Viết đoạn văn 300>500 từ về 20/11
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I have many hobbies, but I like reading most. Books are always a good friend to me. It is a good way to improve my vocabulary by exposing many new words. By reading, I get better at concentration because it requires me to focus on what I am reading for long periods of time. It also opens up the knowledge door for me. Reading books tells me about the world’s history, let me see the structure of the human body, or bring me a story of Sherlock Holmes. I think reading is one of the most interesting indoors activities.
Mẹ yêu quý, ngày 20/10 cho mẹ, cho con, cho tất cả phụ nữ Việt Nam lại đến.
Nhưng dịp lễ năm nay khác nhiều với trước quá mẹ ạ, bởi lần đầu tiên con xa mẹ đến sống, học tập nơi đô thành. Giờ con đã là tân sinh viên.
Nhanh thật mẹ nhỉ, 18 mùa xuân đã qua đi kể từ ngày mẹ bế con đỏ hỏn, oe oe tiếng khóc đầu đời. Ngày đó, bố đi làm việc ở Tây Nguyên, cả năm về dăm ba lần, một tay mẹ chăm chút cho ba đứa con thơ. Chị em con lúc đó còn nhỏ lắm, chẳng đủ khôn để hiểu thế nào là thiếu tình cha, bởi tình cảm mẹ đã bao la quá.
Mẹ, từ một kế toán phải theo tục lệ tự ngàn đời “xuất giá tòng phu” để về quê làm ruộng. Thương mẹ lắm, chuyện đồng áng, mẹ biết gì đâu. Con nhớ có chiều đông, ba chị em ngồi nhà ngóng mẹ. Căn buồng nhỏ của mẹ con mình sao thấy lạnh đến thế. 5 giờ, 6 giờ rồi 6h30 vẫn chưa thấy bóng mẹ thân yêu. Con khóc, chị dỗ dành "mẹ sắp về rồi đó. Chắc mẹ cuốc ruộng xong, cố vớt ít bèo về nấu cám cho lợn". Và từ đó con ghét lợn.7 giờ mẹ về. Chiếc quần xanh công nhân rộng thùng thình mẹ mặc, nước liên miên nhỏ xuống. Con vỡ òa trong tiếng khóc, ôm chầm chân mẹ: “Mẹ ơi!!!.. Đói!”.
Nghĩ lại ngày đó thương quá mẹ nhỉ. Từ việc cuốc đất, cấy lúa, trồng rau, mẹ phải nhờ người ta chỉ dạy. Ba đứa con nhỏ, sàn sàn tuổi nhau chẳng giúp mẹ được nhiều. Chị gái lớn, hơn 1 tuổi theo mẹ ra đồng tát nước. Người bé tẹo và mỏng manh cứ bị chiếc gầu nước lôi đi lôi lại. Những lần ấy, cô chú đi qua, thương tình đều xuống tát nước thay cho chị.
Quê mình nghèo thật và vẫn còn nhiều những hủ tục “trọng nam khinh nữ”, “chị dâu, em chồng” khiến mẹ chật vật, mang tội “dâu trưởng không sinh được con trai nối dõi tông đường”. Con biết, không chỉ gia đình mình mà nhiều nhà cũng thế. Bọn trẻ chúng con hay kể chuyện cho nhau nghe mà.
Bao năm trời mẹ ở bên chăm lo cho ba đứa chúng con. Bốn mươi tuổi, mái tóc mẹ đã bạc phơ. Người ta bảo là do xấu máu. Nhưng con không nghĩ thế, có lẽ bởi mẹ vất vả nhiều rồi.
Ở tuổi 50, căn bệnh thoái hóa đốt sống lưng kiến mẹ đi lại vất vả. Nhưng mẹ vẫn đi cấy, vẫn gặt, vẫn thồ lúa về nhà. Sông cạn nước, mẹ vẫn lụi hụi gánh từng gánh nặng nước tưới cho đám rau mới trồng. Mùa đông sắp đến rồi, đôi bàn chân và tay mẹ lại chuẩn bị buốt bởi nứt nẻ do lội bùn, đất nhiều. Mỗi lần mẹ đùa, xoa tay lên má, con lại giãy nảy vì “rát quá mẹ ơi!”.
Mẹ thật hay cười, luôn luôn vui vẻ. Chính điều đó khiến con nhìn cuộc đời vẫn thấy đẹp tươi.
Sáng nay đi học, con thấy họ bán nhiều hoa lắm mẹ ạ. Ở quê mình, dịp tết chắc cũng chẳng nhiều hoa đến vậy. Nào hồng, nào đồng tiền, hoa lan… những bó thật to, đẹp lắm. Dừng xe, con chỉ hỏi mua một cành hồng nhỏ, nhưng… 20k cho bông hồng đó. Con nhớ, bữa cơm nhà mình 5 người cũng chỉ tầm ấy tiền nên đành quay xe đi. Thế mà, mẹ ơi, những xe rác sáng nay sao lại nhiều bó hoa còn tươi và đẹp đến thế. Tiếc thật!
Thôi thì, lại như mọi năm, con làm thiệp tặng mẹ vậy. Thiệp vừa xinh, rẻ tiền mà lại do con tự tay làm. Vẫn ý nghĩa hơn mẹ nhỉ!!!
À, mẹ ơi! Con thương đứa bạn giường bên quá. Mấy đêm nay nó cứ khóc suốt. Quê nó miền Trung đang lũ lụt lớn lắm. Nó cứ thút thít, không biết tình hình nhà mình ra sao, vì đâu liên lạc được cho bố mẹ, nhà nó chưa có điện thoại mẹ ạ. Họ còn khổ hơn mình mẹ nhỉ.
Con dỗ dành nó viết thư gửi về, nó nghe liền, làm theo tắp lự. Thư của con, chắc ngày mai sẽ ở trên tay mẹ thôi, nhưng thư nó viết… biết bao giờ gia đình nhận được?
Mẹ à! Những giọt mồ hôi, nước mắt mặn mòi, nụ cười của mẹ đã dẫn bước con đi trên cuộc đời này, để con khôn lớn thành người...
Con muốn nói với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều!". Chúc mẹ 20/10 này thật vui! Giữ sức khỏe mẹ nhé. Con sẽ sớm về quê để rúc trong tay mẹ ngủ thật yên bình.
Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là phương pháp nhân giống vô tính tiên tiến nhất hiện nay. Bộ phận để nhân giống có thể là ngọn cây, ngọn cành, nhánh một phần của lá, hoa, rễ cây. Nhân giống hoa ở các nước tiên tiến đều sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đối với cây hoa cúc, cẩm chướng, đồng tiền, loa kèn, lay ơn… Ưu điểm là cây được sản xuất từ nuôi cấy mô tế bào là sạch bệnh, cây sinh trưởng, phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, hệ số nhân giống cao so với các phương pháp nhân giống khác. Nhược điểm là phải đầu tư các phương tiên kỹ thuật, hoá chất. Giá thành cây con giống cao, khó áp dụng.
Hôm nay là ngày 20-11, em cùng các bạn bước trên con đường thân quen tràn ngập ánh nắng rực rỡ lòng vui phơi phới. Những chú chim sâu lao xao trên cành cây như chung vui cùng chúng em.
Dưới khán đài là dãy ghế nơi các thầy cô giáo ngồi. Những bông hoa tươi đẹp nhất được cắm vào bình để trên bàn đại biểu. Trong không khí náo nhiệt ấy, bỗng tiếng trống trường vang lên "Tùng!… Tùng!… Tùng…".
Buổi lễ chào mừng "Ngày Nhà giáo Việt Nam” của chúng em bắt đầu. Chúng em bước đi đều theo nhịp trống tiến về phía lễ đài, diễu hành qua hàng ghế đại biểu và các thầy cô giáo rồi đứng thành từng hàng ngay ngắn.
Sau khi làm lễ chào cờ, thầy phụ trách giới thiệu các vị đại biểu tới dự buổi lễ. Thầy giới thiệu cô hiệu phó đọc diễn vàn, bài diễn văn nêu rõ ý nghĩa ngày 20-11 và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Cuối cùng cô giới thiệu thầy hiệu trưởng nói chuyện với chúng em. Giọng nói đầm ấm của thầy tâm sự với chúng em về đạo nghĩa thầy trò thật là thấm thìa.
Lời nói của thầy hiệu trưởng vừa dứt, một tràng pháo tay nổi lên. Chúng em ai cũng tự nhủ lòng cố gắng chăm ngoan để khỏi phụ lòng mong mỏi của các thầy cô.
Cuối cùng thầy Dũng đọc danh sách những bạn đạt thành tích tốt trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Em rất sung sướng vì trong danh sách ấy có tên em. Một bạn ngồi bên cạnh em reo to:
– Khánh ơi! Có tên bạn đấy, sướng nhé!
Tim em đập rộn lên. Sân trường tràn ngập tiếng cười. Em như thấy các thầy cô nhìn mình trìu mến hơn. Hình như hàng cây xanh ở sân trường cũng như chung niềm vui lớn đó với em và các bạn. Kết thúc buổi lễ là chương trình biểu diễn văn nghệ của các lớp. Những lời ca tiếng hát âm vang trong sáng. Những điệu múa lúc thì như một vườn hoa rực rỡ, lúc thì như những cánh bướm rập rờn đem đến cho người xem một cảm giác thú vị. Đặc sắc nhất là tiết mục lắc vòng của lớp 6 Văn. Những chiếc vòng dưới sự điểu khiển khéo léo của các anh các chị ngoan ngoãn xoay quanh từng người. Tài tình hơn nữa là các chị đứng chồng lên nhau và chuyền cho nhau những chiếc vòng trông như là những diễn viên xiếc thực thụ. Xem tiết mục này ai cũng tấm tắc.
Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan của tất cả mọi người. Dư âm của nó đã để lại trong em những ấn tượng thật khó quên.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.
Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.
Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.
Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.
Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
Mỗi mùa 20 - 11 đến các lớp trong trường lại hào hứng, tấp lập chuẩn bị những tiết mục văn nghệ để góp vui trong ngày kỉ niệm nhà giáo việt nam. Năm nay lớp em cũng có một tiết mục diễn kịch. Theo em thì rất đặc sắc và ý nghĩa. Tiết mục diễn kịch "tấm cám" với nội dung được cách điệu: cám là cô gái lười học có đam mê sống ảo trên facebook nhưng lại ghen tỵ với tấm vì cô học giỏi chăm ngoan. Nhưng sự ghen tỵ này cuối cùng cũng được hòa giải bởi cám đã nhận ra được bản thân mình sai lầm nhờ sự giúp đỡ của tấm...
Cũng được đó nhỉ nhưng mình không khá thích chủ đề bạn viết một chút thôi nhưng dù sao cũng rất hay
Mỗi mùa 20 - 11 đến các lớp trong trường lại hào hứng, tấp lập chuẩn bị những tiết mục văn nghệ để góp vui trong ngày kỉ niệm nhà giáo việt nam. Năm nay lớp em cũng có một tiết mục diễn kịch. Theo em thì rất đặc sắc và ý nghĩa. Tiết mục diễn kịch "tấm cám" với nội dung được cách điệu: cám là cô gái lười học có đam mê sống ảo trên facebook nhưng lại ghen tỵ với tấm vì cô học giỏi chăm ngoan. Nhưng sự ghen tỵ này cuối cùng cũng được hòa giải bởi cám đã nhận ra được bản thân mình sai lầm nhờ sự giúp đỡ của tấm...
Bước đột phá đầu tiên
Dù đã mất cách đây hơn 3 năm, nhưng cừu Dolly đã đi vào lịch sử y học với tư cách là động vật hữu nhũ đầu tiên trên thế giới ra đời bằng từ công nghệ sinh sản vô tính.
Việc tạo ra cừu Dolly được thực hiện bằng công nghệ gọi là "chuyển giao nhân tế bào thân thể".
Theo đó, nhân của trứng sẽ được lấy ra khỏi trứng và được thay thế bằng nhân tế bào của con vật được chọn để nhân bản. Sau đó trứng sẽ được xử lý bằng điện hay hóa chất để chuyển hóa thành phôi trước khi được cấy vào tử cung của con vật.
Từ đó đến nay, các nhà khoa học tiếp tục nhân bản thành công hàng chục loài động vật khác, như bò, dê, heo, ngựa, hươu, la, chuột, mèo, chó, và cả những loài động vật hiếm và đang bị đe dọa tuyệt chủng, như bò hoang Java, mèo hoang châu Phi...
Để tạo ra cừu Dolly, các chuyên gia đã phải trải qua đến 277 lần thực hiện sinh sản vô tính mới thành công. Ngày nay, tính trung bình, cần từ 150 đến 200 lần thực nghiệm để nhân bản được một con vật. Rõ ràng là tình hình có cải thiện, nhưng chưa nhiều...
Liệu nhân bản động vật sẽ giúp ích được gì cho nhân loại?
Sinh sản vô tính sẽ cho nhiều thịt hơn, thịt ngon hơn
Người ta hy vọng, công nghệ nhân bản động vật sẽ giúp các nhà chăn nuôi và nông dân sản xuất ra những gia súc khỏe mạnh hơn.
Ông Jim Greenwood, chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Tổ chức Công nghiệp Công nghệ sinh học (BIO), cho biết từ khi Dolly ra đời cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những kỹ thuật nhân bản an toàn hơn và chất lượng cao hơn, nhờ đó đã cho ra đời những con vật lành mạnh hơn.
Về ứng dụng của công nghệ sinh sản vô tính, ông Greenwood nói: “Hiện nay chúng tôi đang sử dụng công nghệ này để cải thiện sản xuất thực phẩm và an toàn thực phẩm tại các nước đang phát triển, sức khỏe của gia súc và an toàn của nguồn cung cấp thực phẩm. Sinh sản vô tính cũng sẽ giúp khắc phục nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật hoang dã, như gấu trúc khổng lồ”.
Tháng 12/2006, Cục Quản lý Thuốc và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố một bản dự thảo đánh giá rủi ro, trong đó kết luận rằng thịt và sữa động vật sinh sản vô tính là an tòan đối với người tiêu thụ.
Thêm vào đó, nó cũng không có sự khác biệt với thịt động vật có nguồn gốc từ phương thức chăn nuôi truyền thống.
Theo các chuyên gia, mặc dù hiện nay các sản phẩm từ động vật nhân bản chưa có trên thị trường nhưng trong tương lai, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ những sản phẩm thịt và sữa đồng nhất hơn, lành mạnh hơn và phong phú hơn, được sản xuất từ những động vật sinh sản vô tính.
Đồng thời, nhân bản động vật còn hứa hẹn tạo ra những con vật có những đặc điểm tốt hơn. Điều này thật sự có ý nghĩa trong việc cải thiện chất lượng giống gia súc.
Ý nghĩa của việc sinh sản vô tính cừu Dolly còn là những ứng dụng quan trọng trong tương lai đối với ngành y tế.
Nghiên cứu tế bào mầm: Còn nhiều tranh cãi
Thành công trong việc tạo ra cừu Dolly đã cung cấp động lực cho các nhà khoa học đẩy mạnh các nghiên cứu về tề bào mầm với mục đích tối hậu là cải thiện sức khỏe con người.
Tế bào mầm được xem là tế bào “chủ” của cơ thể.
Được chứa trong phần trung tâm của phôi, tế bào mầm là loại tế bào có khả năng chuyển hóa thành bất kỳ tế bào nào cần thiết cho các bộ phận của cơ thể, như xương, máu, não…
Hiện nay, các nhà y học đang khai thác khả năng của tế bào mầm để tìm ra những liệu pháp y khoa hữu hiệu. Theo các chuyên gia, tế bào mầm có thể được sử dụng trong điều trị các bệnh như tiểu đường, đột quị, mù lòa... Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng họ đang gặp nhiều trở ngại không chỉ về mặt kỹ thuật mà cả về phương diện đạo đức trong việc khai thác và ứng dụng tế bào mầm.
Hiện nay, việc sử dụng tế bào mầm đang là một vấn đề đang gây tranh cãi.
Nhiều người cho rằng tế bào mầm của bào thai là bất khả xâm phạm. Do đó, tế bào mầm ở người trưởng thành đang được xem là một sự lựa chọn để thay thế.
Do còn nhiều điều kiện chưa thuận lợi nên cho đến nay, vẫn chưa có nhiều trường hợp dùng tế bào mầm để thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể con người.
Thế nhưng, điều khiến công chúng quan tâm hơn cả, đó là việc nếu người ta có thể cho sinh sản vô tính một động vật như cừu Dolly thì liệu, có thể tạo ra con người từ sinh sản vô tính không?
Nghiên cứu sinh sản vô tính ở người: Còn dè dặt
Cừu Dolly ra đời 10 năm trước đây là một bước đột phá lớn trong lịch sử khoa học... Từ đó đến nay, các nghiên cứu tiếp theo vẫn còn nhiều dè dặt do những lo ngại về vấn đề đạo đức và pháp lý. (Ảnh: MNSBC) |
Mặc dù nhiều nỗ lực đang được tập trung vào lĩnh vực nhân bản động vật, nhưng các nhà khoa học vẫn quan tâm đến vấn đề sinh sản vô tính ở con người. Có nhiều nhóm chuyên gia trên khắp thế giới đã cố gắng tạo ra những dòng tế bào mầm từ phôi người vô tính nhưng chưa có ai thành công cả.
Người ta vẫn còn nhớ xì-căng-đan liên quan đến ông Hwang Woo Suk, thuộc trường Đại học Quốc gia Seoul.
Ông này từng tuyên bố đã tạo ra những dòng tế bào mầm từ phôi người vô tính, và báo cáo của ông đã được đăng tải trên tạp chí Nature, một tạp chí khoa học uy tín của giới chuyên môn. Rốt cuộc, người ta phát hiện ra rằng nội dung báo cáo đó là sai sự thật.
Không ít người cho rằng nhân bản người là một việc làm trái đạo đức.
Theo quan điểm của họ, một phôi vô tính là một mầm sống tiềm tàng của con người, nên việc phá hủy một mầm sống như thế là sai trái. Họ cho rằng việc tạo ra phôi vô tính là một vấn đề rất khó chấp nhận về mặt đạo đức.
Cũng có người nghi ngại rằng sinh sản vô tính dường như tạo ra những sinh vật có vấn đề không ổn về sức khỏe.
ThS. Trần Cẩm Tú, phòng Công nghệ Tế bào Động vật - Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam: Khả năng nghiên cứu không thiếu, vấn đề là chính sách và nhân lực Nói về nghiên cứu tế bào gốc và nhân bản vô tính, về mặt kỹ thuật, các nhà nghiên cứu Việt Nam hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Hiện nay, TP.HCM có hai dự án nghiên cứu tế bào gốc rất khả thi. Một, nghiên cứu của trường ĐH Khoa học – Tự nhiên TP.HCM, nghiên cứu một số quá trình biệt hoá của tế bào mầm trong phòng thí nghiệm . Hai, là dự án kết hợp giữa ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM và Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP.HCM với đề tài nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành ở vùng rìa giác mạc của người và ứng dụng trong cấy ghép giác mạc. Ở Hà Nội, nhóm nghiên cứu của GS. TS Nguyễn Mộng Hùng đang tiếp tục nghiên cứu tế bào gốc ở gà, đồng thời nghiên cứu tế bào gốc trên cá. Ngoài ra, GS. Hùng còn tham gia một nhánh đề tài của ĐH Y Hà Nội trong nghiên cứu tế bào gốc ở người. Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng, đã có tương đối đầy đủ trang thiết bị. “Tương đối” ở đây nhằm nói đến một dàn thiết bị khá đồng bộ, tuy đặt rải rác ở nhiều nơi, nhưng nếu kết hợp lại giữa các trường và các Viện nghiên cứu, những trang thiết bị đó trở nên rất hữu dụng.
Vấn đề nằm ở nhân lực! Việt Nam gần như thiếu các chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu tế bào gốc. Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều nhóm nghiên cứu tế bào gốc và nhân bản, nhưng còn khá riêng rẻ, gần như thiếu sự kết hợp nên không có tiếng vang lớn trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về nghiên cứu tế bào gốc. Vì vậy, những nghiên cứu về tế bào gốc, đặc biệt là trên phôi người, chưa được phát triển mạnh mẽ. Điều quan trọng là chúng ta cần có một chiến lược phát triển nghiên cứu tế bào gốc và nhân bản: Làm để làm gì? Và, muốn làm gì? |
Em tham khảo nhé ! :
https://doctailieu.com/doan-van-ngan-ve-ngay-20-11
lên gg tra