K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.

Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiều. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.

Từ cô Kiều trong kiệt tác của Nguyễn Du, ta lại gặp thêm bao nhiêu thân phận bất hạnh trong chùm ca dao than thân:

“Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”

Câu ca dao mở đầu bằng mô thức “thân em” toát lên âm điệu ngậm ngùi trong tiếng than của người phụ nữ. Cách mở đầu ấy khiến lời than thêm xót xa. Nghệ thuật so sánh với những hình ảnh thật gần gũi mà gợi cảm, câu ca dao gợi lên hình ảnh người phụ nữ với sự ý thức rất rõ về vẻ đẹp của mình. Đó là vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của tuổi xuân và giá trị cao quí của mình, bởi lụa đào đâu phải thứ tầm thường! Nhưng nghệ thuật ẩn dụ ở đây lại gợi lên nỗi khổ đau thân phận cùa người phụ nữ. Bởi với cảnh ngộ phất phơ giữa chợ, người phụ nữ đã trở thành món hàng mua bán, họ sẽ bị phụ thuộc, cuộc sống bấp bênh không có gì đảm bảo, số phận không biết sẽ vào tay ai.

Trong xã hội ấy, người phụ nữ không thể quyết định được vận mệnh của mình như cô gái trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Số phận của cô như một món hàng ngoài đường mặc cho người đời lựa chọn và trả giá. Cô không thể quyết định được tình yêu của mình, sự cố gắng chống lại chỉ là vô vọng.

Người phụ nữ xưa trong văn chương không chỉ đẹp ngoại hình mà còn mang vẻ đẹp của nội tâm. Đó là vẻ đẹp của đức hạnh, lòng chung thủy sắt son như Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Đức hạnh là thế nhưng cuối cùng vẫn bị chồng mình nghi ngờ, Vũ Nương phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch của mình một cách đau đớn!

Một vẻ đẹp khác trong tâm hồn của người phụ nữ là tình cảm yêu thương. Ta lại gặp nỗi niềm nhớ thương người yêu của cô gái trong ca dao:

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Một nỗi nhớ được chuyển tải qua những câu hỏi liên tiếp của nhân vật trữ tình, không có câu trả lời, vì thế càng day dứt. Với nghệ thuật đảo thanh (thanh trắc, thanh bằng đan xen), câu ca dao diễn tả tâm trạng ngổn ngang, rối bời, da diết, khắc khoải thật mãnh liệt và nỗi nhớ ấy dẫn đến cảnh khóc thầm…

Mặc dù cam chịu là nét cơ bản trong phẩm chất của người phụ nữ thời phong kiến, nhưng vẫn có người vùng lên đấu tranh vì lẽ phải, vì cuộc sống của họ. Những lần hồi sinh của Tấm sau những lần sát hại của mẹ con Cám chính là sự trỗi dậy của khát vọng sống mãnh liệt. Sự hóa thân ấy chứng minh cho sức sống bền vững mạnh mẽ của con người trong xã hội còn áp bức bất công.

Rõ ràng, người phụ nữ trong xã hội xưa đều có chung một số phận, đều mang tên chung là bất hạnh. Dù họ có sắc đẹp, có tâm hồn cao thượng nhưng vẫn bị phong tục cổ hủ, lễ nghi khắc nghiệt ràng buộc. Họ có thể vùng dậy mạnh mẽ, nhưng họ vẫn không thể để chiến thắng được các thế lực đen tối, tàn bạo của xã hội phong kiến bất công.

Đọc những áng thơ văn xưa, chúng ta cảm thông, xót thương biết bao cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời, người đọc càng trân trọng hơn vẻ đẹp sáng ngời của họ trong xã hội khắc nghiệt ấy. Điều đó cũng nhắc nhở thế hệ trẻ hiểu hơn giá trị của cuộc sống ngày nay với bao điều tốt đẹp. Ở đó người phụ nữ được trân trọng, yêu quý và được sống với hạnh phúc của mình đã tìm kiếm và vun đắp.

Cảm nhận về hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến được VnDoc chia sẻ trên đây nhằm giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng cho bài viết của mình. Chúc các bạn học tốt

20 tháng 9 2016

      Nếu nói về người phụ nữ ngày xưa, thì họ là những người không thể tự tạo lập cuộc sống cho bản thân. Họ phải chông cậy vào người chồng và con cái. Họ luôn được coi trọng như "người ở tôi đòi".

     Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.

Thiếu ý hoặc dài quá bạn lược bớt ý đi nhé. CHúc bạn học tốt!hihi

20 tháng 9 2016

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. 

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

1. 

Vũ Nương là cô gái xinh đẹp, thùy mị, nết na khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Ngày chồng tòng quân, nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Ở nhà, nàng một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. Khi chồng trở về, bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó khiến Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung.

2. 

undefined

7 tháng 11 2021

Bạn có thể tham khảo trên vietjack mà?

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

  Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bi xem thường, chà đạp. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai. Họ đơn thuần chỉ là chổi đầu hè, là thứ tầm thường trong xã hội và bị coi rẻ, không thể tự quyết định được cuộc sống của mình. Sống trong xã hội hà khắc như thế nhưng những người phụ nữ vẫn là những người tần tảo, đảm đang. Họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách của tình yêu thương, của những phẩm chất tốt đẹp.

28 tháng 10 2021
28 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Trong kho tàng văn học trung đại có rất nhiều những tác giả đã dùng ngòi bút của mình để viết về những mảnh đời bất hạnh. Mà tiêu biểu nhất đó là số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Được sinh ra làm người nhưng không sống đúng giá trị của một con người. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Nàng chính là một đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nói riêng và phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.

 

Vũ Nương là một người con gái với xuất thân bình dân và vẻ đẹp dung dị mặn mà. Chính vì thế nàng đã được con trai hào phú trong làng để ý tới. Trương Sinh không tiếc trăm ngàn lạng vàng đến hỏi cưới nàng về làm vợ. Thế nhưng Trương Sinh là công tử ít học, từ bé sống trong nhung lụa nên có tính đa nghi, gia trưởng. Từ sau khi làm dâu ý thức được thân phận nhỏ bé, gia cảnh bần hàn của mình Vũ Nương chưa một lần dám phản kháng hay làm trái ý chồng. Cuộc sống những tưởng êm ả thế nhưng binh biến loạn lạc, Trương Sinh phải lên đường ra chiến trận. Ngày chia tay nàng rót chén rượu đầy cho chồng mà thưa rằng: “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Mong muốn của nàng chẳng phải chức tước công lao chỉ đơn giản là hai tiếng hạnh phúc bình dị. Đó chính là niềm khát khao cháy bỏng của người vợ trong những ngày binh chiến loạn lạc.

 

Vũ Nương ở lại một tay tần tảo lo lắng việc nhà, chăm sóc mẹ già lại phải cáng đáng thêm đứa con mới lọt lòng. Thế nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ người phụ nữ ấy oán trách nửa lời. Sau khi tiễn con trai lên đường mẹ già vì quá đau buồn mà sinh bệnh nặng. Vũ Nương ngày đêm túc trực thăm nom, đi khắp nơi kiếm thầy tìm thuốc chữa cho mẹ chồng, đồng thời hết lời khuyên lơi nhưng bà không qua khỏi. Mẹ chồng vô cùng cảm động trước tình cảm của con dâu nên trước khi nhắm mắt xuôi tay bà cầm tay nàng mà dặn dò : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.” Sau khi mẹ chồng qua đời nàng hết lòng ma chay, tang chú lễ nghĩa cho trọn đạo dâu hiền.

 

Về phần con nhỏ, do quấy khóc nên hàng đêm Vũ Nương ẵm con trên tay chỉ vào chiếc bóng mình trên tường và nói “Cha con đến kìa”. Mỗi lần như thế đứa bé lại cười reo thích thú. Lâu dần thành quen nàng cũng chẳng còn nhớ giải thích về “chiếc bóng” trên tường với con nữa.

 

Giặc tan, Trương Sinh trở về tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với nàng từ đây thế nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ vì hiểu lầm nhỏ nhặt mà đã đẩy cuộc đời Vũ Nương vào bế tắc.

 

Chính chiếc bóng mình trên tường đã khiến Trương Sinh nảy sinh lòng đa nghi đố kỵ. Không nghe vợ giải thích chỉ biết đánh đuổi nàng ra khỏi nhà. Vũ Nương vì quá tủi nhục đã trẫm mình xuống sông tự vẫn kết thúc nỗi oan nghiệt thấu trời. Nguyên nhân đẩy nàng đến cái chết không phải do sự vô tâm của chồng mà chính là sự cay nghiệt của miệng đời.

 

Số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Luôn bị áp bức và dồn đến đường cùng. Dù họ có xinh đẹp tài hoa hay sang hèn thì đều chung một tiếng đó là “bạc mệnh”. Như nhà thơ Nguyễn Du từng viết:

 

“Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

 

Họ là những nạn nhân của chế độ cũ, của những hủ tục lạc hậu và định kiến hà khắc. Sống ở đó họ chỉ tồn tại như những món đồ vô tri vô giác, mang đi đổi chác, bán mua và hoàn toàn không có quyền lên tiếng hay thanh minh gì cho mình. Vũ Nương chết mang theo nỗi oan thấu trời xanh thế nhưng kẻ khiến nàng rơi vào đường cùng là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án hay dè bỉu. Thậm chí khi nàng đã được minh oan, Trương Sinh cũng không bị cắn rứt lương tâm, không muốn nhắc lại chuyện cũ mà coi như “nó đã qua”. Phải chăng sự sống và cái chết của người phụ nữ trong xã hội bị coi thường đến mức rẻ rúm? Họ không có quyền thanh minh và lại càng không được bảo vệ đến tính mạng?

 

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã từng ngậm ngùi khi nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ bằng những vần thơ đầy đau thương:

 

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

 

Thế nhưng mặc dù đã đạp lên số phận, đã khẳng định tiếng nói vị thế của mình song hành động đó của bà chỉ như một điểm sáng vụt qua giữa bầu trời đầy đen tối. Nó không đủ để làm nên một đại cách mạng về quyền sống và quyền làm người của phụ nữ trong xã hội đương thời đầy rối ren và bế tắc.

 

Vũ Nương chính là một hình ảnh đại diện cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Những con người sinh ra làm con người nhưng không được sống trọn vẹn một kiếp người. Đó cũng là tiếng nói chống lại sự bất công, phân biệt đối xử trong xã hội, và là tiếng lòng nhân ái đầy sâu sắc mà nhà văn Nguyễn Dữ muốn gửi gắm.

15 tháng 8 2018

a)Cái chết của nhân vật Vũ Nương có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là lời nói ngây thơ của bé Đản. Để vơi đi nỗi nhớ chồng, để giúp con nhớ tới cha mà Vũ Nương đã chỉ vào cái bóng của mình trên tường và bảo với bé Đản đó chính là cha của cậu bé. Lời nói dối tưởng chừng vô hại nhưng cuối cùng chính nó đã gây ra cái chết đầy oan trái cho người con gái thuỷ chung, đôn hậu. Đứa con bé bỏng, ngây thơ đâu có biết nỗi lòng của mẹ nó, đâu có biết cha nó vẫn chưa trở về. Nhưng người đáng trách nhất ở đây chính là Trương Sinh-con người ít học lại đa nghi. Không hỏi rõ sự tình, cũng không nói được nghe tin đó ở đâu, Trương Sinh mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương mmặc cho họ hàng, làng xóm can ngăn. Cái bản chất hồ đồ, độc đoán, nông cạn đã biến Trương Sinh thành một kẻ độc ác-bức tử vợ mình. Ngoài ra, cái chết của Vũ Nương cũng tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công, ngang trái, trọng nam, khinh nữ; tó cáo những cuộc chiến tranh vô nghĩa đã cướp đi niềm vui và hạnh phúc của biết bao con người trong xã hội lúc bấy giờ.

15 tháng 8 2018

a )Cái chết của Vũ Nương trước hết là do sự ghen tuông ngu ngốc đến độ khờ dại của Trương Sinh-một kẻ vũ phu vô học, không có suy nghĩ, chỉ biết hành động theo cảm tính. Chính sự vô học ấy của Trương đã dồn Vũ Nương tới sự nhục nhã oan trái, để rồi nàng-một người con gái hiền thục, xinh đẹp nết na, chăm lo cho gia đình chồng hết mực,cả một đời luôn chung thủy với chồng, nay lại bị chính chàng đổ oan, và phải tìm đến cái chết.Đằng sau nguyên do ấy, chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào số phận của người phụ nữ thời xưa, luôn phải nhẫn nhục và cam chịu sự đối xử tàn bạo khắc nghiệt mà không có lấy một chút cảm thông của người đời.
 

b)Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông - người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh - là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công - “chế độ nam quyền” dưới thời phong kiến ngự trị.
Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.

->suy nghĩ của mình vậy thôi, chứ mình lười viết thành bài lém,thông cảm!b-(

13 tháng 11 2016

Bánh trôi nước- nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ việt nam. . Ta cx biết rằng, xã hội xưa là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà: đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bà cx là một ng phụ nữ, một ng con gái trong xã hội đó, bà cx phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lầ đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc; nên bà hiểu đc họ, hiểu đc ng phụ nữ việt nam, bà là một điển hình của họ. Ng con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "ba chìm bảy nổi" , để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nc, ko biết trôi vào đâu. Như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruông đồng.nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cx đâu có để cho tâm hồn mk theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của ng phụ nữ việt nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà ko vấy bẩn chút gì. Và họ-ng phụ nư việt nam, một nét đẹp truyền thống ko bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

28 tháng 10 2016

Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bất công oan trái. Bị ảnh hưởng và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ. thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đnế mọi người xung quanh. Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam.

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm ” Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái “vừa trắng lại vừa tròn”, một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng giống như cô gái trong “Bánh tôi nước”, là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.

Từ những cô gái quê chân chất đến tiểu thư đài các con của viên ngoại “gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung” đều mang vẻ đẹp thật đáng yêu, đáng quý. Như Thúy Vân và Thúy Kiều trong tác phẩm lớn của đại thi hào Nguyễn Du “Truyện Kiều”, là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp “mai cốt cách, tuyết tinh thần’. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều diễm và quý phái…

Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ “hồng nhan bạc phận”. Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nôõinhơ nhục mà chồng nàng áp đặt.

Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan, bị nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác – những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ đựoc số phận của chính họ

27 tháng 11 2021

Tham khảo !!!

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương thật tài tình khi hóa thân người phụ nữ vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp của người phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp phúc hậu, mềm mại. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người con gái Việt. Người phụ nữ mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi. Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”. Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như nào thì người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của nữ sĩ và đó cũng là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt.. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn - bình đẳng giới.