K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2020

 Ai ra cấy đề ni ri? Lớp 5 bắt đầu học đề mở rồi à ?

5 tháng 5 2020

Hỏi bác Huấn !

30 tháng 4 2020

Nghỉ học ở nhà tránh Covid-19 là một thách thức nhưng đây cũng là cơ hội tốt nếu chúng ta biết thông qua học trực tuyến để rèn luyện kỹ năng tự học. 

Hiện nay cả xã hội đang tập trung chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Các trường tạm thời đóng cửa, học sinh phải nghỉ học ở nhà, có nhiều trường tận dụng cơ hội này để dạy học trực tuyến. Nhiều phụ huynh và thầy cô giáo lo lắng không biết làm thế nào để giúp trẻ em không lãng phí thời gian và tranh thủ học tập ở nhà để vừa không quên kiến thức vừa không bị sa đà vào những chuyện vui chơi khác.

Học trực tuyến có nhiều cái lợi

Mọi người đang nói nhiều về chuyện học trực tuyến trong. Đây đúng là vấn đề có tinh chất thời sự và phụ huynh cũng như thầy cô giáo đều rất quan tâm. Đây cũng chính là thách thức và cơ hội đối với nhà trường và các bậc làm cha mẹ không chỉ trong thời gian chống dịch hiện nay mà còn về lâu dài. Ở nước ta, học trực tuyến vẫn còn khá mới mẻ đối với số đông học sinh, kể cả học sinh phổ thông và sinh viên đại học. Học trên lớp, nghe thầy giáo giảng, đọc chép vẫn là hình thức học phổ biến, là thói quen học tập hằng ngày. Bây giờ không lên lớp nữa, phải học ở nhà, đó rõ ràng là một thách thức không chỉ với bản thân học sinh mà với cả thầy cô giáo, bởi vì điều này đòi hỏi nhiều điều kiện phải đáp ứng như máy móc, phương tiện, tài liệu... Nhưng thách thức này cũng chính là cơ hội để học sinh và nhà trường làm quen với một loại hình học tập mới, hiện đại.

Học sinh tham gia một buổi học trực tuyến

NGỌC DƯƠNG

Học trực tuyến là hình thức học trên mạng, các bài giảng và các câu hỏi, vấn đề đều được đưa lên mạng, nhiều trường hợp nếu cần có thể làm bài tập, bài thi và được chấm điểm thông qua mạng. Tương tác giữa người học và người dạy có thể diễn ra gián tiếp thông qua bài giảng được tải lên mạng hoặc trực tiếp thông qua trao đổi giữa học sinh và giáo viên trên online. Hình thức học này có nhiều cái lợi. Nó giúp người học không phải đến lớp, tiết kiệm thời gian đi lại, tương tác với thầy giáo nhanh hơn, đăc biệt giúp người học mở rộng tầm hiểu biết của mình nhờ có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu, nhiều bài giảng có cùng một đề tài. Đó là chưa kể trong nhiều trường hợp các bài giảng đưa lên mạng được trình bày hấp dẫn với nhiều hình ảnh minh họa sinh động hơn.

Dĩ nhiên để thực hiện được việc học qua mạng phải có những điều kiện nhất định. Nhà trường phải có một ngân hàng các bài giảng online, các thầy giáo cũng phải sẵn sàng với cách dạy trực tuyến với các bài giảng được chuẩn bị đầy đủ và học sinh cũng cần được hướng dẫn và khuyến khích để có thể tham gia loại hình học tập này. Kinh nghiệm cho thấy để học trực tuyến đạt kêt quả tốt, ngoài những yếu tố khác, biết ngoại ngữ giỏi là rất quan trọng, nhất là với sinh viên đại học.

Cơ hội cho tự học 

Một cơ hội khác đối với học sinh trong thời kỳ chống dịch là vấn đề tự học. Nghỉ học ở nhà là một thách thức, nhưng nếu chúng ta biến thời gian không đến trường thành thời gian tự học ở nhà thì đó chính là cơ hội tốt để rèn luyện một kỹ năng hết sức cần thiết cho việc học là kỹ năng tự học.

Ai cũng biết học về cơ bản là tự học.Thế nhưng đây lại là khâu yếu đối với học sinh và sinh viên ở ta lâu nay. Các em có thói quen chỉ nghe giảng trên lớp, về nhà xem lại bài ghi và làm bài tập nếu có, ngoài ra rất ít khi làm thêm bài tập khác hoặc tìm thêm tài liệu để hiểu biết rộng hơn, sâu hơn. Kết quả là kiến thức thu lượm được ở trường rất hời hợt. không đọng lại bao nhiêu. Bởi vậy có thể xem thời gian tạm thời không đến trường trong mùa dịch này như cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen tự học, hình thành những kỹ năng cần thiết của việc tự học.

Giáo viên dạy học trực tuyến

ĐĂNG NGUYÊN

Muốn làm được điều này không chỉ học sinh mà cả thầy giáo và phụ huynh đều phải chung tay giúp sức. Đối với lứa tuổi tiểu học việc kèm cặp và hướng dẫn của phụ huynh là hết sức cần thiết. Đối với học sinh ở các cấp lớn hơn, vai trò của thầy cô giáo rất quan trọng. Học sinh cần được hướng dẫn phương pháp tự học, cách học tập ở nhà sao cho kết quả nhất.

Tóm lại có thể nói tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang gây không ít khó khăn cho toàn xã hội, trong đó có giáo dục. Tuy nhiên nếu biết chủ động nắm bắt tình hình, biến thách thức thành cơ hội chúng ta có thể vượt qua được khó khăn và đạt được những kết quả nhất định. Đẩy mạnh hình thức học trực tuyến và rèn luyện thói quen tự học là những ví dụ cụ thể, những việc có thể làm trong tầm tay.

chúc bạn học tốt

16 tháng 10 2021

tham khảo:

 Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em
22 tháng 9 2021

Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em

22 tháng 9 2021

bạn ơi lớp 6 nha

13 tháng 8 2023

ngày đầu tiên đi học 

5 tháng 5 2020

Hà Nội, tháng 3 năm 2020 – Trong những ngày này, với những người làm cha mẹ ở Việt Nam thì việc duy trì công việc và chăm sóc con cái khi các con ở nhà giữa tâm dịch Covid-19 vừa là thách thức lẫn cơ hội.

Trong suốt bảy tuần qua kể từ sau Tết Nguyên Đán, các trường học ở Việt Nam đã và đang phải cho học sinh nghỉ học liên tục. Trẻ em và học sinh trên cả nước đang ở nhà tránh dịch với ngày trở lại trường dường như còng khá xa. Cuối tháng 1 năm 2020, Việt Nam phát hiện ca dương tính Covid-19 đầu tiên. Tính đến sáng ngày 24 tháng 3, Việt Nam đã có 123 ca dương tính. Trong các nỗ lực ứng phó sớm với dịch COVID-19, Chính phủ đã quyết định tạm cho học sinh trên cả nước nghỉ học từ đầu tháng 2.

“Tôi nghĩ trong giai đoạn nguy cơ lây nhiễm cao thì cho các con nghỉ học, không phải đến trường, là một việc cần làm”, chị Lê Nguyệt, người mẹ hai con, tâm sự. “Nhưng đối với hầu hết các cha mẹ, chăm sóc con cái khi các cháu không đến trường hàng ngày cũng là một thách thức.”

Gọi khoảng thời gian này là “một kỳ nghỉ dài  đặc biệt”, chị Nguyệt và những ông bố bà mẹ khác đang phải xoay xở giữa công việc ăn lương và chăm sóc con khi chúng không đến trường. Nhiều bố mẹ phải nhờ họ hàng, ông bà trông cháu giúp vào ban ngày. Với những gia đình sống ở thành phố và có họ hàng ở quê, trẻ con cũng được gửi về quê. Với những bố mẹ không có ai hỗ trợ thì anh chị lớn hơn được giao tự trông em với sự theo dõi sát sao của cha mẹ từ xa. Một số bố mẹ không có sự lựa chọn nào khác là phải xin nghỉ không lương hoặc nghỉ việc để có thể vượt qua được thay đổi này.

“Điều quan trọng cần làm ở thời điểm này tìm những nguồn năng lượng tích cực và sức mạnh ở chính cộng đồng. Nếu không có sự quan tâm và hướng dẫn, trẻ em có thể sẽ phải ở nhà mà không ai quan tâm hoặc do không quản lý nên các cháu không làm gì mà chỉ lên mạng,” chị Nguyệt nói thêm.

Ở vùng nông thôn Việt Nam, tuy nhiên, những người làm cha mẹ lại gặp những khó khăn khác. Ở nơi mà phần lớn cha mẹ làm nông, cả ngày làm việc dưới ánh nắng gay gắt chói chang, trẻ em phải theo mẹ đi làm. Trong lúc cha mẹ làm việc, các em phải tránh nắng dưới tán lá cây hay tự chơi gần đó. “Vừa làm nông, cuốc đất, trồng cây và vừa trông chừng con rất là khó,” chị Nu - một bà mẹ dân tộc Ba Na – tâm sự. “Còn khó khăn hơn khi có ngày con không khỏe và vẫn phải theo bố mẹ ra đồng làm việc. Có ngày tôi phải chọn hoặc là lên rẫy hoặc là ở nhà trông con.”

Gạt sang một bên những thiệt hại to lớn về kinh tế đang ảnh hưởng đến nhiều nơi trên cả nước, các cha mẹ Việt Nam đang cố gắng hết sức xoay xở để thích ứng với tình hình mới. Những người mẹ như chị Nguyệt, chị Nu, đều cùng chung một quan điểm và cho chúng ta thấy rõ  rằng việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái là thiên chức của những người làm cha làm mẹ và không khó khăn có thể khiến họ đầu hàng. - HẾT

Hồ Xuân Hương sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng về đề tài phụ nữ. Thơ bà là tiếng nói đòi quyền sống tự do và thể hiện khát khao hạnh phúc. Trần Tế Xương cũng có một số bài thơ nói về những vất vả gian truân mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, Hổ Xuân Hương gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, mịn màng, tròn trịa và xinh xắn khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hổn nhiên, đầy đặn của những cô gái đương xuân. Bánh luộc trong nồi nước sôi, mấy lần chìm xuống nổi lên mới chín. Bột bánh trắng trong nổi rõ màu nâu đỏ của nhân làm bằng đường thẻ. Với đôi mắt và trái tim đa cảm, Hồ Xuân Hương đã nhận ra đằng sau những chi tiết rất thực ấy là cả một nỗi niềm thương thân trách phận của người phụ nữ. Tạo hóa sinh ra họ là để duy trì và phát triển sự sống của nhân loại, đồng thời làm đẹp cho đời. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, nhưng quan niệm thiên vị đến mức lệch lạc trong xã hội phong kiến đã cố tình phủ nhận điều đó. Nào là: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Nào là: Nữ nhân ngoại tộc.

Rồi luật Tam tòng cột chặt người phụ nữ vào thân phận bị phụ thuộc vĩnh viễn: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Những quan niệm khắt khe, cổ hủ ấy đã tước đoạt điều quý giá nhất là được tự do sống đúng với con người mình và đáng sợ hơn là nó biến người phụ nữ thành cái bóng mờ nhạt trong suốt cuộc đời. Họ tồn tại chứ không phải là sống theo đúng nghĩa tích cực của từ đó. Chẳng khác gì những chiếc bánh trôi nước, rắn, nát, méo, tròn hoàn toàn do tay kẻ nặn.

Ở bài thơ Tự tình II, Hồ Xuân Hương đã bộc bạch tâm trạng bức xúc cao độ của bản thân, đồng thời cũng là tâm trạng chung của bao phụ nữ cùng cảnh ngộ trong xã hội phong kiến:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

Nói đến người phụ nữ là nói đến cái đẹp, tình yêu thương và đức hi sinh. Họ cống hiến hết cho cuộc đời mà không đòi hỏi quyền lợi vật chất nào ngoài sự trân trọng, cảm thông và chia sẻ. Nhưng những cái đó hầu như không được gia đình và xã hội quan tâm vì cho rằng thiên chức của phụ nữ là phục tùng vô điều kiện. Hiểu rõ điều bất công đó nên Hồ Xuân Hương đã viết nên những câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, chua chát như trên. Hồng nhan là cách gọi những phụ nữ đẹp, rộng hơn là để chỉ chung giới nữ. Nhưng gọi là cái hồng nhan có nghĩa là đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác khác. Nỗi hờn tủi, bẽ bàng chất chứa trong câu thơ: Trơ cái hồng nhan với nước non in đậm dấu ấn phong cách diễn tả độc đáo của Xuân Hương.

Tâm sự trĩu nặng nỗi buồn thân phận và duyên phận của nữ sĩ không biết ngỏ cùng ai nên càng cuộn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya thanh vắng. Nhưng dù bị phụ phàng hay quên lãng thì nhân vật trữ tình trong bài thơ vẫn không tuyệt vọng, vẫn khao khát sống mạnh mẽ, vẫn ước ao đến cháy lòng hạnh phúc tròn đầy, vẫn mong muốn được san sẻ và bù đắp những tình cảm chân thành nhất giữa người với người.

Bài Thương vợ của nhà thơ trào phúng nổi tiếng Trần Tế xương có thể coi là chân dung tương đối hoàn chỉnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.

Ngày xưa, Nho giáo buộc phụ nữ phải có bổn phận thờ chồng, nuôi con. Thờ chồng đối với bà Tú bao hàm cả việc nuôi chồng, thế là bất công vì đúng ra, người đàn ông phải giữ vai trò trụ cột trong gia đình về mọi mặt.

Bà Tú vốn con nhà gia giáo, khá giả. Lúc còn ở với cha mẹ, bà không phải chịu cảnh vất vả nắng sương. Làm vợ ông Tú lận đận về đường khoa cử, lại không nghề không nghiệp nên bà đành chấp nhận cảnh sống long đong, khổ sở. Quanh năm lo tảo tần buôn bán nơi mom sông, bến chợ để Nuôi đủ năm con với một chồng. Mà nuôi ông chồng đặc biệt tài hoa như ông Tú thì không phải chỉ lo miếng cơm, manh áo bình thường mà còn phải chuẩn bị sẵn cho ông ít rượu ít trà, ít tiền bỏ túi để có lúc ông vui bạn vui bè, chuẩn bị cho ông một hai bộ cánh tươm tất để nhỡ đi đâu ông khỏi tủi... Như vậy là bà Tú phải lo rất nhiều, phải làm rất nhiều mà không dám kể lể, thở than: Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Bà âm thầm coi đó là định mệnh đã an bài. Suy nghĩ và tâm trạng của bà Tú cũng là suy nghĩ, tâm trạng chung của phụ nữ thời xưa.

Nhà thơ Trần Tế Xương từng tự nhận mình là ông chồng vô tích sự, để vợ phải lặn lội thân cò... chẳng khác chi những thân cò thân vạc đáng thương trong ca dao - dân ca, tượng trưng cho thân phận vất vả, cực nhọc của người phụ nữ. Bên cạnh nỗi khổ vật chất, bà Tú còn nỗi khổ tinh thần. Bà hết lòng vì chồng, vì con nhưng chồng con nào có biết cho chăng?! Thế nên mới có tiếng thở dài như một lời than não ruột: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!

Có lẽ ông Tú đã hoá thân vào vợ mình, để thấu hiểu và thông cảm với bà. Lấy chồng mà chẳng được nhờ vả, cậy dựa; lấy phải ông chồng hờ hững thì quả là có cũng như không mà thôi.

Ba bài thơ cùng một đề tài và cùng toát lên thân phận nhỏ bé, phụ thuộc rất đáng thương của người phự nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Nhà thơ Hồ Xuân Hương và nhà thơ Trần Tế Xương đã góp tiếng nói đáng kể vào tiếng nói chung bảo vệ quyền lợi chính đáng của một nửa nhân loại - những người gánh vác trọng trách duy trì sự sống trên trái đất này.

20 tháng 12 2019

bạn tham khảo nhé : https://h.vn/hoi-dap/question/420940.html

Học tốt nhé !

Bạn có thể tham gia team tớ được không , nếu được thì kết bạn với tớ nhé!

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầuMẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu

Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

a. Đoạn văn trên được trích trong văn nào, tác giả là ai?

b. Tìm những từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn trên?

c. Từ “đó” trong cụm từ bằng hành động đó là từ loại gì, thực hiện chức năng cụ thể nào?

d. Em hiểu câu văn Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này như thế nào

0