K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2021

gợi ý ít nhất hai trang ko chép mạng

12 tháng 11 2021

gợi í ít nhất 2 trang thì dài hơn cả viết:v

5 tháng 4 2022

Giúp mik với

17 tháng 9 2020

Lớp em gồm 40 bạn: 22 nam và 18 nữ, chia làm 4 tổ. Mỗi tổ 10 bạn, trong đó có một bạn tổ trưởng và một bạn tổ phó. Ban cán sự lớp gồm 4 bạn: một lớp trưởng và ba bạn lớp phó. Trong tháng thi đua vừa qua, lớp em đã đạt được một số thành tích về học tập cũng như về các mặt hoạt động khác. 100% các bạn trong lớp học tập chuyên cần, luôn làm bài, học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Vì vậy, kết quả học tập trong tháng thi đua của các bạn đều đạt điểm từ loại khá trở lên. Ngoài ra, 100% các bạn đều hăng hái tham gia đầy đủ, nhiệt tình các phong trào đền ơn đáp nghĩa do nhà trường phát động.

25 tháng 9 2020

kí hiệu U của tập hợp có tác dụng gì?

hãy ví dụ một phép tính có kí hiệu U xem...

19 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Chuẩn bị

- Đọc kĩ tư liệu ở trên.

- Lập dàn ý cho bài giới thiệu.

 

- Xem xét các phương tiện có thể hỗ trợ, ví dụ: hình ảnh bản nhạc Làng tôi, video clip bài hát Làng tôi do các ca sĩ nổi tiếng hát; chân dung Văn Cao,…

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài giới thiệu bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nội dung của bài hát là gì?

+ Hình thức nghệ thuật của bài hát có gì đặc sắc?

+ Em có nhận xét và đánh giá gì về giá trị bài hát được giới thiệu?

+ Vì sao em thích bài hát này?

- Lập dàn ý cho bài nói gồm ba phần:

Mở đầu

Nêu khái quát lí do em giới thiệu bài hát Làng tôi của Văn Cao.

Nội dung chính

+ Nêu các điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài hát Làng tôi.

+ Nhận xét, đánh giá về giá trị của bài hát.

+ Minh họa bài giới thiệu bằng các phương tiện phù hợp.

Kết thúc

Tóm lược nội dung để trình bày và trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

c) Nói và nghe

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục c (trang 31): nội dung nói và nghe đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở mục b nêu trên.

* Bài nói tham khảo

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, một trong ba bài hát mang tên Làng tôi được đánh giá là bài hát hay, bất tử với thời gian, ta không thể không nhắc tới bài hát do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1947.

“Làng tôi” giống như bức tranh xinh đẹp viết về làng quê Việt Nam bằng âm nhạc. Ở đây, tài năng tổng hợp giữa thi ca, âm nhạc và hội họa ở tác giả đã phát huy tác dụng. Chúng liên thông với nhau nhằm tạo nên những tuyệt phẩm bất hủ. “Làng tôi” viết trên nền điệu valse truyền thống châu Âu nhịp nhàng, sâu lắng, giàu tình cảm,, nếu bỏ đi lời ca, chẳng ai lần ra dấu vết “đấu tranh cách mạng” của nó.

          Ngoài ra, giai điệu bài hát còn giản dị, nhẹ nhàng, sang trọng, ca từ sử dụng nhiều hình ảnh giàu chất biểu trưng, biểu cảm, như: “bóng tre”, “bóng cau”, “con thuyền”, “dòng sông”, “nhà thờ”, “đồng quê”… Như ở “Ngày mùa”, tuy xuất hiện: “giáo với gươm”, “súng” và “liềm”, nhưng đặt trong bối cảnh “đầy đồng giáo với gươm”, “súng tỳ tay anh đứng, em ngừng liềm trông sang” tình tứ, lãng mạn, những sự vật vô tri trở thành nét chấm phá tạo thêm sức sống cho cảnh đồng quê ngày mùa. Ở Làng tôi, tác giả quay “ống kính” thị giác vào những hình ảnh vừa cụ thể, vừa tượng trưng với góc nhìn biểu cảm, chủ quan, chứ không hề đặc tả theo quan điểm hiện thực.

Bởi vậy, ca khúc “Làng tôi” của nhạc sĩ Văn Cao đã sớm vượt khỏi biên giới, lãnh thổ Việt Nam, chuyển dịch lời ca sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, đạt được thành tựu lớn để đời cho nền âm nhạc Việt Nam.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d (trang 32); nội dung kiểm tra đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở mục b nêu trên.

27 tháng 8 2023

Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin giới thiệu về bài hát “Làng tôi” của Văn Cao.

Đầu năm 1947, sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Văn Cao cùng các văn nghệ sĩ tản cư đi kháng chiến về đóng quản rải rác tại các thôn xóm thuộc huyện Ứng Hòa - Hà Đông. Trong một lần đi công tác, con đò chở ông xuôi trên sông Đáy, hai bên bờ sông rợp bóng tre xanh dưới nắng chiều nhẹ êm. Bỗng một hồi chuông từ nhà thờ ngân lên…, tiếng chuông tỏa lan trên mặt nước hòa trong tiếng mái chèo khua nước. Tiếng chuông khiến tâm hồn nhạy cảm của Văn Cao bồi hồi xao xuyến đưa ông về với miền quê thân thương đầy ắp những kỷ niệm… Từ những cảm xúc đó ông viết: 

Làng tôi xanh bóng tre

Từng tiếng chuông ban chiều

Tiếng chuông nhà thờ rung

Đời đang vui đồng quê yêu dấu

Kỉ niệm về những tháng ngày dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương đã được nhạc si Văn Cao thể hiện qua đoạn: 

Ngày diệt quân Pháp tan

Là lúc tiếng chuông ngân

Tiếng chuông nhà thờ rung

Làng tôi cùng đoàn quân chiến thắng

Đánh tan lũ quân thù về làng xưa

Dân tưng bừng chặt tre phá cầu

Cùng lập chiến lũy đào hào sâu

Giặc chưa tan chiến đấu không thôi

Đồng quê chào đón ngày mai.

Bài hát được viết ở nhịp 6/8, điệu valse nhịp nhàng, sâu lắng, giàu tình cảm, bố cục gọn gàng, chặt chẽ. Nét nhạc chủ đạo phỏng theo nhịp điệu đung đưa của tiếng chuông nhà thờ. Bài hát gồm có ba lời, như một câu chuyện kể có mở đầu, có dẫn dắt tình tiết và có phần kết thúc đầy lạc quan và tin tưởng vào ngày mai sáng lạn. Từ điệu luân vũ cung đình sang trọng của châu Âu, Văn Cao đã biến thành một bài hát bình dị, nhẹ nhàng về làng quê Việt Nam. Có thể nói ông là vua valse thập niên 40 với những bài hát nổi tiếng như Ngày mùa, Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Làng tôi...

Tóm lại, Làng tôi của Văn Cao có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý để phần giới thiệu được hoàn thiện hơn. 

19 tháng 2 2016

Là người của thành phố Quy Nhơn, tôi tự hào về tất cả mọi thứ ở nơi đây: từ nhà hàng, khách sạn đến các công trình kiến trúc, đền thờ...Nhưng có lẽ điều khiến tôi tự hào nhất vẫn là trở thành học sinh của trường THCS Quang Trung: ngôi trường có bề dày lịch sử, nơi cất giữ những kỉ niệm đẹp về thời học trò và cũng là ngôi nhà thân thương thứ hai của tôi.

Hẳn là ai cũng đã ghé qua ngôi trường thân thương của tôi và ghi nhớ nhiều kỉ niệm. Trường tôi lấp ló sau những tán lá xanh, những cành phượng vĩ, nổi bật giữa con đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Có biết bao nhiêu điều tôi tự hào về trường tôi, nhưng tự hào nhất vẫn là về bề dày lịch sử lâu đời của trường. Là học sinh trường THCS Quang Trung, ai cũng biết tên tiền thân của trường Là Trung Học Đống Đa, được thành lập năm 1973 do nhân dân trong phường xây dựng. Năm 1975, trường chính thức hoạt động với hơn 500 học sinh, 20 thầy cô giáo dưới sự lãnh đạo của thầy Trương Vĩnh Khánh. Trường tôi dần dần đi lên và trải qua nhiều thời kì khác nhau. Trong những năm 1976 đến 1986, trường lần lượt mang tên: trường cấp II Ngô Mây, trường Phổ thông cơ sở Quang Trung I do thầy Kấn Hịch làm hiệu trưởng (nhiệm kì 1976 đến tháng 9/1978). Đến năm 1978 và 1983, thầy Nguyễn Phí và cô Ngô Thị Trí thay thầy Kấn Hịch tiếp tục lãnh đạo nhà trường đi lên với 16 phòng học và gần 900 học sinh từ các phường khác nhau. Từ năm 1986, Cấp I và cấp II cùng ở chung một mái trường với 50 phòng học và có sự hiện diện của 2500 học sinh cùng 100 cán bộ nhân viên nhà trường. Quả là một con số kỉ lục! Trường ta chính thức mang tên: Trường THCS Quang Trung từ tháng 8/1991 cho tới nay khi tách cấp I và cấp II và sát nhập Trường Quang Trung cơ sở I và cơ sở II. Số học sinh và giáo viên ngày càng tăng cho tới năm 2002-2003, trường đã có 41 lớp và hơn 2065 học sinh do thầy Trần Đình Thọ làm hiệu trưởng. Sau 2 năm, do sự phân chia phường, trường THCS Quang Trung tách thành THCS Nguyễn Huệ (thuộc địa bàn phường Quang Trung), THCS Quang Trung (phường Nguyễn Văn Cừ, nơi chúng ta đang học) và THCS Ghềnh Ráng (phường Ghềnh Ráng). Cô Dung tiếp tục kế thừa sự nghiệp, đưa trường phát triển mạnh mẽ với 32 lớp, 1548 HS, 61 giáo viên. Quả thật trường tôi đã trải qua 38 năm với rất nhiều thời kì khác nhau, trở thành niềm tự hào với mỗi cá nhân trong ngôi trường này.

Điều khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi tiếp là: trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng. Ngôi trường làng ở đây có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là về bề ngoài của trường. Khi bước vào ngôi trường, điều khiến tôi thích thú nhất là hàng cây xanh mát bao quanh trường, che bóng mát làm từng tia nắng lấp ló qua kẽ lá. Trường tôi được xây theo hình chữ A và sơn một màu vàng nhạt, đậm chất trường làng. Sân trường khá rộng, giữa sân trường là cột cờ phấp phới giữa nắng mai cùng hàng ghế đá xếp ngăn ngắn quanh trường. Đây là nơi học sinh tổ chức các trò chơi giải trí sau mỗi giờ học mệt mỏi. Nghĩa thứ hai: trường THCS Quang Trung là thành quả lao động và xây dựng của tầng lớp nông dân và tri thức trong vùng, là niềm tự hào của nhân dân, của con em họ. Bao tầng lớp học sinh của trường cũng từ tầng lớp cán bộ, nhân dân trong vùng mà ra. Nếu hiểu ngụ ý, hẳn ai cũng biết là họ đang khen mỗi cá nhân trường mình: là học sinh chăm ngoan, học hành tốt, để mai nay dựng xây tổ quốc, là giáo viên ăn mặc giản dị, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho học sinh, vì tương lai học sinh và đất nước...Ôi, có lẽ tôi không thể nói hết vẻ đẹp tiềm ẩn của trường tôi bằng lời nói suông được, tôi sẽ thể hiện bằng hành động: bằng sự cố gắng, đặt niềm tin vào thầy cô, người sẽ chỉ ta cách đi trên đường đời.

Ngày nay, trường tôi đang dần thay bộ áo mới: khang trang hơn, hiện đại hơn,..nhưng vẫn giữ vẻ "trường làng" như cũ (tôi tự hào về điều này!). Năm học 2010-2011, trường tiến những bước tiến dài với sự lãnh đạo của thầy Trần Hữu Dũng. Với 753 HS (358 nữ) 19 chi đội ( khối sáu, bảy, chín có 5 chi đội; khối tám có 4 chi đội)và hơn 40 thầy cô giáo. Trường được trang bị phòng máy hiện đại, phòng học hóa, sinh, lý, phòng đa chức năng, phòng Đội Đoàn, thư viện, phòng hội đồng và đẹp nhất là phòng Truyền thống: nơi trưng bày và ghi lại lịch sử của trường và nhiều phòng khác nữa. Mỗi lớp học được trang bị đầy đủ thiết bị học tập cho học sinh lẫn giáo viên. Bên hành lang nhà trường còn có các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, lịch sử giúp học sinh nhận ra điều tốt, điều cần làm và ôn lại kiến thức của mình. Học sinh luôn tự giác bảo vệ tài sản nhà trường, vệ sinh sân trường...Thật tự hào khi được học trong một ngôi trường hiện đại, rộng lớn như được vươn ra bầu trời thế này!

Đã nhắc đến trường Quang Trung thì không thể quên nói đến các phong trào và thành tích lừng lẫy của trường. Ngày 4/11/1999, trường THCS Quang Trung được thủ tương chính phủ tặng bằng khen vì sự nghiệp dạy học và học tập của đội ngũ HS, GV nhà trường. Năm 2002, trường tiếp tục nhận được thành tích: trường có nhiều đóng góp do bộ VH-TT trao tặng. Đến năm 2005-2006, trường vinh dự nhận được Huân chương lao động hạng 3, đưa trường lên tầm cao mới. Tự hào nhất phải kể đến vào năm 2008, trường đạt danh hiệu:"Trường chuẩn Quốc Gia" do chính phủ trao tặng và nhiều thành tích khác: Thư viên đạt chuẩn quốc gia, trường có tỉ lệ đỗ vào các trường cấp 3 nhiều nhất,... Những thành tích ấy phải kể đến sự đóng góp của hàng thế hệ học sinh và đội ngũ giáo viên nhà trường. Họ đã mang lại cho trường những danh hiệu Quốc gia, tỉnh, thành phố,... Trường còn tổ chức và tham gia rất nhiều phong trào như: giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em khuyết tật; các cuộc thi học tập,văn nghệ như: Tiếng hát hoa phượng đỏ, bông hoa điểm 10, rung chuông vàng...Những thành tích đó khiến cho tầng lớp đàn em tiếp theo luôn tự hào, đặt mục tiêu của mình vào đó, và ước mong được tham gia và tổ chức các phong trào ấy. Là HS trường Quang Trung, hẳn ai cũng muốn sẽ được vinh danh trong lịch sử vàng son của trường.

Tóm lại, trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng có bề dày lịch sử, thành tích,...khiến ai cũng phải trầm trồ. Là HS Trường THCS Quang Trung, tôi hứa sẽ tiếp tục phát huy thành tích của nhà trường, đặt lòng tin của mình vào thầy cô từng giây từng phút, tiếp tục vẽ nên trang sử mới cho trường - nơi tôi tự hào, nơi đưa tôi trở thành người biết suy nghĩ và là nơi chan chứa biết bao kỉ niệm với bạn bè thầy cô một thời học trò đẹp đẽ.

 

19 tháng 2 2016

Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm tiền thân là Collège de Can Tho là một trong những trường được hình thành trong giai đoạn đầu của nền giáo dục Pháp ở Việt Nam.
Collège de Can Tho là công trình có kiến trúc đặc trưng nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Xét về mặt lịch sử văn hóa, sự hình thành của ngôi trường đã ghi lại một dấu ấn khá đậm nét trong quá trình hình thành và phát triển của Cần Thơ. Theo Kiến trúc sư Trần Kiều Định – Chủ tịch Hội kiến trúc thành phố Cần Thơ, Collège de Can Tho được xây dựng trong khuôn viên đất có diện tích 17.000m2; từ năm 1917 đến năm 1924 đã xây dựng hoàn thành 3 dãy nhà ngang, mỗi dãy có 2 tầng dài khoảng 75m, rộng 12m; một dãy hành lang có mái che và 1 nhà 2 tầng dài 24m, rộng 9m, có các sân rộng tiếp giáp với các dãy nhà. Về kiến trúc có diện mạo kiến trúc cổ, kết cấu tường chịu lực, mái ngói, sàn bằng gạch hỗn hợp, cửa sổ lá sách truyền thống nhiệt đới đẹp và chuẩn theo lối kiến trúc đặc trưng của thời kỳ nầy và nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Từ sau năm 1945 đến nay nhà trường nhiều lần được sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp:
- Giai đoạn 1945-1975 trường mang tên Trung học Phan Thanh Giản. Trong giai đoạn nầy trường được tiếp tục sửa chữa, xây dựng thêm một số khu nhà 2 tầng bằng beton cốt thép với kiến trúc không có gì đặc trưng.
- Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, trường có tên Phổ thông cơ sở An Cư I (1975-1983); Trường phổ thông cấp III thành phố Cần Thơ (1983- 1985), Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm (từ tháng 11 năm 1985 đến nay).
Về phương diện giáo dục, mỗi thời kỳ đều có mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp giáo dục riêng. Tuy vậy, từ Collège de Can Tho đến Trung học phổ thông Châu Văn Liêm đều có điểm tương đồng – đó là nơi dạy và học, nơi giáo dục, đào tạo các thế hệ thanh niên học sinh có trình độ học vấn góp phần bổ sung nguồn nhân lực của vùng đất Cần Thơ.
Tuy xuất phát từ mục đích ban đầu, thực dân Pháp lập ra Collège de Can Tho nhằm đào tạo ra lớp người bản xứ phục vụ cho bộ máy thống trị của chúng. Song vượt lên tất cả ý đồ thâm hiểm, thủ đoạn mị dân, ngôi trường nầy lại là nơi hội tụ những nhà giáo yêu nước như thầy Phạm Văn Bạch, thầy Nguyễn Thượng Tư, thầy Nguyễn Văn Chi, thầy Nguyễn Văn Kiết, thầy Trần Quang Long… nhiều thế hệ học sinh của trường là chiến sĩ cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Tây, Tạ Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bửu Kiếm, Ung Văn Khiêm, Lưu Hữu Phước, Lương Định Của, Hồ Văn Lái, Sơn Nam, Viễn Phương, Trần Kiết Tường, Nguyễn Việt Nam, Hồ Bông, Tô Bửu Giám… cùng rất nhiều học trò bản xứ khác tỏ rõ lòng yêu nước, tự giác, tích cực tham gia vào phong trào chống thực dân đế quốc, sẵn sàng “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu góp phần làm nên Cách mạng Tháng Tám, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Từ sau ngày 30-4-1975 đến nay, trường đã có bước chuyển mình bắt kịp yêu cầu của nền giáo dục trong thời kỳ mới và luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục và đào tạo Cần Thơ. Hơn 30 năm qua có hơn 2 vạn học sinh tốt nghiệp ra trường tiếp tục học Cao đẳng, Đại học; công tác trong nhiều ngành, lĩnh vực. Nhiều cựu học sinh đã thành đạt, là cán bộ lãnh đạo, sĩ quan công an, quân đội, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, văn nghệ sĩ; nhiều người đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, và là trường đạt chuẩn quốc gia bậc trung học phổ thông đầu tiên của thành phố Cần Thơ.
Hơn 90 năm qua, từ Collège de Can Tho đến trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm là một dòng chảy liên tục, vượt qua thời gian với nhiều biến đổi lịch sử; thầy và trò của trường đã dày công vun trồng, bồi đắp và để lại để những dấu ấn đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và của vùng đất Cần Thơ. Đó là tinh thần hiếu học và học giỏi dạy tốt, lòng tôn sư trọng đạo, tinh thần yêu nước ý chí đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thâm tâm của nhiều thế hệ người Cần Thơ, ngôi trường có bề dày lịch sử gần trăm năm nầy, luôn là điều trân trọng, là niềm tự hào. Bởi vì tại ngôi trường đã đào tạo ra hàng vạn thanh niên có học thức và rất tài năng, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển Cần Thơ; uy tín và sức lan tỏa của ngôi trường rất lớn. Mọi người đều nhận thấy rằng ngôi trường rất xứng đáng được các ngành chức năng thành phố Cần Thơ lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng “Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia” để giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, cùng những truyền thống quý báu của nhà trường.


 

18 tháng 2 2016

 

MB:

Trường em là 1 ngôi trường ...... khang trang nhất của ... ..... Đây là ngôi nhà chung của chúng em.

TB:

- Địa điểm trường tọa lạc tại………….

- Hình thành: Trường được khởi công xây dựng năm ...... và khánh thành năm ......, đưa vào sử dụng từ năm học ....-....... Đây là ngôi trường khá khang trang được xây dựng theo tiêu chuẩn “chuẩn quốc gia”, tương lai trường phấn đấu trở thành Trường chất lượng cao của….

- Các phần:

Trường có tổng diện tích là ......m2, diện tích xây dựng phòng học là .........m2, còn lại là sân chơi và sân thể dục. Trường có đầy đủ các phòng chức năng: Phòng vi tính, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng thư viện, phòng dinh dưỡng, phòng bộ môn, hội trường, phòng truyền thống và ......... phòng học. Hiện nay trường có ....... lớp trong đó khối 10 là ...... lớp, khối 11 là .... lớp, khối 12 là 1.... lớp, với tổng số học sinh là ........ em.

Trường em là trường có toàn bộ học sinh học theo chương trình thay sách của Bộ Giáo dục từ lớp 10, lớp 11, và lớp 12. Khối 10 được nhà trường quan tâm nhất tuyển những HS THCS có điểm thi từ ... điểm trở lên đào tạo .... lớp ban KHTN, .........lớp ban KHXH và ....... lớp ban KHCB. Trường có ....... GVCBCNV, trong đó có ....... GV trực tiếp đứng lớp và ....... giáo viên, cán bộ quản lí, hành chính.

- Thành tích:

Trường em đã đạt được những thành tích đáng khích lệ: Chỉ tính riêng HK I năm học ....-....... kết qủa đạt được về hạnh kiểm là 100% khá tốt không có HS đạo đức trung bình. Học lực đạt .......% giỏi, ......% khá, .....% trung bình, .......% yếu.Trường có HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và nhiều giải thưởng nhất nhì về các hoạt động phong trào của thầy trò trong trường như thể dục, văn nghệ … Trong ngôi trường này, chúng em được sự quan tâm yêu thương của thầy cô, của các bậc phụ huynh. Chúng em đang lớn dần lên theo năm tháng cả về trí tuệ,về nhận thức lẫn thể chất. Công lao to lớn đó thuộc về thầy cô, người đang hàng ngày, hàng giờ tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, chắp cách cho những ước mơ của chúng em bay cao và xa hơn để chúng em mau trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội.

KL:

Ngôi trường học đã thật sự là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh chúng em. Chắc chắn những kỉ niệm dưới mái trường về bạn bè, thầy cô sẽ là những kỉ niệm đẹp làm hành trang trong suốt cuộc đời của mỗi người học sinh chúng em.

Bài tham khảo 1:
Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm tiền thân là Collège de Can Tho là một trong những trường được hình thành trong giai đoạn đầu của nền giáo dục Pháp ở Việt Nam.
Collège de Can Tho là công trình có kiến trúc đặc trưng nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Xét về mặt lịch sử văn hóa, sự hình thành của ngôi trường đã ghi lại một dấu ấn khá đậm nét trong quá trình hình thành và phát triển của Cần Thơ. Theo Kiến trúc sư Trần Kiều Định – Chủ tịch Hội kiến trúc thành phố Cần Thơ, Collège de Can Tho được xây dựng trong khuôn viên đất có diện tích 17.000m2; từ năm 1917 đến năm 1924 đã xây dựng hoàn thành 3 dãy nhà ngang, mỗi dãy có 2 tầng dài khoảng 75m, rộng 12m; một dãy hành lang có mái che và 1 nhà 2 tầng dài 24m, rộng 9m, có các sân rộng tiếp giáp với các dãy nhà. Về kiến trúc có diện mạo kiến trúc cổ, kết cấu tường chịu lực, mái ngói, sàn bằng gạch hỗn hợp, cửa sổ lá sách truyền thống nhiệt đới đẹp và chuẩn theo lối kiến trúc đặc trưng của thời kỳ nầy và nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Từ sau năm 1945 đến nay nhà trường nhiều lần được sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp:
- Giai đoạn 1945-1975 trường mang tên Trung học Phan Thanh Giản. Trong giai đoạn nầy trường được tiếp tục sửa chữa, xây dựng thêm một số khu nhà 2 tầng bằng beton cốt thép với kiến trúc không có gì đặc trưng.
- Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, trường có tên Phổ thông cơ sở An Cư I (1975-1983); Trường phổ thông cấp III thành phố Cần Thơ (1983- 1985), Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm (từ tháng 11 năm 1985 đến nay).
Về phương diện giáo dục, mỗi thời kỳ đều có mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp giáo dục riêng. Tuy vậy, từ Collège de Can Tho đến Trung học phổ thông Châu Văn Liêm đều có điểm tương đồng – đó là nơi dạy và học, nơi giáo dục, đào tạo các thế hệ thanh niên học sinh có trình độ học vấn góp phần bổ sung nguồn nhân lực của vùng đất Cần Thơ.
Tuy xuất phát từ mục đích ban đầu, thực dân Pháp lập ra Collège de Can Tho nhằm đào tạo ra lớp người bản xứ phục vụ cho bộ máy thống trị của chúng. Song vượt lên tất cả ý đồ thâm hiểm, thủ đoạn mị dân, ngôi trường nầy lại là nơi hội tụ những nhà giáo yêu nước như thầy Phạm Văn Bạch, thầy Nguyễn Thượng Tư, thầy Nguyễn Văn Chi, thầy Nguyễn Văn Kiết, thầy Trần Quang Long… nhiều thế hệ học sinh của trường là chiến sĩ cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Tây, Tạ Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bửu Kiếm, Ung Văn Khiêm, Lưu Hữu Phước, Lương Định Của, Hồ Văn Lái, Sơn Nam, Viễn Phương, Trần Kiết Tường, Nguyễn Việt Nam, Hồ Bông, Tô Bửu Giám… cùng rất nhiều học trò bản xứ khác tỏ rõ lòng yêu nước, tự giác, tích cực tham gia vào phong trào chống thực dân đế quốc, sẵn sàng “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu góp phần làm nên Cách mạng Tháng Tám, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Từ sau ngày 30-4-1975 đến nay, trường đã có bước chuyển mình bắt kịp yêu cầu của nền giáo dục trong thời kỳ mới và luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục và đào tạo Cần Thơ. Hơn 30 năm qua có hơn 2 vạn học sinh tốt nghiệp ra trường tiếp tục học Cao đẳng, Đại học; công tác trong nhiều ngành, lĩnh vực. Nhiều cựu học sinh đã thành đạt, là cán bộ lãnh đạo, sĩ quan công an, quân đội, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, văn nghệ sĩ; nhiều người đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, và là trường đạt chuẩn quốc gia bậc trung học phổ thông đầu tiên của thành phố Cần Thơ.
Hơn 90 năm qua, từ Collège de Can Tho đến trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm là một dòng chảy liên tục, vượt qua thời gian với nhiều biến đổi lịch sử; thầy và trò của trường đã dày công vun trồng, bồi đắp và để lại để những dấu ấn đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và của vùng đất Cần Thơ. Đó là tinh thần hiếu học và học giỏi dạy tốt, lòng tôn sư trọng đạo, tinh thần yêu nước ý chí đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thâm tâm của nhiều thế hệ người Cần Thơ, ngôi trường có bề dày lịch sử gần trăm năm nầy, luôn là điều trân trọng, là niềm tự hào. Bởi vì tại ngôi trường đã đào tạo ra hàng vạn thanh niên có học thức và rất tài năng, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển Cần Thơ; uy tín và sức lan tỏa của ngôi trường rất lớn. Mọi người đều nhận thấy rằng ngôi trường rất xứng đáng được các ngành chức năng thành phố Cần Thơ lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng “Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia” để giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, cùng những truyền thống quý báu của nhà trường.

Tham khảo bài 2:


Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần.Một thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Đựoc thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son.Trưòng tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng.Từ ngoai bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp.Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều.Kéo dài ở dãy B là phòng hội truờng ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới đuợc đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang đựoc xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy C.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.

Bài làm của 1 bạn viết về THCS Quang Trung

Là người của thành phố Quy Nhơn, tôi tự hào về tất cả mọi thứ ở nơi đây: từ nhà hàng, khách sạn đến các công trình kiến trúc, đền thờ...Nhưng có lẽ điều khiến tôi tự hào nhất vẫn là trở thành học sinh của trường THCS Quang Trung: ngôi trường có bề dày lịch sử, nơi cất giữ những kỉ niệm đẹp về thời học trò và cũng là ngôi nhà thân thương thứ hai của tôi.

Hẳn là ai cũng đã ghé qua ngôi trường thân thương của tôi và ghi nhớ nhiều kỉ niệm. Trường tôi lấp ló sau những tán lá xanh, những cành phượng vĩ, nổi bật giữa con đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Có biết bao nhiêu điều tôi tự hào về trường tôi, nhưng tự hào nhất vẫn là về bề dày lịch sử lâu đời của trường. Là học sinh trường THCS Quang Trung, ai cũng biết tên tiền thân của trường Là Trung Học Đống Đa, được thành lập năm 1973 do nhân dân trong phường xây dựng. Năm 1975, trường chính thức hoạt động với hơn 500 học sinh, 20 thầy cô giáo dưới sự lãnh đạo của thầy Trương Vĩnh Khánh. Trường tôi dần dần đi lên và trải qua nhiều thời kì khác nhau. Trong những năm 1976 đến 1986, trường lần lượt mang tên: trường cấp II Ngô Mây, trường Phổ thông cơ sở Quang Trung I do thầy Kấn Hịch làm hiệu trưởng (nhiệm kì 1976 đến tháng 9/1978). Đến năm 1978 và 1983, thầy Nguyễn Phí và cô Ngô Thị Trí thay thầy Kấn Hịch tiếp tục lãnh đạo nhà trường đi lên với 16 phòng học và gần 900 học sinh từ các phường khác nhau. Từ năm 1986, Cấp I và cấp II cùng ở chung một mái trường với 50 phòng học và có sự hiện diện của 2500 học sinh cùng 100 cán bộ nhân viên nhà trường. Quả là một con số kỉ lục! Trường ta chính thức mang tên: Trường THCS Quang Trung từ tháng 8/1991 cho tới nay khi tách cấp I và cấp II và sát nhập Trường Quang Trung cơ sở I và cơ sở II. Số học sinh và giáo viên ngày càng tăng cho tới năm 2002-2003, trường đã có 41 lớp và hơn 2065 học sinh do thầy Trần Đình Thọ làm hiệu trưởng. Sau 2 năm, do sự phân chia phường, trường THCS Quang Trung tách thành THCS Nguyễn Huệ (thuộc địa bàn phường Quang Trung), THCS Quang Trung (phường Nguyễn Văn Cừ, nơi chúng ta đang học) và THCS Ghềnh Ráng (phường Ghềnh Ráng). Cô Dung tiếp tục kế thừa sự nghiệp, đưa trường phát triển mạnh mẽ với 32 lớp, 1548 HS, 61 giáo viên. Quả thật trường tôi đã trải qua 38 năm với rất nhiều thời kì khác nhau, trở thành niềm tự hào với mỗi cá nhân trong ngôi trường này.

Điều khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi tiếp là: trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng. Ngôi trường làng ở đây có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là về bề ngoài của trường. Khi bước vào ngôi trường, điều khiến tôi thích thú nhất là hàng cây xanh mát bao quanh trường, che bóng mát làm từng tia nắng lấp ló qua kẽ lá. Trường tôi được xây theo hình chữ A và sơn một màu vàng nhạt, đậm chất trường làng. Sân trường khá rộng, giữa sân trường là cột cờ phấp phới giữa nắng mai cùng hàng ghế đá xếp ngăn ngắn quanh trường. Đây là nơi học sinh tổ chức các trò chơi giải trí sau mỗi giờ học mệt mỏi. Nghĩa thứ hai: trường THCS Quang Trung là thành quả lao động và xây dựng của tầng lớp nông dân và tri thức trong vùng, là niềm tự hào của nhân dân, của con em họ. Bao tầng lớp học sinh của trường cũng từ tầng lớp cán bộ, nhân dân trong vùng mà ra. Nếu hiểu ngụ ý, hẳn ai cũng biết là họ đang khen mỗi cá nhân trường mình: là học sinh chăm ngoan, học hành tốt, để mai nay dựng xây tổ quốc, là giáo viên ăn mặc giản dị, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho học sinh, vì tương lai học sinh và đất nước...Ôi, có lẽ tôi không thể nói hết vẻ đẹp tiềm ẩn của trường tôi bằng lời nói suông được, tôi sẽ thể hiện bằng hành động: bằng sự cố gắng, đặt niềm tin vào thầy cô, người sẽ chỉ ta cách đi trên đường đời.

Ngày nay, trường tôi đang dần thay bộ áo mới: khang trang hơn, hiện đại hơn,..nhưng vẫn giữ vẻ "trường làng" như cũ (tôi tự hào về điều này!). Năm học 2010-2011, trường tiến những bước tiến dài với sự lãnh đạo của thầy Trần Hữu Dũng. Với 753 HS (358 nữ) 19 chi đội ( khối sáu, bảy, chín có 5 chi đội; khối tám có 4 chi đội)và hơn 40 thầy cô giáo. Trường được trang bị phòng máy hiện đại, phòng học hóa, sinh, lý, phòng đa chức năng, phòng Đội Đoàn, thư viện, phòng hội đồng và đẹp nhất là phòng Truyền thống: nơi trưng bày và ghi lại lịch sử của trường và nhiều phòng khác nữa. Mỗi lớp học được trang bị đầy đủ thiết bị học tập cho học sinh lẫn giáo viên. Bên hành lang nhà trường còn có các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, lịch sử giúp học sinh nhận ra điều tốt, điều cần làm và ôn lại kiến thức của mình. Học sinh luôn tự giác bảo vệ tài sản nhà trường, vệ sinh sân trường...Thật tự hào khi được học trong một ngôi trường hiện đại, rộng lớn như được vươn ra bầu trời thế này!

Đã nhắc đến trường Quang Trung thì không thể quên nói đến các phong trào và thành tích lừng lẫy của trường. Ngày 4/11/1999, trường THCS Quang Trung được thủ tương chính phủ tặng bằng khen vì sự nghiệp dạy học và học tập của đội ngũ HS, GV nhà trường. Năm 2002, trường tiếp tục nhận được thành tích: trường có nhiều đóng góp do bộ VH-TT trao tặng. Đến năm 2005-2006, trường vinh dự nhận được Huân chương lao động hạng 3, đưa trường lên tầm cao mới. Tự hào nhất phải kể đến vào năm 2008, trường đạt danh hiệu:"Trường chuẩn Quốc Gia" do chính phủ trao tặng và nhiều thành tích khác: Thư viên đạt chuẩn quốc gia, trường có tỉ lệ đỗ vào các trường cấp 3 nhiều nhất,... Những thành tích ấy phải kể đến sự đóng góp của hàng thế hệ học sinh và đội ngũ giáo viên nhà trường. Họ đã mang lại cho trường những danh hiệu Quốc gia, tỉnh, thành phố,... Trường còn tổ chức và tham gia rất nhiều phong trào như: giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em khuyết tật; các cuộc thi học tập,văn nghệ như: Tiếng hát hoa phượng đỏ, bông hoa điểm 10, rung chuông vàng...Những thành tích đó khiến cho tầng lớp đàn em tiếp theo luôn tự hào, đặt mục tiêu của mình vào đó, và ước mong được tham gia và tổ chức các phong trào ấy. Là HS trường Quang Trung, hẳn ai cũng muốn sẽ được vinh danh trong lịch sử vàng son của trường.

Tóm lại, trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng có bề dày lịch sử, thành tích,...khiến ai cũng phải trầm trồ. Là HS Trường THCS Quang Trung, tôi hứa sẽ tiếp tục phát huy thành tích của nhà trường, đặt lòng tin của mình vào thầy cô từng giây từng phút, tiếp tục vẽ nên trang sử mới cho trường - nơi tôi tự hào, nơi đưa tôi trở thành người biết suy nghĩ và là nơi chan chứa biết bao kỉ niệm với bạn bè thầy cô một thời học trò đẹp đẽ.



 

 

19 tháng 2 2016

Bài tham khảo 1:
Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm tiền thân là Collège de Can Tho là một trong những trường được hình thành trong giai đoạn đầu của nền giáo dục Pháp ở Việt Nam.
Collège de Can Tho là công trình có kiến trúc đặc trưng nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Xét về mặt lịch sử văn hóa, sự hình thành của ngôi trường đã ghi lại một dấu ấn khá đậm nét trong quá trình hình thành và phát triển của Cần Thơ. Theo Kiến trúc sư Trần Kiều Định – Chủ tịch Hội kiến trúc thành phố Cần Thơ, Collège de Can Tho được xây dựng trong khuôn viên đất có diện tích 17.000m2; từ năm 1917 đến năm 1924 đã xây dựng hoàn thành 3 dãy nhà ngang, mỗi dãy có 2 tầng dài khoảng 75m, rộng 12m; một dãy hành lang có mái che và 1 nhà 2 tầng dài 24m, rộng 9m, có các sân rộng tiếp giáp với các dãy nhà. Về kiến trúc có diện mạo kiến trúc cổ, kết cấu tường chịu lực, mái ngói, sàn bằng gạch hỗn hợp, cửa sổ lá sách truyền thống nhiệt đới đẹp và chuẩn theo lối kiến trúc đặc trưng của thời kỳ nầy và nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Từ sau năm 1945 đến nay nhà trường nhiều lần được sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp:
- Giai đoạn 1945-1975 trường mang tên Trung học Phan Thanh Giản. Trong giai đoạn nầy trường được tiếp tục sửa chữa, xây dựng thêm một số khu nhà 2 tầng bằng beton cốt thép với kiến trúc không có gì đặc trưng.
- Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, trường có tên Phổ thông cơ sở An Cư I (1975-1983); Trường phổ thông cấp III thành phố Cần Thơ (1983- 1985), Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm (từ tháng 11 năm 1985 đến nay).
Về phương diện giáo dục, mỗi thời kỳ đều có mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp giáo dục riêng. Tuy vậy, từ Collège de Can Tho đến Trung học phổ thông Châu Văn Liêm đều có điểm tương đồng – đó là nơi dạy và học, nơi giáo dục, đào tạo các thế hệ thanh niên học sinh có trình độ học vấn góp phần bổ sung nguồn nhân lực của vùng đất Cần Thơ.
Tuy xuất phát từ mục đích ban đầu, thực dân Pháp lập ra Collège de Can Tho nhằm đào tạo ra lớp người bản xứ phục vụ cho bộ máy thống trị của chúng. Song vượt lên tất cả ý đồ thâm hiểm, thủ đoạn mị dân, ngôi trường nầy lại là nơi hội tụ những nhà giáo yêu nước như thầy Phạm Văn Bạch, thầy Nguyễn Thượng Tư, thầy Nguyễn Văn Chi, thầy Nguyễn Văn Kiết, thầy Trần Quang Long… nhiều thế hệ học sinh của trường là chiến sĩ cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Tây, Tạ Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bửu Kiếm, Ung Văn Khiêm, Lưu Hữu Phước, Lương Định Của, Hồ Văn Lái, Sơn Nam, Viễn Phương, Trần Kiết Tường, Nguyễn Việt Nam, Hồ Bông, Tô Bửu Giám… cùng rất nhiều học trò bản xứ khác tỏ rõ lòng yêu nước, tự giác, tích cực tham gia vào phong trào chống thực dân đế quốc, sẵn sàng “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu góp phần làm nên Cách mạng Tháng Tám, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Từ sau ngày 30-4-1975 đến nay, trường đã có bước chuyển mình bắt kịp yêu cầu của nền giáo dục trong thời kỳ mới và luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục và đào tạo Cần Thơ. Hơn 30 năm qua có hơn 2 vạn học sinh tốt nghiệp ra trường tiếp tục học Cao đẳng, Đại học; công tác trong nhiều ngành, lĩnh vực. Nhiều cựu học sinh đã thành đạt, là cán bộ lãnh đạo, sĩ quan công an, quân đội, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, văn nghệ sĩ; nhiều người đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, và là trường đạt chuẩn quốc gia bậc trung học phổ thông đầu tiên của thành phố Cần Thơ.
Hơn 90 năm qua, từ Collège de Can Tho đến trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm là một dòng chảy liên tục, vượt qua thời gian với nhiều biến đổi lịch sử; thầy và trò của trường đã dày công vun trồng, bồi đắp và để lại để những dấu ấn đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và của vùng đất Cần Thơ. Đó là tinh thần hiếu học và học giỏi dạy tốt, lòng tôn sư trọng đạo, tinh thần yêu nước ý chí đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thâm tâm của nhiều thế hệ người Cần Thơ, ngôi trường có bề dày lịch sử gần trăm năm nầy, luôn là điều trân trọng, là niềm tự hào. Bởi vì tại ngôi trường đã đào tạo ra hàng vạn thanh niên có học thức và rất tài năng, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển Cần Thơ; uy tín và sức lan tỏa của ngôi trường rất lớn. Mọi người đều nhận thấy rằng ngôi trường rất xứng đáng được các ngành chức năng thành phố Cần Thơ lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng “Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia” để giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, cùng những truyền thống quý báu của nhà trường.

Tham khảo bài 2:


Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần.Một thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Đựoc thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son.Trưòng tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng.Từ ngoai bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp.Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều.Kéo dài ở dãy B là phòng hội truờng ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới đuợc đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang đựoc xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy C.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.

Bài làm của 1 bạn viết về THCS Quang Trung

Là người của thành phố Quy Nhơn, tôi tự hào về tất cả mọi thứ ở nơi đây: từ nhà hàng, khách sạn đến các công trình kiến trúc, đền thờ...Nhưng có lẽ điều khiến tôi tự hào nhất vẫn là trở thành học sinh của trường THCS Quang Trung: ngôi trường có bề dày lịch sử, nơi cất giữ những kỉ niệm đẹp về thời học trò và cũng là ngôi nhà thân thương thứ hai của tôi.

Hẳn là ai cũng đã ghé qua ngôi trường thân thương của tôi và ghi nhớ nhiều kỉ niệm. Trường tôi lấp ló sau những tán lá xanh, những cành phượng vĩ, nổi bật giữa con đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Có biết bao nhiêu điều tôi tự hào về trường tôi, nhưng tự hào nhất vẫn là về bề dày lịch sử lâu đời của trường. Là học sinh trường THCS Quang Trung, ai cũng biết tên tiền thân của trường Là Trung Học Đống Đa, được thành lập năm 1973 do nhân dân trong phường xây dựng. Năm 1975, trường chính thức hoạt động với hơn 500 học sinh, 20 thầy cô giáo dưới sự lãnh đạo của thầy Trương Vĩnh Khánh. Trường tôi dần dần đi lên và trải qua nhiều thời kì khác nhau. Trong những năm 1976 đến 1986, trường lần lượt mang tên: trường cấp II Ngô Mây, trường Phổ thông cơ sở Quang Trung I do thầy Kấn Hịch làm hiệu trưởng (nhiệm kì 1976 đến tháng 9/1978). Đến năm 1978 và 1983, thầy Nguyễn Phí và cô Ngô Thị Trí thay thầy Kấn Hịch tiếp tục lãnh đạo nhà trường đi lên với 16 phòng học và gần 900 học sinh từ các phường khác nhau. Từ năm 1986, Cấp I và cấp II cùng ở chung một mái trường với 50 phòng học và có sự hiện diện của 2500 học sinh cùng 100 cán bộ nhân viên nhà trường. Quả là một con số kỉ lục! Trường ta chính thức mang tên: Trường THCS Quang Trung từ tháng 8/1991 cho tới nay khi tách cấp I và cấp II và sát nhập Trường Quang Trung cơ sở I và cơ sở II. Số học sinh và giáo viên ngày càng tăng cho tới năm 2002-2003, trường đã có 41 lớp và hơn 2065 học sinh do thầy Trần Đình Thọ làm hiệu trưởng. Sau 2 năm, do sự phân chia phường, trường THCS Quang Trung tách thành THCS Nguyễn Huệ (thuộc địa bàn phường Quang Trung), THCS Quang Trung (phường Nguyễn Văn Cừ, nơi chúng ta đang học) và THCS Ghềnh Ráng (phường Ghềnh Ráng). Cô Dung tiếp tục kế thừa sự nghiệp, đưa trường phát triển mạnh mẽ với 32 lớp, 1548 HS, 61 giáo viên. Quả thật trường tôi đã trải qua 38 năm với rất nhiều thời kì khác nhau, trở thành niềm tự hào với mỗi cá nhân trong ngôi trường này.

Điều khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi tiếp là: trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng. Ngôi trường làng ở đây có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là về bề ngoài của trường. Khi bước vào ngôi trường, điều khiến tôi thích thú nhất là hàng cây xanh mát bao quanh trường, che bóng mát làm từng tia nắng lấp ló qua kẽ lá. Trường tôi được xây theo hình chữ A và sơn một màu vàng nhạt, đậm chất trường làng. Sân trường khá rộng, giữa sân trường là cột cờ phấp phới giữa nắng mai cùng hàng ghế đá xếp ngăn ngắn quanh trường. Đây là nơi học sinh tổ chức các trò chơi giải trí sau mỗi giờ học mệt mỏi. Nghĩa thứ hai: trường THCS Quang Trung là thành quả lao động và xây dựng của tầng lớp nông dân và tri thức trong vùng, là niềm tự hào của nhân dân, của con em họ. Bao tầng lớp học sinh của trường cũng từ tầng lớp cán bộ, nhân dân trong vùng mà ra. Nếu hiểu ngụ ý, hẳn ai cũng biết là họ đang khen mỗi cá nhân trường mình: là học sinh chăm ngoan, học hành tốt, để mai nay dựng xây tổ quốc, là giáo viên ăn mặc giản dị, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho học sinh, vì tương lai học sinh và đất nước...Ôi, có lẽ tôi không thể nói hết vẻ đẹp tiềm ẩn của trường tôi bằng lời nói suông được, tôi sẽ thể hiện bằng hành động: bằng sự cố gắng, đặt niềm tin vào thầy cô, người sẽ chỉ ta cách đi trên đường đời.

Ngày nay, trường tôi đang dần thay bộ áo mới: khang trang hơn, hiện đại hơn,..nhưng vẫn giữ vẻ "trường làng" như cũ (tôi tự hào về điều này!). Năm học 2010-2011, trường tiến những bước tiến dài với sự lãnh đạo của thầy Trần Hữu Dũng. Với 753 HS (358 nữ) 19 chi đội ( khối sáu, bảy, chín có 5 chi đội; khối tám có 4 chi đội)và hơn 40 thầy cô giáo. Trường được trang bị phòng máy hiện đại, phòng học hóa, sinh, lý, phòng đa chức năng, phòng Đội Đoàn, thư viện, phòng hội đồng và đẹp nhất là phòng Truyền thống: nơi trưng bày và ghi lại lịch sử của trường và nhiều phòng khác nữa. Mỗi lớp học được trang bị đầy đủ thiết bị học tập cho học sinh lẫn giáo viên. Bên hành lang nhà trường còn có các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, lịch sử giúp học sinh nhận ra điều tốt, điều cần làm và ôn lại kiến thức của mình. Học sinh luôn tự giác bảo vệ tài sản nhà trường, vệ sinh sân trường...Thật tự hào khi được học trong một ngôi trường hiện đại, rộng lớn như được vươn ra bầu trời thế này!

Đã nhắc đến trường Quang Trung thì không thể quên nói đến các phong trào và thành tích lừng lẫy của trường. Ngày 4/11/1999, trường THCS Quang Trung được thủ tương chính phủ tặng bằng khen vì sự nghiệp dạy học và học tập của đội ngũ HS, GV nhà trường. Năm 2002, trường tiếp tục nhận được thành tích: trường có nhiều đóng góp do bộ VH-TT trao tặng. Đến năm 2005-2006, trường vinh dự nhận được Huân chương lao động hạng 3, đưa trường lên tầm cao mới. Tự hào nhất phải kể đến vào năm 2008, trường đạt danh hiệu:"Trường chuẩn Quốc Gia" do chính phủ trao tặng và nhiều thành tích khác: Thư viên đạt chuẩn quốc gia, trường có tỉ lệ đỗ vào các trường cấp 3 nhiều nhất,... Những thành tích ấy phải kể đến sự đóng góp của hàng thế hệ học sinh và đội ngũ giáo viên nhà trường. Họ đã mang lại cho trường những danh hiệu Quốc gia, tỉnh, thành phố,... Trường còn tổ chức và tham gia rất nhiều phong trào như: giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em khuyết tật; các cuộc thi học tập,văn nghệ như: Tiếng hát hoa phượng đỏ, bông hoa điểm 10, rung chuông vàng...Những thành tích đó khiến cho tầng lớp đàn em tiếp theo luôn tự hào, đặt mục tiêu của mình vào đó, và ước mong được tham gia và tổ chức các phong trào ấy. Là HS trường Quang Trung, hẳn ai cũng muốn sẽ được vinh danh trong lịch sử vàng son của trường.

Tóm lại, trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng có bề dày lịch sử, thành tích,...khiến ai cũng phải trầm trồ. Là HS Trường THCS Quang Trung, tôi hứa sẽ tiếp tục phát huy thành tích của nhà trường, đặt lòng tin của mình vào thầy cô từng giây từng phút, tiếp tục vẽ nên trang sử mới cho trường - nơi tôi tự hào, nơi đưa tôi trở thành người biết suy nghĩ và là nơi chan chứa biết bao kỉ niệm với bạn bè thầy cô một thời học trò đẹp đẽ.


 

4 tháng 5 2022

Tham Khảo:

Làng Nghề Bánh Tráng Túy Loan cách 14km trung tâm Đà Nẵng về phía Tây Nam, nằm ở xã Hòa Phong huyện Hòa Vang. Làng nghề này đã có từ hơn 500 về trước, dã đi qua biết bao nhiêu thay đổi của lịch sử, truyền thống và văn hóa Việt Nam. Bánh tráng đã không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam và kể cả những khách du lịch ngoại quốc, đây là một món ăn đi kèm không thể thiếu trong rất nhiều mòn ăn truyền thống, đặc biệt là mỳ Quảng. Gạo- nguyên liệu chính làm nên bánh tráng được người dân nơi đây chọn lọc rất kỹ lưỡng, phải là gạo rất thơm ngon được thu hoạch vụ đông- xuân. Nhiều gia vị được thêm vào như nước mắm, muối, đường, tỏi và mè khiến cho sản phẩm càng trở nên hấp dẫn và độc đáo. Không như những nơi khác, bánh sau khi tráng xong được hơ trên than lửa thay vì phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, giúp cho bánh không bị mốc. Đến thăm ngôi làng có tuổi đời 5 thế kỉ, thưởng thức mỳ quảng cùng với bánh tráng tại làng nghề Túy Loan chắc chắn sẽ là kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch Đà Nẵng của bạn.
Bánh tráng cuốn Đà Nẵng được biến tấu theo nhiều công thức chế biến khác nhau như: bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuốn ram, bánh tráng cuốn bơ… Mỗi công thức kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra được món ăn thơm ngon, khó cưỡng. Sự đa dạng này giúp thực khách có nhiều lựa chọn để thay đổi vị giác và phù hợp với sở thích của mình. 

11 tháng 3 2020

Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

       Là "cửa ngõ phên dậu" vùng Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực Đông Bắc - Tây Bắc, của những nền văn hoá đa sắc tộc, hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Thiên phú và sự sáng tạo lao động của cộng đồng các dân tộc Yên Bái đã tạo nên một vùng đất nhiều tiềm năng. Cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

         Sự hấp dẫn của vùng đất này là hình sông thế núi, được kiến tạo dọc sông Hồng trên nền phù sa cổ sinh, với những cánh đồng bằng phẳng đan xen cùng núi non ngoạn mục vươn sát bờ sông tạo thành những lát cắt phóng khoáng, trùng điệp, đó là tặng vật của thiên nhiên để con người gây dựng nên những xóm làng trù mật và thanh bình. Từ đây, những khát vọng về sự yên ấm thơ mộng được đặt cho các tên làng, trở thành dấu ấn không thể phai nhạt như Châu Quế, Yên Hưng, Lan Đình, Cổ Phúc, Yên Lương, Âu Lâu, Bình Phương, Linh Thông, Minh Quân, Nga Quán…Những tên làng nhắc tới là biết ngay đất Yên Bái.

         Dải đất này trầm tích bao bí mật của quá khứ, từ thủa xa xưa. Những kết quả khảo cổ học cho thấy đây là vùng đất có lịch kỳ từ thời đá mới trải dài tới đồ đồng, đồ sắt. Tiêu biểu nhất tương ứng với thời kỳ đá Sơn Vi tìm thấy ở Mậu A, được các nhà khảo cổ đánh giá là di chỉ có những đặc trưng nổi trội nhất. Dọc lưu vực sông là quê hương của thạp đồng Đào Thịnh, thạp đồng Hợp Minh nổi tiếng quốc gia cùng vô số đồ đồng phát lộ, được người xưa chôn dấu dọc dải đất hai bên bờ sông. Vùng đất này cũng là vùng còn chứa nhiều bí ẩn đầy ký ức của cư dân cổ xưa, đang rất cần được các nhà khoa học khám phá.

        Cùng với trí tuệ và bàn tay tạo dựng của con người, nhiều nơi ngoài việc trồng lúa nước còn phát triển các làng nghề: trồng dâu nuôi tằm, đan lát thủ công làm miến, kéo mật, cùng với những rừng quế bạt ngàn, những nương chè ngút ngát xanh tươi. Các làng văn hóa được tạo dựng, chính là nơi giữ gìn cảnh quản môi trường thiên nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian được bao thế hệ lưu truyền. Ở đây có thể bắt gặp cái lạ và độc đáo của khèn "ma nhí", sáo "cúc kẹ" dân tộc Xa Phó, cũng như sự huyên linh trong "tết nhẩy" của dân tộc Dao và các giá trị phi vật thể khác đang tiềm ẩn trong nhân dân. Đó là kết quả của lao động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân các dân tộc sáng tạo nên.

         Đồng hành cùng với lịch sử, các giá trị văn hóa tinh thần được xác lập cùng với tín ngưỡng bản địa, các đình đền miếu mạo được nhân dân tôn ái xây dựng. Những đền chùa nổi tiếng trong vùng như đền Đông Cuông, Tuần Quán, Nhược Sơn, chùa Bách Lẫm, Ngọc Am được tu bổ, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và cũng là các di tích văn hóa gắn với các truyền tích được người dân lưu giữ. Các dấu tích đình đền còn gắn với các sự kiện lịch sử từng xẩy ra trên mảnh đất này đó là, đền Nhược Sơn gắn với tên tuổi Hà Bổng, Hà Chương thời kỳ chống Nguyên Mông; Đền Đông Cuông (còn gọi là đền Thần Vệ Quốc) gắn với khởi nghĩa Giáp Dần (1914) của đồng bào Tày, Dao địa phương chống thực dân Pháp, đền Tuần Quán gắn với khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930 của các chí sĩ yêu nước tụ họp ở đây trước khi khởi sự. Thành phố Yên Bái còn nổi bật di tích lịch sử văn hóa Lễ đài nơi Bác Hồ nói chuyện với các nhân dân các dân tộc Yên Bái (ngày 24/9/1958) giữa trung tâm thành phố,một địa chỉ quen thuộc với cả nước là di tích lịch sử văn hóa: Lăng mộ Nguyễn Thái Học và các nhà yêu nước hy sinh năm 1930 trong khởi nghĩa Yên Bái chống thực dân Pháp nổi tiếng đương thời, được tọa lạc trong công viên Yên Hòa khoáng đạt.

        Trung tâm Yên Bái còn là nơi cửa ngõ nối giữa Đông Bắc với Tây Bắc của Tổ quốc, có đường sắt và đường bộ nối Hà Nội và các tỉnh đồng bằng trung du với Vân Nam - Trung Quốc. Nơi đây còn có chiến khu Vần Dọc của thời kháng chiến chống Pháp, có bến phà Âu Lâu đã trở thành di tích lịch sử văn hóa của địa phương.

        Có thể tự hào rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã giác ngộ, giáo dục, tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, sức mạnh của cả đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh làm nên kỳ tích anh hùng - một tỉnh Yên Bái phát triển toàn diện, vững bước đi lên cùng cả nước trong sự nghiệp đổi mới - công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

           "Lịch sử là dòng chảy, truyền thống là hành trang", chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh những năm qua là niềm tự hào về những chiến công, những thành tích đã đạt được, đồng thời cũng nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, mục tiêu trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.​

học tốt

11 tháng 3 2020

Bn Nguyễn Ngọc Linh ơi có bài nào ngắn hơn ko

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

*Bài nói tham khảo

Làng tôi là một trong số những bài hát hay được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Cho tới ngày nay, giá trị nghệ thuật của bài ca vẫn còn nguyên vẹn, làm rung động hàng triệu trái tim người nghe.

Làng tôi được tác giả Văn Cao sáng tác vào năm 1947. Đó là một bài hát có giá trị, có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta. Bài hát mô tả cảnh làng quê Việt Nam đang sống trong yên vui, thanh bình thì giặc Pháp tràn đến đốt phá, tàn sát người dân lành. Với lòng căm thù giặc, quân và nhân dân đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương, tin tưởng mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng.

Làng quê của Văn Cao cũng có những rặng tre xanh bao phủ, tỏa bóng mát chở che cho lũ trẻ chăn trâu nô đùa trong những trưa hè oi ả. Quê ông cũng có một dòng sông nhỏ uốn lượn quanh những xóm làng cao vút những hàng cau, chiều chiều những tiếng chuông từ nhà thờ Trình Xuyên ngân nga trên bầu trời hòa quyện cùng tiếng sáo diều vi vu. Những âm thanh, những hình ảnh bình dị đó đã khắc sâu vào tâm trí Văn Cao, theo ông đi suốt cuộc đời. Giờ đây Văn Cao mới thực sự cảm nhận được điều đó ..

Một nét nhạc bỗng ngân vang theo nhịp “Từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung ..” và hình ảnh “.. Bóng cau với con thuyền một dòng sông ..” hiện ra trước mắt. Văn Cao lấy vội cây đàn ghi ta trên vai và những nốt nhạc đầu tiên thánh thót rơi trên phím đàn, giai điệu của bài hát âm vang tỏa lan trên dòng sông, giữa một chiều mùa xuân se lạnh.

Bài Làng Tôi của Văn Cao đã ra đời trong cái mùa xuân đầu tiên của cuộc kháng chiến trường kỳ. Làng Tôi theo chân ông, theo chân những người lính Cụ Hồ, những đoàn dân công .. trên mọi nẻo đường đất nước.