Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) ca ngợi hình ảnh người phụ nữ Việt Nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình ảnh người con gái trong xã hội cũ là một trong những hình ảnh xấu xí nhất của chúng ta trong thời kì phong kiến. Trong thời kì phong kiến thì con trai thường quan quan thâm hơn là con gái, ý kiến của người đàn ông như là lời của chúa phán nói gì thì làm đấy, ko đc cãi lại. Thế nên số phận của người phụ nữ giờ đây thì chỉ như một món hàng, hay một công cụ, thậm chí họ chỉ xem người phụ nữ chỉ là một miếng giẻ rách trong cuộc đời, hay trong công việc làm ăn của họ. Những người như Vũ Nương là rất nhiều, nhiều vô số, họ là những nạn nhân của sự nhận biết kém cỏi của con người lúc đó. Ta thật buồn nhưng ta chẳng thể làm gì đc cả. Ta giờ đây ta chỉ có thể lên án như vậy thôi, nhưng cũng thật buồn thay cho số phận hẩm hiu của họ.
Tham khảo!
Suy nghĩ về người phụ nữ ngày nay – Có thể nói được răng không phải vô duyên vô cớ mà người ta lại gọi “phụ nữ” chính là phái đẹp. Thực sự những người phụ nữ đã như một nguồn cảm hứng trong thi ca từ xưa cho đến nay và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ xã hội. Đóng vai trò quan trọng trong xã hội, có những thời kỳ khi mà thân phận của người phụ nữ bị coi thường, thậm chí miệt thị thì càng trong xã hội hiện đại, tiên tiến thì người phụ nữ lại càng được đề cao vai trò cũng như vị thế của mình trong xã hội.
Không thể phủ nhận được rằng, ngay chính trong xã hội cũ, người phụ nữ trong chuẩn mực “phong kiến”, người phụ nữ như phải chịu những “tam tòng tứ đức” và điều này đã khiến cho họ không thể có cơ hội tự khẳng định mình cũng như cống hiến tài năng, trí tuệ và sức lực của mình. Người phụ nữ trong xã hội cũ họ cũng như đã bị kìm kẹp tài năng trong phạm vi gia đình, đồng thời ở họ lại cũng không có tiếng nói trong xã hội. Ta như nhận thấy được đó cũng chính là những giá trị mới về chuẩn mực của người phụ nữ hiện đại trong thời đại giải phóng phụ nữ đã khiến cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn nhiều lần. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây đó chính là người phụ nữ hiện đại có những gì?
Mỗi khi nhắc tới ‘phụ nữ hiện đại” thì người ta sẽ nghĩ ngay tới một người phụ nữ thành công trong công việc, mạnh mẽ, tự tin, quyết đoán và dám đấu tranh để có được hạnh phúc. Khác hẳn với những người phụ nữ trong xã hội cũ họ như bị vùi đập, nhấn chìm, ngay cả việc suy nghĩ thôi cũng đã bị những quân phép, phép tắc cản trở khiến họ trở nên rẻ rúm biết bao nhiêu.
Mẫu người phụ nữ hiện đại trước hết là một người phụ nữ “Trí tuệ” và tiếp theo đó chính là sắc đẹp. Nếu như trong xã hội cũ người phụ nữ không được học cho dù họ có muốn đến đâu đi chăng nữa. Bởi trong xã hội cũ vai trò của người phụ nữ không được đề cao, phụ nữ không cần hiểu biết nhiều, chỉ cần biết nghe lời và lặng lẽ làm việc như một đứa ở trong nhà mà thôi. Nhưng đến với thời hiện đại người phụ nữ như chủ động tích cực, tìm tòi sáng tạo và học tập không ngừng nghỉ. Thậm chí có những người phụ nữ họ rất giỏi về chuyên môn không hề thua kém gì cánh mày râu trong xã hội. Ta như cũng đã biết đến nhân vật Chúc Anh Đài – một nhân vật trong xã hội cũ muốn đi học thì phải cải trang thành trai thì mới được đến trường. Những nghĩa lễ giáo huấn hà khắc đã làm cho những người phụ nữ trong xã hội cũ bị vùi dập đến tê tái ngường nào. Trong xã hội hiện đại khi mà quyền bình đẳng giới được nêu cao thì vai trò của người phụ nữ lúc này đây đã được nhìn nhận lại một cách công bằng nhất. Người phụ nữ có thể đảm đương nhiều trọng trách, công việc của gia đình và ngoài xã hội một cách công bằng, thậm chí giỏi hơn cả cánh mày râu nữa. Đây thực sự là sự tiến bộ, một sự đổi mới lớn trong xã hội hiện đại.
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước… mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.
Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa, phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:
1. Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
2. Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
3. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần…). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay… Thân em như… và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Cho ao kia cạn cho gầy cò con ?
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kều ra máu có người nào nghe.
Trải qua hàng trăm năm dài cùng lịch sử, ngày nay chiếc áo dài đã trở thành một biểu tượng của người phụ nữ Việt cũng như trở thành trang phục truyền thống của người Việt trong các dịp lễ Tết cổ truyền. Ngày nay nếu thoáng bất chợt nhìn thấy tà áo dài bay trên đường phố xa xôi nào đó không phải Việt Nam ta cũng có thể cảm nhận được một phần tâm hồn người Việt ở phương xa đó.
Tuy chưa có một văn bản nào chính thức công nhận áo dài là quốc phục nhưng trong tâm thức người Việt cũng như trong mắt bạn bè quốc tế chiếc áo dài đã trở thành một phần không thể thiếu của người phụ nữ Việt Nam.
Áo dài được sử dụng trong nhiều sự kiện, từ những nghi lễ trang trọng trong gia đình, công sở, xã hội, ngoại giao… cho đến biểu diễn nghệ thuật, ứng dụng hằng ngày, nhất là vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền; trình diễn trong các kỳ festival, tuần lễ thời trang, thi hoa hậu, người đẹp trong và ngoài nước… Khác với những trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới, mặc áo dài, phụ nữ Việt không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch. Có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng.
Qua nhiều nghiên cứu, chiếc áo dài được khẳng định chính là một niềm kiêu hãnh của người Việt Nam, bởi không phải dân tộc nào cũng có trang phục mang vẻ đẹp vừa kín đáo, vừa duyên dáng, gợi cảm như vậy.
Vì lẽ đó, ngoài việc gắn liền với sự phát triển của đời sống xã hội, áo dài còn là “cầu nối”, là “sứ giả” trong việc quảng bá du lịch Việt. Khách du lịch khi đến Việt Nam, nhất là các nữ du khách thường chọn áo dài như món quà lưu niệm độc đáo, đặc sắc.
Việt Nam là một đất nước truyền thống với những người phụ nữ dịu hiền và đầy đức hi sinh , cam chịu . Trải qua ngàn đời nay , người phụ nữ vẫn vậy , vẫn xinh đẹp , nết na , vẫn sắt son , chung thủy . Nhưng có bất công không khi số phận của họ lại chẳng hề ấm êm , người phụ nữ phải trải qua bao phen nổi chìm cùng sóng nước . Số phận của họ nằm trong tay của những người đàn ông , cuộc sống đưa đẩy đi đâu thì người phụ nữ phải đi đến đấy . Họ bị vùi dập , bị chà đạp , bị coi thường , bị đối xử bất công . Nhưng , sau tất cả , người phụ nữ vẫn không thay lòng đổi dạ , tấm lòng sắt son như chiếc bánh trôi chim trong sóng nước , nhân đường đỏ thủy chung vẫn nguyên vẹn . Những người phụ nữ lớn lao , đầy cam chịu , đầy hi sinh , thật đáng coi trọng và ngưỡng mộ , thật đáng được hạnh phúc , đáng được yêu thương .
Việt Nam là một đất nước truyền thống với những người phụ nữ dịu hiền và đầy đức hi sinh , cam chịu . Trải qua ngàn đời nay , người phụ nữ vẫn vậy , vẫn xinh đẹp , nết na , vẫn sắt son , chung thủy . Nhưng có bất công không khi số phận của họ lại chẳng hề ấm êm , người phụ nữ phải trải qua bao phen nổi chìm cùng sóng nước . Số phận của họ nằm trong tay của những người đàn ông , cuộc sống đưa đẩy đi đâu thì người phụ nữ phải đi đến đấy . Họ bị vùi dập , bị chà đạp , bị coi thường , bị đối xử bất công . Nhưng , sau tất cả , người phụ nữ vẫn không thay lòng đổi dạ , tấm lòng sắt son như chiếc bánh trôi chim trong sóng nước , nhân đường đỏ thủy chung vẫn nguyên vẹn . Những người phụ nữ lớn lao , đầy cam chịu , đầy hi sinh , thật đáng coi trọng và ngưỡng mộ , thật đáng được hạnh phúc , đáng được yêu thương .
Em tham khảo:
Hình tượng Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là biểu trưng cho số phận đầy những oan trái của người phụ nữ. Trước hết, người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có quyền chọn lựa cho mình hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh chính là cuộc trao đổi tiền bạc và vì lẽ đó, nàng Vũ Nương dù có công dung ngôn hạnh thì cũng mãi ở vế thấp hơn và chịu thiệt thòi. Nhưng khổ đau không dừng lại khi mà chiến tranh xảy đến. Người chồng- chỗ dựa vững chãi nhất của người phụ nữ phải tham gia vào chiến trận và số phận họ sẽ đi về đâu khi mà nơi chiến trường kia chỉ có chết chóc. Cuộc đời người phụ nữ héo mòn trong những năm tháng chờ chồng không chút tin tức. Ở lại với nàng chỉ là đứa con thơ chưa một lần gặp cha cùng mẹ già ốm đau. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nàng Vũ Nương tài đức đã đóng vai trò vừa là cha, vừa là mẹ chăm lo bé Đản, vừa thay chồng chăm mẹ già ốm đến khi mẹ mất. Ngôi nhà dưới bàn tay Vũ Nương yên ấm suốt những năm tháng người chồng đi xa. Để rồi khi người chồng trở về thì những mâu thuẫn nảy sinh và là bước ngoặt đầy oan ức, khổ đau trong cuộc đời người phụ nữ. Bản tính đa nghi của người đàn ông, sự gia trưởng của Trương Sinh đã dồn ép Vũ Nương đến cái chết thương tâm. Người phụ nữ không thể minh oan cho mình bởi người chồng quá đa nghi, độc đoán. Đau khổ chiến tranh chia ly vừa chấm dứt, nàng lại ngay lập tức đối mặt với đau khổ trong hôn nhân. Bi kịch đẩy nàng đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. Số phận của người phụ nữ trong xã hội đều đau khổ, có tài hoa, có đức hạnh đi chăng nữa thì cuộc đời tương lai phía trước của họ cũng chỉ là màn đêm tối tắm. Tấn bi kịch của nàng Vũ Nương cũng là biểu trưng cho cuộc đời, số phận khổ đau của người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến bạo tàn.
nma,mik nhầm, sory bạn, cho mik gửi lại
Trong xã xưa, người phụ nữ Việt Nam bị tước đi những quyền lợi cơ bản của con người. Họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, những ràng buộc nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến và những quan niệm cổ hủ lạc hậu. Họ không có quyền quyết định số phận mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác bởi quy định "tam tòng" quá nghiêm khắc của Nho giáo "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (ở nhà theo bố mẹ, lấy chồng nghe lời chồng, chồng chết phụ thuộc con). Điều giàng buộc ấy dẫn theo bao nhiêu bất hạnh của người phụ nữ, vì thế họ cất lên tiếng hát thân thở về thân phận bị động của mình: