật đầu:
- Chị cũng sẽ cầu chúc cho em.
Hai người đi về hai hướng khác nhau để bắt đầu hai cuộc đời khác nhau. Họ đã nhận được kết quả công bằng với việc làm của mình. Họ sẽ gặp nhau ở một hoàn cảnh khác, và mong rằng khi ấy, mọi chuyện đều tốt đẹp.