K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2021

Tham khảo:

hãy phân tích hai câu cuối trong bài thơ Bánh Trôi Nước câu hỏi 44837 - hoidap247.com

11 tháng 11 2021

cái này bị lạc đề bạn ơi

11 tháng 11 2021
ở đây mình phân tích theo nghĩa bóng nha bạn: Tác giả Hồ Xuân Hương đã dùng biện pháp ẩn dụ cho hai câu thơ cuối của bài thơ "Bánh trôi nước".Câu thơ "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"nói về người phụ nữ VN có cuộc sống phải phụ thuộc vào hoàn cảnh, phụ thuộc vào người khác. Không có quyền quyết định cuộc sống và tương lai của mình.Câu thơ "Mà em vẫn giữ tấm lòng son" nói lên phẩm chất trong trắng, tâm hồn trong sáng, không bị cảnh ngộ chi phối. Ca ngợi lòng chung thủy của người phụ nữ Việt Nam. Tấm lòng sâu sắc, luôn hướng về một người. Cả 2 câu thơ cuối đều cho thấy tác giả trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận, cuộc sống của họ. Một cuộc sống gò bó, vất vả, không tự do, không được tự quyết định số phận của mình. Qua từ ngữ, cách diễn đạt của nhà thơ thì ta cũng thấy được Hồ Xuân Hương là một nhà thơ tài giỏi, bài thơ "Bánh trôi nước" cũng là một bài thơ nổi tiếng hay và ý nghĩa.
11 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 em vẫn giữ tấm lòng son.

⇒⇒ Tác dụng :Tác dụng : Khiến cho các câu thơ , từ ngữ với nhau được liên kết một cách chặt chẽ để tránh câu thơ cộc lốc , thiếu ý nghĩa . 

13 tháng 10 2019

Trong bài thơ Bánh trôi nước, bằng cách ẩn dụ sinh động là chiếc bánh trôi, người nữ sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương đã vẽ nên vẻ đẹp trong trắng, son sắt của người phụ nữ và thể hiện sự cảm thông với thân phận của họ trong xã hội phong kiến đầy bất công. Nét đẹp trong trắng ấy đã được thể hiện qua câu:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn".

Rồi hai câu sau là số phận trớ trêu và phụ thuộc của người phụ nữ. Ở đây, câu tục ngữ :

"Bảy nổi ba chìm"

đã được sử dụng rất tài tình nhằm khắc họa thân phận ấy với câu thơ:

Bảy nổi ba chìm với nước non".

Không chỉ có cuộc đời lênh đênh, họ còn phụ thuộc vào người khác, khi mà:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Nhưng dù có cuộc đời bất công và lênh đênh đến thế, họ vẫn mang trong mình "tấm lòng son", tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt:

"Mà em vẫn giữ tấm lòng son".

Bài thơ cho ta hiểu thêm về người phụ nữ trong xã hội phong kiến và tài năng thơ phú của Hồ Xuân Hương.

8 tháng 12 2021

Em tham khảo:

    Hai câu thơ cuối trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương giúp ta hình dung về số phận và sự khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ. Dẫu cho cuộc đời có nhào nặn, bóp méo cũng không khiến họ biến chất. Rắn nắt mặc dầu vì họ không có quyền quyết định chính số phận của mình. Ta vô cùng thương cảm cho người phụ nữ trong xã hội ấy. Kẻ nặn kia có thể là bất cứ ai. Nhưng dù là ai thì thân phận người phụ nữ cũng bé nhỏ, cũng đáng thương vô cùng. Vượt lên trên sự đau khổ ấy thì người phụ nữ vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp. Đó là "Tấm lòng son" đáng trân quý vô cùng. Tấm lòng ấy là lời tuyên thệ khẳng định một trái tim son sắt, một tấm lòng thủy chung của người phụ nữ. 

22 tháng 11 2021

bài thơ nào bn!??

22 tháng 11 2021

tĩnh dạ tứ nha

29 tháng 10 2023

tự đi mà làm

29 tháng 10 2023

Ai bắt em giải