K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2017

Đặc trưng của thơ

- Đặc điểm về loại thơ: thơ có vần, điệu, ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm, thể hiện tình cảm, tâm hồn con người

- Thơ được phân loại theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng

- Thơ phân loại theo cách tổ chức có luật thơ, thơ tự do, thơ văn xuôi

- Những yêu cầu chính khi đọc - hiểu một bài thơ gồm:

+ Khi đọc cần biết rõ xuất xứ của bài thơ: tác giả, năm xuất bản, thông tin hỗ trợ khác

+ Đọc kĩ để hiểu đúng và cảm nhận mạch cảm xúc thơ

+ Tìm đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ

+ Phát hiện ra những câu, từ ngữ, hình ảnh tạo cảm xúc nhất

1 tháng 8 2018

* Đặc trưng của kịch:

- Tái hiện xung đột trong cuộc sống thông qua diễn biến của cốt truyện kịch, qua lời thoại, hành động nhân vật kịch

* Các tiểu loại kịch:

- Xét về mặt nội dung, ý nghĩa xung đột: bi kịch, hài kịch, chính kịch

- Xét theo hình thức ngôn ngữ: kịch nói, kịch thơ, ca kịch

* Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:

- Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn, hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích

- Chú ý tới lời thoại của nhân vật (xác định được quan hệ, tính cách nhân vật

- Phân tích hành động kịch (nổi bật xung đột, diễn biến cốt truyện

- Nêu chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm

8 tháng 10 2017

- Truyện phản ánh hiện thực trong tính khách quan của nó

- Truyện có cốt truyện, nhân vật, tình huống, mâu thuẫn diễn ra trong hoàn cảnh không gian và thời gian

- Ngôn ngữ truyện có kể chuyện, lời nhân vật…

- Thể loại: sáng tác dân gian (ngụ ngôn, truyện cười, truyền thuyết, cổ tích..), truyện trung đại, truyện hiện đại (truyện ngắn, tiểu thuyết và truyện thơ…)

* Yêu cầu khi đọc - hiểu truyện:

- Đọc truyện cần biết hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để hiểu tư tưởng, chủ đề của tác phẩm

- Hiểu cốt truyện, diễn biến của tình tiết chính

- Nắm được tính cách của nhân vật từ đó hiểu tư tưởng, đặc điểm nghệ thuật của truyện

30 tháng 4 2019

Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề xã hội quan tâm, chứng cứ chân thực và có sức thuyết phục

Phân loại:

- Căn cứ vào nội dung: nghị luận xã hội- chính trị (chính luận), nghị luận văn học

- Căn cứ thời đại: nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, biểu, cáo, tấu...), nghị luận hiện đại (bình giảng, phân tích, phê bình...)

- Yêu cầu khi đọc văn nghị luận

   + Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm nghị luận

   + Tìm ra đúng luận điểm, luận cứ, lập luận của tác giả

   + Đánh giá tính đúng đắn, hữu ích của hệ thống luận điểm

   + Tìm hiểu phương pháp lập luận làm sáng tỏ luận điểm

   + Nêu giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật biểu hiện tác phẩm, rút ra bài học, ảnh hưởng của tác phẩm đối với thực tế

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Thông tin về nhà thơ Xuân Diệu

+ Xuân Diệu (1916 – 1985) -  Ngô Xuân Diệu

+ Quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp

+ Năm 1927, ông học ở Quy Nhơn

+ Năm 1937 ông ra Huế học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo

+ Ông trở thành thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.

+ Xuân Diệu là nhà thơ lớn và nổi bật nhất văn học Việt Nam, thơ của ông mang làn điệu tươi trẻ, cái nhìn về tuổi trẻ, về cuộc đời con người thấm đẫm trong máu của ông, ông ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt là tuổi trẻ. 

+ Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ tình, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, mang ngôn ngữ tươi trẻ và ấm áp, ai cũng thấy được sự khác biệt trong sáng tác thơ văn của ông đầy mới mẻ.

16 tháng 8 2018

a. Câu thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:

   - Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngàygiải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy.

   - In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)

b. Chép lại chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

   Mai về miền Nam thương trào nước mắt

   Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

   Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

   Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên.

   + Dù vẫn ở trong lăng nhưng tác giả đã hình dung cảnh chia lìa, phải xa Bác vào ngày mai để trở về miền Nam. Nghĩ đến đó thôi, Viễn Phương đã không kìm nổi xúc động mà “thương trào nước mắt”.

   + Ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Tác giả ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.