Hãy kể một câu chuyện em đã trải qua hoặc chứng kiến để lại cho em một bài học sâu sắc về tình bạn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo Trong quá trình thực thi công vụ phòng, chống dịch, các chiến sỹ CAND đã đón nhận được tình cảm quý mến của người dân. Và cũng trong quá trình này, họ đã có những việc làm, hành động ngoài chức trách, phận sự gây xúc động. Đó là, sáng 14/7, các đồng chí Đội CSGT, Công an huyện Phong Điền (Cần Thơ) đang cùng phối hợp các lực lượng chức năng đảm bảo phòng, chống COVID -19 thì thấy bà cụ lưng còng khó nhọc mang theo túi măng ra chợ bán.
Trung tá Nguyễn Văn Ân và Đại úy Lê Hoàng Nghiệm liền lại hỏi thăm. Khi biết bà cụ 85 tuổi, đi chợ bán măng nhà trồng, lấy tiền mua thuốc, các anh đã mua hết măng, rồi đưa cụ đi mua thuốc và đưa về nhà cách đấy 2km. Hành động ân nghĩa của các anh khi giúp đỡ bà cụ được người dân ủng hộ. Chủ hiệu thuốc đã không lấy tiền khi các anh đưa cụ vào mua; người dân quanh chợ nhìn thấy hình ảnh ấm áp này đã ghi lại, đăng tải trên mạng xã hội…
Cách hành xử của người chiến sỹ CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh trong tình huống gặp phải vào ngày 30/7 khi đang làm nhiệm vụ xử lý người ra đường khi không cần thiết cũng thật đặc biệt. Khi đó, tổ công tác yêu cầu hai người đi xe máy theo hướng TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai dừng lại để kiểm tra. Sau khi biết người em trai mới tốt nghiệp đại học đang chờ xin việc, người chị là sinh viên, do chỉ còn 200.000đ, không đủ mua thực phẩm nên họ phải đi xe máy về quê Phú Yên, chiến sĩ CSGT đã xử lý rất có lý, có tình. Anh không phạt họ, giải thích không được đi xe cá nhân về quê mà liên hệ với địa phương để được đưa về, đồng thời anh đã biếu họ 500.000 đồng để chi dùng tạm khi quay lại nhà trọ.
Ngoài các cá nhân là chiến sỹ Công an, tổ công tác riêng lẻ hỗ trợ người dân khi họ gặp khó khăn trong quá trình làm nhiệm vụ, thời gian qua, nhiều tập thể, đơn vị Công an đã chung tay giúp người dân trong mùa dịch. Đó là, Công an tỉnh Bắc Giang hỗ trợ người dân thu hoạch vải đang chín rộ; Công an tỉnh Nghệ An cấy lúa khi cả làng đi cách ly; Công an tỉnh Đắk Lắk tặng xăng cho người dân về quê bằng xe máy… Đây là những việc làm vô cùng đẹp đẽ, nhân ái, để lại ấn tượng tốt trong cộng đồng.
Cuối tuần qua, trên đường đi học về, em trông thấy việc làm tốt của một bạn thiếu nhi trạc tuổi em. Cử chỉ,nét mặt cũng như việc làm của bạn ấylàm em nhớ mãi.
Chiều thứ sáu, đường phố đông nghịt. Trên vỉa hè,người người đi lại như mắc cửi. Trên đường, xe chạy tấp nập, ồn ã. Những người bán hàng đêm đang nhanh tay bày hàng ra lề đường. Phố xá chiều cuối tuần có nét hối hả hơn thường ngày. Em xốc cặp, rảo bước về hướng nhà mình. Đường về nhà em ngang qua một trạm xe bus. Đang đi, em nhìn về phía bên kia đường thấy lố nhố một đám người đang muốn băng qua đường đến trạm xe bus mà không được. Thắc mắc, em nhìn kĩ họ. Đó là những người khiếm thị vì hầu hết họ đều đeo mắt kính đen, thảo nào họ không sang đường được vì xe chạy rầm rập, không ngừng. Chỗ trạm xe bus ở cách xa cột đèn đỏ nên việc băng qua đường phải lựa lúc dù đã có vạch kẻ đường. Những người khiếm thị không phải đi hai tay không, họ đi bán những sản phẩm tự tay làm: chổi đót, tăm tre và cả đũa ăn nữa. Tuy đồ mang theo không nhiều nhưng cũng đủ làm họ lúng túng. Vừa lúc ấy, một bạn học sinh trạc tuổi em chạy đến. Bạn ấy cúi chào rồi hỏi những người khiếm thị gì đó và họ gật đầu. Bạn học sinh ấy mặc đồng phục Tiểu học quần xanh áo trắng như em vậy. Lúc này em đã đến gần nhà hơn nên thấy rõ bạn ấy đeo huy hiệu măng non dưới bảng tên trường. Khuôn mặt bạn ấy tuấn tú, trán rộng và cao. Bạn ấy dắt tay một người đầu tiên xuống đường rồi cũng rất nhanh nhẹn và ân cần, bạn ấy lấy tay những người khác dặt lên vai người đi trước, giống như học sinh đang xếp hàng vậy. Đoạn, bạn ấy mạnh dạn đưa cao tay lên. huơ lia lịa cái khăn quàng đỏra hiệu xin đường. Những chiếc xe máy chạy chậm lại nhường đường cho bạn ấy. Bạn ấy nắm lấy tay người đầu tiền và dẫn đoàn người khiếm thị qua đường an toàn. Khi tất cả mọi người đã đứng yên dưới mái che của trạm xe bus, em cũng vừa đi tới sát ngay đó. Những người lớn trầm trồ,chỉ trỏ, khen bạn nhỏ nhanh trí và biết giúp đỡ những người khiếm thị. Bác xe ôm nói:
- Tụi bác ở đây mà còn chưa làm được như con. Con đáng khen lắm, con học trường nào vậy?
Bạn ấy cười, bẽn lẽn:
- Dạ, con học trường Kim Đồng.
Lại có bác xe ôm khác nói:
- Để bác đưa mấy anh chị này lên xe bus cho. Con yên tâm về đi. Tụi bác cũng phải góp công một chút chứ xấu hổ quá.
Mọi người cùng cười xòa vui vẻ ấm áp làm sao. Bạn ấy chào mọi người rồi quay trở lại hướng bên kia đường. Em đã kịp biết được bạn ấy học lớp năm, trường Tiểu học Kim Đồng. Bạn ấy giỏi thật.
Việc làm của bạn nhỏ là tấm gương sáng để em học tập. Không chỉ học tập tấm lòng yêu thương giúp đỡ người tàn tật của bạn ấy mà chúng em còn phải học tập tác phong nhanh nhẹn, mạnh dạn, xử lý nhanh công việc, có như thế mới mong tự chăm sóc cho bản thân mình và giúp đỡ người khác.
Bài làm
“Bà ơi, bà vào ngồi chỗ cháu này! Nhà cháu ở gần đây nên đứng một lúc cũng không sao ạ!”. Nói xong, tôi vui vẻ đứng dậy nhường ghế cho bà cụ vừa lên xe buýt. Nhìn nụ cười và ánh mắt ấm áp của bà, tôi cảm thấy thật vui vì đã làm được một điều tử tế dù là nhỏ bé. Tình huống này cũng làm tôi chợt nhớ lại câu chuyện ngày nào cũng trên chiếc xe buýt số 31 này, ngày tôi nhận được một bài học thật sâu sắc.
Tôi đã là học sinh cuối cấp Trung học Cơ sở và phải nhiều lẩn thuyết phục, bố mẹ mới chịu để tồi tự đi học bằng xe buýt mà không phải đưa đón tôi như từ ngày bé đến giờ. Tôi chỉ cần bắt một tuyến xe buýt là có thể đi từ nhà đến trường một cách dễ dàng. Những ngày đầu mới đi xe buýt, dù chưa quen vì đông đúc nhưng tôi vẫn hết sức tự hào vì mình đã tự lập trong việc đi lại. Chiếu hôm ấy, sau khi tan học, tôi nhanh chóng lên xe, tìm một chỗ và yên vị chờ vẽ nhà. Bỗng tiếng anh phụ xe vang lên:
– Kìa, bạn trẻ đứng lên nhường chỗ cho cụ già vừa lên xe nào!
Nghĩ lại thật xấu hổ, nhưng khi ấy tôi vội nghiêng đầu tựa vào cửa kính, mắt nhắm hờ ra vẻ như đang ngủ say lắm, mặc kệ bà cụ và lời đê’ nghị của anh phụ xe. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, trong lòng tôi diễn ra nhiều suy nghĩ trái ngược nhau vô cùng. Lúc thì tôi tự nhủ: “Nào, hãy mở mắt ra, đứng dậy và nhường ghế cho cụ già. Ai cũng biết cần phải nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ và những người phụ nữ mang thai khi đi xe buýt mà”. Nhưng lại một suy nghĩ khác vỗ vê’ tôi: “Chắc sẽ có người khác đứng dậy nhường ghế thôi, mình đã học cả ngày mệt mỏi quá rồi. Vả lại, mình lên trước, cũng mất tiền đàng hoàng, mình cứ ngồi đây, chẳng có gì sai trái cả”. Cái lí lẽ “người khác sẽ nhường ghế và mình xứng đáng được ngồi vì mệt” khiến tôi ngồi nguyên không nhúc nhích. Điều tôi cần làm chỉ là nhắm mắt, yên lặng và chờ điểm xuống.
Vậy mà tiếng nói của anh phụ lại vang lên lẩn thứ hai, và trong tôi lại tiếp tục tranh đấu: “Trời ơi! Hãy tưởng tượng nếu có một ngày, ông bà của cậu – cũng già yếu thế kia – bước lên xe buýt nhưng không một ai chịu nhường ghế. Cậu thấy thế nào?”. Đột nhiên, tôi giật mình mở mắt vì nghe tiếng anh phụ xe hướng về phía mình
-Em gái áo xanh ơi, điện thoại rơi kìa!
Theo phản xạ, tôi vội nhìn xuống chần và tìm điện thoại nhưng không thấy đâu. Thì ra, biết tôi vờ ngủ nên anh trêu đùa để tôi không thể im lặng được nữa. Chỉ ít phút bị “bại lộ” mà tôi thấy thời gian như ngừng trôi, dài đằng đẵng và nặng trĩu. Tôi xấu hổ với tất cả mọi người, nhất là với cụ già có vẻ ngoài đau yếu đang đứng bám vào chiếc cột sắt trên xe. Nhìn xung quanh, những ghế được ngồi phần nhiều đểu là các cụ già và trẻ nhỏ, trừ hàng ghế cuối xe là thanh niên vẫn ngồi vì rất xóc. Tôi bối rối đứng dậy nhường ghế trong lời nhắc nhở nhẹ nhàng của anh phụ xe:
-Thì ra là giả vờ ngủ. Nào nào, học sinh gì mà không ý thức gì hết. Đứng lên nhường ghế cho cụ đi, nhà em ở gần đây còn gì, chỉ hai trạm nữa là đến rồi, đứng một tí thôi.
Mặt tôi lúc ấy chắc phải đỏ như mặt trời vì xấu hổ. Tôi không chờ đến trạm mà vội vã xuống ngay điểm dừng tiếp theo. Ngày hôm ấy, tôi đã đi bộ gẩn một cây số để về nhà, tôi thấy mình không thể, không dám và không còn mặt mũi nào để đi trên chiếc xe ấy vào ngày mai. Có thể mọi người sẽ chỉ nhìn tôi chốc lát, đôi khi là bàn tán vài câu. Với những người cùng đi trên chuyến xe, với bác tài, anh phụ xe và có thể với cụ già hôm ấy, thái độ và hành động của tôi chỉ là một điều khiếm nhã nhỏ nhặt mà họ sẽ quên trong một vài câu chuyện phiếm. Nhưng đối với tôi, đó thực sự là một cuộc chiến nội tâm và một bài học đáng nhớ. Đó là trận chiến có thật, không khói lửa súng đạn, nhưng nhiều ngày sau đó, tôi vẫn luôn suy nghĩ vê’ cách ứng xử
Từ sau sự việc ngày hôm ấy, tôi bắt đẩu chú ý điều chỉnh cách ứng xử với mọi người và quan tầm hơn đến gia đình, thầy cô và bạn bè. Cũng từ đó, bác tài và anh phụ xe của tuyến xe buýt số 31 thường thấy một cô bé mặc áo đổng phục màu xanh rất hay đứng dậy nhường ghế cho các cụ già và em nhỏ. Không chỉ sau mỗi lần đứng dậy nhường ghế cho người khác, mà bất kì lúc nào làm được điều gì đó tốt đẹp trong cuộc sống của mình, tôi đều cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn!
tham khảo
Trong cả cuộc đời mình, con người ta đã gặp và kết bạn với hàng trăm người. Những mối quan hệ ấy là sợi dây gắn kết con người trong xã hội lại với nhau. Nhưng dù có hàng trăm, hàng nghìn sợi dây liên kết xã hội như thế, con người ta vẫn không thể từ bỏ gia đình - cái nôi nuôi dưỡng ta và những điều bình dị nhất.
Từ trước đến giờ tôi vẫn luôn là một đứa con ngoan của bố mẹ, một người chị tốt của thằng em trai, là học trò cưng của thầy cô giáo và là hình mẫu được dùng để bố mẹ lũ bạn mang ra dạy dỗ chúng. Nhưng chẳng ai biết, cuộc sống của tôi thật sự chỉ xoay quanh việc đi học và về nhà. Tôi không có bạn thân, không có những buổi tụ tập, hẹn hò lê la phố xá với lũ bạn như học sinh khác. Tan trường tôi sẽ trở về nhà để học bài và chơi với thằng em trai. Có lẽ vì thế mà tôi cũng không được trải nghiệm nhiều thứ. Những kỉ niệm thời cấp hai và cả học trò của tôi chỉ là những giờ lên lớp, những buổi đi học thêm. Chỉ là học và học.
Năm tôi học lớp 9, bài vở nặng hơn rất nhiều. Thời gian tôi đến trường và ở các lớp học thêm còn nhiều hơn thời gian tôi ở nhà. Đầu óc tôi luôn trong tình trạng căng như dây đàn. Tôi đã bắt đầu học với cường độ cao từ hè năm lớp 8. Vì bố mẹ và mọi người đều tin rằng tôi chắc chắn sẽ đỗ vào chuyên Anh của trường chuyên thành phố.
Càng đến ngày thi, tôi lại càng thấy căng thẳng và mệt mỏi. Những con số, những tờ đề cứ thế cuốn lấy tôi. Tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Tôi sợ mỗi buổi sáng thức dậy tôi sẽ phải tiếp tục quay cuồng với đống bài vở và những lớp học nối tiếp nhau. Tôi sợ phải ngồi lì hàng giờ trong căn phòng kín với tiếng điều hòa ro ro mát lạnh để cắm đầu vào những con số. Tôi sợ những bữa ăn vội vã trên đường khi đi từ lớp học này đến lớp học khác. Tôi sợ tiếng mở cửa của gia sư mỗi buổi tối. Tôi sợ những câu hỏi quan tâm của cha mẹ, về tình hình học tập của tôi bây giờ. Tất cả những hứng thú của tôi cho việc học đều bị năm học này phá hỏng hết rồi. Tôi không còn học vì thích thú, vì đam mê và muốn tìm hiểu nữa. Tôi học vì tôi phải học. Tôi học vì bố mẹ tôi muốn thế. Chỉ đơn giản là thế thôi. Tôi thấy mệt mỏi vô cùng.
Một tháng trước ngày thi, tôi khủng hoảng thực sự. Bài vở càng lúc càng nhiều. Thời gian ngủ của tôi cũng không không còn nhiều nữa. Tôi gầy đi trông thấy. Bố mẹ cũng lo lắng, nhìn tôi và bảo:
- Mệt quá thì thôi con ạ. Nghỉ ngơi đi!
Những ngày gần thi, bố mẹ tôi tự nhiên không còn quá áp lực với tôi về việc điểm số, trường thi nữa. Bố mẹ nhẹ nhàng và nhắc nhở tôi nghỉ ngơi nhiều hơn. Có lẽ thấy việc học của tôi vất vả và áp lực quá nên bố mẹ không muốn gây thêm áp lực cho tôi nữa. Những ngày cuối cùng, tôi dồn hết sức để ôn tập và bước vào phòng thi thật tự tin. Thật may mắn, năm tôi thi, trường chuyên của thành phố cho phép học sinh có thể đăng kí thi hai chuyên một lúc. Tức là tôi vừa có thể thi chuyên Anh, vừa thi chuyên Văn như tôi mong muốn.
Hôm tôi đi thi là một ngày trời nắng nóng. Cái nắng hè gay gắt đổ xuống khiến mặt đường bốc lên từng đợt hơi nóng thật khó chịu. Tôi thi môn Văn vào buổi sáng, Toán vào buổi chiều và hai môn chuyên sẽ thi vào ngày hôm sau. Tôi làm bài các môn đều ổn, kể cả hai môn chuyên. Ra khỏi phòng thi, bố mẹ và em trai tôi đã chờ sẵn. Khuôn mặt mọi người đều lo lắng. Mẹ nhìn thấy tôi, đi nhanh đến hỏi:
- Có mệt không con? Làm bài thế nào?
- Ổn mẹ ạ! - tôi đáp
Mẹ tôi mỉm cười thật tươi, lấy chiếc khăn trong túi lau mồ hôi trên trán cho tôi. Chúng tôi lên xe trở về nhà. Kết thúc những tháng ngày ôn thi căng thẳng và vất vả. Tôi trở về nhà với tâm lý thật thoải mái. Mẹ đưa cho tôi một tờ kế hoạch. Đó là kế hoạch mẹ đã chuẩn bị từ trước, khi thấy tôi quay cuồng với lịch học, ôn. Tôi nhìn bản kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ của mẹ, thấy mắt mình cay cay. Tôi là một con bé nhút nhát. Mẹ cũng biết cuộc sống của tôi thực đơn giản. Chỉ đi học rồi về nhà. Có lẽ bố mẹ lo lắng tôi không có bạn. Tôi sẽ buồn. Nhưng quả thực, bố mẹ không biết, chỉ cần có mọi người là đủ.
Lúc nhận kết quả thi, tôi đủ điểm đỗ cả hai chuyên, cả lớp chọn của trường. Đó là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực suốt một năm qua của tôi. Không cần tôi báo, chắc bố mẹ cũng đã biết rồi. Vì bố mẹ còn hồi hộp hơn tôi nhiều lần. Tôi thấy bố mẹ xem kết quả với một khuôn mặt mãn nguyện. Nụ cười của mẹ lúc này thật hạnh phúc. Tôi còn để ý thấy trong bữa tối, mẹ len lén lau nước mắt. Tôi biết mọi cố gắng của mình lúc này đều xứng đáng. Bữa tối gia đình thật đơn giản. Nhưng ai cũng cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Thằng em trai gắp cho tôi một miếng sườn và bảo:
- Cho chị Bống, chị giỏi. Em cũng muốn học giỏi như chị!
- Bin còn giỏi hơn chị cơ - tôi cười, xoa đầu nó.
Gia đình là điều quan trọng nhất đối với tôi. Bởi lẽ, ở đó bố mẹ sẽ yêu tôi vô điều kiện. Mọi người sẽ chăm sóc và lo lắng cho tôi mỗi khi tôi mệt mỏi. Và quan trọng nhất, gia đình sẽ không bao giờ quay lưng và bỏ tôi lại một mình.
Câu chuyện mà em có ấn tượng sâu sắc nhất về người thân trong gia đình em là về bà ngoại của em. Bà là người phụ nữ mạnh mẽ và đầy nghị lực, sống trong một thời kỳ khó khăn nhưng luôn giữ được tinh thần lạc quan.
Một lần, em được bà kể về thời gian bà còn trẻ, sống trong những năm kháng chiến chống Pháp. Bà đã trải qua nhiều gian khổ, nhưng bà luôn nhắc đến sự đoàn kết và tình yêu thương giữa mọi người trong xóm. Bà thường dẫn dắt trẻ em trong làng tham gia vào các hoạt động cộng đồng, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn.
Có một kỷ niệm mà em không bao giờ quên, đó là vào một buổi chiều mùa hè, khi em cùng bà ra vườn. Bà đã chỉ cho em cách trồng rau, bà nói rằng “Mỗi cây rau đều cần tình yêu và sự chăm sóc, giống như con người cần nhau vậy.” Lời dạy ấy đã khiến em nhận ra giá trị của sự chăm sóc và yêu thương trong gia đình và cộng đồng.
Bà cũng rất yêu thích việc nấu ăn. Những món ăn bà làm không chỉ ngon mà còn chứa đựng nhiều kỷ niệm, khiến em cảm thấy ấm áp và gần gũi. Mỗi lần ăn cơm cùng bà, em lại cảm nhận được tình yêu thương mà bà dành cho cả gia đình.
Những câu chuyện của bà đã dạy em nhiều bài học quý giá về sự kiên cường, tình yêu thương và sự đoàn kết. Em luôn trân trọng những khoảnh khắc bên bà và những giá trị mà bà truyền lại cho em. Chính những ấn tượng sâu sắc đó đã hình thành nên con người em ngày hôm nay.
Bài tham khảo
Xin chào cô giáo và các bạn hôm nay tôi rất vui khi được đứng ở đây kể cho mọi người nghe một câu chuyện đáng nhớ của mình. Ngày hôm đó, vì trời mưa to, lại không có áo mưa, nên tôi đành phải ngồi lại trong lớp học chờ mưa tạnh rồi mới về nhà. Trong lúc cùng lũ bạn ngồi ngắm mưa rơi, em lại chợt nhớ về kỉ niệm dưới mưa của mình ba năm trước.
Hồi đó, tôi vừa lên lớp 2, đã quen lớp, quen bạn bè rồi nên rất dạn dĩ. Giờ ra chơi nào, tôi cũng cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng tôi được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Vì vậy, chúng tôi đành ngồi lại ở hành lang lớp để chờ người đến đón. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là tôi cùng các bạn rủ nhau mặc áo mưa rồi ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng tôi hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Một lát sau, chúng tôi rủ nhau thi nhảy qua các vũng nước đọng, xem ai nhảy qua vũng nước to hơn thì sẽ thắng. Trong lúc chơi, vì tính hiếu thắng, tôi quyết định thử sức với một vũng nước lớn. Và tất nhiên là tôi không thể nhảy qua được. Tôi ngã xuống giữa vũng nước, làm nước bắn tung tóe khắp nơi, còn bản thân thì ướt hết cả. Cùng lúc đó, mẹ tôi đến đón. Thấy tôi bị ướt hết như vậy, mẹ đã rất tức giận. Về đến nhà, mẹ liền đưa tôi đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, tôi bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Mẹ phải nghỉ làm ở nhà để chăm tối ốm, tôi biết dù mẹ rất giận nhưng vẫn thương yêu và lo lắng cho tôi rất nhiều.
Sau câu chuyện lần đó, tôi ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn. Không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì tôi lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình. Đó là câu chuyện mà tôi luôn nhớ mãi, cảm ơn cô giáo, cảm ơn các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi, rất mong sẽ nhận được những lời nhận xét và góp ý từ mọi người.
Mỗi người đều có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Nhưng chắc hẳn những trải nghiệm cùng với người thân trong gia đình luôn đẹp đẽ nhất.
Chắc hẳn mỗi người đều nhớ như in về lần đầu tiên đi học. Tôi cũng vậy. Sáng hôm đó, tôi thức dậy từ rất sớm. Sau khi ăn sáng xong, tôi đeo chiếc cặp mới để chuẩn bị đến trường. Đúng bảy giờ, ông nội chở tôi đi học trên chiếc xe đạp cũ. Đường phố hôm nay thật tấp nập.
Tôi thì cảm thấy vô cùng háo hức. Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã tặng cho tôi. Ông nội đi gửi xe rồi dắt tôi vào trường. Cô giáo đã đứng ở cửa lớp để đón chào học sinh mơi. Tôi nhìn cô giáo, rồi quay lại nhìn ông. Ông mỉm cười, và còn nói lời động viên tôi:
- Đi đi cháu, ông tin cháu gái của ông!
Khi nghe ông nói, tôi như được tiếp thêm sức mạnh. Tôi chào tạm biệt ông và ngồi vào chỗ theo sự sắp xếp của cô.
Tiết học đầu tiên, cô giáo yêu cầu cả lớp sẽ tự giới thiệu về bản thân. Tôi nhớ đến lời ông nội dặn phải luôn tự tin. Tôi đã giới thiệu cho cô giáo và các bạn nghe về bản thân. Sau khi tiết học kết thúc, các thành viên trong lớp đã thêm hiểu nhau hơn.
Những tiết học sau đó đều rất vui vẻ. Chúng tôi chăm chú lắng nghe tiếng cô giáo giảng bài. Sau đó, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh theo cô. Giọng đọc của cả lớp nghe thật to và rõ ràng. Tiết học đầu tiên thật suôn sẻ. Tôi còn hăng hái giơ tay phát biểu và được cô giáo khen nữa. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc. Chiều về, khi nhìn thấy ông nội, tôi sung sướng chạy ùa vào lòng ông. Trên đường về nhà, tôi kể cho ông nghe về buổi học đầu tiên. Ông còn khen tôi ngoan ngoãn. Tôi cảm thấy hãnh diện lắm.
Ngày đầu tiên đi học thật tuyệt vời. Nhờ có ông nội, tôi đã trở nên tự tin hơn, hòa đồng hơn. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để ông nội cảm thấy tự hào về cháu gái của mình.
tham khảo
1. Mở bài:
- Trong cuộc sống con người ta phải trải qua những khó khăn thử thách, không ít lần gặp trở ngại
- Câu chuyện ngắn nói về cách ứng xử của một cô con gái và bà mẹ của mình cùng một hoàn cảnh đã thể hiện rõ điều đó.
2. Thân bài:
- Câu chuyện kể về việc cô gái nhỏ đi bộ đến trường vào một hôm trời mưa to.
- Trong lúc đó bà mẹ ở nhà lòng đầy lo lắng và đã đi đón con
- Đi dưới trời mưa nhưng cô bé vẫn mỉm cười, đó là thái độ sống lạc quan, yêu đời.
=>Hành động của cô bé chỉ một cách sống tích cực, tin tưởng vào mình và không bao giờ sợ hãi trước khó khăn cuộc đời.
=>Ngược lại với cô bé chính là hình ảnh bà mẹ. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho những người sống bi quan, luôn luôn lo lắng. Như vậy, ý nghĩa của câu chuyện muốn đem đến cho người đọc đó chính là thái độ sống lạc quan tích cực của con người, chủ động biến khó khăn thành cơ hội.
Suy nghĩ về bài học và bài học cho bản thân:
- Sống lạc quan là yếu tố giúp con người ta tự tin vào chính mình, không yếu đuối gục ngã trước những cạm bẫy của cuộc sống.
- Trong thực tế cuộc sống ta đã bắt gặp những tấm gương nhìn cuộc đời bằng cặp mắt lạc quan, yêu đời
- Tuy nhiên, bên cạnh những người lạc quan, tin tưởng vào cuộc đời vẫn còn một số người có thái độ bi quan, không tự tin ở bản thân.
3. Kết bài: Sống lạc quan là một trong những phẩm chất mà con người cần có. Cô bé trong câu chuyện trên cũng cho ta thấy rõ được điều đó. Mỗi con người cần học tập cho mình một cách sống yêu đời, yêu người, lạc quan sống có ý nghĩa và mục đích và ước mơ.
Bài viết
“Người bi quan thấy khó khăn trong từng cơ hội”, người lạc quan thấy có cơ hội trong từng khó khăn”. Đúng như vậy trong cuộc sống con người ta phải trải qua những khó khăn thử thách, không ít lần gặp trở ngại. Cuộc sống không bao giờ bằng phẳng và luôn quanh co, và điều quan trọng là ta làm sao để có thể đối diện và vượt qua nó. Câu chuyện ngắn nói về cách ứng xử của một cô con gái và bà mẹ của mình cùng một hoàn cảnh đã thể hiện rõ điều đó.
Câu chuyện kể về việc cô gái nhỏ đi bộ đến trường vào một hôm trời mưa to. Lúc về thời tiết có vẻ còn xấu hơn, gió bắt đầu rít mạnh cùng với sấm chớp. Trong lúc đó bà mẹ ở nhà lòng đầy lo lắng và đã đi đón con. Thật ngạc nhiên khi đến nơi bà mẹ thấy đứa con của mình cứ nhìn lên trời và mỉm cười mỗi khi có tia chớp lóe lên. Khi hỏi con, cô bé hồn nhiên trả lời vì muốn cho mình xinh đẹp hơn bởi thượng đế cứ liên tục chụp ảnh cho mình. Câu chuyện mang đến bài học sâu sắc. Đi dưới trời mưa nhưng cô bé vẫn mỉm cười, đó là thái độ sống lạc quan, yêu đời. Hành động của cô bé chỉ một cách sống tích cực, tin tưởng vào mình và không bao giờ sợ hãi trước khó khăn cuộc đời.
Ngược lại với cô bé chính là hình ảnh bà mẹ. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho những người sống bi quan, luôn luôn lo lắng. Như vậy, ý nghĩa của câu chuyện muốn đem đến cho người đọc đó chính là thái độ sống lạc quan tích cực của con người, chủ động biến khó khăn thành cơ hội.
Sống lạc quan giúp cho con người ta thêm yêu đời, yêu cuộc sống, vượt qua mọi khó khăn của cuộc đời. Người sống lạc quan luôn nhìn cuộc đời bằng cặp mắt yêu thương, đó chính là lí do họ gắn bó với cuộc sống. Sống lạc quan giúp ta luôn nhìn về tương lai, mong muốn một tương lai tốt đẹp. Hơn thế, lạc quan chính là một trong những yếu tố giúp con người ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Cuộc đời là một đường chạy mà ở đó có bao khó khăn, gian nan ấy ta không có tinh thần lạc quan để vượt qua thì đó là một thất bại với cuộc đời, với chính mình. Lạc quan, tích cực là yếu tố giúp ta thêm yêu đời, yêu mình. Thật khó tưởng tượng nếu con người ta sống mà không có tinh thần lạc quan, yêu đời. Cuộc sống luôn chờ đợi và chỉ có thể lạc quan mới khiến con người ta sống có mong ước, sống có hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.
Sống lạc quan là yếu tố giúp con người ta tự tin vào chính mình, không yếu đuối gục ngã trước những cạm bẫy của cuộc sống. Người có tinh thần lạc quan bao giờ cũng là người có phẩm chất khác tốt đẹp khác, sống lạc quan giúp ta mạnh mẽ ở cuộc đời, giúp ta hướng về tương lai cho dù thực tại có như thế nào. Sống lạc quan là cách sống mà chỉ những người sáng suốt, hiểu thấu cuộc đời sẽ chọn. Gặp một khó khăn bất kỳ, người lạc quan sẽ vượt qua dễ dàng không những thế họ còn có thể in dấu ấn lại với cuộc đời, với xã hội. Những con người đó luôn luôn được xã hội kính trọng và sùng nể. Mặt khác nếu là con người bi quan thì dường như họ ngại tất cả và thậm chí “thấy khó khăn trong từng cơ hội”.
Người sống lạc quan luôn là người thành công, họ vượt qua khó khăn bằng niềm tin của họ, chiến thắng nó bằng sự cố gắng vươn lên của bản thân. Dường như gian nan thử thách chỉ là con đường ngoằn nghèo chứa một khoảng nhỏ trong con đường mà họ chạy. cho dù họ không thành công theo nghĩa thực đi chăng nữa, họ luôn là những con người thành công với chính mình, thành công với cuộc đời.
Người sống lạc quan là người luôn mơ ước cho dù cuộc sống thực tại có ra sao, họ vẫn lạc quan về ý chí tiếp thêm nghị lực cho bản thân để biến ước mơ thành hiện thực. Đó chính là lý giải tại sao lạc quan có thể dẫn chúng ta đến thành công.
Trong thực tế cuộc sống ta đã bắt gặp những tấm gương nhìn cuộc đời bằng cặp mắt lạc quan, yêu đời. Đó là những con người đáng trọng, đáng nể, tiêu biểu trong số đó chính là thày giáo Nguyễn Ngọc Ký người thày muôn thuở của dân tộc Việt Nam. Bị liệt hai tay từ lúc còn nhỏ, không được đi học với bạn bè cùng trang lứa mà trong lòng thấy luôn cháy lên một ước mơ đó là cắp sách đến trường. Bằng niềm lạc quan thày đã vượt qua được mặc cảm, tự ti cố gắng tập viết bằng chân mặc dù có lần bị chuột rút đau tê tái. Và giờ đây không những thày mà cả chúng ta luôn tự hào, kính nể. Hay nói đến vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta – ta cũng bắt gặp một sự lạc quan yêu đời tha thiết của Bác. Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi về nước rồi sang Trung Quốc bị bắt, Bác vẫn lạc quan, ung dung, yêu đời tha thiết. Bằng niềm lạc quan đó Bác vẫn tin rằng mình sẽ được thả, có ngày dân tộc đất nước ta được giải phóng. Và kết quả thì đúng như suy nghĩ của Bác, thậm chí nó còn thắng lợi hơn, rực rỡ hơn…… Đó chỉ là hai trong những con người đáng quý, đáng trọng mà chúng ta phải học tập rất nhiều.
Tuy nhiên, bên cạnh những người lạc quan, tin tưởng vào cuộc đời vẫn còn một số người có thái độ bi quan, không tự tin ở bản thân.
Đó là một lối sống đáng phê phán bởi lối sống đó là một sự hạ thấp mình, không tin yêu cuộc đời và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những buồn rầu, sự chán nản. Hay có những người quá lạc quan, không chú ý đến những người xung quanh, tự đề cao mình thì đó cũng là những người đáng chê trách. Phải sống làm sao để lạc quan là phương tiện giúp ta tiến xa chứ không phải rời xa xã hội.
Sống lạc quan là cách sống, là thái độ mà mỗi người ai cũng nên có. Cách sống đó tập trung những phẩm chất tốt khác nhau giúp người ta trở nên hoàn thiện mình, tự tin ở mình, vượt qua khó khăn một cách dễ dàng. Nói như vậy, không hẳn cứ gặp khó khăn có lòng lạc quan là vượt qua bởi đó còn là sự hội tụ của những tài năng và công sức khác. Mặt khác ta không nên quá lạc quan để mà chạy với dòng đời một cách nhanh chóng. Đôi khi đó còn là sự trông mong về quá khứ, xem ta đã đi qua thế nào bởi phần đời còn lại cũng chỉ là cái gốc của quá khứ thôi. Niềm lạc quan đôi khi không tránh khỏi những lời luận bàn, bình phẩm của mọi người thế nhưng đó là cách sống mà ta đã chọn thì cũng phải vượt qua nó. Bởi biết đâu đó cũng là một thử thách với cuộc đời.
Câu chuyện chỉ là một mẩu sinh hoạt nhỏ của cô bé và mẹ của cô trong những ngày trời mưa, thế nhưng lại chất chứa bao ý nghĩa và bài học sâu sắc. Đó là lời khuyên, lời khuyến khích mọi người hãy cố gắng sống một cách lạc quan với cuộc đời. Bởi vì, có cách đó ta mới thực sự thêm yêu đời, yêu cuộc sống này. Đồng thời câu chuyện cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho những người đang bi quan, sống như vậy là một cách sống hoài, sống phí, sống không có tương lai. Hãy sống một cách lạc quan để có thể thấy, có thể cảm hết được sự tươi đẹp của cuộc đời.
Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải cố gắng học một cách sống lạc quan với đời, lạc quan trong học tập và rèn luyện để đạt được những ước mơ, những mục tiêu mà mình đề ra. Đó là thành công với chính mình, thành công với cuộc đời.
Sống lạc quan là một trong những phẩm chất mà con người cần có. Cô bé trong câu chuyện trên cũng cho ta thấy rõ được điều đó. Mỗi con người cần học tập cho mình một cách sống yêu đời, yêu người, lạc quan sống có ý nghĩa và mục đích và ước mơ. Sống làm sao cho ra sống, để sau này quay đầu trở lại ta lại không khỏi ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí.
tham khảo 2
1. Mở bài: Tôi cũng đã từng biết đến một câu chuyện sâu sắc như vậy, nó bắt đầu từ những lầm lỗi, nhưng kết thúc nhân vật chính nhận được một bài học cho mình, hối hận vì những gì mình gây ra cho những người thương yêu.
2. Thân bài:
- Câu chuyện mà tôi được nghe thực ra là một bộ phim ngắn do Thái Lan sản xuất
- Kể về cuộc đời của một người mẹ lam lũ và một anh con trai bướng bỉnh, ngỗ ngược.
- Người con trai bỏ đi biền biệt, để lại người mẹ đau khổ, cô đơn trong ngôi nhà nhỏ.
- Người mẹ ở lại mong ngóng còn, lại còn tự trách bản thân lúc ấy đã nặng lời khiến cho con tức giận mà bỏ đi.
- Bà vừa khóc vừa ôm lấy con chó nhỏ như vừa tìm thấy đứa con của mình
- Con chó nhỏ chạy mất, bà mẹ hốt hoảng chạy đi gọi con và khi tìm thấy chó nhỏ, bà ôm vào lòng mà không nhận ra người vừa đưa chú chó cho mình lại chính là anh con trai
- Sự đau khổ, hối hận đan xen, anh ta không cho phép mình bỏ rơi mẹ một lần nữa nên anh ta mặc kệ những ánh mắt tò mò xung quanh mà chạy lại, quỳ xuống dưới chân bà mẹ xin tha thứ.
=>Câu chuyện về người mẹ điên khiến cho ta trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc, cảm thông, thương cảm đến sự xót xa đau đớn và cuối cùng là niềm vui nhen nhóm khi người con cuối cùng cũng nhận ra lỗi lầm và trở về.
3. Kết bài: Bài học rút ra: những ai có mẹ thì đừng làm cho mẹ buồn, bởi có đi khắp thế gian thì cũng không tìm ra được ai tốt bằng mẹ.
Bài viết
Cuộc sống là một chuỗi những biến hóa mà không một ai có thể lường trước được mọi điều, chính vì vậy mà khi những biến cố ấy ập đến thì con người thường bị bất ngờ, tùy vào năng lực và khả năng giải quyết của mỗi người mà những biến cố ấy được giải quyết theo những cách thức khác nhau, nếu là người có nghị lực, bản lĩnh không chịu đầu hàng trước số phận thì ta sẽ tìm được cách để vượt qua nó, chinh phục nó. Nhưng cũng có không ít người lựa chọn dừng lại, đầu hàng trước số phận. Tuy cách thức lựa chọn có thể khác nhau nhưng điều mà chúng ta nhận được sau những biến cố bất ngờ đó chính là những bài học vô cùng sâu sắc, là những bài học kinh nghiệm mà ta sẽ mang đến cuối cuộc đời. Tôi cũng đã từng biết đến một câu chuyện sâu sắc như vậy, nó bắt đầu từ những lầm lỗi, nhưng kết thúc nhân vật chính nhận được một bài học cho mình, hối hận vì những gì mình gây ra cho những người thương yêu.
Câu chuyện mà tôi được nghe thực ra là một bộ phim ngắn do Thái Lan sản xuất, câu chuyện kể về cuộc đời của một người mẹ lam lũ và một anh con trai bướng bỉnh, ngỗ ngược. Vì một bất đồng nhỏ mà anh ta bỏ nhà đi biền biệt lãng quên gia đình của mình, cùng vì hành động vô tình đó mà cuối cùng anh ta đã nhận được một bài học sâu sắc, phải hối hận khôn nguôi vì hành động bồng bột, vô tâm của mình. Câu chuyện tuy đề cập đến hình ảnh của một anh con trai nhưng khi xem xong ta sẽ thấy được hình ảnh của chính mình trong đó, bởi trong chúng ta ai cũng đã từng một lần làm cho bố mẹ buồn phiền, cũng từng vì giận dữ mà nói ra những lời không hay với người mà ta yêu thương nhất.
Đến cuối cùng, điều làm ta đau đớn nhất chính là sự hối hận, ăn năn muộn màng bởi trong một phút nào đó ta vô tình lãng quên đi cha mẹ, nhưng đối với cha mẹ thì không như vậy, tình yêu dành cho con cái luôn là vô bờ bến, dẫu con cái có mắc phải những sai lầm không thể tha thứ thì quay đầu ngoảnh lại vẫn có hình bóng của cha mẹ phía sau. Nội dung của bộ phim này kể về một người mẹ già yếu, sống cùng anh con trai trong ngôi nhà nhỏ, nghề nghiệp mà hai mẹ con dùng để mưu sinh hàng ngày là thu mua những đồ đạc cũ mà người ta không cần đến. Trong một lần nóng giận, người mẹ đá mắng anh con trai, nhưng vì tự ái mà anh con trai đã nói những lời không hay với mẹ và từ đó bỏ đi biền biệt, để lại người mẹ đau khổ, cô đơn trong ngôi nhà nhỏ.
Anh con trai đi liền mấy tháng mà không có một chút tung tích, cũng không hồi âm gì cho mẹ già. Nhưng người mẹ thì đâu có thể bỏ mặc mà không quan tâm gì đến đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra được. Dù anh con trai có thái độ hỗn hào với mình nhưng người mẹ vẫn vô cùng đau buồn về sự ra đi của đứa con, mà trên tất cả là lo lắng, lo cho con có đủ cơm ăn, có bị ai bắt nạt hay không. Những ngày mòn mỏi chờ con chở về là những ngày đau đớn nhất đối với bà mẹ, ngày nào bà cũng ra cửa trông ngóng đứa con nhưng đều thất vọng trở vào. Thậm chí người mẹ ấy còn tự trách bản thân lúc ấy đã nặng lời khiến cho con tức giận mà bỏ đi.
Thế rồi không thể yên tâm ở nhà chờ đợi nữa, người mẹ già đã qua tuổi lục tuần ấy đã gom góp tất cả tiền bạc mà mình có, khăn gói lên đường tìm kiếm con trai. Bà mẹ không biết anh con trai đi đâu về đâu nhưng vẫn mang theo bức ảnh đã bạc màu khắp nơi dò hỏi tin tức của người con. Đất nước rộng lớn như vậy, không có một địa điểm cụ thể, người mẹ ấy cứ mải miết đi hết thành phố này qua thành phố khác, đến đâu bà cũng hỏi nhưng một chút tin tức cũng không có. Tiền bạc mang trên người cũng hết, ban ngày bà tìm con, ban đêm lại ngủ ở gầm cầu, ven đường vô cùng đáng thương. Ngay cả những bữa ăn qua ngày cũng là những người qua đường cho.
Cầm lấy thức ăn được người ta cho, bà mẹ ứa nước mắt nghĩ về đứa con, và rồi quá đau khổ, bế tắc người mẹ ấy đã hóa điên. Dù đã không còn ý thức minh mẫn nhưng người mẹ ấy vẫn lang thang trên đường gọi con, người mẹ ấy già xọm đi, quần áo rách rưới, người ta thường nhìn thấy bà tìm kiếm đồ ăn ở những thùng rác công cộng. Hình ảnh đáng thương của bà mẹ khiến ta không cầm được nước mắt và thêm trách người con đã quá vô tâm, tàn nhẫn với mẹ của mình. Và trong một lần tìm kiếm thức ăn, bà mẹ nhìn thấy một chú chó nhỏ bị bỏ rơi, bà ôm con chó vào lòng và tưởng tượng đến hình ảnh đứa con lúc còn nhỏ.
Bà vừa khóc vừa ôm lấy con chó nhỏ như vừa tìm thấy đứa con của mình, đi đâu bà cũng gánh theo chú chó với tâm trạng đầy hồ hởi, những người xung quanh nhìn bà với con mắt cảm thông có, chê cười có. Và rồi đến một ngày định mệnh, con chó nhỏ chạy mất, bà mẹ hốt hoảng chạy đi gọi con, bà nhớ lại khoảnh khắc lúc con trai bỏ mình mà đi, bà mải miết chạy và tìm thấy chó nhỏ, bà ôm vào lòng mà không nhận ra người vừa đưa chú chó cho mình lại chính là anh con trai. Bất ngờ đau đớn hơn cả là anh con trai, bởi anh ta vẫn nghĩ mẹ mình đang sống yên ổn ở quê.
Tình trạng đáng thương của bà mẹ khiến cho anh ta ngỡ ngàng, đau đớn, muốn nói mà không nói ra được lời nào, chỉ biết câm lặng nhìn bà mẹ bế con chó mà rời xa mình. Sự đau khổ, hối hận đan xen, anh ta không cho phép mình bỏ rơi mẹ một lần nữa nên anh ta mặc kệ những ánh mắt tò mò xung quanh mà chạy lại, quỳ xuống dưới chân bà mẹ xin tha thứ. Kết thúc bộ phim, người mẹ vẫn chưa thể nhận ra được đứa con nhưng với sự hối lỗi chân thành của người con thì ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng anh ta sẽ không bao giờ mắc phải lỗi lầm xưa một lần nữa, người con bằng tình yêu, sự hối hận của mình rất có thể làm cho người mẹ trở nên tỉnh táo hơn chăng? Ta hoàn toàn có thể tin vào điều đó.
Câu chuyện về người mẹ điên khiến cho ta trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc, cảm thông, thương cảm đến sự xót xa đau đớn và cuối cùng là niềm vui nhen nhóm khi người con cuối cùng cũng nhận ra lỗi lầm và trở về. Hơn hết, câu chuyện còn nhắc nhở ta trong cách ứng xử với mẹ của mình, trong cuộc sống đã có rất nhiều lần chúng ta có những xung đột, mâu thuẫn mà lớn tiếng với mẹ. Những lúc ấy chúng ta không ý thức được chúng ta đã nói những gì nhưng đó đều là những mũi dao đâm vào trái tim của những người mẹ. Mẹ có thể không biểu hiện sự đau đớn, mất mát ấy ra bên ngoài nên ta thường vô tâm bỏ qua và không mấy để ý.
Nhưng dù có lúc tức giận mà lớn tiếng với chúng ta đi nữa thì tình cảm của người mẹ đối với con cái của mình lại không hề một chút đổi thay, mẹ trách mẹ mắng bởi mẹ quan tâm và mong muốn chúng ta có thể trở thành những con người có ích, nghĩa là mong chúng ta tiến bộ, trưởng thành hơn. Nhưng bản thân chúng ta lại không vậy, cãi lại mẹ chỉ vì cái “tôi” đầy ích kỉ và thiển cẩn, những lời nói không hay của chúng ta sẽ làm cho mẹ buồn nhưng mẹ lại chẳng bao giờ trách mắng mà chỉ để trong bụng.
Sau tất cả thì người mẹ vẫn dành cho những đứa con tình yêu bao la, rộng lớn nhất, tấm lòng vị tha của người mẹ có thể tha thứ cho mọi lỗi lầm của người con, thậm chí có thể cảm hóa sự bướng bỉnh, làm cho những đứa con thay đổi tích cực hơn. Như trong câu chuyện trên, tuy là kết mở nhưng ta cũng tạm thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng sau bao nhiêu sóng gió của cuộc đời mình thì bà mẹ cũng tìm được anh con trai, dù nhận thức có mơ hồ nhưng giọt nước mắt đau khổ của bà mẹ cuối câu chuyện chính là một dấu hiệu cho một khởi đầu mới tốt đẹp hơn chăng.
Sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành mẹ đã trải qua vô vàn những khó khăn nhưng mẹ không bao giờ nói, những lời nói của mẹ lúc tức giận có thể làm ta buồn nhưng những hành động của mẹ lại chứa chan yêu thương. Vì vậy những ai có mẹ thì đừng làm cho mẹ buồn, bởi có đi khắp thế gian thì cũng không tìm ra được ai tốt bằng mẹ.