K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2018

Những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm:

- Cách làm nghị luận chỉ xác đáng, chặt chẽ, còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc khiến người đọc nhớ mãi

- Kết hợp giữa hiện thực với thơ văn khiến bài viết mạch lạc, dễ hiểu, tác động và tạo ra sức thuyết phục lớn với người đọc

- Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình

→ Bằng cách nhìn, nghĩ sâu rộng, mới mẻ làm sáng tỏ mối quan hệ của tác phẩm văn chương với hiện trạng của đất nước lúc bấy giờ, tác giả ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu một con người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu.

11 tháng 5 2017

Bài văn nghị luận không khô khan mà trái lại có sức hấp dẫn, lôi cuốn vì:

- Bài văn có sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ xác đáng và tình cảm nồng hậu của người viết đối với nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Bài văn có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng, chặt chẽ vừa xúc động, thiết tha với nhiều hành ảnh ngôn từ đặc sắc.

- Có sự kết hợp giữa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với công cuộc chống Pháp lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ. Nhờ vậy, bài viết rõ ràng mạch lạc dễ hiểu, vừa tác động đến lí trí lại thâm sâu vào tình cảm người đọc tạo nên sức thuyết phục lớn.

- Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình.

Tóm lại, bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình cùa mình Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít của những tác phẩm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bây giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một con người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân cho đất nước.

Viết bài văn nghị luận giải thích :              " Đi một ngày đàng , học một sàng khôn " . mình gửi các bước lm đây ạ  Các bước làm bài văn nghị luận  Mở bài: -Câu dẫn dắt  -Trích dẫn nguyên câu nói của đề bài “câu tục ngữ” Thân bài : Bước 1: Câu dẫn dắt (câu nói trên /câu tục ngữ trên đem đến cho em cảm xúc , bài học hay….) ?  Bước 2: Giải thích nghĩa - Nghĩa...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận giải thích :

              " Đi một ngày đàng , học một sàng khôn " .

 mình gửi các bước lm đây ạ 

 Các bước làm bài văn nghị luận 

 Mở bài:

 -Câu dẫn dắt 

 -Trích dẫn nguyên câu nói của đề bài “câu tục ngữ” Thân bài :

 Bước 1: Câu dẫn dắt (câu nói trên /câu tục ngữ trên đem đến cho em cảm xúc , bài học hay….) ? 

 Bước 2: Giải thích nghĩa - Nghĩa đen: (giải thích từ ngữ trong câu ) - Nghĩa bóng :( nghĩa khai quát /bài học / lời khuyên ) 

 Bước 3 : Trả lời câu hỏi vì sao ? - Vậy vì sao lại có câu tục ngữ này / câu nói này ? sở dĩ là vì ? ( Nêu lí do / đưa ra lí lẽ / dẫn chứng )

 Bước 4 : Mở rộng đề bài

 - Những người như thế thì sao ? 

- Những người không như thế thì sao ? 

 Bước 5 : Liên hệ thực tế 

 Bước 6 : Đưa ra phương pháp hành động

 Bước 7 : Liên hệ bản thân 

- Kể một câu chuyên của bản thân . 

- Là mộ học sinh …….? 

 Kết bài :

 - Khẳng định lại vấn đề ( tóm gọn /nội dung ) 

 - Nêu suy nghĩ của bản thân .

 

1
17 tháng 3 2022

 Tham khảo :Cuộc sống là một hành trình dài, với nhiều những thử thách. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem đến một bài học quý giá dành cho mỗi người.

Câu tục ngữ bao gồm hai vế câu “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Ở vế câu đầu tiên, “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì đi một ngày đàng có nghĩa là đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.

Mỗi hành trình đều đem đến cho con người những bài học vô cùng quý giá. Từ những bước đi đầu tiên, chúng ta cũng sẽ học hỏi được một điều gì đó. Dân tộc Việt Nam sẽ không quên được những bước đi đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nếu như không chịu bước đi, vị trí của con người sẽ mãi ở vạch xuất phát. Mỗi bước đi cho dù có nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng từ những bước đi nhỏ ấy chúng ta mới đi qua một cuộc hành trình ngàn dặm. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thành công của con người được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc sống.

Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.

Đối với một học sinh, chúng ta cần phải tích cực trải nghiệm nhiều hơn. Mỗi một hành trình đều sẽ giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kỹ năng cần thiết để tiến tới thành công.

Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Không ngừng học tập, khám phá tri thức là một điều vô cùng quan trọng để vươn tới thành công.

8 tháng 5 2022

dề văn cực kì cực kì cuốn hut và cái tờ ruýt phục

 

5 tháng 12 2023

Văn bản “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm nghị luận xuất sắc đã làm rõ được vốn hiểu biết phong phú và tình cảm gắn bó của Đoàn Giỏi với con người, thiên nhiên nơi miền Cửu Long Giang rộng lớn. Hệ thống lý lẽ và dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của tác phẩm Đất rừng phương Nam đồng thời cho thấy tài năng kể và tả kiệt xuất của tác giả Đoàn Giỏi. “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” quả là một bài nghị luận sâu sắc có nhiều điểm em cần phải học hỏi.

Dàn ý cho bạn:

1. Mở bài: 

- Dẫn dắt giới thiệu về vấn đề nghiện game online hiện nay.

2. Thân bài:

Giải thích:

- Game online đánh vào tâm lý ham mê những điều mới lạ của giới trẻ và luôn tạo một sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với mọi người chơi. 

- Nghiện game được định nghĩa là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục đến mức lệ thuộc vào game và ngày càng cô lập bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội.

Biểu hiện:

- Không quan tâm đến những công việc khác ngoài game, người nghiện game bỏ bê những mối quan hệ xung quanh như gia đình và bạn bè. Việc học tập, làm việc trì trệ, không được tiến hành.

- Cảm xúc bất ổn: khi chơi game, người nghiện game sẽ có trạng thái kích thích, hưng phấn khi chơi và thất vọng nếu thua một ván game. Cảm xúc tiêu cực quá nhiều dễ sinh ra tâm lý bất mãn, bạo lực với mọi thứ xung quanh.

- Rối loạn tâm thần vận động: hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế.

- Sức khỏe kiệt quệ vì ngồi chơi game trong thời gian dài.

Tác hại:

- Dù có tác dụng giúp chúng ta giải trí sau những giờ học căng thẳng nhưng nó cũng gián tiếp gây ra một vài vấn đề : 

+ Thành tích học tập của những học sinh nghiện game sụt giảm nghiêm trọng. 

+ Nhiều em vì nghiện game mà đi vào con đường tội lỗi như ăn cắp vặt, trộm tiền của bố mẹ và bạn bè để nạp vào game 

+ Khi ngồi trước màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và cả tinh thần của các em. 

+ Nhiều học sinh quá đắm chìm vào game mà quên mất cuộc sống ở thực tại, buông thả bản thân hoặc nhầm lẫn giữa thực và ảo => tinh thần không được minh mẫn. 

Nguyên nhân:

- Cảm giác thỏa mãn sau khi đánh thắng một ván game do não bộ tiết ra chất gây hưng phấn.

- Nhu cầu giải tỏa stress trong cuộc sống nhưng không biết kiểm soát điều độ.

-  Thiếu sự quan tâm từ gia đình khiến trẻ em nghiện game ngày càng tăng lên.

Giải pháp và hướng khắc phục:

+ Mỗi người cần tự đặt cho mình giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử. 

+ Ta có thể chọn các cách giải trí khác như chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động xã hội....

=> Rút ra bài học bản thân

3. Kết bài: 

- Khẳng định lại vấn đề và nêu ra suy nghĩ cá nhân.

4 tháng 9 2018

b. Văn bản có sức thuyết phục, hấp dẫn:

    + Bố cục mạch lạc, sáng rõ.

    + Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.

    + Bài văn ngắn gọn, lời lẽ súc tích, thể hiện được rung động, đồng cảm của người viết trước vẻ đẹp và cảm xúc của bài thơ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Biến bài nghị luận tưởng chừng như khô khan trở nên nhẹ nhàng, sâu lắng, như một cuộc nói chuyện thân mật giữa hai người bạn. Từ đó, thông điệp dễ đi vào lòng người đọc.

11 tháng 4 2021

 'Lá lành đùm lá rách' là một câu tục ngữ được nhiều người nhắc đến khi nói về lòng nhân đạo. Câu tục ngữ này nhắc nhở chúng ta: Sống, phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống tràn đầy tình thương và tươi đẹp hơn.
 Lòng nhân đạo không phải là một thứ gì đó trìu tượng, xa vời mà chỉ đơn giản là những lời nói ấm áp dành cho nhau, một cái ôm thật chặt khi buồn bã hoặc chỉ cần một người chân thành ở bên cạnh khi cuộc sống của mình gặp khó khăn.. Những hành động, tình cảm ấy xuất phát từ trái tim của mỗi con 'Người'. Lòng nhân đạo còn giúp những người sai lầm trở lại con đường đúng đắn; giúp đỡ những người gặp khó khăn khiến tình cảm thiêng liêng giữa người với người càng thêm gắn kết.
 Gần gũi nhất là trong gia đình: Đó chính là sự tôn trọng, kính trọng, yêu thương lẫn nhau; con cháu lễ phép với ông bà, cha mẹ; ông bà, cha mẹ lại chỉ dạy, chăm sóc con cháu.. Rộng hơn nữa chính là xã hội: Quyên góp tiền ủng hộ cho những bệnh viện, những người nghèo khó.. yêu thương, bảo vệ lẫn nhau.
 Từ những việc làm trên, những người được giúp đỡ sẽ cảm thấy vui vẻ và rất biết ơn mình; còn đối với bản thân mình khi giúp đỡ người khác sẽ cảm thấy rất là thanh thản, trưởng thành hơn và đặc biệt hơn cả là không chỉ mình mà cả mọi người xung quanh cũng tự hào về mình. Tóm lại, giá trị của lòng nhân đạo rất quan trọng, đó là giá trị của lòng yêu thương, sự kính trọng, sự cảm thông, sẻ chia...
 Liệu có phải tất cả mọi người đều có lòng nhân đạo? Không! Không phải vậy! Có rất nhiều người vô cảm với những mảnh đời bất hạnh, ngược đãi họ. Xã hội hiện đại khiến nhiều người chạy theo đồng tiền, vì những đồng tiền ấy mà họ lợi dụng, 'dẫm đạp' lên nhau để có lợi về mình nhiều nhất. Chính vì những kẻ này mà khiếm rất nhiều người không tin vào người khác, tình cảm thiêng liêng giữa người với người ngày càng phai nhạt và biến mất.
 Lòng nhân đạo- một đức tính không thể thiếu, một thước đo phẩm chất của mỗi con người. Chúng ta nên mở rộng lòng thương người, chia sẻ, cảm thông cho nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn.

TK#

Người Việt Nam ta từ xa xưa đã có câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" hay "Lá lành đùm lá rách", đó là những lời răn dạy của cha ông muốn nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương lẫn nhau. Tương thân tương ái hay chính là lòng nhân ái là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta bao đời nay, lòng nhân ái là một trong những biểu hiện tình cảm tốt đẹp. Nó gắn kết con người gần với nhau hơn, tạo dựng những mối quan hệ xã hội bền vững.

Lòng nhân ái, thực ra không phải thứ tình cảm gì đó xa xỉ mà đó chính là những tình cảm được xuất phát từ trái tim một cách chân thành nhất. Lòng nhân ái là sự cho đi mà không cần so đo tính toán thiệt hơn, cũng không mong cầu sẽ được nhận lại, lòng nhân ái đơn giản là những hành động chia sẻ, giúp đỡ và cảm thông lẫn nhau. Lòng nhân ái là biểu hiện của một nhân cách và tâm hồn cao đẹp, đức hạnh của mỗi người, "nhân" là "người", "ái" là "yêu thương", "nhân ái" chính là tình yêu thương giữa những con người với nhau. Lòng nhân ái luôn có sẵn trong tâm hồn mỗi con người, có chăng là chúng ta đã đánh thức nó dậy hay chưa mà thôi, ai cũng có thể có lòng nhân ái và ai cũng có thể trao đi lòng nhân ái đó dành cho mọi người xung quanh. Không cần phải là những việc làm to tát, lòng nhân ái hiện diện xung quanh cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Từng lời nói, cử chỉ, hành động và biểu hiện của chúng ta đều có thể là công cụ trao đi lòng nhân ái tới mọi người, đơn giản như giúp đỡ người già đi bộ qua đường lúc đèn đỏ, giúp người hỏng xe giữa đường, cho người khác đi nhờ xe,... đó là một số trong vô vàn những sự việc diễn ra hàng ngày. Trên phạm vi rộng hơn, lòng nhân ái là khi giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt, xây dựng trường học cho các em vùng sâu vùng xa... Đó là những chương trình, hành động rất thiết thực mà rất nhiều những cơ quan, tổ chức và Nhà nước ta đã và đang thực thi, tất cả vì mục đích trao đi yêu thương, giúp đỡ và sẻ chia mang niềm vui hạnh phúc đến những số phận kém may mắn. Lòng nhân ái giữa đồng bào với nhau chính là sức mạnh giúp đất nước ta trải qua biết bao cuộc chiến tranh, là nền tảng vững chắc đưa nước ta hiên ngang tiến bước sánh vai với các cường quốc năm châu. Con người có sự gắn kết và yêu thương lẫn nhau sẽ tạo nên một khối đoàn kết dân tộc vững mạnh và sẽ không có kẻ thù nào có thể xâm phạm tới.

Tuy nhiên, xã hội vẫn tồn tại những người không có lòng nhân ái, họ chỉ sống cho riêng cá nhân mình, mọi việc làm, suy nghĩ và hành động chỉ cốt lấy lợi ích cho bản thân mà không quan tâm đến người khác. Không những không giúp đỡ những người xung quanh mà còn nhẫn tâm đẩy người khó khăn vào hoàn cảnh bi kịch. Ví dụ điển hình nhất là những tổ chức cho vay tín dụng đen, chúng lợi dụng sự kém hiểu biết và hoàn cảnh của người khó khăn để mời vay tiền rồi lừa họ vay với mức lãi suất cao ngất ngưởng, phi pháp khiến cho con nợ đã khó khăn càng thêm chật vật, thậm chí khi không có đủ khả năng chi trả, chúng lại gây áp lực, siết nợ, dồn con nợ tới đường cùng. Đó là một trong những biểu hiện của sự vô nhân đạo, trái ngược hoàn toàn với lòng nhân ái, ngoài ra còn nhiều biểu hiện khác như sự vô tâm, vô cảm và thờ ơ giữa những con người với nhau. Con người không có lòng nhân ái chỉ là người nhỏ nhen, ích kỷ và vô tâm, đi ngược lại với nhân cách con người. Một xã hội chỉ toàn những người không có lòng nhân ái, xã hội đó sẽ luôn xảy ra mâu thuẫn, bất hòa và xung đột, không thể tồn tại lâu dài chứ chưa nói đến việc phát triển. Vì vậy, dù là một hành động nhỏ thôi, chúng ta hãy cùng trao đi lòng nhân ái của mình, đem lòng nhân ái của mình lan tỏa và lay động đến mọi người, cùng nhau sống trong yêu thương, xây dựng xã hội văn minh và phát triển bền vững.

Trong xã hội hiện nay, khi người với người có quá nhiều rào cản để bày tỏ tình cảm và trao đi yêu thương lẫn nhau thì lòng nhân ái chính là điều quan trọng và quý giá nhất để gắn kết cộng đồng. Đất nước ta còn đang trong quá trình phát triển, còn nhiều khó khăn chồng chất, gìn giữ và phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc chính là củng cố sức mạnh cho khối đại đoàn kết dân tộc trước các thế lực thù địch bên ngoài.