moi nguoi lap cho toi mo bai van ve me
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tả ngôi trường của em
Ngôi trường thân yêu của em mang tên một vị anh hùng dân tộc Nguyễn Viết Xuân. Nằm trên thôn Tường Quang, xã Hoà Kiến, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Ngôi trường này đã xây dựng được 8 năm rồi, nhưng vẫn còn mới nhờ sự giữ gìn chu đáo của chúng em.
Từ xa nhìn lại, trường em hiện lên với vẻ đẹp rất đỗi thân quen từ những mái ngói đỏ tươi, cùng những phòng học được quét vôi màu vàng nhạt nắng nằm san sát bên nhau. Đặt chân tới cổng trường, giữa sân, trên đỉnh cột cờ, y nghi lá cờ tổ quốc luôn bay dập dờn trong gió. Cũng chính tại nơi đây, dưới bóng cột cờ này, vào những buổi sáng thứ hai đầu tuần, chúng em đã đứng đây để tiến hành lễ chào cờ, cùng tưởng nhớ công ơn của những vị anh hùng đã khuất. Lúc này, khung cảnh trường em hiện lên thật đẹp. Những cây bàng, cây phượng mọc thẳng tắp như đang chào đón ai. Trong bồn, những khóm hoa nghiêng mình, khoe sắc dưới ánh nắng dịu dàng của buổi sớm mai, trên cành lá chúng vẫn còn đọng lại những giọt sương mai như những viên ngọc diệu kì. Sừng sừng trước ngôi trường hai tầng là một cái trống trường, vẻ âm thầm của trống như đang chờ đợi cái nhiệm vụ báo giờ quen thuộc mà nó vẫn thực hiện tốt trong mấy năm nay. Phòng học của lớp em nằm trên lầu, gió thoảng qua mát mẻ vô cùng. Các dãy bàn ghế luôn thẳng tắp, ngay ngắn, được làm bằng gỗ. Chỉ riêng có lớp một ghế bàn được làm bằng sắt thôi, tuyệt lắm! Trong mỗi phòng học, Anh bảng đen chiếm dường như gần hết tất cả bức tường, với anh luôn trầm lặng như thể đang đợi chờ cô giáo viết lên bao điều hay, bổ ích. Cạnh anh là tấm bảng ghi rõ 5 điều Bác Hồ dạy và trích đoạn trong lá thư mà Bác Hồ đã gửi cho chúng em nhân ngày tựu trường độc lập đầu tiên. Cũng chính những lời dạy của Bác đã giúp chúng em luôn vươn lên và nổ lực học tập không ngừng. Còn trên đầu anh được đính một tấm ảnh chụp chân dung Bác Hồ. Mỗi khi nhìn ảnh Bác, em như cảm thấy Bác đang mỉm cười với em. Ôi! Bác Hồ ơi, tuy Bác đã ra đi nhưng Bác sẽ vẫn luôn còn sống mãi trong lòng mỗi chúng em.
Trường em là như thế đó! Gần gũi thân thương và rất đỗi diệu kì. Trường cũng chính là ngôi nhà thứ hai của hai của em. Em yêu quý ngôi nhà này biết nhường nào. Nơi đây đúng là một đại gia đình mà ai cũng phải nhớ nhau và muốn gặp nhau mỗi khi xa cách. Thật buồn tủi cho ai không có cơ hội được cắp sách tới trường, vì đến trường là sẽ được học bao điều hay, lẽ phải. Sau này, với em cho dù có đi đâu, về đâu em cũng sẽ không bao giờ quên ngôi trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân muôn vàn kính yêu này!
"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui "đó là biển hiệu mà trường tôi treo sau bảng ghi tên trường của tôi-Ngôi trường yêu dấu và thân quen đã gắn bó với tôi suốt 5 năm tôi là học sinh tiểu học.
a: Mở bài
Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)
b: Thân bài
Biểu cảm cụ thể về người đó.
- Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
- Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
- Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)
c: Kết bài.
Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.
Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.
Hôm nay, mẹ đã lo cho cậu đủ cả, nào là quần áo mới, giầy nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó sẵn sàng, không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Tác giả tả rất đúng tâm trạng vô tư của đứa con để từ đó làm nổi bật tâm trạng lo lắng, yêu thương của người mẹ. Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng hên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gi đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yểm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò. Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp, khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi Ươi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Mẹ dắt tay con đến trường là đưa con đến với một thế giới kì diệu. Thế giới kì diệu ấy là ngôi trường của tuổi thơ, của những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời. Nơi ấy sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học cùng tình thầy trò, tình bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước… và cao hớn cả là đạo lí làm người. Nhờ quá trình học tập trong nhà trường mà khi trưởng thành, con người sẽ trở thành những công dân có đạo đức, tài năng, đủ trình độ để xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, nhà văn Lý Lan đã đưa chúng ta trở về thế giới êm đềm của tuổi thơ. Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và thấy được tầm quan trọng lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ và toàn xã hội.
Em tham khảo dàn bài sau nhé:
I. Mở bài
- Giới thiệu về mẹ.
II. Thân bài
1. Nói về hình dáng của mẹ
- Có thể nói năm nay mẹ bao nhiêu tuổi? Mẹ có dáng hình như thế nào?.
- Miêu tả khuôn mặt, làn da, mái tóc của mẹ. (Mẹ em có khuôn mặt tròn và làn da trắng mịn. Đôi mắt mẹ đen, dịu hiền. Mẹ có lông mày cong và đẹp như những nét vẽ...).
- Có thể miêu tả về đôi tay của mẹ. Từ đó nói lên sự vất vả của mẹ để chăm sóc cho con mỗi ngày.
2. Tính tình của mẹ
- Mẹ là một người hiền dịu và nhẹ nhàng nhất với em.
- Mẹ tận tụy với công việc và hòa nhã với đồng nghiệp.
- Mẹ nấu ăn rất ngon.
- Mẹ luôn dành tình yêu thương cho mọi người.
- Mẹ sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. mẹ dạy cho em bài học đầu đời đó là bài học về "lòng nhân ái".
3. Ý nghĩa
- Mẹ luôn là nguời yêu thương con cái nhất.
- Mẹ làm tất cả, dẫu có vất vả, khó nhọc cũng luôn mong có được những điều tốt đẹp nhất.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em dành cho mẹ.
Hãy viết bằng những cảm xúc thật nhất mà em dành cho mẹ. Chúc em học tập thật tốt!
I. Mở bài: giới thiệu người cần tả
Gia đình e gồm có bốn người, ba mẹ, em và em của em. Gia đình e rất hạnh phúc và thương yêu em. Ba mẹ em là nông dan nên rất đổi bình dị và thân thương. Ba mẹ luôn làm lụng vất vả để lo cho em của em của em. Em của em là một sinh viên đang học tren thành phố. Chọ cũng là người xa nhà, sống thiếu thốn tình thương của ba mẹ, lâu lâu em mới về quê thăm gia đình. Chính vì thế mà em rất yêu của của em.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Em của em bao nhiêu tuổi?
- Em của em học ở đâu?
- Em của em học trường gì?
- Em thương em của em như thế nào?
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Em ăn mặc rất giản dị. Khi đi học em thường mặc áo sơ mi. Ở nhà em mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Em có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi em bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b. Tả tính tình
- Em là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
- Em học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
- Em có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
- Em luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia dình và mọi người xung quanh
- Em là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về em của em
Em của em là một người hết sức đặc biệt. em là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu em của em.
Năm lớp 5 tôi được may mắn hoc thầy Phong. Cho đến giờ chúng tôi vẫn còn nhớ mãi những kỉ niệm về thầy.
Dáng người thầy cao to, phải đến hơn mét bảy, gần mét tám. Tầm tuổi thầy mà cao như vậy thật hiếm có. Tóc thầy đã điểm hoa râm, xoăn tít rất lạ. Mắt thầy to, sáng. Ánh nhìn sắc lạnh và rất nghiêm. Nhưng khi cười trông thầy thật hiền từ.
Thầy Phong dạy hay nhất là môn Toán. Bình thường lúc giảng bài thầy rất say sưa. Giọng nói chậm rãi nhưng nhịp tay cứ thoăn thoắt ghi những công thức lên bảng. Thầy không thích ngồi trên bàn giáo viên lâu. Thầy thường hay đi lại quanh lớp nhìn chúng tôi loay hoay tính toán. Và đặc biệt, thầy rất vui khi chúng tôi tìm ra những cách giải mới, hay và khác cách giải của thầy.
Đầu năm học, khi mới học thầy, trong lớp đứa nào cũng sợ thầy một phép Thầy cứ vào là lớp im phăng phắc, không dám ho he một tiếng. Gọi dạ bảo vâng. Bởi trông thầy nghiêm nghị quá. Mái tóc xoăn chải gọn ra sau, chiếc áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần âu luôn được là phẳng nếp. Thầy ít khi nói đùa. Đang giảng bài mà phát hiện anh chàng nào hí hoáy làm việc riêng hay cười đùa là thầy dừng lại ngay. Bằng ánh mắt nghiêm nghị, thầy nhìn thẳng vào người đó. Lúc ấy, chàng ta chỉ có nước xấu hổ mà tự động đứng lên xin lỗi thầy. Xong, thầy không nói gì, lại tiếp tục giảng bài say sưa như chưa có chuyện gì xảy ra. Chính vì thầy nghiêm nghị thế nên chúng tôi it khi dám trò chuyện với thầy bên ngoài giờ học.
Mãi đến 20/11, kỉ niệm ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam, bọn chúng tôi mới khám phá hết con người của thầy. Thầy là một con người rất tình cảm. Thầy rớt nước mắt khi nhận từ chúng tôi những bài hát và lời chúc chân thành. Đáp lại chúng tôi được thưởng thức giọng ca trầm ấm hay hơn cả Trọng Tấn của thầy. Chưa bao giờ chúng tôi thấy thầy cười tươi và nói nhiều đến vậy. Thầy kể cho chúng tôi nghe hồi còn trẻ, thầy và các bạn học trong lớp tre nứa, vừa học vừa nghe tiếng báo động. Những lúc trời mưa, lớp dột, cả thầy và trò ngồi dúm lại một góc mà vẫn ướt. Hồi ấy khổ nhưng mà vui lắm. Ai cũng chăm học và ngoan ngoãn.
Khi đã gần gũi với thầy hơn, chúng tôi phát hiện ra nhiều điều mới từ thầy. Thầy là một nhà giáo rất tâm huyết với nghề. Thầy thường bỏ hàng giờ đồng hồ, thậm chí cả buổi chiều thứ bảy chủ nhật để kèm thêm cho những bạn kém mà không lấy tiền. Thầy rất kiên nhẫn. Thầy giảng thật chậm, thật kĩ. Khi chúng tôi đã hiểu thầy mới chuyển sang bài khác.
Năm học cuối cấp của tôi trôi qua rất nhanh. Ngày chúng tôi ra trường cũng là ngày thầy về hưu. Thầy buồn lắm khi phải xa chúng tôi, xa lớp học trò cuối cùng của thầy, xa nghề dạy học. Cho đến giờ tôi còn nhớ mãi bài thơ thầy đọc trong buổi lễ chia tay:
"Hãy nhìn đi em - con đường phía trước
Còn rất dài, cũng thật nhiều chông gai.
Thầy cô sẽ không dắt em đi suốt con đường dài
Chỉ mong sao
Mỗi bước em đi trên chặng đường mới.
Em vững vàng, vấp ngã - biết đứng dậy,
Chẳng bao giờ đánh mất niềm tin”.
A. mở bài:
-giới thiệu về mẹ
-tình cảm chung về mẹ
B. thân bài:
-giới thiệu bao quát
a) biểu cảm về ngoại hình
-mái tóc mẹ đen mượt và dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt
-nước da mẹ ko trắng như bao người phụ nữ khác vì ngày xưa mẹ đã vất vả kiếm ra tiền để lo cho gia đình
b) biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc
- mẹ dạy chị em tôi học bài, cách nói năng, cư xử với mọi người
-khi chị em tôi làm sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở
-c)kỉ niệm giữa minh và mẹ
d)biểu cảm trực tiếp
C. kết bài:
-cảm nghĩ, tình cảm về mẹ
-lời hứa hẹn
Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.
Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.
Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.
Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.
Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.
1.
Ta có sơ đồ:
Tuổi mẹ;|-----|-----|-----|-----|
Tuổi con:|-----| Hiệu là 27 tuổi
Tuổi con là:
27 :(4 - 1)x 1=9 (tuổi)
Tuổi mẹ là:
9+27=36 (tuổi)
Đ/S:...
2.
Ta có sơ đồ:
Tuổi chị:|-----|-----|
Tuổi em:|-----| Tổng là 36 tuổi
Tuổi em là:
36 : (2 + 1)x 1=12 (tuổi)
Tuổi chị là:
36 - 12=24(tuổi)
Đ/S:....
3.
Vì mỗi năm mỗi người tăng thêm 1 tuổi nên hiệu số tuổi của bà và cháu luôn không đổi.
Ta có sơ đồ 3 năm sau:
Tuổi bà:|-----|-----|-----|-----|-----|-----|
Tuổi cháu:|-----| Hiệu là 70 tuổi
Tuổi cháu là;
70 :(6-1)x1=14(tuổi)
Tuổi cháu hiện nay là:
14 - 3=11(tuổi)
Tuổi bà hiện nay là:
11 + 70 = 81 (tuổi)
Đ/S:....
Học tốt!
bấm 3 cái bài này mỏi tay vãi.
Học tốt!
Phần hay nhất, cảm động nhất trong bức thư là người bố nói với con về hình ảnh thương yêu, về đức hi sinh cao cả và tình thương mênh mông của người mẹ hiền.
Bố nhắc lại một kĩ niệm không bao giờ có. thể quên là cách đây mấy năm, En-ri-cồ bị ốm nặng, mẹ đã “thức suốt đêm" sàn sóc con, “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”. Người mẹ lo âu, đau đớn “quằn quại vì nồi sợ, khốc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”.
Cổ ngữ có câu: “Mẫu tử tình thâm”. Tình mẹ thương con là mênh mông bao la. Mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ” (tục ngữ).
Con mà lại xúc phạm đến mẹ là vô đạo, vì “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. Một năm so với một giờ đã có đứa con nào tính được, nghĩ đến ? Người mẹ có quản gì vất vả, chịu khổ sở đói rét “đi ăn xin để nuôi con”. To lớn hơn, vĩ đại hơn là người mẹ có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Công cha nghĩa mẹ thật vô cùng sâu nặng:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
hay
“ơn cha nặng lắm ai ơi ỉ
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
(Ca dao)
Cảm động nhất là khi bố chỉ cho con thấy nỗi bất hạnh “buồn thảm nhất” của một đời người là “ngày mà con mất mẹ”. Mồ côi mẹ là nỗi đau khổ nhất của tuổi thơ. Cho dù khi đã lớn khôn, trưởng thành, dũng cảm,… đứa con vẫn không bao giờ tìm lại được bóng dáng yêu thương của mẹ hiền. Một tiếng nói dịu hiền của mẹ. Một cử chỉ thân thương của mẹ “được mẹ dang tay ra đón vào lòng”. Nỗi cô đơn của đứa con (dù lớn khôn, khỏe mạnh) không thể nào kể xiết, vì thiếu tình thương ấp ủ của mẹ hiền, “con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở the”. Lúc ấy, "con sẽ cay đắng…”, “con sẽ không thể sống thanh thản”, “con sẽ không một phút nào yên tĩnh”) vì lương tâm cắn rứt, con nhở lại “những lúc đã làm cho mẹ đau lòng”, “đã làm cho mẹ buồn phiền”. Lúc ấy dù có “hối hận”, dù con có "cầu xin linh hồn mẹ tha thứ” thì cũng chỉ vô ích mà thôi, vì mẹ đã mất từ lâu rồi. Một nỗi đau ghê gớm là thời gian năm tháng sẽ không bao giờ làm nguôi quên những hình ảnh, những kỉ niệm vui, buồn về người mẹ hiền yêu quý, “lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh”. Và lúc ấy, “hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”.
“Mẹ hiền như chuối ba hương – Như xôi nếp mật, như đường mía lau”. Đó là ca dao của nhân dân ta. ở đây, từ hình ảnh người mẹ hiền trong tâm hồn đứa con, người bố đã viết một câu thật hay nói về lòng hiếu thảo, về đạo làm con; lời khuyên con càng trở nên sâu xa, thấm thìa: “Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Bởi lẽ, lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo làm người; những kẻ bất hiếu “thật đáng xấu hổ và nhục nha ’ vì đã “chà đạp lên tình yêu đó”.
Qua bức thư của người bố gửi En-ri-cô, ta thấy lời giáo huấn không hề khô khan mà vô cùng xúc động, chứa chan tình phụ – từ, tình mầu – tử. Bố vừa giận vừa thương con; bố đã dạy con bài học về lòng hiếu thảo, biết kính trọng và biết ơn cha mẹ. Lòng mẹ bao la và mênh mông. Con không được vô lễ, không được vong ân bội nghĩa với mẹ cha. Chúng ta cảm thấy mình “lớn lên” cùng trang nhật ký của En-ri-cô.
Tóm lại bài "Mẹ tôi” là một bài ca tuyệt đẹp của “Những tấm lòng cao cà”. Đơ A-mi-xi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục chúng ta bài học hiếu thảo của đạo làm con.
Mẹ tôi là người khá nghiêm khắc. Hồi bé, tôi hay hỏi mẹ: "Sao mẹ hay khắt khe với con thế? Hay mẹ không yêu con?". Mẹ cười, xoa đầu tôi: "Con ngốc nghếch của mẹ, mẹ không yêu con thì yêu ai". Mãi sau này, khi đã có chút khôn lớn, biết suy nghĩ, tôi mới hiểu được sự nghiêm khắc của mẹ chính là mẹ đang uốn nắn tôi, mong tôi trở thành người có ích cho xã hội.
Mỗi ngày em luôn thành kính yêu thương và biết ơn mẹ của mình. Bởi mẹ em là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế giới này.
Năm nay mẹ em khoảng 40 tuổi, hiện đang là một nhân viên của nhà máy chế biến lương thực thực phẩm. Mẹ có vóc dáng nhỏ nhắn, nhưng rất khỏe mạnh. Một mình mẹ có thể làm được mọi việc, từ nấu cơm, dọn dẹp, chăm sóc con cái, chẳng kém gì các siêu anh hùng cả. Vì làm việc trong nhà thời gian dài, mẹ có nước da trắng sáng. Mái tóc mẹ dài đến giữa lưng, hơi xơ một chút ở phần đuôi. Bình thường, mẽ sẽ búi gọn tóc lên bằng một chiếc dây nhỏ. Khuôn mặt mẹ là khuôn mặt tròn đầy đặn, phúc hậu. Với đôi mắt hạnh đen láy và hàng lông mày lá liễu. Điều khiến em thích nhất, chính là nụ cười tươi tỏa nắng của mẹ. Nó như là một mặt trời thu nhỏ vậy. Thường ngày, mẹ luôn ăn mặc giản dị giống như tính cách của mẹ vậy. Tuy mộc mạc, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp đằm thắm, ngọt ngào.
Là một người phụ nữ nông thôn Việt Nam điển hình. Mẹ vừa đảm việc nước, lại đảm việc nhà. Em luôn cảm nhận được tình yêu thương nồng nàn của mẹ qua mọi thứ. Từ những chiếc áo được giặt sạch, gấp gọn trong tủ. Từ những bữa cơm ngon lành. Từ những món quà nhỏ vào các dịp đặc biệt. Từ những cái ôm dịu dàng, những đêm thức trắng chăm sóc khi em ốm. Tất cả thật giản dị mà quý giá biết bao nhiêu.
Em luôn cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi được là con của mẹ. Em sẽ cố gắng hơn nữa, để có thể trở thành niềm tự hào nhỏ của mẹ.