K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2020
truyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai đoạn lịch sử dân tộc truyền thuyết giúp giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộctruyền thuyết còn là nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhà thơ để sáng tác
31 tháng 1 2018

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu

- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước

- Đề cao lao động, đề cao nghề nông

- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

25 tháng 8 2016

 2 loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động 
Nó khen ngợi sự khéo lé và sáng tạo của 1 người lao động.Không thể sách với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang Liêu

2 tháng 11 2018

Ý nghĩa 1: Giải thích tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết.

Ý nghĩa 2: Đề cao chí thông minh, lòng hiếu thảo của người lao động, của người nông.

Ý nghĩa 3: Đề cao ý thức tôn kính tổ tiên.

Ý nghĩa 4: Đề cao đạo lí cao đẹp của dân tộc

2 loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động 
Nó khen ngợi sự khéo lé và sáng tạo của 1 người lao động.Không thể sách với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang Liêu

mình ko chép mạng nhé kick mình nha hok tốt !!!!!

14 tháng 8 2018

Bạn tham khảo:

Bài làm:

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
19 tháng 1 2019

Mình ghi lộn tiếng việt 5 nha

22 tháng 2 2019

ngu bỏ mẹ

8 tháng 9 2020
  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Học tốt!!!
9 tháng 9 2020

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là:

- Thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.

- Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

21 tháng 9 2016

-  Ý nghĩa về sự trưởng thành nhanh chóng của Gióng : thể hiện sức mạnh của nhân dân  , của dân tộc . Khi đất nước yên bình thì âm thầm lặng lẽ , còn khi đất nước lâm nguy thì vô cùng mạnh mẽ .

- Ý nghĩa việc Gióng bay về trời : Gióng hay cũng chính là nhân dân , đánh giặc vì lòng yêu nước , sự căm ghét giặc chứ ko màng tới phú quí 

- hội thi thể thao trong nhà trường lại lấy tên là Hội Khoẻ Phù Đổng vì 

+ hội thi này dành cho thiếu niên nhi đồng , lứa tuổi của  Gióng

+ Rèn luyện sức khỏe để học tập , làm việc , cống hiến cho đất nước , ...

-ý nghĩa truyền thuyết Tháng Gióng : Hình tượng  Gióng với nhiều màu sắc thần kì , thể hiện sức mạnh của dân tộc . Thể hiện quan niêm và mơ ước của nhân dân ta về người anh hùng ngay từ buổi đầu dựng nước

21 tháng 9 2016
1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả...) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.
2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai,Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.
4*. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Xin lỗi bài hơi dài
23 tháng 3 2016

 - Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên đã ca ngợi, tôn vinh nguồn gốc dân tộc thiêng liêng và cao quý. Đó là niềm tự hào đối với bất kì người con nào mang trong mình dòng máu Rồng- Tiên; nhắc nhở mọi người cần phải biết sống cho xứng đáng với cội nguồn cao quý đó.

 - Truyền thuyết còn là lời nhắn gửi tha thiết của cha ông đối với những thế hệ con cháu hôm nay và mai sau; hãy luôn đùm bọc, chia sẻ với nhau như anh em một nhà bởi chúng ta đều là những người chung một dòng máu.

25 tháng 9 2023

ngu

26 tháng 9 2023

Mắc gì chửi người ta 

Thứ vô duyên , xàm , còn chửi người ta nữa trời rảnh vừa thôi chứ bạn ơi không giúp thì thôi chứ 

 

13 tháng 6 2023

Cái này đáng ra làm xong lâu rồi mà không hiểu sao lúc bấm gửi cái nó mất luôn câu trả lời TvT (Xui xỉu:")

Một số ý:

- Tóm tắt truyền thuyết:

+ Vua Hùng thứ 6 đã lớn tuổi muốn tìm đứa con tài giỏi để nối ngôi mình. Ông có tất cả 10 người con ai cũng giỏi giang, tướng mạo đẹp đẽ nên không biết phải chọn ai. Vì vậy vua đã đưa ra thử thách nhân lễ cúng tổ tiên ai dâng lên được món ngon làm hài lòng vua cha thì ông sẽ cho người đó nối ngôi. Trong đó, Lang Liêu là đứa con thiệt thòi nhất của vua, anh chỉ có lúa gạo nhiều và không có tiền tài, không tìm được món ngon vật lạ nên rất buồn phiền. Khi anh đang nằm ngủ thì thần hiển linh trong giấc mộng của anh, mách bảo lúa gạo mới là thứ quý giá nhất và dạy anh cách làm bánh chưng, bánh giầy. Anh vui mừng miệt mài làm bánh cuối cùng bánh của Lang Liêu được vua cha chọn dâng lên cúng Tiên Vương và đồng thời từ đó anh cũng được nối ngôi vua cha.

- Ý nghĩa của truyền thuyết:

+ Giải đáp nguồn gốc và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy trong dịp lễ của dân tộc ta.

+ Truyền tải thông điệp món ngon trên đời không nhất thiết phải là "của ngon vật lạ" mà là món ăn có ý nghĩa, có giá trị tinh thần cao.

+ Ca ngợi sự hiếu thảo, thông minh của người nông dân ta.

+ Đề cao ý thức và phong tục thờ cúng tổ tiên, tính nhớ ơn, sáng tạo của nhân dân ta.

+ Thể hiện nên thành tựu văn hóa truyền thống về nền nông nghiệp từ buổi đầu xây dựng nước ta.

(Mỗi ý nghĩa thì bạn kèm theo qua đoạn văn nào đó trong truyền thuyết phản ánh)

- Liên hệ bản thân: làm gì để giữ gìn phong tục bánh chưng bánh giày, làm gì để cống hiến đóng góp cho đất nước.

+ Học tập, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, cần cù, thường xuyên tạo thói quen tốt cho bản thân, sống chan hòa cởi mở yêu thương mọi người xung quanh.

+ .....

- Tổng kết: Nhấn mạnh lại ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng bánh giầy.