K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2019

Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là: Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.

23 tháng 4 2020

1

trong đời  sống : 

-Giải thích giúp ta  hiểu những điều  chưa biết trong mọi lĩnh vực

-Muốn giải thích được thì cần phải có các tri thức khoa học ; chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống

Trong văn nghị luận :

- Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ; đạo lí ; phẩm chất ; quan hệ ;... cần được giải thích

-Nhằm nâng cao nhận thức ; trí tuệ ; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người

2. Có 4 bước làm một bài văn lập luận giải thích:

B1:Tìm hiểu đề ; tìm ý

B2:lập dàn bài

B3:viết bài

B4:đọc lại và sửa chữa

3.  Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích. 

MB:-Nêu luận điểm cần giải thích

     - Trích dẫn câu tục ngữ ; ca dao ; châm ngôn ;... ( nếu có)

TB: giải thích nghĩa của câu ca dao ; châm ngôn (nếu có) theo trình tự sau :

nghĩa của từ nghĩa cụm từ nghĩa của cả câu => nghĩa bóng => nghĩa sâu

-Nêu lí lẽ chứng minh luận điểm

-Nêu dẫn chứng chứng minh luận điểm 

Lưu ý : dẫn chứng không được lấn lướt  luận điểm

KB: Khẳng định lại luận điểm , rút ra bài học cho bản thân

23 tháng 4 2020

II bài tập : 

bài 1 :

Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo

phương pháp giải thích:

+ Nêu định nghĩa 

+Nêu các biểu hiện

+So sánh ; đối chiếu với các hiện tượng ; vấn đề khác

+ Chỉ ra nguyên nhân ; mặt lợi ; ý nghĩa ; cách noi theo 

14 tháng 10 2018

- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ

Luận điểm cơ bản:

Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt

- Nói những điều tốt đẹp

- Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe

Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm

Nêu nghệ thuật của tác phẩm

- Lập dàn ý:

    + MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích

    + TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )

    + KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả

Viết mở bài:

Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.

Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

    Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất nước là nơi ta hò hẹn

    Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.

27 tháng 4 2016

đã có sẵn dàn bài rất rõ ràng, em có thể tự suy nghĩ lời dẫn để dẫn vào những luận điểm, mở bài, thân bài, kết bài, và phân tích rộng hơn những ý trong dàn bài, và đưa ra dẫn chứng(biểu hiện)

_các bước làm văn nghị luận

I. MB: 
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 
-Chuyển ý 
II. TB: 
-Giải thích các từ ngữ 
-Dùng lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm (vấn đề cần nghị luận) 
-Mở rộng ý 
-Liên hệ thực tế, nêu những tấm gương trong xã hội liên quan đến vấn đề nghị luận 
-Đưa ra các ý kiến đi ngược lại với quan đỉểm của đề bài 
III: KB: 
-Tóm ý toàn bài 
-Nhắc lại vấn đề mà đề bài yêu cầu 
-Nêu cảm nhận 
(Lưu ý: tất cả các ý kiến đưa ra trong bài làm đều fải kèm theo dẫn chứng cụ thể, nếu không đưa ra dẫn chứng thì bài làm không có sức thuyết phục)

 

 

3 tháng 3 2023

* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân

- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động

- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm

* Khác nhau:

- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ

  + Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ

  + Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc

- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

  + Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.

12 tháng 2 2019

CÂU ĐẶC BIỆT

I. Thế nào là câu đặc biệt?

Chọn c

II. Tác dụng của câu đặc biệt

Tác dụngBộc lộ cảm xúcLiệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượngXác định thời gian nơi chốnGọi đáp
Một đêm mùa xuân.Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.
( Nguyên Hồng)
  x 
Đoàn người nhốn nháo. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay 
( Nam Cao)
 x  
“ Trời ơi!”, cô giáo tái mặt nước mắt giàn giụa. lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
( Khánh Hoài)
x   
An gào lên: 
- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! 
- Chị An ơi! 
Sơn đã nhìn thấy chị 
( Nguyễn Đình Thi)
   x

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Ví dụCâu rút gọnCâu đặc biệt
a- Có khi được trưng bày… trong hòm 
- Nghĩa là phải ra sức giải thích….kháng chiến
 
b Ba giây… Bốn giây…. Năm giây… Lâu quá!
cMột hồi còi 
dLá ơi!- Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi 
- Bình thường lắm chẳng có gì đáng kể đâu

Bài 2 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Tác dụng của câu đặc biệt trong bài tập 1

   + Xác định thời gian

   + Bộc lộ cảm xúc

   + Gọi đáp

Bài 3 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo

Một ngày xuân. Tôi dạo bước trên con đường làng. Ôi quê tôi! Nơi đây thật đẹp biết bao. Xa xa kia là lũy tre làng đã ôm trọn ngôi làng suốt bao năm tháng qua. Tôi yêu biết bao cánh đồng lúa xanh mướt trải dài tít tắt tới chân trời. Tôi yêu hương khói bếp tỏa ra mỗi buổi chiều về. Từng đàn trâu thong dong gặm cỏ, cò trắng từng đôi liệng xuống đồng, những hình ảnh thân thuộc ấy không biết tự bao giờ đã đậm sâu trong tâm trí tôi. Quê hương hai tiếng ấy thật thiêng liêng biết bao!

12 tháng 2 2019

Soạn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

- Bài văn có ba phần lớn: mở bài , thân bài, kết bài

- Phần mở bài và kết bài có một đoạn văn, phần thân bài có hai đoạn

- Các luận điểm

    + luận điểm lớn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước( tác giả giải thích đó là một truyền thống quý báu có vai trò giữ nước )

    + các luận điểm nhỏ:

        • Lòng yêu nước trong quá khứ ( tác giả dẫn ra các ví dụ lịch sử)

        • Lòng yêu nước trong hiện tại( tác giả dẫn chứng bằng cách liệt kê đủ các tầng lớp nhân dân)

→ Rút ra kết luận : Bổn phận của chúng ta… làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đem ra thực hành vào công việc yêu nước kháng chiến

II. Luyện tập

a. Bài văn nêu lên tư tưởng luận điểm : học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn

- Tư tuởng được thể hiện qua các luận điểm:

    + Ở đời có nhiều người đi học nhưng ít ai biết học cho thành tài

    + Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh – xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tố,t thật tinh mới có tiền đồ

b. Bố cục và cách lập luận trong bài

* MB: dùng lối lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm: Ít ai biết học cho thành tài

* TB: kể lại câu chuyện của danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi vẽ trứng là muốn nói đến cách học cơ bản thông qua một sự dạy dỗ có khoa học và kiên trì của thầy trò nhà danh họa

* KB: lập luận theo lối nguyên nhân kết quả

- Nhờ chịu khó học tập động tác cơ bản tốt nên mới có tiền đồ

- Nhờ những ông thầy lớn nên mới dạy trò những điều cơ bản nhất

- Thầy giỏi sẽ tạo được trò giỏi

9 tháng 8 2019

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

15 tháng 3 2024

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

 

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

 

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

 

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

 

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

 

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

 

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

 

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,

lịch sự, có văn hoá.

5 tháng 4 2016

Theo ý

5 tháng 4 2016

Khi chấm điểm tập làm văn, người ta thường chấm theo ý bạn nhé!

Chúc bạn học tốt!hihi