K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2020

Một buổi chiều mùa hè nắng gắt tháng 7, phụ giúp mẹ mấy việc xong, Hiếu chạy qua nhà Minh cách đó 200 m để ôn tập. "Tuy mỗi đứa thi một khối, vẫn có nhiều kiến thức giống nhau, chúng em vẫn trao đổi được". Chẳng ai bảo ai, đôi bạn ngồi mải miết với những con số.

Minh sinh ra với cơ thể không trọn vẹn. Sức khỏe của bố em không tốt, thường xuyên phải đi bệnh viện. Mẹ đi làm cách nhà 20 km nên cũng không có nhiều điều kiện để đưa đón con. Biết được điều đó, Hiếu, khi ấy mới chỉ là cậu bé 7 tuổi, dõng dạc nói với bố mẹ: "Con sẽ cõng bạn Minh đi học".

- Lúc đó còn nhỏ, em cũng chẳng nghĩ gì nhiều, chỉ thấy bạn ham học mà vất vả trong việc đi lại nên thấy mình cần phải làm gì đó.

Hiếu trầm tính, ít nói, trong khi Minh sôi nổi, hoạt bát hơn. Vậy là đã 10 năm, Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh (học sinh lớp 12, trường THPT Triệu Sơn 5) cứ thế sát cánh cùng nhau qua năm tháng.

"Những ngày đầu chưa quen, đường đến trường còn nhiều cát sỏi, hai đứa ngã lên ngã xuống. Nhất là hôm mưa gió, đôi bạn về nhà, thấy dính đầy bùn đất. Vừa thương vừa xót con, nhưng tôi cũng không còn cách nào khác. Cũng may là chúng rất quý nhau và ham học", ông Mây, bố của Minh, kể.

Năm 2018, tại Phủ Chủ tịch, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật Đoàn học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc năm học 2017-2018. Hiếu và Minh là hai trong số những học sinh tiêu biểu đó.

Học xong, Minh và Hiếu rủ nhau ra quán cắt tóc gần nhà. Nhanh như sóc, Minh giơ tay quàng qua vai Hiếu. Thân hình chỉ 35 kg, Minh được bạn dễ dàng nhấc bổng, đặt lên xe.

Từ 10 năm nay, mọi hoạt động lớn nhỏ của Minh, Hiếu gần như đều có mặt và ngược lại. Đôi bạn như hình với bóng. Hôm nào Hiếu bị ốm hay có việc không thể đi học, cậu cũng chỉ yên tâm khi nhờ bạn khác trong lớp qua đón Minh.

Ngày mai, họ tham dự lễ bế giảng cuối cùng của hs

Buổi sáng hôm ấy, Minh và Hiếu háo hức hơn ngày thường, cả 2 đều dậy từ 5h. Đánh răng rửa mặt xong, Hiếu lấy xe qua đón bạn.

Sáng sớm ở vùng trung du, gió se lạnh, đôi bạn chở nhau đi trên con đường chạy băng qua cánh đồng vừa xong mùa cấy. Minh nói khẽ: "Chẳng còn mấy lần được chở đi như thế này nhỉ?".

Hiếu lặng im. Quãng đường từ nhà đến trường dường như dài hơn.

Minh và Hiếu đều đoạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh.

Mùa hè trời nắng sớm, nhà trường quyết định tổ chức lễ bế giảng từ 6h. Sân trường nhộn nhịp tiếng cười nói, nữ sinh thướt tha trong tà áo dài.

Lần đầu tiên được đeo cà vạt, cả hai chàng trai đều lóng ngóng, hết thắt vào lại tháo ra. Sau đều phải nhờ đến sự trợ giúp của các bạn nữ trong lớp.

Những chàng trai 18 tuổi bỡ ngỡ trong lần đầu tiên đeo cà vạt, mặc vest.

Buổi lễ bế giảng hôm nay thật đặc biệt. Đó sẽ là buổi lễ cuối cùng hai người bạn được dự cùng nhau, cùng khép lại quãng đời học sinh tươi đẹp để bước sang một trang mới.

Quãng đường từ nhà đến lớp học 3 năm qua sẽ một lần nữa thay đổi. Sẽ là con đường mới mẻ hơn, nhiều thử thách hơn.

Mỗi lần Hiếu bận, các bạn nam khác trong lớp sẽ thay nhau đưa đón Minh đi học.

Sinh ra cơ thể không lành lặn nhưng dường như Minh chẳng bao giờ nghĩ đó là thiệt thòi của bản thân, mọi hoạt động tập thể của trường, lớp, cậu đều tham gia. Có những trận cầu cậu không thể ra sân nhưng vẫn ngồi lại để xem Hiếu và bạn bè thi đấu.

Như thông lệ, trận bóng nước không thể thiếu đối với khối học sinh cuối cấp. Lúc này, Hiếu lại là lá chắn hiệu quả để Minh tung ra những cú ném chính xác. Đôi bạn cứ thế phối hợp nhịp nhàng, "tiêu diệt" đối thủ.

Cuối trận, ai cũng ướt sũng, nhưng gương mặt đều rạng rỡ.

Ước mơ làm bác sĩ để chữa lành vết thương cho bạn

Mấy hôm nay, căn nhà rộn ràng hơn khi ông Định, bố của Hiếu, đi làm ăn xa cũng về nhà để cổ vũ tinh thần cho con. "Người quê chẳng biết nói gì động viên cháu, thôi thì tôi xin nghỉ một tuần để về đưa cháu đi thi", ông nói.

Sáng nay, cả nhà dậy sớm hơn thường lệ, ông Định đi ra đi vào, kiểm tra kỹ càng chiếc xe. Ông đặt vào cốp lốc sữa tươi. Ông gọi con dậy, cả nhà cùng ăn sáng rồi qua nhà Minh. Hôm nay, Minh được mẹ chở đi. Bé Việt cũng theo bố và anh đến trường thi.

Dù đôi bạn tự đi được đến điểm thi nhưng để đảm bảo an toàn, bố mẹ Minh - Hiếu cùng đưa các em đi.

- Hai em đang cảm thấy thế nào?

- Cũng hơi hồi hộp chút chị ạ. Nhưng mọi chuyện sẽ ổn thôi, chị nhỉ?

Đôi bạn kiếm tra lại số báo danh, phòng thi lần cuối.

Hiếu cõng Minh lên phòng thi ở tầng 3, chờ bạn xem có cần gì không rồi sau đó mới xuống tầng 2 để chờ vào phòng. Sáng nay thi môn Văn, thời gian 120 phút.

Hiếu đăng ký vào Đại học Y Hà Nội. Dù đã 10 năm nay làm đôi chân cho bạn, em bảo vẫn muốn làm được điều gì đó giúp Minh.

"Đến bây giờ nghĩ lại, em thấy mình may mắn hơn Minh rất nhiều. Em có cơ thể khỏe mạnh, có thể chạy nhảy trên đôi chân của mình, đi bất cứ đâu mình muốn mà không phải phụ thuộc vào ai.

Ở bên cạnh cậu ấy, em học được tính kiên trì, nhẫn nại, dám ước mơ và dám thực hiện".

Hiếu ít chia sẻ về mình nhưng khi được hỏi về người bạn thân, cậu nói ngay không cần suy nghĩ.

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ " Bạn đến chơi nhà " em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà cụ cái gì cũng có nhưng không thể sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết : " Bác đến chơi đây, ta với ta " để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cụm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ, em đã biết được tình bạn là thứ không thể mua được bằng vật chất , không thứ nào có thể thay thế được.

                                CHÚC BẠN HỌC TỐT

26 tháng 12 2021

1. việc làm của NAM và TIẾN  là sai 

nếu là bạn cùng lớp , em sẽ khuyên 2 bạn dừng chuyện này lại không em sẽ đi báo cáo với giáo viên 

2.em sẽ động viên bạn phấn đấu hoc thật giỏi để nay mai sẽ có thể chang chải cho cuộc sống của gia đình của mình

26 tháng 4 2023

Theo em, việc làm của bạn Bắc là sai vì tuy việc trốn học là lựa chọn của riêng bạn nhưng nó sẽ ảnh hưởng tới các bạn trong lớp khác và làm giảm điểm thi đua của toàn lớp.

17 tháng 2 2019

Bạn học sinh rất yêu trường lớp cùng mọi vật trong trường. Bạn rất vui khi năm học mới bắt đầu, bạn được gặp những người thân thiết.

16 tháng 3 2022

C

Đọc đoạn trích:                                    CỔ TÍCH GIỮA ĐỜI THƯỜNG Đó là câu chuyện về em học sinh Ngô Minh Hiếu (Trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hóa) 10 năm liền kiên trì tình nguyện cõng người bạn Nguyễn Tất Minh không may bị dị tật bẩm sinh đôi chân đến trường.Nói câu chuyện cổ tích là bởi sự khâm phục về nghị lực và tấm lòng nhân hậu của Ngô Minh Hiếu, mặc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích:
                                    CỔ TÍCH GIỮA ĐỜI THƯỜNG 
Đó là câu chuyện về em học sinh Ngô Minh Hiếu (Trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hóa) 10 năm liền kiên trì tình nguyện cõng người bạn Nguyễn Tất Minh không may bị dị tật bẩm sinh đôi chân đến trường.

Nói câu chuyện cổ tích là bởi sự khâm phục về nghị lực và tấm lòng nhân hậu của Ngô Minh Hiếu, mặc dù tuổi nhỏ nhưng đã làm được một việc lớn, một nghĩa cử cao đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đáng để nhiều người suy ngẫm, học tập. Một học sinh nghèo, sinh ra nơi thôn quê bình dị nhưng biết dũng cảm vượt lên những vất vả, khó khăn và cả những e ngại đời thường để nhẫn nại, lặng thầm trong suốt 10 năm cõng bạn đến trường, cùng dìu đỡ, chắp nối ước mơ trong sáng, thánh thiện tuổi học trò của bạn và cũng là của chính bản thân mình.

Nói câu chuyện cổ tích là ở khía cạnh đẹp về nghị lực phi thường và khát khao cháy bỏng, rất đáng trân trọng của Nguyễn Tất Minh. Chẳng may bị tật nguyền, gia cảnh khó khăn nhưng không những không nản chí vì những thiệt thòi cá nhân mà cậu học sinh nơi thôn quê ấy còn rất vững vàng, quyết chí theo học và học rất giỏi để đạt được thành quả rất đáng tự hào, thi đỗ vào Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với số điểm rất cao (Toán 9,6 điểm; Lý 9,25 điểm; Hóa 9,25 điểm).

Nói câu chuyện cổ tích là ở chỗ cả hai em học sinh của vùng đất xứ Thanh hiếu học ấy mặc dù gia cảnh khó khăn, không có điều kiện để được đi học thêm như nhiều bạn bè cùng trang lứa nhưng các em không những vẫn học rất giỏi mà còn luôn là tấm gương sáng về sự chăm học, ngoan ngoãn, về ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng.

Nói câu chuyện cổ tích giữa đời thường còn bởi một khía cạnh rất đỗi cảm động về tâm sự của Ngô Minh Hiếu: Em có đôi chút buồn nhưng không phải vì không đỗ nguyện vọng I (Trường Đại học Y Hà Nội) mà buồn bởi sẽ phải tạm xa và sẽ ít có cơ hội để có thể trực tiếp giúp đỡ, động viên người bạn cùng trường, cùng quê vốn chịu nhiều thiệt thòi Nguyễn Tất Minh. Suy nghĩ, việc làm của Ngô Minh Hiếu xứng đáng được coi là một biểu tượng đẹp về tình bạn trong sáng, cao đẹp.

Và cuối cùng nói chuyện cổ tích giữa đời thường còn bởi một thông tin rất vui, rất “có hậu” của câu chuyện này. Đó là thông tin Trường Đại học Y Dược Thái Bình (nơi Ngô Minh Hiếu đỗ nguyện vọng II) đã chính thức quyết định miễn toàn bộ học phí trong suốt quá trình Ngô Minh Hiếu theo học tại trường, để động viên em, để bù đắp những nỗ lực, hy sinh của bản thân em cho bạn bè, rộng hơn là động viên thắp lên ánh sáng của niềm tin yêu, hy vọng, nhân lên nhiều hơn nữa những câu chuyện cổ tích trong mỗi nhà trường cũng như trong đời sống xã hội.
                                                                (Theo Thế Vĩnh baohanam.com.vn)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Ý nghĩa của cụm từ “câu chuyện cổ tích” trong văn bản là gì?
Câu 3. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản.
Câu 4: Theo anh/chị, câu “tàn nhưng không phế” dùng để chỉ những người như thế nào? Hãy giới thiệu về một tấm gương “tàn nhưng không phế” mà anh/chị ngưỡng mộ.

0
27 tháng 10 2016

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm chia sẻ. Đã có rất nhiều ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"

Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự chân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che dấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng mọi người học hỏi.

Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.

Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã :

"Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy hầu góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

 

27 tháng 10 2016

Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

12 tháng 10 2018

Đáp án C