K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2019

-     Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

    Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

    Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

-     Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

-    Chiều chiều ra đứng Sơn Trà

Lòng ta thương bạn nước mắt và trộn cơm

-     Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng

Mở đầu các bài ca dao như vậy có tác dụng nhấn mạnh và tạo thói quen để người nghe dễ tiếp nhận

b, Các hình ảnh so sánh ẩn dụ trong các bài ca dao: thân em- củ ấu gai, thân em- giếng giữa đàng, ta – sao Vượt, mặt trăng- Mặt trời, sao hôm- sao mai

Nhân dân lao động sử dụng các hình ảnh thực tế trong lao động sản xuất hằng ngày. Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong ca dao làm cho tình cảm của người bình dân được diễn tả một cách kín đáo, sâu sắc, tinh tế và đậm đà tính dân tộc.

c, - Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

“Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”

-     Bao giờ trạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

24 tháng 4 2017

Học sinh lấy ví dụ có mô -típ: “Thân em như”

   “Thân em như củ ấu gai

Ruôt trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .”

   “Thân em như quế giữa rừng

Ngát hương ai biết thơm lừng ai hay”.

31 tháng 1 2019

Nội dung giao tiếp: Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ .

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:Ai ơi giữ chí cho bềnDù ai xoay hướng đổi nền...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?

b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?

c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? Nó muốn nói lên vấn đề gì? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý)? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa?

d)Lời phát biểu của thây (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao?

đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không?

e)Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại), câu đôi, thiếp mời dự đám cưới,...có phải đều là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết

1
10 tháng 2 2017

a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.

b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.

c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.

     + Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.

     + Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.

     + Ca dao cũng được coi là một văn bản.

d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc

e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.

7 tháng 9 2019

Thân em như dải lụa đào
                              Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
                                 -  Thân em như giếng giữa đàng
                          Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Bài làm

Bài 1: 

Câu ca dao này là lời than thân của một cô gái tự ví mình như tấm lụa đào.Từ “ thân em” thường gợi về số phận hẩm hiu,bấp bênh,nhỏ bé,bằng từ “thân em” bài thơ đã giới thiệu cho người đọc được nhân vật trữ tình có lẽ là một cô gái trẻ trung nên cô tự ví mình như “ tấm lụa đào” “phất phơ giữa chợ”rồi “ biết vào tay ai “Hình ảnh ẩn dụ “tấm lụa đào “ gợi liên tưởng đến hình ảnh một cô gái vừa có vẻ đẹp hình thức, đẹp người đẹp nết nhưng lẽ ra với một người đẹp nết như vậy thì phải có một cuộc sống sung sướng nhưng cô gái trong bài thơ này không chắc chắn được số phận của mình sẽ trôi dạt về đâu,sẽ “ vào tay ai “.Tác giả còn sử dụng từ gợi hình “phất phơ” để gợi tả 1 vẻ mềm mại của tấm lụa,vừa gợi liên tưởng đến số phận long đong của người phụ nữ trong xã hội xưa.”Phất phơ giữa chợ..tay ai” thực chất lại là một lời than về thân phận sẽ không biết đi về đâu của mình.Cô gái mặc dù rất tự hào về phẩm chất,tài năng,vẻ đẹp của mình nhưng lại không quyết định được số phận của mình. Cũng mang ý nghĩa về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Bài 2: 

Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa

Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia

Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa

Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia

Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu

 

Bài 3: Bài ca dao châm biến:

  - Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ

   Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi

   -  Tử vi xem số cho người

   Số thầy thì để cho ruồi nó bâu

   - Tiền buộc dải yếm bo bo

   Trao cho thầy bói đâm lo vào mình.

   - Chập chập thôi lại cheng cheng

     Con gà sống thiến để riêng cho thầy

     Đơm xôi thì đơm cho đầy

     Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưng.

-    Nhất hào, nhì hào, tam hào...

     Chó chạy bờ rào... Quẻ này có động!

     Nhà này có quái trong nhà,

     Có con chó mục cắn ra đằng mồm.

     Nhà bà có con chó đen,

     Người lạ nó cắn, người quen nó mừng.

     Nhà bà có cái cối xay,

     Bốn chân xuống đất, ngõng ngay lên trời...

-    Hòn đất mà biết nói năng,

  Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn.

-    Phù thuỷ, thầy bói, lái trâu

Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn

-    Bói cho một quẻ trong nhà
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân.

# Học tốt #

a, từ bài ca dao trên em hiểu được nét đặc trugw của ca dao than thân là : thường nói về sự đau khô , thiếu thốn , khó ai hiểu được của bát kì con người nào trong xã hội con người của chúng ta.

b, bài ca dao gợi cho em suy nghĩ về người phụ nữ là: phụ nữ họ có vẻ đẹp từ ngoại hình đến xâu trong tam hồn của chính họ , họ đáng được nâng niu , yêu thương , nhưng họ lại bị vùi dập xuống đáy của xã hội con người . họ không được nâng niu yêu thương. họ phải mang một sự mất mát trong cuộc sống. 

chúc bạn học tốt

 

Câu hỏi 1:Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Chung ............. đấu cật" nghĩa là hợp sức lại để cùng gánh vác, giải quyết công việc, thường là khó khăn, nặng nề. (Từ điển thành ngữ học sinh- Nguyễn Như Ý )Câu hỏi 2:Điền vào chỗ trống: "Không chịu khuất phục trước kẻ thù được gọi  ............. khuất." (tr.129- SGK Tiếng Việt 5- tập 2)Câu hỏi 3:Điền vào chỗ trống: "Ai ơi ăn ở...
Đọc tiếp

Câu hỏi 1:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Chung ............. đấu cật" nghĩa là hợp sức lại để cùng gánh vác, giải quyết công việc, thường là khó khăn, nặng nề. (Từ điển thành ngữ học sinh- Nguyễn Như Ý )

Câu hỏi 2:

Điền vào chỗ trống: "Không chịu khuất phục trước kẻ thù được gọi  ............. khuất." (tr.129- SGK Tiếng Việt 5- tập 2)

Câu hỏi 3:

Điền vào chỗ trống: 
"Ai ơi ăn ở cho lành
Tu nhân tích ........... để dành về sau." 
( Ca dao)

Câu hỏi 4:

Điền vào chỗ trống: "Câu tục ngữ: "Người ta là hoa đất" ca ngợi và khẳng định giá trị của con ............ trong vũ trụ."

Câu hỏi 5:

Giải câu đố: 
Thân tôi dùng bắc ngang sông 
Không huyền công việc ngư ông sớm chiều 
Nặng vào em mẹ thân yêu 
Thêm hỏi với "thả" phần nhiều đi đôi. 
Từ có dấu nặng là từ gì ? 
Trả lời: từ .........

Câu hỏi 6:

Điền từ trái nghĩa với "non" vào chỗ trống: 
" Nắng non mầm mục mất thôi
Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn
Nắng .......... hạt gạo thêm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho." 
( Tiếng hát mùa gặt- Nguyễn Duy)

Câu hỏi 7:

Điền vào chỗ trống: tiếng "mắt" trong "mắt nhắm, mắt mở." mang nghĩa gốc

Câu hỏi 8:

Điền vào chỗ trống:
"Cảm ơn các bạn dấu câu
Không là chữ cái nhưng đâu bé người
Dấu  trọn vẹn câu mà
Không biết dùng sẽ dây cà, dây khoai." 
( Những dấu câu ơi - Lê Thống Nhất)

Câu hỏi 9:

Giải câu đố: 
Thân em do đất mà thành 
Không huyền một cặp rành rành thiếu chi 
Khi mà bỏ cái nón đi 
Sắc vào thì bụng có gì nữa đâu. 
Từ không có dấu huyền là từ gì ? 
Trả lời: từ .......

Câu hỏi 10:

Điền vào chỗ trống: " Mềm nắn ....... buông."

5
13 tháng 4 2019

Câu 1: Chung lưng đấu vật

Câu 2:Bất khuất

Câu 3:Đức

Câu 4:Người

Câu 5:Cậu

Câu 6:Già

Câu 9 mị không biết xin lỗi nha tiểu đóa đóa

Câu 10 không biết luôn

13 tháng 4 2019

Câu 10: Rắn

18 tháng 9 2016

-  dựa vào nội dung ta có thể thấy đây là lời người lao động, thương cho thân phận của mình,trong xã hội cũ

- biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của những tầng lớp trong xã hội thân phận lênh đênh chìm nổi,...

 - sử dụng biện pháp điệp từ ,so sánh,..làm cho văn bản thêm sự gợi hình gợi cảm

-KL: trong xh những tầng lớp như nông dân ,phụ nữ, nô lệ luôn phải chịu những nỗi khổ nhiều bề như bị vùi dập ,bóc lột,..

                chúc bạn học tốt 

3 tháng 12 2021

Hehe, my gosh!!!!

3 tháng 12 2021

spam à, báo cáo

24 tháng 11 2017

Phép tu từ:

+ Phép so sánh “Thân em như tấm lụa đào”,

+ Câu hỏi tu từ “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

+ Từ láy “phất phơ”,

+ Ẩn dụ “tấm lụa đào”

+ Phép so sánh làm cho lời nói giàu hình ảnh, góp phần miêu tả một cách hình tượng vẻ đẹp của người phụ nữ.

+ Câu hỏi tu từ: Góp phần làm tăng sắc thái biểu cảm cho lời than thân .

+ Từ láy: thể hiện sự bấp bênh trong thân phận của người phụ nữ góp phân làm cho lời nói giàu hình ảnh .

+ Ẩn dụ: có tác dụng làm cho lời than giàu hình ảnh và hàm súc góp phần khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.