K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2019

- Đặc biệt vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

- Năm 1882, sau cuộc cạnh tranh quyết liệt với Pháp, Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê. Tiếp đó, Anh chiếm Nam Phi, Tây Ni-giê-ri-a, Bờ Biển Vàng, Gam-bi-a (Tây Phi), Kê-ni-a, U-gan-đa, Xô-ma-li, Đông-xu-đăng, một phần Đông Phi…

- Pháp đứng thứ hai trong việc xâm chiếm thuộc địa châu Phi (sau Anh) gồm một phần Tây Phi, miền Xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.

- Đức chiếm Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây Nam Phi, Tan-da-ni-a.

- Bỉ làm chủ phần lớn Công-gô.

- Bồ Đào Nha giành được Mô-dăm –bích, Ăng-go-la và một phần Ghi-nê.

- Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

- Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên ngọn lưả đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi.

- Ở An-giê-ri, cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe kéo dài từ năm 1830 đến năm 1847 thu hút đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh. Thực dân Pháp phải mất hàng chục năm mới chinh phục được nước này.

- Ở Ai Cập, năm 1879, một số tri thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ”, đề ra những cải cách mang tính chất tư sản, do Đại tá Át-mét A-ra-bi lãnh đạo. Các nước đế quốc phải can thiệp mạnh mới ngăn chặn được cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ai Cập (1882).

- Ở Xu-đăng, ngay từ năm 1882 thực dân Anh đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của nhà truyền giáo trẻ Mu-ha-mét Át mét. Năm 1898, thực dân Anh được các nước đế quốc khác giúp đỡ, bao vây Xu-đăng, gây ra một cuộc thảm sát đẫm máu; phong trào đấu tranh ở đây thất bại.

- Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a. Năm 1889, thực dân I-ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng ở Ê-ti-ô-pi-a, nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân. Ngày 1-3-1896, quân I-ta-li-a thảm bại ở A-dua. Quân đội Ê-ti-ô-pi-a mặc dù bị tổn thất nặng, song đã bảo vệ được nền độc lập của Tổ quốc. Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Lê-bi-ri-a là nước giữ được dộc lập ở châu lục này trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tâu hồi cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.

- Nhìn chung, phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi tuy diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước, nhưng do trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch, nên bị thực dân phương Tây đàn áp. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi vẫn tiếp tục phát triển trong thế kỉ XX.

22 tháng 2 2016

- Ở An-giê-ri, cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe kéo dài từ năm 1830 đến năm 1847, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Thực dân Pháp phải mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.

- Ở  Ai Cập, năm 1879 một số trí thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” do Đại tá Át-mét  A-ra-bi lãnh đạo. Các nước đế quốc phải can thiệp mạnh mới ngăn chặn được cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ai Cập (1882).

- Ở Xu-đăng, ngay từ năm 1882 khởi nghĩa do Mu-ha-mét Át-mét lãnh đạo. Năm 1898, thực dân Anh được các nước đế quốc giúp đỡ, bao vây Xu-đăng, gây ra một cuộc thảm sát đẫm máu, phong trào đấu tranh ở đây thất bại.

- Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân  Ê-ti-ô-pi-a. Ngày 1-3-1893, quân I-ta-li-a thảm bại ở A-đua. Quân đội Ê-ti-ô-pi-a mặc dù bị tổn thất nặng song đã bảo vệ được Tổ quốc. Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a cũng là nước ở châu Phi giữ vững được nền độc lập dân tộc. /i>Những cải cách có tính chất tiến bộ, đã đáp ứng được phần nào yêu cầu lịch sử đặt ra, tạo cho đất nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng TBCN; đồng thời, giúp Xiêm giữ vững được nền độc lập dân tộc, dù bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt.

 

5 tháng 3 2016

Đặc biệt vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

Năm 1882, sau cuộc cạnh tranh quyết liệt với Pháp, Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê. Tiếp đó, Anh chiếm Nam Phi, Tây Ni-giê-ri-a, Bờ Biển Vàng, Gam-bi-a (Tây Phi), Kê-ni-a, U-gan-đa, Xô-ma-li, Đông-xu-đăng, một phần Đông Phi…

Pháp đứng thứ hai trong việc xâm chiếm thuộc địa châu Phi (sau Anh) gồm một phần Tây Phi, miền Xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.

Đức chiếm Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây Nam Phi, Tan-da-ni-a.

Bỉ làm chủ phần lớn Công-gô.

Bồ Đào Nha giành được Mô-dăm –bích, Ăng-go-la và một phần Ghi-nê.

Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên ngọn lưả đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi.

Ở An-giê-ri, cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe kéo dài từ năm 1830 đến năm 1847 thu hút đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh. Thực dân Pháp phải mất hàng chục năm mới chinh phục được nước này.

Ở Ai Cập, năm 1879, một số tri thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ”, đề ra những cải cách mang tính chất tư sản, do Đại tá Át-mét A-ra-bi lãnh đạo. Các nước đế quốc phải can thiệp mạnh mới ngăn chặn được cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ai Cập (1882).

Ở Xu-đăng, ngay từ năm 1882 thực dân Anh đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của nhà truyền giáo trẻ Mu-ha-mét Át mét. Năm 1898, thực dân Anh được các nước đế quốc khác giúp đỡ, bao vây Xu-đăng, gây ra một cuộc thảm sát đẫm máu; phong trào đấu tranh ở đây thất bại.

Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a. Năm 1889, thực dân I-ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng ở Ê-ti-ô-pi-a, nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân. Ngày 1-3-1896, quân I-ta-li-a thảm bại ở A-dua. Quân đội Ê-ti-ô-pi-a mặc dù bị tổn thất nặng, song đã bảo vệ được nền độc lập của Tổ quốc. Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Lê-bi-ri-a là nước giữ được dộc lập ở châu lục này trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tâu hồi cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.

Nhìn chung, phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi tuy diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước, nhưng do trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch, nên bị thực dân phương Tây đàn áp. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi vẫn tiếp tục phát triển trong thế kỉ XX.


 

8 tháng 11 2019

Tiêu biểu và nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là cuộc kháng chiến của chống ngoại xâm của nhân dân Êtiôpia. Năm 1889, khi thực dân I-ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng ở Êtiôpia thì chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân. Quân đội nước này tuy sau đó bị tổn thất nặng nề nhưng đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước, khác biệt so với các quốc gia trong khu vực.

Đáp án cần chọn là: D

9 tháng 4 2018

Đáp án: D

Giải thích: Mục…1….Trang…28…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

 

25 tháng 10 2023

Những nét chính trong phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài A-pac-thai của nhân dân Nam Phi:
-Phong trào đấu trang A-pac-thai là một phong trào đấu tranh ở Nam Phi được lập ra vào những năm 1950, tập trung vào việc chống lại chính quyền áp bức và phân biệt chủng tộc của chế độ A-pac-thai ở Nam Phi. A-pac-thai là một hệ thống chính trị và xã hội phân biệt chủng tộc, đòi hỏi sự tách rời giữa người da trắng và người da đen trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

- Mục tiêu chính của phong trào A-pac-thai là chấm dứt A-pac-thai, giành quyền công bằng và tự do cho người da đen tại Nam Phi, và thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác quốc tế trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.

- Phong trào A-pac-thai đã tạo liên kết với các phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và độc tài trên khắp thế giới. Điều này giúp đẩy mạnh áp lực quốc tế đối với chính quyền Nam Phi và đã góp phần vào việc cô lập quốc tế của chế độ A-pac-thai.
Cuộc đấu tranh chống apartheid tại Nam Phi được coi là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì nó không chỉ tập trung vào việc chấm dứt phân biệt chủng tộc, mà còn hướng đến mục tiêu giành lại quyền tự do và công bằng cho tất cả các tầng lớp và sắc tộc trong xã hội Nam Phi. Nó đại diện cho sự cống hiến và dũng cảm của nhân dân Nam Phi trong cuộc đấu tranh cho tự do và công bằng.

25 tháng 10 2023

I. Cao trào giải phóng dân tộc từ 1918 đến 1923

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười 1917 ở Nga thắng lợi, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Tiếng vang của Cách mạng tháng Mười Nga đã vượt qua biên giới của nó, tác động mạnh mẽ đến hầu khắp các quốc gia – dân tộc trên hành tinh. Trong đêm dài đen tối đầy bất công của chế độ: phong kiến, tư bản thực dân, nhất là quan những năm tháng khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), nhân dân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, những người phải chịu đựng nhiều tai họa nhất của chiến tranh đã tìm thấy ở Cách mạng tháng Mười những niềm hi vọng to lớn, đối với mình, thúc đẩy họ vùng dậy đấu tranh giành quyền sống, giành độc lập dân tộc.

1. Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á

Châu Á là vùng đông dân cư nhất, bao gồm những nước có lãnh thổ lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú. Từ cuối thế kỷ XIX, các nước châu Á đã trở thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á lên cao và lan rộng hơn cả so với châu Phi và Mĩ la tinh.

Ở Trung Quốc, ngày 4-5-1919, phong trào cách mạng rộng lớn chống chủ nghĩa đế quốc đã bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp diễn trong suốt 30 năm sau đó. Phong trào Ngũ Tứ đã thúc đẩy phong trào công nhân Trung Quốc nhanh chóng kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin và dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921.

Năm 1921, cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi. Đến năm 1924, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á được thành lập. Với sự ủng hộ và giúp đỡ của giai cấp vô sản Nga, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đã đứng vững và từng bước tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong những năm 1918 - 1922, nhân dânẤn Độđã tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh. Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân với hàng chục vạn người tham gia, kéo dài hàng tháng, đã lan lộng khắp cả nước. Đồng thời, phong trào nổi dậy của nông dân cũng liên tiếp bùng nổ chống lại bọn địa chủ phong kiến và đế quốc Anh.

Ở Thổ Nhĩ Kì, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 1919 - 1922 (do giai cấp tư sản lãnh đạo) đã kết thúc thắng lợi. Ngày 29-10-1923, chế độ cộng hòa được thiết lập Thổ Nhĩ Kì có điều kiện để trở thành một nước tư sản có chủ quyền và bước vào thời kì phát triển mới.

Năm 1919, nhân dân Ápganixtan thu được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, buộc đế quốc Anh phải công nhận quyền độc lập chính trị của mình. Cũng vào năm 1919, nhân dân Triều Tiên đã nổi dây khởi nghĩa chống đế quốc Nhật Bản.

Những năm sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ la tinh cũng có những bước phát triển mới.

2. Phong trào cách mạng ở châu Phi

Ở châu Phi, phong trào đấu tranh mạnh mẽ nhất là ởAiCập.Năm 1918, những tiểu tổ xã hội chủ nghĩa xuất hiện ở Cairô, Alêchxanđri, Poócxait, rồi hợp nhất thành Đảng Xã hội và từ năm 1921 mang tên Đảng Cộng sản Ai Cập. Trong những năm 1918 - 1923, đã diễn ra cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn cho Ai Cập… bằng con đường hòa bình hợp pháp'', do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng. Bị thực dân Anh đàn áp, phong trào vẫn tiếp tục dâng cao và chuyển biến thành khởi nghĩa vũ trang trong nhiều thành thị. Công nhân xe điện, đường sắt ở Cairô, công nhân khuân vác ở Alêchxanđri, các viên chức cơ quan nhà nước đã bãi công.

Trong nhiều làng xã, tỉnh thành, các ủy ban cách mạng (mang tên gọi Xô viết) được thành lập. Nhân dân Ai Cập đã anh dũng đấu tranh nhưng do thiếu sự lãnh đao thống nhất nên đến đầu tháng 4-1919, thực dân Anh đã đàn áp được khởi nghĩa vũ trang.

Cuối năm 1921, cuộc khởi nghĩa mới lại bùng nổ. Thực dân Anh buộc phải đi đến những nhượng bộ bề ngoài. Tháng 2-1922, Chính phủ Anh phải tuyên bố hủy bỏ chế độ bảo hộ và trao trả “độc lập” cho Ai Cập. Xuntan Atmét Phuát đổi danh hiệu là vua Phuát I; tháng 5-1923, hiến pháp mới được ban hành. Tuy vậy, trên thực tế ảnh hưởng của đế quốc Anh vẫn giữ nguyên. Quân đội Anh vẫn đóng ở Ai Cập, thực dân Anh còn nắm quyền nội trị, ngoại giao và đô hộ trực tiếp vùng Xuđăng

Ở Tuynidi, phong trào diễn ra sôi nổi trong những năm 1920 – 1922.

Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Đồng thời giai cấp tư sản dân tộc, đứng đầu là Xaalibi, cũng dấy lên phong trào đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho Tuynidi. Thực dân Pháp chẳng những bác bỏ các yêu sách đó mà còn đàn áp phong trào. Lập tức làn sóng biểu tình phản đối và bãi công sôi sục diễn ra khắp cả nước. Phong trào đấu tranh chính trị lên tới đỉnh cao vào tháng 4-1922, đòi hỏi phải khẩn trương thực hiện những cải cách hiến pháp. Tháng 6-1922, chính phủ Pháp buộc phải ban hành sắc lệnh về cải cách hiến pháp ở Tuynidi. Phong trào đấu tranh vũ trang bùng lên mạnh mẽ ở nhiều vùng Marốc (thuộc Pháp) và đặc biệt Marốc thuộc Tây Ban Nha. Giữa năm 1921, các bộ lạc Rớp (thuộc Tây Ban Nha), dưới sự lãnh đạo của Ápđen Kêrim, đã đánh bại đạo quân của tướng Xinvéttôrơ gồm 12.000 binh lính với 120 khẩu đại bác. Ngày 19-9-1921, trong đại hội các bộ lạc, dưới sư lãnh đạo của Ápđen Kêrim, Cộng hòa Ríp độc lập đã ra đời và tồn tại được đến năm 1926.

Ở châu Phi nhiệt đới cũng bùng nổ phong trào đấu tranh chống đế quốc. Phong trào bãi công rộng lớn ở Nạm Phi (diễn ra trong những năm 1918 - 1920, Đảng Cộng sản Nam Phi ra đời năm 1921, Đảng Đai hội quốc dân Tây Phi thành lập năm 1920 và Đại hội toàn Phi họp năm 1919 là những sự kiện quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi. Đặc biệt, Đại hội toàn Phi lần thứ I họp năm 1919 ở Pari (có 17 Đại biểu tham dự) đã để ra nghị quyết về quyền của người Phi được tham gia cai quản đất nước, bắt đầu từ các cơ quan địa phương và dần dần đi đến những “nhiệm vụ chính quyền cấp cao để trong tương lai châu Phi phải do người Phi cai quản”.

3. Phong trào cách mạng ở Mĩ latinh

Ở Mĩ latinh, phong trào cách mạng lên cao ở nhiều nước. Trong những năm 1917 - 1921, ở Achentina đã xuất hiện cao trào đấu tranh của công nhân (riêng năm 1919 đã diễn ra 367 cuộc bãi công với 306.000 người tham gia).

Trong những năm 1920 - 1921, tại một số thành phố và các bang ở Mêhicô đã ra đời các Xô viết. Ở Braxin, làn sóng bãi công tiếp diễn trong suốt năm 1920 đã buộc chính phủ phải có một số nhượng bộ (như thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ và nâng cao tiền lương cho công nhân một số ngành; thi hành chế độ tiền lương mới cho công nhân, thi hành chế độ trợ cấp cho công nhân bị tai nạn lao động).

Ở các nước Mĩ latinh khác, chính đảng vô sản và các tổ chức công đoàn lần lượt được thành lập nhằm lãnh đạo phong trào công nhân và nhân dân lao động chống đế quốc Mĩ và các lực lượng phản động trong nước.

Nhìn chung, cao trào cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở khắp các châu lục, tiến công vào chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong nước, đồng thời góp phần bảo vệ cách mạng Nga và nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Đặc điểm của cao trào cách mạng này là giai cấp vô sản non trẻ đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và ở nhiều nước, họ đã đóng vai trò lãnh đạo các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Trong điều kiện đó, các Đảng Cộng sản lần lượt được thành lập ở nhiều nước: Đảng Cộng sản Inđônêxia (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Aicập (1921), Đảng Cộng sản Braxin (1922), Đảng Cộng sản Cuba (1925)…

II. Phong trào giải phóng dân tộc trong những năm 1924-1929

Một đặc điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1924 - 1929 là phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa xuống thấp nhưng phong trào giải phóng dân tộc vẫn tiếp diễn mạnh mẽ ở hầu khắp các nước châu Á, châu Phi và Mĩ latinh.

1. Ở châu Á, phong trào phát triển đặc biệt mạnh mẽ ở Trung Quốc. Những năm 1924 - 1927 là thời kì bùng nổ cuộc đấu tranh quan trọng - cuộc nội chiến cách mang lần thứ nhất.

Ở Ấn Độ, phong trào bãi công của công nhân tiếp diễn trong suốt những năm 1924 - 1927. Phong trào nông dân chống thuế, chống địa chủ tăng tô tức diễn ra mạnh mẽ vào năm 1927. Đảng Quốc đại, sau một thời gian suy giảm lực lượng, bắt đầu tăng cường hoạt động mở rộng đội ngũ.

Ở các nước Đông Nam Á, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi. Đặc biệt ở Indônêxia, Đảng Cộng sản tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi thiết thân. Năm 1925, phong trào bãi công của công nhân dâng cao. Năm 1926, nhân dân Bativia (tức Giacacta ngày nay) khởi nghĩa vũ trang. Năm 1927, khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở đảo Xumatơra.

Ở Việt Nam, trong những năm 20 của thế kỉ này, thông qua lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người cộng sản Việt Nam đầu tiên, chủ nghĩa Mác - Lênin đã đến với nhân dân ta. Phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang tự giác và tiến tới việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương).

2. Ở Trung Đông và Bắc Phi, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi sục, nhất là ở Xiri - Libăng và Marốc đã bùng nổ những cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt. Dưới sự thống trị nặng nề của thực dân Pháp, nhân dân Xiri trong những năm 1920 đến 1924 đã sáu lần vùng dậy khởi nghĩa: ở Khauran (8-1920), ở Bắc Xiri (1921 - 1925), ở vùng Giơben Đruydơ (1922- 1923) ở vùng Bêcaa (1924). Tháng 7-1925, lại một lần nữa nhân dân Xiri vùng dậy đấu tranh ở vùng Giơben Đruydơ. Cuộc khởi nghĩa do Xuntan Atratxơ lãnh đạo đã nhanh chóng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Vào đầu tháng 8-1925, quân khởi nghĩa đã giáng cho quân Pháp những đòn nặng nề. Cuộc chiến tranh kéo dài đến năm 1927, thực dân Pháp đã huy động lực lượng đến đàn áp, nên cuộc khởi nghĩa không tránh khỏi thất bại.

Tại Marốc thuộc Pháp, trong...

25 tháng 10 2023

Sao Duy không gửi cả SGK vào lun =))

17 tháng 2 2019

Đáp án là C