K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2020

chép trên mạng à?

29 tháng 5 2020

Lê Hữu Trác vốn có tên cúng cơm là Huân (薰), biểu tự Cận Như (瑾如), bút hiệu Quế Hiên (桂軒), Thảo Am (草庵), Lãn Ông (懶翁), biệt hiệu cậu Chiêu Bảy (舅招𦉱), sinh ngày 12 tháng 11[2] năm Canh Tí (1720) tại xóm Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (đặc biệt là từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở quê mẹ thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con thứ bảy của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng [3].

Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739). Khi ấy, Lê Hữu Trác mới 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân. Nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, "nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình" (Tựa "Tâm lĩnh"). Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt. Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự "bẻ tên cởi giáp" theo đuổi chí hướng mới.

Nghề thuốc

Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân ngũ, giải ngũ về phải gánh vác công việc vất vả "trăm việc đổ dồn vào mình, sức ngày một yếu" (Lời tựa "Tâm lĩnh"), lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc, người Nghệ An là bậc lão nho, học rộng biết nhiều nhưng thi không đỗ, trở về học thuốc, nhiệt tình chữa khỏi.

Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc "Phùng thị cẩm nang" và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí học thuốc.

Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu "Hải Thượng Lãn ông". Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xứ Bầu Thượng quê mẹ. "Lãn ông" nghĩa là "ông lười", ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.

Mùa thu năm Bính Tý (1756), Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi, ông đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền, trở về Hương Sơn "từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách" (Tựa "Tâm lĩnh"), vừa học tập và chữa bệnh. Mười năm sau tiếng tăm của ông đã nổi ở vùng Hoan Châu.

Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ "Y tôn tâm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.

Lai kinh

Ngày 12 tháng 1 năm Cảnh Hưng 43 (1782), ông nhận được lệnh chúa triệu về kinh. Lúc này ông đã 62 tuổi, sức yếu lại quyết chí xa lánh công danh, nhưng do theo đuổi nghiệp y đã mấy chục năm mà bộ "Tâm lĩnh" chưa in được, "không dám truyền thụ riêng ai, chỉ muốn đem ra công bố cho mọi người cùng biết, nhưng việc thì nặng sức lại mỏng, khó mà làm được" ("Thượng kinh ký sự"), ông hy vọng lần đi ra kinh đô có thể thực hiện việc in bộ sách. Vì vậy ông nhận chiếu chỉ của chúa Trịnh, từ giã gia đình, học trò rời Hương Sơn lên đường.

Ra kinh vào phủ chúa xem mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán, ông được Trịnh Sâm khen "hiểu sâu y lý" ban thưởng cho ông 20 xuất lính hầu, và bổng lộc ngang với chức quan kiểm soát bộ Hộ để giữ ông lại. Nhưng ông giả ốm không vào chầu, sau lại viện cớ tuổi già mắt hoa, tai điếc thường ốm yếu để được trọ ở ngoài. Bọn ngự y ghen tỵ với Lãn ông không chịu chữa theo đơn của ông, nên thế tử không khỏi, ông biết thế nhưng không hề thắc mắc với bọn thầy thuốc thiếu lương tâm này, kết quả để sớm thoát khỏi vòng cương tỏa của quyền thần, danh lợi.

Thời gian ở kinh đô, ông nhiều lần xin về thăm cố hương Hải Dương, nhưng mãi đến tháng 9 năm 1782, sau chúa Trịnh mới cho phép ông về. Không lâu sau, ông lại có lệnh triệu về kinh vì Trịnh Sâm ốm nặng. Về kinh ông chữa cho Trịnh Sâm khỏi và cũng miễn cưỡng chữa tiếp cho Trịnh Cán. Trịnh Sâm lại trọng thưởng cho ông. Ông bắt buộc phải nhận nhưng bụng nghĩ: "Mình tuy không phải đã bỏ quên việc ẩn cư, nhưng nay hãy tạm nhận phần thưởng rồi sau vứt đi cũng được" ("Thượng kinh ký sự").

Sau khi Trịnh Sâm chết vì bệnh lâu ngày sức yếu, Trịnh Cán lên thay, nhưng Trịnh Cán cũng ốm dai dẳng nên "khí lực khô kiệt", khó lòng khỏe được. Do nóng lòng trở về Hương Sơn, nhân có người tiến cử một lương y mới, Lê Hữu Trác liền lấy cớ người nhà ốm nặng rời kinh, ông rất vui mừng. Ngày 2 tháng 11 (năm 1782) Lãn ông về đến Hương Sơn.

Soạn sách

Năm 1783 ông viết xong tập "Thượng kinh ký sự" bằng chữ Hán tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa - những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Tập ký ấy là một tác phẩm văn học vô cùng quý giá. Mặc dầu tuổi già, công việc lại nhiều: chữa bệnh, dạy học, nhưng ông vẫn tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, viết thêm (tập Vân khí bí điển, năm 1786) để hoàn chỉnh bộ "Hải Thượng y tông Tâm lĩnh". Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại.

Ông qua đời vào ngày rằm tháng 1 năm Tân Hợi (1791) tại Bầu Thượng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thọ 71 tuổi. Mộ ông nay còn nằm ở khe nước cạnh chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn.

Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

29 tháng 4 2023

Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông ra đời là nơi để tôn vinh và thờ cúng ông tổ ngành y học Lê Hữu Trác. Trước đây, khu vực này khá hoang sơ, chỉ có nơi thờ Hải Thượng Lãn Ông nhưng giờ đây di tích này đã được nâng cấp và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với các dịch vụ đa dạng. Nơi có các điểm đến thăm quan như: Khu mộ Hải Thượng Lãn Ông; Tượng đài Lê Hữu Trác; Chùa Tượng Sơn; Nhà thờ Lê Hữu Trác;.... Nơi đây còn có các lễ hội được tổ chức vào rằm tháng giêng hàng năm thu hút đông đảo người dân cả nước tới tham dự nhằm bày tỏ sự biết ơn đại danh y cũng như cầu bình an, may mắn cho gia đình. 

1 tháng 11 2017
Thuốc
1 tháng 11 2017

Thầy thuốc nha bạn

k tui nha

thanks

4 tháng 5 2022

A. Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông)

1. Viết lại cho đúng tên : 

Hữu Trác có tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ong . Sinh thời ông còn được gọi là cậu ấm bảy hay chiêu bảy , con của 1 gia đình danh gia vọng tộc ở Đường Hầu , Trấn Hải Dương ( nay là Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên )

2. Nêu nghĩa của 3 từ :

- Yên tĩnh: Ở trạng thái không có tiếng ồn, tiếng động hoặc không bị xáo động.

Ví dụ: trưa hè yên tĩnh

          mặt hồ yên tĩnh

          tìm nơi yên tĩnh ngồi học

+ Đồng nghĩa: tĩnh lặng, yên lặng

- Trật tự: 

* Danh từ: sự sắp xếp theo một thứ tự, một quy tắc nhất định

Ví dụ: bàn ghế kê có trật tự

          trật tự từ trong câu

- tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật

Ví dụ: giữ trật tự trị an

          nói chuyện làm mất trật tự trong lớp

* Tính từ: có trật tự, ổn định, không ồn ào

Ví dụ: cả lớp trật tự nghe cô giáo giảng bài

- Trình tự: 

* Danh từ: sự sắp xếp lần lượt, thứ tự trước sau

Ví dụ: trình tự lịch sử

          thực hiện đúng trình tự

          kể theo trình tự diễn biến.

# Chúc bạn học tốt #

17 tháng 2 2019

 Lê Hữu Trác,Hải Thượng Lãn Ông,Yên Mỹ Hưng Yên                                                                                                                        2.Nêu nghĩa của 3 từ:                                                                                                                                                                        Nghĩa của từ yên lặng ở trạng thái ko có tiếng ồn                                                                                                                                Nghĩa của từ trình tự sự sắp xếp lần lượt thứ tự trước sau                                                                                                                  Nghĩa của từ trật tự sự sắp xếp theo một thứ tự,một quy tắc nhất định.Tình trạng ổn định có tổ chức có kỉ luật

26 tháng 11 2023

Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm và là một người giàu y đức, có tâm hồn và nhân cách cao đẹp - coi thường tiền bạc, vinh hoa, yêu thích cuộc sống tự do, thanh đạm. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của ông là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ sau ngưỡng mộ và học tập, noi theo. 

10 tháng 10 2020

là hải thượng lãn ông

10 tháng 10 2020

Người có tên thật là lê hữu trác,thầy thuốc nổi tiếng của nước ta thời xưa là hải thượng... ông

Trả lời :

Là Hải Thượng Lãn Ông

#Họctốt

Bài làm

* Vì - nên : 

- Vì ông - Hải Thượng Lãn Ông làm nghề thầy thuốc nên ông mới cứu sống được rất nhiều người.

* Nếu - thì : 

- Nếu Hải Thượng Lãn Ông không làm nghề lang y thì sẽ có nhiều người mất.

~ Đủ chưa ? ~
# Chúc bạn học tốt #

31 tháng 1 2018

1. Phân tích đề:

- Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ

- Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

Giới thiệu văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác

b. Thân bài

* Cuộc sống giàu sang, xa xỉ, thừa thãi, những lễ nghi rườm rà của chúa Trịnh:

- cây cối um tùm, chim hót líu lo

- Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Toàn được son son, dát vàng

- Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng

- Đồ ăn toàn của ngon vật lạ

- Quan lính, kẻ hầu, người hạ tấp nập…

- Phủ chúa uy nghi, xa xỉ hơn cung vua…

- Vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa, qua nhiều dãy hành lang quanh co…

* Bức chân dung thế tử Trịnh Cán

- Là một cậu bé 5, 6 tuổi

- Vây quanh cậu bé bao nhiêu là gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…

- Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ, thái y đứng gần hoặc chực ở xa.

* Thái độ và dự cảm của tác giả

- Dửng dưng trước cuộc sống giàu sang, xa hoa, thừa thãi của phủ chúa

- Phê phán cuộc sống xa xỉ đó

- Việc khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán thể hiện sự tận tâm, nhân cách của người thầy thuốc…

- Tác giả nhìn thấy trong sự xa hoa nơi phủ chúa có sự tàn tạ, lụi tàn…

c. Kết bài

- Nêu nhận xét của mình về giá trị của đoạn trích

1 tháng 1

Nhân vật Hải Thượng Lãn Ông trong câu chuyện cùng tên đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Ông là một người thông minh, học rộng và là một thầy thuốc không chỉ giàu kinh nghiệm mà còn giàu y đức. Với tấm lòng nhân ái, ông không quản ngày đêm, mưa nắng, trèo đèo lội suối đi chữa bệnh cứu người. Đáng quý hơn, vị lương y hiền từ ấy chuyên chữa bệnh giúp đỡ người nghèo mà không màng đến tiền của. Việc ông quan tâm chỉ là bệnh nặng hay nhẹ để sắp xếp chạy chữa. Hải Thượng Lãn Ông chính là hiện thân của câu danh ngôn “thầy thuốc như mẹ hiền”. Em rất ngưỡng mộ và cảm phục về tài năng và y đức của ông. Em đã đọc đi, đọc lại câu chuyện rất nhiều lần. Không những thế, những buổi cuối tuần em còn thường kể những câu chuyện về ông cho các em nhỏ trong xóm cùng nghe. Ông là một tấm gương sáng để em noi theo, em sẽ cố gắng học hành thật chăm chỉ để trở thành một người tài, có thể cứu giúp được nhiều người giống như ông.

Tham khảo:

Nói đến Hải Thượng Lãn Ông trước hết là nói đến y đức. Con người thầy thuốc là vậy mà con người xã hội trong ông cũng là tấm gương lớn về nhân cách. Hải Thượng Lãn Ông là hiện thân của tấm lòng cương trực, chí khí thanh cao, không màng công danh phú quý, không nịnh hót kẻ giàu sang. Khi ông 62 tuổi, vào năm Cảnh Hưng 43 (1782), ông nhận được lệnh chúa Trịnh triệu về kinh xem mạch kê đơn cho Thế tử Trịnh Cán. Việc trên đòi đâu dám chống và từ quê mẹ, ông thượng kinh. Chúa Trịnh Sâm gặp ông, tiếp một buổi khen "hiểu sâu y lý", ban thưởng cho ông 20 suất lính hầu và bổng lộc ngang với chức quan Kiểm soát bộ hộ để giữ ông lại. Nhưng ông giả ốm không vào chầu, sau lại viện cớ tuổi già mắt hoa, tai điếc thường ốm yếu để được trọ ở ngoài. Bọn ngự y ghen tỵ với Lãn Ông, không chịu chữa theo đơn của ông nên Thế tử không khỏi, ông biết thế nhưng không hề thắc mắc với bọn thầy thuốc thiếu lương tâm này, mặt nữa ông không thật nhiệt tình chữa, để sớm thoát khỏi vòng cương tỏa của quyền thần, danh lợi. Thế nhưng với dân, với đồng nghiệp, với học trò, Hải Thượng Lãn Ông lại là một con người khác. Ông là một tấm gương mẫu mực cho thuật xử thế: "Khi gặp người cùng nghề cần khiêm tốn, hòa nhã, cẩn thận, chớ nên coi rẻ khinh thường, đối với người cao tuổi thì nên cung kính; đối với người có học thì nên tôn thờ như bậc thầy; đối với người cao ngạo thì nên nhún nhường; đối với người non nớt thì nên dìu dắt; giữ lòng như vậy là điều phúc lớn.

2 tháng 1 2022

có tấm lòng nhân ái