K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2018

- Khí áp

   + Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ thành giọt sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.

   + Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không cổ gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các khu cao áp còn chí tuyến thường là những hoang mạc lớn.

- Frông

   + Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng (khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như frông lạnh (khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng , không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa trên cả frông nóng và frông lạnh.

   + Miền có Frông, nhất là miền có dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều. Đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

- Gió

   + Những vùng sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít; mưa ở đây chủ yếu do sự ngưng kết hơi nước bốc hơi từ hồ, ao, sông và rừng cây bốc lên.

   + Miền có gió mậu dịch ít mưa, vì gió này chủ yếu là gió khô.

   + Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước.

- Dòng biển

   + Bờ đại dương gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, vì không khí trôn dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa.

   + Bờ đại dương gần nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.

- Địa hình

   + Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều. Tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

   + Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo

1 tháng 4 2017

1. Khí áp.

Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.

Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, ncn mưa rãì ít hoặc không có mưa. VI thế, dưới các cao áp cận chí tuyến thường có những hoang mạc lớn.
2. Frông:
+ Do sự tranh châp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các 1’rông nóng (khôi khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như trông lạnh (khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa trên cả hai frông nóng và lạnh.
+ Miền có 1'rông, dải hội lụ nhiệt đứi đi qua, thườne mửa nhiều, đó là mưa frông hoặc mưa dài hội tụ.
3. Gió:
+ Những vùng nằm sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Mưa ở đây chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sông và rừng cây bốc lên.
+ Miền có gió Mậu dịch mưa ít, vì gió này chủ yếu là gió khô.
+ Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước.
4. Dòng hiển:
+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa.
+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.
5. Địa hình:
+ Cùng một sườn đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều. Tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, SC không còn mưa.
+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

1 tháng 4 2017

Các nhân tố ành hưởng đến lượng mưa:

- Khí áp: Các khu khí áp thấp thường là nơi hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao nên có lượng mưa lớn. Ngược lại, các khu khí áp cao là nơi không khí trên cao bị nén xuống, chi có gió thổi đi nên mưa rất ít hoặc không có mưa.

- Frông: Là nơi thường xảy ra sự tranh chấp cùa các khối khí nóng lạnh, dẫn đến những nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Nơi có frông và dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường là vùng mưa nhiều.

- Gió: Miền có gió từ biển thổi vào, gió mùa thường mang nhiều không khí ẩm, đỗ gây mưa. Miền có gió Mậu dịch ít mưa vì gió này xuất phát từ áp cao chí tuyến khô.

- Dòng hiển: Nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít hoặc không mưa vì không khí trên dòng biền bị lạnh, hơi nước không bốc lên dược nên không gây mưa.

- Địa hình: Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít. Cùng một sườn đón gió nhưng càng lên cao do nhiệt độ càng giảm nên càng mưa nhiều, tới độ cao nào đó sẽ không còn mưa do độ ẩm đã giảm nhiều.

7 tháng 11 2023

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình.

- Khí áp

+ Vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn, do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.

+ Vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.

- Frông

+ Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí đã gây nên các nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.

+ Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt. Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.

+ Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

- Gió

+ Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít. Ở đây, mưa chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao hoặc thảm thực vật.

+ Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa ít do gió khô. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều do vào mùa hè có gió thổi từ đại dương vào lục địa.

- Dòng biển

+ Cùng nằm ven bờ đại dương nhưng có nơi mưa ít, có nơi mưa nhiều.

+ Nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.

+ Nơi có dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.

- Địa hình

+ Địa hình ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa.

+ Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.

+ Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều.

13 tháng 12 2017

- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. (0,25 điểm)

- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ. (0,25 điểm)

- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư. (0,25 điểm)

- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ. (0,25 điểm)

 

- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. (0,25 điểm)

7 tháng 3 2017

- Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm: Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vục khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng nước mưa không kể trong việc điều hòa chế độ nước sông, ở miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao, nước sống đều do băng tuyết tan cung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều.

- Địa thế, thực vật và hồ đầm trong năm của nơi đó, ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đó.

   + Địa thế: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng do độ dốc của địa hình.

   + Thực vật: Khi nước mưa rơi xuống mặt đất, một lượng khá lớn được giữ lại ở tán cây, lượng còn lại khi xuống tới mặt đất, một phần bị lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên những mạch ngầm, điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt.

   + Hồ, đầm: Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm. Khi nước xuống thì nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho sông đỡ cạn.

12 tháng 1 2017

- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Do vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sản xuất vật chất.

- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ.

- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư.

- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ.

- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa là khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.

- Khí áp: Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo. Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến.

- Frông: Dọc các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.

- Gió: Vùng nằm sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiều.

- Dòng biển: Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.

- Địa hình: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít và khô ráo.

31 tháng 5 2019

Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Hoa Kì.

   - Ở Hoa Kì, ngành nông nghiệp và công nghiệp có sự chuyển dịch.

   - Phát triển nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

   - Hoạt động thuần nông giảm, hoạt động phi nông nghiệp tăng.

   - Phía Đông chuyển từ chuyên canh sang nông nghiệp tổng hợp, nông nghiệp du lịch.

   - Trung Tây phát triển chuyên canh kết hợp luân canh.

   - Nguyên nhân:

      + Nền kinh tế thị trường điển hình.

      + Lao động nông nghiệp có chuyên môn cao.

      + Nông thôn không khí trong sạch, giá ngày công thấp.

11 tháng 5 2019

Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Hoa Kì.

Hiện nay cơ cấu công nghiệp Hoa Kì có sự thay đổi nhanh chóng:

   - Khai thác than không phát triển, ngành luyện kim giảm sản lượng, ngành vật liệu xây dựng, gia công đồ nhựa, dệt thu hẹp.

   - Nguyên nhân: nguồn nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ, các nước NIC với giá rẻ.

   - Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, hàng không, vũ trụ, công nghệ thông tin, thiết bị điện tử.

   - Nguyên nhân: nhờ sự vượt trội về khoa học – kĩ thuật và vốn.

nền văn hóa Ấn độ ảnh hướng đến rất nhiều khu vực, nổi bật trong đó là khu vực Đông Nam Á.

Những ảnh hưởng có thể kể đến như tôn giáo, chữ viết, văn hóa,...