K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL:

I. Mở bài

  • Giới thiệu chung về ngôi trường: tên trường, địa chỉ...

II. Thân bài

1. Tả bao quát ngôi trường

  • Địa điểm của ngôi trường: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp, cũ kĩ...
  • Diện tích: rộng rãi hay nhỏ hẹp…
  • Trường được xây dựng theo hình chữ U, gồm ba tòa nhà.

2. Tả chi tiết ngôi trường

  • Các dãy nhà: gồm ba tầng, được sơn màu vàng, mái lợp ngói đỏ tươi…
  • Bên trong các lớp học: bảng đen, bàn ghế, các thiết bị khác phục vụ học tập.
  • Dãy nhà hiệu bộ: hiện đại với phòng nghỉ của giáo viên, phòng họp, phía trước có khu vực sân khấu...
  • Sân trường rộng rãi, được đổ bê tông, các bồn cây thẳng hàng, cây cối xanh tốt.
  • Đằng sau dãy nhà hiệu bộ còn có khu vực nhà thể chất khá rộng rãi…

3. Cảnh sinh hoạt của học sinh trong trường

  • Sân trường vắng lặng vào mỗi giờ học.
  • Bên trong các lớp học, học sinh chăm chú nghe giảng, thỉnh thoảng vang lên tiếng đọc bài đồng thanh.
  • Vào những giờ ra chơi, học sinh chơi đùa nhồn nhịp dưới sân trường..

III. Kết bài

  • Cảm nhận của em về ngôi trường.
  • Em mong muốn điều gì về ngôi trường trong tương lai khi quay trở về thăm?

HT

@Kawasumi Rin

I. Mở bài:

- Giới thiệu về trường em.

- Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.

II. Thân bài

a. Nhìn từ xa

- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.

- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.

b. Đến gần

- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.

- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.

- Tường thành xây cao chừng hai mét.

c. Vào trong

- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.

- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.

- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.

- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.

- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.

- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh dậm.

- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.

- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.

- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.

- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.

- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.

III. Kết bài

- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.

- Em rất yêu trường yêu lớp.

- Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp.

28 tháng 9 2021

Trả lời :

1.  Mở bài:

 Giới thiệu bao quát ngôi trường (từ xa tới gần):

- Trường nằm trên một khoảng đất rộng, giữa cánh đồng.

- Nhìn từ xa, có thể thấy ngôi trường khang trang với mái ngói đỏ, tường vôi trắng và những hàng cây xanh bao quanh

2. Thân bài:

 Tả từng bộ phận của trường:

- Từ ngoài cổng sắt nhìn vào, ta sẽ thấy một khoảng sân bê tông thật rộng. Chính giữa sân là cột cờ, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ tung bay phấp phới. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào các sáng thứ hai và tập thể dục, vui chơi hằng ngày.

- Sân trường rộng rãi, mát mẻ bởi có những hàng cây toả bóng mát. Học sinh thường ngồi dưới bóng cây đọc truyện hoặc vui chơi.

- Ba toà nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, toà nhà nào cũng quay mặt ra sân.

- Các phòng học thoáng mát, có quạt trần đèn điện, có giá sách, giá trưng bày sản phẩm của học sinh. Từng lớp được trang trí những bức tranh màu sắc rực rỡ do học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ.

- Sau khu lớp học là vườn trường với nhiều loại cây, loại hoa... và một khu vui chơi với cầu trượt, đu quay, đu dây... Vào giờ ra chơi, các bạn học sinh ra đây rất đông...

3. Kết bài:

- Trường học của chúng em to đẹp, hiện đại như vậy là nhờ công sức của nhân dân và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là ý thức giữ gìn, bảo vệ của thầy cô giáo và học sinh.

- Em yêu trường em vì ở nơi đây, em được giáo dục, rèn luyện để nên người.

~ HT ~

Tham khảo:

Mở bài:

Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, là nơi thân thương đã cùng em đi suốt bốn năm miệt mài với sách vở con chữ. Trường học trong mắt em lúc nào cũng đẹp, nhưng em yêu hơn cả những khi được ngắm nhìn ngôi trường vào buổi sáng mùa thu trong veo với những nét đẹp man mác của sắc thu, gió dịu dàng, mây nhè nhẹ và nắng e thẹn những giọt nhỏ trên sân.

Thân bài:

  • Sau một đêm, lá vàng đã phủ khắp sân trường. lá không khô xơ xác như trong tiết đông mà mang sắc vàng tươi của nắng, phủ lên sân những khoảng vàng rực rỡ như là nắng chiếu rọi.
  • Những cây phượng, cây bàng, bằng lăng cũng đã đổi sắc, nửa vàng nửa xanh, đôi khi còn xen thêm vài chiếc lá đỏ khiến tán cây trở nên sặc sỡ nhưng cũng rất hài hòa và thanh tươi.
  • Những chiếc lá ẩm ướt, những chiếc ghế đá cũng mang theo hơi nước của giọt sương thu đọng lại.
  • Rải rác có học sinh đến sớm, đạp lên lá nghe xào xạc nhè nhẹ như tiếng thu khẽ nói với đất trời.    
  • Các lớp học vẫn còn yên ắng vì ít học sinh đến, cửa gỗ vẫn chưa mở ra, mọi vật đều im lìm như hòa vào không khí sớm thu dịu êm.
  • Các song lan can cũng mơ màng trong lớp sương mỏng, thi thoảng có học sinh khẽ lướt tay qua khiến lớp sương tan đi và chảy nhẹ xuống nền gạch đá hoa.
  • Các phiến lá cũng đã thức giấc, vươn mình lên đón đón nắng sớm.
  • Cánh hoa hồng cũng sáng lên ánh phản chiếu của nắng và giọt sương đọng lại, nhìn như thể thu đã gắn lên hoa những hạt kim cương quý giá kết tinh từ bao tinh hoa của đất trời.
  • Mới đầu còn thưa thớt, nhưng giờ đã đông đúc và nhộn nhịp hơn.
  • Cánh cửa lớp cũng đã mở để đón học sinh vào, không khí thu vì có sự xuất hiện của con người mà không còn dịu nhẹ nữa, trở nên sôi động hơn.
  • Nắng cũng đã lên cao và màu nắng cũng sậm hơn trên song cửa sổ, trống đánh những hồi báo hiệu vào lớp. Ngôi trường lại khẩn trương trong nhịp dạy và học của cô trò, những tiếng bàn bài, tiếng giảng lại vang lên trong buổi sáng mùa thu êm đềm.
  •  Kết bài:

Ngôi trường trong sáng mùa thu mang những nét dịu êm, nhẹ nhàng và yên bình như chốn đồng quê thanh tĩnh. Nét dịu êm ấy như thể nàng thu truyền vào gió, vào nắng, vào từng luồng không khí giăng mắc xung quanh ngôi trường, đem đến những phút giây thanh bình cho từng dãy nhà. Và cho cả tâm hồn những đứa học sinh yêu nét nhẹ nhàng này của trường mỗi sớm thu

Lưu ý: Không copy lại

4 tháng 4 2019

Tả về ngôi nhà của em :

Mỗi người khi sinh ra đều có một căn nhà nhỏ của riêng mình. Với bạn, đó có thể là căn nhà nơi vùng nông thôn yên bình, có vườn tược rộng lớn, có sân rộng. Với bạn, căn nhà đó có thể là nhà chung cư trên cao có thể dễ dàng nhìn thấy toàn bộ thành phố. Còn với em, đó là một ngôi nhà ba tầng rộng rãi với khu vườn nhỏ trồng rau, trồng hoa của ông bà nội.

Ngay trước cửa nhà là chiếc cổng sắt lớn, Cánh cổng ấy nặng lắm, vì vậy nên nó có bánh xe phía dưới để có thể dễ dàng đẩy ra đóng vào hơn. Bước qua cánh cổng là một cái sân lớn được lát gạch đỏ. Bố em nói lát gạch đỏ để phù hợp với màu sắc của căn nhà, cũng không gây thương tích nếu em đi chân trần chạy nhảy trên sân. Xung quanh sân, dọc theo lối vào trong nhà là những chậu cây, những chậu hoa với đủ màu sắc và đủ loại luôn được bà nội em chăm sóc cẩn thận. Phía bên phải là khu vườn nhỏ của ông bà. Trong khu vườn ấy có rau, có hoa, có cây. Dù nhỏ nhưng lại vô cùng phong phú đa dạng các loại thực vật. Những ngày nghỉ, em đều ra vườn giúp bà chăm sóc cây, giúp ông tưới nước cho những chậu hoa lan. Khu vườn ấy đã tô điểm thêm cho căn nhà nhỏ của em.

Cuối cùng chính là căn nhà ba tầng với cánh cửa gỗ lớn. Bên cạnh căn nhà là nhà để xe của gia đình em, đồng thời cũng là nhà kho. Nhưng đừng nghĩ là nó lộn xộn nhé! Bên trong rất gọn gàng đấy. Vì bố em cho lắp những cái kệ gỗ để đồ nên không gian bên trong rất thoáng. Tiến vào trong nhà, đầu tiên chính là phòng khách rộng rãi với bộ bàn ghế bằng da rất đẹp và chiếc ti vi nằm yên trên kệ gỗ. Hai bên là tủ kính, bên trong có bày những chiếc ly của bố em. Ở trên tường là những bức ảnh chụp của gia đình em qua mỗi năm, những chiếc huân chương của ông nội, những bức tranh đẹp mà bà em yêu thích. Tất cả đã tô điểm thêm cho căn phòng, ai đến nhà em cũng đều tấm tắc khen đẹp.

Tiếp đến là phòng bếp – nơi mẹ em nấu ăn và cũng là nơi nhà em cùng nhau sum vầy thưởng thức những bữa cơm ngon. Đi hết cầu thang bằng gỗ chính là phòng ngủ và phòng vệ sinh, phòng thờ và một cái sân thượng nhỏ để phơi quần áo của nhà em. Ngôi nhà có tổng cộng 4 phòng ngủ: 1 phòng của ông bà, 1 phòng của bố mẹ, 1 phòng của em và 1 phòng dành cho họ hàng đến chơi muốn ở lại qua đêm. Mỗi phòng đều có đầy đủ đồ đạc và được dọn dẹp rất sạch sẽ gọn gàng. Phòng vệ sinh rất hiện đại, được trang bị các vật dụng cần thiết. Còn phòng thờ là nơi có không khí trang nghiêm nhất trong ngôi nhà – nơi đặt bàn thờ thờ cúng tổ tiên của nhà em. Những ngày cuối tuần được nghỉ, em đều phụ giúp mẹ dọn dẹp ngôi nhà nhỏ này.

Em rất yêu ngôi nhà của em, mái ấm của em. Dù sau này có đi xa, nhưng em vẫn sẽ không bao giờ quên được hình ảnh căn nhà mình đã từng sống và lớn lên, nơi đã cho mình tình yêu và bao kỷ niệm.

4 tháng 4 2019

ngôi nhà

Ngôi nhà của gia đình em nằm trong một con hẻm nhỏ của một quận ven thành phố. Đó là một ngôi nhà thuộc loại “nhà liên kỉ”. Nhà không rộng rãi nhưng cũng tạm đủ cho một gia đình bốn người.

Ngôi nhà giáp ngay mặt đường, vì thế mà không có sân cũng chẳng có vườn như em hằng ao ước. Để cải thiện phần nào, bố em trồng ngay trước cửa một cây trúc nhỏ thuộc loại trúc vàng, vừa ít tốn đất, vừa ít đòi hỏi công chăm bón, cũng cho chúng em có chút cảm giác về thiên nhiên.

Bề ngang nhà bốn mét, như thế là khá rộng. Với chiều sâu mười mết, ngôi nhà được chia làm bốn phòng, tính từ ngoài vào trong: phòng khách, hai phòng ngủ và cuối cùng là “công trình phụ”, túc là nhà vệ sinh, buồng tắm, nhà bếp. Bà nội em, mỗi lần từ quê ra, vẫn kêu lên: Nhà ở gì mà như đường hầm xe lửa! Nghe thế, bố em chỉ cười. Đúng là nó chẳng giống một chút nào với ngôi nhà rộng rãi, thoáng mát của ông bà em ở quê. Nhưng dù sao ở thành phố mà có được một căn hộ riêng, tường xây, mái tôn, kín đáo, không dột, không thấm cũng là điều may mắn.

Gian phòng đầu tiên được chúng em quy định là phòng khách, vuông vức, mỗi chiều bốn mét, được lát gạch bông khá đẹp, lúc nào cũng sạch bong. Từ đường vào nhà, mọi người, kể cả khách, đều cởi bỏ giày dép ngay khi vừa bước qua khỏi cửa. Sát bức tường trong là cái tủ ly mà mẹ em quen gọi là tủ “bích phê”, chưng mấy bộ ly chén lấp lánh sau cửa kính. Trước tủ ly là bộ bàn ghế tiếp khách bằng gỗ, có lẽ đó là vật dụng mới nhất trong nhà. Trên tủ ly, bố mẹ đặt ngay cái máy ti vi màu 14 inch. Gọi là phòng khách nhưng nhà em cũng ít khách nên sẽ kiêm luôn phòng ăn, phòng xem truyền hình và đôi lúc là phòng học khi bị mất điện, phòng để xe máy và xe đạp của bố mẹ em. Phần riêng của em trong gian phòng này là một cái bể cá nhỏ bằng kính, trong đó em thả mấy cặp cá vàng. Đi học về, nhìn thấy những chiếc đuôi cá dài vàng thẫm lượn lờ sau làn nước, thật là cả một niềm thích thú.

Sau gian phòng này là phòng ngủ, đồng thời là phòng học của hai chị em. Một giường chung cho hai chị em nhưng bàn học thì riêng. Em chẳng có trang trí gì nhiều trong phòng này vì theo bố mẹ, sợ em bị mất tập trung khi học bài.

Ngôi nhà em quả là không có gì đặc biêt, nó giống như bao nhiêu ngôi nhà bình thường khác trong thành phố. Nhưng nếu có ai hỏi em có yêu nó không, em sẽ không ngần ngại trả lời rằng em yêu nó lắm, cũng như em yêu bố mẹ em, những người đang vất vả nuôi em.

cây xoài

I. Mở bài: giới thiệu cây xoài

Từ nhỏ, tôi đã sống với ông nội, ông có một khu vườn rất rộng lớn và xinh đẹp. Ông luôn chăm sóc ân cần và chu đáo cho khu vườn của mình. Nhưng từ khi ông mất, thì tôi thay ông chăm sóc khu vườn, niềm vui khi còn sống của ông. Việc chăm sóc khu vườn không phải là trách nhiệm của tôi mà là lòng yêu thương ông và mến tình yêu thương với thiên nhiên của ông. Khu vườn như một phần tuổi thơ của tôi, gắn bó suốt tuổi thơ tôi. Điều tôi thích nhất ở khu vườn đó là cây xoài.

II. Thân bài: tả cây xoài

1. Tả bao quát cây xoài:

- Cây xoài cao 4m

- Cây xoài có nhiều lá và che mát cả khu vườn

- Cây xoài to và nhiều tuổi, cây xoài có từ khi ông tạo ra khu vườn.

2. Tả chi tiết cây xoài:

- Thân cây xoài to, vừa một cái ôm của người lớn; thân xây xù xì và dày

- Gốc cây lồi lền mặt đất thành những đường dài giống như những con rắn

- Rễ cây đâm sâu dưới đât

- Cành cây được tỏa ra từ thân cây, có rất nhiều cành cây, mỗi cành cây lớn chia ra làm những cành cây nho

- Tán lá rộng bao phủ cả một khu vực rộng lớn

- Quả xoài mọc ra xum xuê, khi sống quả xoài màu xanh, khi chin màu vàng

- Quả xoài rất chua, quả xoài giống hệt một chiếc lá

- Khi quả xoài chin thì có những con chim và dơi đến rất nhiều.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây xoài

- Kỉ niệm của em gắn với cây xoài

- Nêu lợi ích của cây xoài

- Em sẽ chăm sóc cây xoài như thế nào?

17 tháng 8 2018

Dàn ý
A. Mở bài
- Nếu có dịp được đến Hà Nội, vào lăng viếng Bác, bạn hãy đừng quên viếng thăm ngôi nhà sàn đơn sơ nhỏ bé, nơi vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc nhiều năm ở đó.
- Đến đây, bạn sẽ thêm hiểu, thêm tự hào và kính yêu một con người vĩ đại mà vô cùng bình dị đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một huyền thoại.
B. Thân bài
1. Địa điểm, không gian:  

-  Nhà sàn Bác Hồ nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội được kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, nguyên Cục phó Cục Thiết kế kiến trúc thuộc Bộ Giao thông thuỷ lợi được trao nhiệm vụ thiết kế và chỉ đạo xây dựng ngôi nhà. Đoàn 5 Cục Doanh trại (nay là Cục Kiến thiết cơ bản) thuộc Tổng cục Hậu cần, Quân đội nhân dân Việt Nam chịu trách nhiệm thi công. Ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng vào ngày 15/4/1958 và khánh thành vào ngày 17/5/1958.

- Nhà sàn Bác Hồ có khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau.

- Trước nhà Bác ở là một cái hồ thả cá. Một hàng rào râm bụt chạy quanh trước ngõ như ở quê nhà Nghệ An của Bác. Bác sống hoà mình với thiên nhiên, với đất trời, với quê hương. 
-  Xung quanh nhà Bác trồng rất nhiều loài cây và hoa. Hoa cam, hoa bưởi tháng ba thơm ngào ngạt; hàng dừa xoè bóng mát trên những lối đi; cây vú sữa, quà của đồng bào miền Nam tặng Bác được trồng ở hiên sau nhà; góc vườn trước nhà, bốn mùa rau nối nhau tươi tốt. 
2. Hình dáng ngôi nhà : Nơi Bác ở và làm việc là một ngôi nhà gác nhỏ được thiết kế như kiểu nhà sàn của đồng bào Việt Bắc. Nhà làm bằng gỗ, mái lợp ngói, bốn bề lộng gió. 
3. Diện tích sử dụng : Khoảng hơn 70 m2. Ngôi nhà sàn đó chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ. 
4. Đồ đạc trong nhà hết sức mộc mạc, đơn sơ
a) Phòng họp, phòng tiếp khách chỉ có một bộ bàn ghế, lọ hoa, bộ ấm chén uống nước. 
b) Phòng làm việc có một bộ bàn ghế nhỏ, một chiếc máy chữ, một chiếc đài phát thanh Liên Xô cũ để Bác nghe tin tức, đặc biệt tin từ miền Nam và giúp Bác đỡ cảm thấy cô quạnh trong đêm vắng...
c) Đến thăm phòng ngủ của Bác càng thương Bác hơn: chiếc giường nhỏ bằng gỗ thường, mộc mạc không mùi sơn, trên trải chiếu cói, một chiếc gối vải đã sờn cũ. Trên gối, chiếc quạt nan nằm lặng lẽ. Chiếc quạt nan này đã từng thức cùng vị Chủ tịch trong bao đêm hè oi ả, lòng nặng những lo toan việc nước. Góc phòng, bộ quần áo kaki bạc màu giản dị được treo gọn gàng trên móc áo. Trên ngực áo không có một tấm huân chương, nhưng bên trong lần áo vải là một trái tim nóng bỏng, sáng ngời. Dưới chân giường, đôi dép cao su mòn gót xếp ngay ngắn. Đôi dép ấy đã từng theo chân Bác đi suốt ngàn dặm đường đất nước. 
5. Bác sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài vật kỉ niệm của một cuộc đời dài, rộng và bất tử.

6 Giá trị lịch sử:

Mười lăm năm cuối cuộc đời sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, trong đó 11 năm trực tiếp ở nhà sàn là một khoảng thời gian khá dài trong sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ kính yêu và là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng lớn lao, quyết định đối với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh lớn phản chiếu về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một tấm gương hết lòng phục vụ lợi ích của nhân dân, đấu tranh không mệt mỏi cho danh dự, tự do và độc lập của Tổ quốc mình” – Người là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.

Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (2-9-1969), khu vực Phủ Chủ tịch đã sớm được hình thành là một di tích lịch sử-văn hóa-danh nhân. Ngày 25-11-1970, Bộ Chính trị Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 206-NQ/TƯ. Điều 2, Nghị quyết có ghi rõ: “Bảo quản tốt khu lưu niệm các di tích và hiện vật lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”.

Trên suốt chặng đường 35 năm tồn tại, như minh chứng cho chân giá trị lịch sử của một vĩ nhân-một dân tộc, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch mà điểm nổi bật, đặc trưng là ngôi nhà sàn Bác Hồ ở và làm việc, với đầy đủ ý nghĩa quan trọng và lớn lao không những đã trở thành một địa danh trên bản đồ hành hương mà còn đọng lại ấn tượng sâu đậm trong triệu triệu trái tim con người.

35 năm qua, kể từ ngày Bác Hồ đi xa, Nhà sàn đã được bảo quản chu đáo, nguyên trạng. Gần 40 triệu lượt người đã đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Trong đó có khách của hơn 150 nước trên thế giới, gồm các vị nguyên thủ quốc gia, các chính khách và đủ các đối tượng khác nhau, khi đến Việt Nam vào thăm nơi Bác Hồ ở và làm việc.

Nhà sàn Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch đã trở thành di sản văn hóa vô giá của dân tộc và có ý nghĩa quốc tế. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: Cuộc đời của Bác Hồ có vô vàn cái giản dị, nhưng Nhà sàn-nơi Bác ở và làm việc là điều giản dị nhất, nó trở nên kỳ diệu hơn, hấp dẫn hơn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói: “Cái nhà sàn đơn sơ của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nho nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”.

Trước ngôi nhà sàn tĩnh lặng, một nhà báo phương Tây đã thốt lên đầy xúc động: Con người ta khi đạt đến đỉnh cao của vinh quang thường hay bị vinh hoa quyến rũ. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không thế. Người đã vượt lên trên tất cả, Người đã chiến thắng chính bản thân mình để trở thành con người hoàn thiện. Ngôi nhà này là hiện thân của tinh thần đó. Một đại diện của Liên hợp quốc đã nói đầy thán phục: “Chủ tịch Hồ Chí Minh thật thông minh khi chọn ngôi nhà này để ở. Ngôi nhà này đã nói lên tất cả con người ông: nhân cách, tầm vóc trí tuệ, phong cách sống và đạo đức cách mạng”.

Cách diễn đạt khác:

Ngày 15/4/1958, ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng. Anh em cán bộ, chiến sĩ đã làm việc khẩn trương để ngôi nhà kịp trở thành món quà mừng sinh nhật lần thứ 68 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 17/5/1958, ngôi nhà được khánh thành. Nhân dịp này Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức một buổi liên hoan nhỏ để cảm ơn kiến trúc sư và anh em thi công, sau đó Người chuyển về ở và làm việc tại nhà sàn.

          Ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng bằng gỗ bình thường, thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc ở Việt Bắc: nhà hai tầng, xung quanh có mành che, tầng dưới để thoáng. Nét kiến trúc thanh nhã, trang trí không cầu kỳ này khiến công trình trở thành một kiến trúc độc đáo, mang sắc thái riêng nhưng rất hài hoà với thiên nhiên và các công trình kiến trúc xung quanh. Trước nhà là một vườn hoa nhỏ, trồng nhiều loại hoa thơm. Phía ngoài là hàng rào dâm bụt gợi nhớ hình ảnh quê hương Nghệ An, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên. Trong hồ nước rộng hơn 3.000m2 trước nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nuôi cá vì theo Người nuôi cá ở đây vừa cải tạo môi trường sống trong lành, cải thiện bữa ăn hàng ngày, vừa là một cách thư giãn thú vị sau giờ làm việc khi Người cho cá ăn. Nhà sàn của Bác hoà hợp với thiên nhiên là thế đấy! Nó tạo ra nét bình dị gần gũi với mọi người dân Việt Nam ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Tầng dưới nhà sàn kê một bộ bàn ghế lớn, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc về mùa hè, nơi Người họp, trao đổi công việc với các đồng chí trong Bộ Chính trị, cán bộ phụ trách đầu ngành hoặc các địa phương và cũng là nơi Người tiếp thân mật các cán bộ, chiến sĩ miền Nam. Trên bàn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay vẫn còn những cuốn sách Người đang đọc vào những ngày cuối cùng. Trong đó, có những cuốn sách nói về gương người tốt, việc tốt của các giới, các ngành được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Bên cạnh những cuốn sách "Người tốt việc tốt" là sách của V.I Lênin viết về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, sách của các tác giả nước ngoài viết về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở ngay trong lòng nước Mỹ. Trên bàn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có chiếc khay đá màu đen, hình con thuyền mà Người thường để bút, đó là kỷ vật của Tổng thống nước cộng hoà nhân dân Cu Ba Ôt-xvan-đô Đoóc-ti-cốt tặng Người năm 1967. Món quà là biểu hiện cho tình bạn, tình đồng chí thân thiết giữa hai nhà lãnh đạo cũng như tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam- Cu Ba.

            Tại ngôi nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thân mật một số đoàn khách quốc tế. Những buổi tiếp khách quốc tế ở nơi đây mang một ý nghĩa thật đặc biệt, diễn ra trong bầu không khí cởi mở, chân tình, không bị ràng buộc bởi nghi lễ ngoại giao. Đây chính là nét độc đáo trong phong cách giao tiếp của Người và đã để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.

               Phía cuối phòng tầng dưới nhà sàn có ba chiếc máy điện thoại. Chiếc máy màu xanh Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với Bộ Chính trị, hai máy màu đen Người làm việc với Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh Phòng không- Không quân. Mỗi lần nhận được tin quân và dân ta bắn rơi máy bay, bắn chìm tàu chiến của đế quốc Mỹ, Người đều kịp thời động viên, khen thưởng. Chiếc mũ sắt để bên cạnh được anh em bảo vệ mang theo trong những lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm các địa phương, đơn vị bộ đội... để phòng tránh những mảnh bom, đạn. Gần đó là chiếc ghế xích đu (còn gọi là ghế chao) bằng mây, Người thường nghỉ ngơi vào buổi trưa hoặc sau giờ làm việc. Xung quanh tầng dưới nhà là những bệ xi măng bên trên lát ván gỗ được làm theo gợi ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để mỗi lần các cháu thiếu nhi vào thăm Người có đủ chỗ ngồi. Người còn nhắc anh em phục vụ đặt thêm bể cá vàng cho các cháu vui hơn.

            Tầng trên nhà sàn có hai phòng: phòng làm việc và phòng ngủ. Mùa đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường làm việc ở trên nhà. Hiện nay, trên bàn làm việc vẫn còn những tài liệu Người đang xem dở. Trên giá sách đặt trong vách ngăn giữa phòng làm việc và phòng ngủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được sắp xếp rất ngăn nắp, khoa học. Bên cạnh sách kinh điển của C.Mác, F.Ăngghen, V.I Lênin là những cuốn sách về các lĩnh vực triết học, kinh tế, lịch sử, văn học nghệ thuật, khoa học... có cả những cuốn sách của các tác giả nước ngoài tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh với những lời đề tặng đầy tình cảm quý mến và trân trọng. Ngăn dưới cùng giá sách là chiếc máy chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tự đánh máy các bài viết, văn bản, thư gửi tới các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác, sản xuất, chiến đấu, điện mừng, lời chia buồn tới nhân dân và bạn bè thế giới.

Tại phòng ngủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiện nghi sinh hoạt cũng đơn giản như ở mọi gia đình người dân Việt Nam thời đó. Chiếc giường gỗ mùa hè trải chiếu cói, mùa đông có thêm tấm đệm và chăn bông. Cạnh đó là một lò sưởi điện nhỏ, Người dùng những hôm trời giá lạnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường làm việc rất khuya. Trên bàn làm việc ở phòng ngủ vẫn còn một số sách, tạp chí lưu lại bút tích của Người. Trong đó có bài nói về vấn đề cải cách chữ quốc ngữ, bài "Lênin nói về vấn đề giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thế hệ trẻ” của tạp chí Tuyên huấn... Đặt cạnh đó là chiếc đài bán dẫn - món quà của bà con Việt kiều Thái Lan kính biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh và chiếc mũ cát Người thường dùng trong những chuyến đi công tác trong nước và nước ngoài.

Trên chiếc tủ nhỏ đặt ở đầu giường vẫn còn chiếc đồng hồ và cuốn sách Người đang đọc: "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của hai tác giả Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm. Chiếc blôc lịch đang mở ngày 17/8/1969, ngày cuối cùng Bác làm việc ở nhà sàn này, cũng như bên dưới nhà sàn, chiếc đồng hồ vẫn đều đặn chạy khiến cho chúng ta cảm thấy như Người vẫn hiện diện ở nơi đây, thật thân thiết và gần gũi với tất cả chúng ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại ngôi nhà sàn trong 11 năm cuối cùng cuộc đời Người. Những tài liệu, hiện vật ở nơi đây đã thể hiện đầy đủ, rõ nét cuộc sống, tư tưởng, đạo đức và phong cách làm việc của một lãnh tụ hết lòng vì nước, vì dân, vì sự nghiệp hoà bình, hữu nghị và tiến bộ của các dân tộc trên thế giới.

C. Kết bài
- Nơi ở của Bác, vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, đơn sơ, giản dị như câu chuyện về một vị thần tiên trong thần thoại, cổ tích.
- Nơi ở của Người là do chính Người lựa chọn, sự lựa chọn ấy giúp chúng ta hiểu thêm phong cách Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc Việt Nam.

    Ngôi nhà sàn Bác Hồ không những có ý nghĩa về lịch sử mà còn là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nho nhỏ đó cũng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”.

Có thể thêm thơ ở mở bài hoặckết bài:

Anh dắt em vào cõi Bác xưa

 Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

Có hồ nước lặng sôi tăm cá

 Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.

 Có rào râm bụt đỏ hoa quê

Như cổng nhà xưa Bác trở về

 Có bốn mùa rau tươi tốt lá

 Như những ngày cháo bẹ măng tre...

Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

 Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối

 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. ...

6 tháng 12 2021

sao hong ai giúp mị vại -(

6 tháng 12 2021

Tham khảo

 

1. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về ngôi trường mà em miêu tả.

Trường học là nơi ươm mầm cho các em học sinh những thế hệ tương lai của đất nước, trường học có thầy cô truyền đạt kiến thức và những người bạn thân thiết. Đối với em ngôi trường tiểu học gắn bó với nhiều kỉ niệm, quãng thời gian tươi đẹp nhất khi cắp sách đến trường.

2. Thân bài:

Miêu tả chung về ngôi trường:

- Trường em nằm ở một khu đất rộng.

- Ngôi trường mới xây vì vậy rất khang trang và hiện đại.

- Xung quanh trường bao phủ hàng cây xanh mát rượi.

Miêu tả chi tiết về ngôi trường:

- Khu giảng dạy

+ Gồm có 3 tầng.

+ Khu giảng dạy có 12 phòng chia thành 4 khối thay phiên nhau học buổi sáng và buổi chiều.

+ Trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, quạt.

+ Cửa sổ và cửa ra vào đều được làm bằng kính,.

- Khu thư viện

+ Nằm ở bên phải khu giảng dạy.

+ Thư viện có 1 phòng lớn có gần 1000 đầu sách khác nhau.

+ Trang bị máy tính phục vụ học sinh giáo viên.

- Khu thực hành

+ Nằm ở bên trái khu giảng dạy.

+ Phục vụ các thí nghiệm các môn Toán, Lý, Hóa....

- Khu nhà xe

+ Nằm ở phía sau khu giảng dạy.

+ Nơi để xe của các học sinh và giáo viên trong trường.

+ Có bác bảo vệ trông coi và giữ gìn trật tự.

- Sân trường

+ Trồng nhiều cây cối trong đó có các cây bóng mát như cây phượng, cây bàng...

+ Giữa sân trường là cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

+ Có bồn hoa trồng nhiều loại hoa khác nhau.

- Hoạt động con người

+ Phía trước cổng trường là bác bảo vệ làm nhiệm vụ canh gác.

+ Học sinh đang chăm chú nghe giảng và làm bài tập.

+ Giáo viên đang giảng bài trên lớp, tiếng giảng bài đều đều.

+ Lác đác một số học sinh đang ôn bài trên ghế đá cho tiết kiểm tra sắp đến.

3. Kết bài: Nêu một số cảm nhận về ngôi trường của em. Ai cũng từng có một ngôi trường gắn bó, đối với em ngôi trường tiểu học có nhiều kỉ niệm nhất, những bước chân chập chững đầu tiên vào cấp 1 đã được thầy cô dìu dắt giúp em trưởng thành hơn. Em rất yêu và mãi nhớ về ngôi trường đầu đời.

Bài văn:

 

Ngôi trường đã gắn bó với em trong năm năm học vừa qua là ngôi trường mang tên trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi khu để làm công việc trực nhật, nên có dịp quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.

Khi em đến trường, hai cánh cửa to lớn được sơn màu xanh đã bị phai màu hé mở từ bao giờ. Lớp học, bàn ghế, những người bạn thân quen của tuổi học trò như âm thầm và lặng lẽ chờ đợi chúng em.

Bầu trời hôm nay thật đẹp, tiết trời se se lạnh. Đứng trên tầng cao quan sát em thấy ngôi trường khang trang, sạch sẽ. Trường có ba dãy gồm có hai dãy lớp học và một dãy là văn phòng giáo viên. Các dãy lớp học nằm san sát nhau, mỗi lớp có bốn cửa sổ và một cửa ra vào. Nhìn vào trong lớp học, bàn ghế sạch sẽ, ngay ngắn. Đặc biệt mỗi lớp học đều có ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và nội qui lớp học để cho chúng em không được quên những nội qui của nhà trường. Khu văn phòng nằm ở giữa, đối diện là vười sinh thái với những cây hoa tạo nên một vẻ đẹp thanh bình. Nơi đây là chỗ các thầy cô giáo làm việc và họp. Bên cạnh đó là phòng Ban Giám hiệu và đi vài bước nữa là thư viện của trường, ở đó có rất nhiều sách cho chúng em đọc và tìm hiểu về những điều bổ ích, lí thú. Nơi giúp em vui chơi giải trí sau những giờ học căng thẳng là sân trường. Sân trường được làm bằng xi măng rất đẹp. Chính giữa là cột cờ chừng 10m với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió.

 

Rồi các bạn đến trường ngày một đông, phút yên tĩnh của buổi sớm bỗng mất dần đi. Quang cảnh trường trở nên nhộn nhịp, đông vui bởi những tiếng nói cười của tuổi học trò chúng em. Trên cành cây, những chú chim hót líu lo vang. Bỗng Tùng! Tùng! Tùng! Ba hồi trống vang lên, không gian như rung mình lay động. Các bạn vội vàng xếp hang vào lớp. Một buổi học mới bắt đầu. Lúc này sân trường trở nên vắng lặng, đâu đó chỉ còn tiếng gió thổi, tiếng chim lích chích trong tán lá phượng.

Em rất thích ngôi trường của em, nơi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm của những năm tháng học trò, tình cảm đối với thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu xa em vẫn nhớ mãi ngôi trường Tiểu học Lê Hồng Phong thân thương này.

 

20 tháng 9 2018

1. Mở bài:

- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.

- Trường xây được 15 năm.

2. Thân bài:

Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)

a) Tả bao quát về ngôi trường

- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)

- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp

b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.

- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)

- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...

- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...

c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.

3) Kết luận

Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.

20 tháng 9 2018

1.  Mở bài:

 Giới thiệu bao quát ngôi trường (từ xa tới gần):

 Trường nằm trên một khoảng đất rộng, giữa cánh đồng.

- Nhìn từ xa, có thể thấy ngôi trường khang trang với mái ngói đỏ, tường vôi trắng và những hàng cây xanh bao quanh

2. Thân bài:

 Tả từng bộ phận của trường:

- Từ ngoài cổng sắt nhìn vào, ta sẽ thấy một khoảng sân xi-măng thật rộng. Chính giữa sân là cột cờ, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ tung bay phấp phới. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào các sáng thứ hai và tập thể dục, vui chơi hằng ngày.

- Sân trường rộng rãi, mát mẻ bởi có những hàng cây toả bóng mát. Học sinh thường ngồi dưới bóng cây đọc truyện hoặc vui chơi.

- Ba toà nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, toà nhà nào cũng quay mặt ra sân.

- Các phòng học thoáng mát, có quạt trần đèn điện, có giá sách, giá trưng bày sản phẩm của học sinh. Từng lớp được trang trí những bức tranh màu sắc rực rỡ do học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ.

- Sau khu lớp học là vườn trường với nhiều loại cây, loại hoa... và một khu vui chơi với cầu trượt, đu quay, đu dây... Vào giờ ra chơi, các bạn học sinh ra đây rất đông...

3. Kết bài:

- Trường học của chúng em to đẹp, hiện đại như vậy là nhờ công sức của nhân dân và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là ý thức giữ gìn, bảo vệ của thầy cô giáo và học sinh.

- Em yêu trường em vì ở nơi đây, em được giáo dục, rèn luyện để nên người.

Miêu tả chung về ngôi trường

- Trường em nằm ở một khu đất rộng.

- Ngôi trường mới xây vì vậy rất khang trang và hiện đại.

- Xung quanh trường bao phủ hàng cây xanh mát rượi.

Miêu tả chi tiết về ngôi trường

- Khu giảng dạy

+ Gồm có 3 tầng.

+ Khu giảng dạy có 12 phòng chia thành 4 khối thay phiên nhau học buổi sáng và buổi chiều.

+ Trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, quạt.

+ Cửa sổ và cửa ra vào đều được làm bằng kính,.

- Khu thư viện

+ Nằm ở bên phải khu giảng dạy.

+ Thư viện có 1 phòng lớn có gần 1000 đầu sách khác nhau.

+ Trang bị máy tính phục vụ học sinh giáo viên.

- Khu thực hành

+ Nằm ở bên trái khu giảng dạy.

+ Phục vụ các thí nghiệm các môn Toán, Lý, Hóa....

- Khu nhà xe

+ Nằm ở phía sau khu giảng dạy.

+ Nơi để xe của các học sinh và giáo viên trong trường.

+ Có bác bảo vệ trông coi và giữ gìn trật tự.

- Sân trường

+ Trồng nhiều cây cối trong đó có các cây bóng mát như cây phượng, cây bàng...

+ Giữa sân trường là cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

+ Có bồn hoa trồng nhiều loại hoa khác nhau.

- Hoạt động con người

+ Phía trước cổng trường là bác bảo vệ làm nhiệm vụ canh gác.

+ Học sinh đang chăm chú nghe giảng và làm bài tập.

+ Giáo viên đang giảng bài trên lớp, tiếng giảng bài đều đều.

+ Lác đác một số học sinh đang ôn bài trên ghế đá cho tiết kiểm tra sắp đến.

III. Kết bài: Nêu một số cảm nhận về ngôi trường của em.

Ai cũng từng có một ngôi trường gắn bó, đối với em ngôi trường tiểu học có nhiều kỉ niệm nhất, những bước chân chập chững đầu tiên vào cấp 1 đã được thầy cô dìu dắt giúp em trưởng thành hơn. Em rất yêu và mãi nhớ về ngôi trường đầu đời.

I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về ngôi trường mà em miêu tả.

Trường học là nơi ươm mầm cho các em học sinh những thế hệ tương lai của đất nước, trường học có thầy cô truyền đạt kiến thức và những người bạn thân thiết. Đối với em ngôi trường tiểu học gắn bó với nhiều kỉ niệm, quãng thời gian tươi đẹp nhất khi cắp sách đến trường.

II. Thân bài

Miêu tả chung về ngôi trường

- Trường em nằm ở một khu đất rộng.

- Ngôi trường mới xây vì vậy rất khang trang và hiện đại.

- Xung quanh trường bao phủ hàng cây xanh mát rượi.

Miêu tả chi tiết về ngôi trường

- Khu giảng dạy

+ Gồm có 3 tầng.

+ Khu giảng dạy có 12 phòng chia thành 4 khối thay phiên nhau học buổi sáng và buổi chiều.

+ Trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, quạt.

+ Cửa sổ và cửa ra vào đều được làm bằng kính,.

- Khu thư viện

+ Nằm ở bên phải khu giảng dạy.

+ Thư viện có 1 phòng lớn có gần 1000 đầu sách khác nhau.

+ Trang bị máy tính phục vụ học sinh giáo viên.

- Khu thực hành

+ Nằm ở bên trái khu giảng dạy.

+ Phục vụ các thí nghiệm các môn Toán, Lý, Hóa....

- Khu nhà xe

+ Nằm ở phía sau khu giảng dạy.

+ Nơi để xe của các học sinh và giáo viên trong trường.

+ Có bác bảo vệ trông coi và giữ gìn trật tự.

- Sân trường

+ Trồng nhiều cây cối trong đó có các cây bóng mát như cây phượng, cây bàng...

+ Giữa sân trường là cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

+ Có bồn hoa trồng nhiều loại hoa khác nhau.

- Hoạt động con người

+ Phía trước cổng trường là bác bảo vệ làm nhiệm vụ canh gác.

+ Học sinh đang chăm chú nghe giảng và làm bài tập.

+ Giáo viên đang giảng bài trên lớp, tiếng giảng bài đều đều.

+ Lác đác một số học sinh đang ôn bài trên ghế đá cho tiết kiểm tra sắp đến.

III. Kết bài: Nêu một số cảm nhận về ngôi trường của em.

Ai cũng từng có một ngôi trường gắn bó, đối với em ngôi trường tiểu học có nhiều kỉ niệm nhất, những bước chân chập chững đầu tiên vào cấp 1 đã được thầy cô dìu dắt giúp em trưởng thành hơn. Em rất yêu và mãi nhớ về ngôi trường đầu đời

11 tháng 9 2016

Dàn ý:
1) Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở vị trí nào?
- Trường được xây dựng tự bao giờ?
(Có thể giới thiệu bằng cách khác)
2) Thân bài:
a. Tả bao quát về ngôi trường:
i. Trường được xây cất bằng gì? Mái lợp (tôn), vách (tường gạch, vững chắc), nền (sân trường xi măng, lớp học lát gạch bông…)
ii. Địa điểm: cao ráo, khang trang, gần khu dân cư…
b. Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật:
i. Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
ii. Cảnh dãy văn phòng: phòng cô hiệu trưởng, phòng giáo viên, văn phòng, v.v
iii. Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường, căn tin…
iv. Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết bài:
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.

12 tháng 9 2016

 1)Mở  bài:

   - Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.

   - Trường xảy được 15 năm.

   2)Thân bài:

   Thứ tự cụ thế (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)

   a)Tả bao quát về ngôi trường.

   - Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)

   - Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp

   b)Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.

   - Cảnh khu lớp học (chạy dài thăng tắp, trang trí giống nhau, dãv bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)

   - Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...

   - Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...

   c)Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.

   3) Kết luận

   Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp. 

 

Lập dàn ý bài văn mẫu tả ngôi trường của em 

1. Mở bài:

- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.

- Trường xây được 15 năm.

2. Thân bài:

Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)

a) Tả bao quát về ngôi trường

- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)

- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp

b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.

- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)

- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...

- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...

c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.

3) Kết luận

Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.

2 tháng 11 2018

tả ngôi trường?

Dan ý:

mở bài :giới thiệu chung về ngôi trường em đang học 

thân bài:

Trường em nằm ở chân đồi hướng ra biển, trên một diện tích rộng 3 mẫu tây.

-  Vườn trường có hơn một vạn cây bạch đàn bốn mùa xanh tốt.

-  Trường có một dãy nhà 2 tầng, 2 dãy nhà mái nhọn, gồm tất cả 36 phòng học.

-  Một thư viện khiêm tốn có 2.000 đầu sách.

-  Một phòng để đồ dùng dạy học.

-  Hiệu bộ và văn phòng là một ngôi nhà 4 gian nằm bên phải trường.

-  Sân trường rộng mênh mông, lát xi măng.

-  Cột cờ bằng thép không gỉ, cao 8 mét, lúc nào cũng phấp phới tung bay lá cờ đỏ sao vàng.

-  Vườn hoa là niềm tự hào của chúng em.

-  Phòng học nào cũng có bảng màu xanh chống lóa, 12 bộ bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, cửa gương, đèn điện. Lớp học, bàn ghế sạch sẽ.

-  Thứ 2 nào trường em cũng tổ chức chào cờ. Thầy cô giáo và toàn thể học sinh đều mặc đồng phục. 800 học sinh hát Quốc ca.

-  Buổi sáng, 7 giờ trống trường dội vang. Thầy trò nô nức đến trường. 10 giờ rưỡi đã tan học, học sinh từ các lớp ùa ra đông vui

kết:nêu cảm nghĩ của em

19 tháng 1 2019

a. Mở bài

Giới thiệu về chiếc trống trường em định tả. Giới thiệu bằng cách đưa ra tiếng kêu của nó mà em nhớ nhất và sự gắn bó của em và các bạn học sinh về chiếc trống trường.

b. Thân bài

Tả hình dáng bên ngoài của chiếc trống

– Chiếc trống trường có hình dạng giống như cái chum to, được nằm ngang vè treo trên một cái dây ngay cạnh phòng của chú bảo vệ. Xung quanh của chiếc trống được làm bằng gỗ được sơn màu đỏ, bên trong rỗng để âm thanh được vang to. Hai đầu hai bên được làm bằng da trông rất căng và mịn

Tả âm thanh của chiếc trống: Âm thanh của chiếc trống rất đa dạng

+ Khi tiếng trống báo hiệu vào giờ học thì vồn vã, dồn dập như thúc giục em vào lớp

+ Âm thanh của tiếng trống khi báo hiệu hết giờ sau mỗi tiết học thì mỗi hồi dài

+ Tiếng trống đánh khi chúng em tập thể dục giữa giờ thì được từng nhịp tập “Tùng, cắc, tùng, cắc”

+ Nhưng chắc để lại ấn tượng nhiều nhất trong mỗi bạn học sinh là tiếng trống trường khai giảng được cô hiệu trưởng đánh lên

Tác dụng và kỉ niệm với tiếng trống trường

– Tiếng trống trường như một bác đồng hồ báo hiệu cho chúng em khi vào giờ học, khi hết tiết học để nghỉ ngơi giữa giờ hay là đến giờ ra về. Tiếng trống trường vang lên khi chúng em tập thể dục đúng nhịp. Tiếng trống trường cũng như hồi vang để bắt đầu một năm học mới đầy hứng khởi.

c. Kết bài

Tình cảm với chiếc trống trường: Em vô cùng yêu quý chiếc trống trường bởi nó như một người bạn thân thiết, gần gũi với em và với tất cả các bạn học sinh. Dù sau này có đi đâu, và làm gì nhưng những tiếng, âm thanh của nó mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

1. Mở bài: Giới thiệu về trường tiểu học Nguyễn Lương Bằng và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.

2. Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.

  • Vẻ đẹp của ngôi trường (khang trang, rộng lớn…)
  • Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…
  • Tên trường mang tên phó chủ tịch nước
  • Tượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.

Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.

  • Ngày đầu tiên tới trường (bỡ ngỡ, rụt rè…)
  • Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
  • Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…

Công dụng của ngôi trường:

  • Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
  • Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
  • Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..

3. Kết bài:

  • Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.
  • Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.
30 tháng 9 2021

TL: ( tham khảo, ko k cũng được :))

1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả

Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, là nơi thân thương đã cùng em đi suốt bốn năm miệt mài với sách vở con chữ. Trường học trong mắt em lúc nào cũng đẹp, nhưng em yêu hơn cả những khi được ngắm nhìn ngôi trường vào buổi sáng mùa thu trong veo với những nét đẹp man mác của sắc thu, gió dịu dàng, mây nhè nhẹ và nắng e thẹn những giọt nhỏ trên sân.

2. Thân bài:

a. Sân trường

  • Sau một đêm, lá vàng đã phủ khắp sân trường. lá không khô xơ xác như trong tiết đông mà mang sắc vàng tươi của nắng, phủ lên sân những khoảng vàng rực rỡ như là nắng chiếu rọi.
  • Những cây phượng, cây bàng, bằng lăng cũng đã đổi sắc, nửa vàng nửa xanh, đôi khi còn xen thêm vài chiếc lá đỏ khiến tán cây trở nên sặc sỡ nhưng cũng rất hài hòa và thanh tươi.
  • Những chiếc lá ẩm ướt, những chiếc ghế đá cũng mang theo hơi nước của giọt sương thu đọng lại.
  • Rải rác có học sinh đến sớm, đạp lên lá nghe xào xạc nhè nhẹ như tiếng thu khẽ nói với đất trời.

b. Các dãy nhà

  • Các lớp học vẫn còn yên ắng vì ít học sinh đến, cửa gỗ vẫn chưa mở ra, mọi vật đều im lìm như hòa vào không khí sớm thu dịu êm.
  • Các song lan can cũng mơ màng trong lớp sương mỏng, thi thoảng có học sinh khẽ lướt tay qua khiến lớp sương tan đi và chảy nhẹ xuống nền gạch đá hoa.

c. Bồn cây xanh

  • Các phiến lá cũng đã thức giấc, vươn mình lên đón đón nắng sớm.
  • Cánh hoa hồng cũng sáng lên ánh phản chiếu của nắng và giọt sương đọng lại, nhìn như thể thu đã gắn lên hoa những hạt kim cương quý giá kết tinh từ bao tinh hoa của đất trời.

d. Học sinh

  • Mới đầu còn thưa thớt, nhưng giờ đã đông đúc và nhộn nhịp hơn.
  • Cánh cửa lớp cũng đã mở để đón học sinh vào, không khí thu vì có sự xuất hiện của con người mà không còn dịu nhẹ nữa, trở nên sôi động hơn.
  • Nắng cũng đã lên cao và màu nắng cũng sậm hơn trên song cửa sổ, trống đánh những hồi báo hiệu vào lớp. Ngôi trường lại khẩn trương trong nhịp dạy và học của cô trò, những tiếng bàn bài, tiếng giảng lại vang lên trong buổi sáng mùa thu êm đềm.

3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về đối tượng được miêu tả

Ngôi trường trong sáng mùa thu mang những nét dịu êm, nhẹ nhàng và yên bình như chốn đồng quê thanh tĩnh. Nét dịu êm ấy như thể nàng thu truyền vào gió, vào nắng, vào từng luồng không khí giăng mắc xung quanh ngôi trường, đem đến những phút giây thanh bình cho từng dãy nhà. Và cho cả tâm hồn những đứa học sinh yêu nét nhẹ nhàng này của trường mỗi sớm thu.

~HT~