ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ LỊCH SỬ 8
NHÓM 1
NỘI DUNG: CHỦ ĐỀ 3 - PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI XVIII – ĐẦU XX
CHỦ ĐỀ 4 - CÁC NƯỚC ÂU MĨ CUỐI XIX - ĐẦU XX
- File bài ghi Chủ đề 3,4
- SGK/ Bài 4: 28 34, Bài 7: 49, 50, Bài 17: 88, 89, Bài 5: 35 38
Câu 1: Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào công nhân rộng lớn và có tổ chức đã diễn ra ở Anh, đó là:
A. Khởi nghĩa Li-ông.B. Phong trào Hiến chương.
C. Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lê-din.D. Cuộc biểu tình công nhân Niu Óc.
Câu 2: Chính Đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế do Mác và Ăng- ghen sáng lập tên gì?
A. Đồng minh những người chính nghĩa. B. Đồng minh những người cộng sản.
C. Hội liên hiệp lao động quốc tế D. Quốc tế cộng sản.
Câu 3: “Linh hồn của Quốc tế cộng sản” là ai?
A. Các Mác B. Ăng-ghen
C. Lê-ninD. Xanh Xi-mông
Câu 4: Vì sao các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại?
A. Cuộc đấu tranh nổ ra khi kẻ thù còn mạnh.
B. Lực lượng yếu, thiếu đoàn kết.
C. Thiếu sự lãnh đạo vững vàng và đường lối chính trị đúng đắn.
D. Không được sự ủng hộ của phong trào công nhân quốc tế.
Câu 5: Giải thích lí do công nhân Anh thực hiện phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng:
A. Tiếng ồn của máy móc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.
B. Công nhân muốn trở lại nền kinh tế nông nghiệp.
C. Công nhân cho rằng máy móc là nguồn gốc những đau khổ của họ.
D. Công nhân cho rằng không có máy móc họ sẽ được trả lương cao hơn.
Câu 6: Xác định tính chất của cuộc khởi nghĩa 18- 03- 1871 ở Pa-ri.
A. Cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức.
B. Cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp.
C. Cuộc cách mạng vô sản đấu tiên trên thế giới.
D. Cuộc chính biến thiết lập nền cộng hòa thứ ba ở Pháp.
Câu 7: Công xã Pa-ri tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
A. 60 ngày. B. 62 ngày. C. 70 ngày. .D. 72 ngày.
NHÓM 2
NỘI DUNG: CHỦ ĐỀ 4 - CÁC NƯỚC ÂU MĨ CUỐI XIX - ĐẦU XX
CHỦ ĐỀ 5 - CÁC NƯỚC CHÂU Á CUỐI XIX - ĐẦU XX
- File bài ghi Chủ đề 4,5
- SGK/ Bài 6: 41, Bài 22: 110, Bài 9, 10: 56 62
Câu 8: Câu nói của nhà khoa học A. Nô- ben: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu” có ý nghĩa gì?
A. Những phát minh khoa học đều hoàn toàn tốt đẹp đối với cuộc sống.
B. Con người cần phát huy những thành tựu rực rỡ của các phát minh khoa học vào cuộc sống.
C. Con người không cần quan tâm đến những mặt hạn chế của các phát minh khoa học.
D. Con người nên sử dụng các phát minh khoa học vào mục đích tốt đẹp đồng thời khắc phục những hạn chế của nó trong cuộc sống.
Câu 9: Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi xác định nguyên nhân nước Đức công khai đòi dùng vũ lực chia lại thế giới?
A. Khi Đức trở thành cường quốc công nghiệp thì Anh và Pháp chiếm gần hết thuộc địa trên thế giới.
B. Các quốc gia khác muốn gây chiến tranh xâm lược với Đức.
C. Nước Đức cần tài nguyên của các nước thuộc địa để phát triển kinh tế.
D. Nước Đức cần thị trường của các nước thuộc địa để tiêu thụ hàng hóa.
Câu 10. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã đưa đến hậu quả nặng nề gì về mặt kinh tế - xã hội?
A. Nền kinh tế bị tàn phá, nông dân bần cùng hóa, chết đói.
B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.
C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp.
D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.
Câu 11. Cuộc khởi nghĩa Xi- pay Ấn Độ có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Thực dân Anh phải tôn trọng tôn giáo của người Ấn Độ.
B. Quyền của con người được nâng cao.
C. Người Ấn Độ trong quân đội Anh được tăng lương.
D. Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
Câu 12. Tại sao không phải một nước mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc ?
A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.
B. Vì Trung Quốc có diện tích lãnh thổ rộng lớn và dân số đông.
C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.
D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.
Câu 13: Nêu phát minh của nhà bác học Niu – tơn (Anh) trong lĩnh vực khoa học tự nhiên:
A. Thuyết vạn vật hấp dẫn. B. Thuyết tiến hóa và di truyền.
C. Thuyết tương đối. D. Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.
NHÓM 3
NỘI DUNG: CHỦ ĐỀ 4 - CÁC NƯỚC ÂU MĨ CUỐI XIX - ĐẦU XX
CHỦ ĐỀ 5 - CÁC NƯỚC CHÂU Á CUỐI XIX - ĐẦU XX
- File bài ghi Chủ đề 4,5
- SGK/ Bài 6: 42, Bài 10,11,12: 58 69
Câu 14: Xác định vị trí sản phẩm công nghiệp nước Mĩ cuối thế kỉ XIX (năm 1894):
A. Gấp đôi Anh và bằng 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
B. Gấp đôi Pháp và bằng 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
C. Gấp đôi Anh và bằng 1/3 các nước Tây Âu gộp lại.
D. Gấp đôi Pháp và bằng 1/3 các nước Tây Âu gộp lại.
Câu 15. Kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi (năm 1911) là gì?
A. Giành được độc lập cho Trung Quốc.
B. Giải phóng miền Nam Trung Quốc, thành lập chính quyền cách mạng.
C. Đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.
D. Giải phóng dân tộc khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa đế quốc, lật nhào chế độ phong kiến tồn tại mấy nghìn năm ở Trung Quốc.
Câu 16. Cuối thế kỉ XIX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước đế quốc thực dân là:
A. Thái LanB. Việt Nam
C. Mã LaiD. Miến Điện
Câu 17. Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi xác định nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á?
A. Kẻ thù xâm lược cac quốc gia Đông Nam Á còn rất mạnh.
B. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước Đông Nam Á thỏa hiệp đầu hàng làm tay sai cho kẻ thù.
C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo chặt chẽ.
D. Nhân dân các nước Đông Nam Á thiếu tinh thần yêu nước.
Câu 18. Vì sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
B. Lật đổ chế độ phong kiến.
C. Chính quyền từ tay phong kiến chuyển sang tay quí tộc tư sản hóa.
D. Xóa bỏ chế độ nông nô.
Câu 19. Trong cải cách giáo dục, nội dung nào được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản?
A. Nội dung về khoa học và kĩ thuật.
B. Nội dung về pháp luật.
C. Nội dung về công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D. Nội dung về giáo lí của các tôn giáo.
NHÓM 4
NỘI DUNG: CHỦ ĐỀ 4 - CÁC NƯỚC ÂU MĨ CUỐI XIX - ĐẦU XX
CHỦ ĐỀ 5 - CÁC NƯỚC CHÂU Á CUỐI XIX - ĐẦU XX
- File bài ghi Chủ đề 4,5
- SGK/ 10,11,12: 66 58 69, Bài 6: 40, 41
Câu 20. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc do ai khởi xướng?
A. Từ Hi Thái HậuB. Vua Quang Tự
C. Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu D. Tôn Trung Sơn
Câu 21. Mở đầu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩ do Ong Kẹo chỉ huy
B. Khởi nghĩa của Com-ma-đam.
C. Khởi nghĩa của Pa-chay.
D. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
Câu 22: Nước nào được gọi là “Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”?
A. Nước Pháp.B. Nước Đức.
C. Nước Mĩ.D. Nước Anh.
Câu 23: Vì sao nước Pháp được mệnh danh là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
A. Các nhà tư bản Pháp đẩy mạnh việc cho vay lãi, đầu tư ra nước ngoài.
B. Các nhà tư bản Pháp chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp.
C. Nhiều công ty độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng ra đời.
D. Sở hữu số lượng thuộc địa đứng thứ hai thế giới.
Câu 24. Tại sao Thiên hoàng Minh Trị tiến hành công cuộc cải cách Nhật Bản?
A. Để tiếp tục duy trì chế độ phong kiến tập quyền.
B. Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến.
C. Để phát triển đất nước, chống lại sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây.
D. Để tiêu diệt các sứ quân, thống nhất đất nước.
Câu 25. Hai công ty độc quyền chi phối đời sống kinh tế và chính trị của Nhật?
A. Mitsu và Mitsubishi.
B. Honda và Samsung.
C. Panasonic và Honda.
D. Mitsubishi và LG.
ÔN TẬP Ở NHÀ
Câu 26. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.
B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.
Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày18 - 3 - 11871 của nhân dân Pa-ri?
A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.
B. Bất bình trước thái độ ươn hèn của chính phủ tư sản khi Phổ tấn công.
C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.
D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.
Câu 28. Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về:
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
D. Đầu tư vào thuộc địa.
Câu 29. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi- pay tồn tại trong thời gian nào?
A. Từ năm 1857 đến năm 1858.
B. Từ năm 1858 đến năm 1859.
C. Từ năm 1857 đến năm 1859.
D. Từ năm 1857 đến năm 1860.
Câu 30. Số phận chung của Ấn Độ và Trung Quốc giữa thế kỉ XIX là gì?
A. Bị thực dân Pháp xâm lược.
B. Bị thực dân Anh xâm lược.
C. Bị thực dân Tây Ban Nha can thiệp sâu vào nội bộ.
D. Bị thực dân Bồ Đào Nha thôn tính.
ngày thứ hai dệt được số m vải là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
ngày thứ ba dệt được số m vải là :
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
người đó dệt được số m vải là:
28,4 + 30,6 + 32,1 =91,1 (m)
Đáp án là 32,1 mét